Đại Việt Sử Ký có viết Thoát Hoan là Thái Tử. Tài liệu tham khảo sử của triều Nguyên thì chỉ thấy dùng tước hiệu là Trấn Nam Vương thôi. Đại Việt Sử Ký cũng không nói gì đến số lượng quân đi đánh, nhưng có thể suy luận của các cụ cũng có lý. Em có đọc mấy cuốn tóm lược sử Trung Quốc chỉ thấy một điều (khá cay đắng) rằng phong kiến TQ luôn coi mình là "thiên tử" và là cái rốn của vũ trụ, các dân xung quanh là man di hết; chỉ có điều, họ luôn phải lo lắng về sự bành trướng và xâm lược liên tục của các bộ tộc phương bắc, còn chả bao giờ phải lo lắng về mấy bộ tộc man di ở Giao Chỉ đâu. Các lần đánh VN, đa phần nó chỉ phái quân của một tổng hay một trấn sang đánh thôi.
Còn chính sử với ngoại sử, em cũng chẳng chắc thế nào là đúng: Triệu Đà, theo cách viết sử của Lê Văn Hưu, là một đời vua trong sử VN, nhưng về sau Ngô Thì Sĩ, và các sách sử em (và rất nhiều cụ khác) học ở phổ thông lại nói là tay này xâm lược Việt Nam, là một phần trong giai đoạn 1000 năm đô hộ của phương Bắc.
Đối với các nhân vật lịch sử, quả là em không dám có một tí phán xét nào. Các cụ thử nghĩ xem, mỗi nhân vật đều có một hoàn cảnh, và họ có những quyết định theo hoàn cảnh của họ thôi. Còn công tội thế nào, làm sao mà hậu nhân có đủ tầm để phán xét. Như cụ gì đã nói Nguyễn Ánh và Trần Thủ Độ đều tàn sát người của triều trước, nhưng trong sách sử của ta chỉ thấy đay nghiến Nguyễn Ánh, mà ko đả động đến Trần Thủ Độ? Nói rộng ra, triều nào mới lên chẳng tìm cách tiêu diệt nốt mầm mống của triều trước. Về trường hợp của Nguyễn Ánh, công khai phá bờ cõi của cha ông, cuối cùng ở đời Nguyễn Ánh bị mất vào tay người khác, tất nhiên phải tìm cách lấy lại. Lúc đó quân không có một người, tất nhiên phải mượn sức người ngoài. Cuối cùng thì cũng dựng được triều Nguyễn toàn vẹn lãnh thổ. Nghe sử sách ca ngợi, em cũng có lúc thấy tiếc cho tài của vua Quang Trung, giá mà ông có thời gian xây dựng nước VN hùng cường không bị bọn Tây Lang Sa đô hộ thì tốt biết bao. Nhưng thêm vài tuổi, em tự nhiên lại không chắc về điều đó nữa, nói tóm lại ai mà biết được như thế sẽ là tốt hơn hay xấu hơn.
Em vẫn nhớ mãi một câu chuyện nghe từ anh bạn: một chính khách rất nổi tiếng của TQ, khi thăm Pháp, được hỏi "đánh giá thế nào về tác động của CM Pháp đối với lịch sử", ông này đã trả lời "còn quá sớm để nói về điều này". Quá hay!
Xin lỗi cụ chủ thớt, lan man ra ngoài chủ đề chính của thớt mất rồi.
Còn chính sử với ngoại sử, em cũng chẳng chắc thế nào là đúng: Triệu Đà, theo cách viết sử của Lê Văn Hưu, là một đời vua trong sử VN, nhưng về sau Ngô Thì Sĩ, và các sách sử em (và rất nhiều cụ khác) học ở phổ thông lại nói là tay này xâm lược Việt Nam, là một phần trong giai đoạn 1000 năm đô hộ của phương Bắc.
Đối với các nhân vật lịch sử, quả là em không dám có một tí phán xét nào. Các cụ thử nghĩ xem, mỗi nhân vật đều có một hoàn cảnh, và họ có những quyết định theo hoàn cảnh của họ thôi. Còn công tội thế nào, làm sao mà hậu nhân có đủ tầm để phán xét. Như cụ gì đã nói Nguyễn Ánh và Trần Thủ Độ đều tàn sát người của triều trước, nhưng trong sách sử của ta chỉ thấy đay nghiến Nguyễn Ánh, mà ko đả động đến Trần Thủ Độ? Nói rộng ra, triều nào mới lên chẳng tìm cách tiêu diệt nốt mầm mống của triều trước. Về trường hợp của Nguyễn Ánh, công khai phá bờ cõi của cha ông, cuối cùng ở đời Nguyễn Ánh bị mất vào tay người khác, tất nhiên phải tìm cách lấy lại. Lúc đó quân không có một người, tất nhiên phải mượn sức người ngoài. Cuối cùng thì cũng dựng được triều Nguyễn toàn vẹn lãnh thổ. Nghe sử sách ca ngợi, em cũng có lúc thấy tiếc cho tài của vua Quang Trung, giá mà ông có thời gian xây dựng nước VN hùng cường không bị bọn Tây Lang Sa đô hộ thì tốt biết bao. Nhưng thêm vài tuổi, em tự nhiên lại không chắc về điều đó nữa, nói tóm lại ai mà biết được như thế sẽ là tốt hơn hay xấu hơn.
Em vẫn nhớ mãi một câu chuyện nghe từ anh bạn: một chính khách rất nổi tiếng của TQ, khi thăm Pháp, được hỏi "đánh giá thế nào về tác động của CM Pháp đối với lịch sử", ông này đã trả lời "còn quá sớm để nói về điều này". Quá hay!
Xin lỗi cụ chủ thớt, lan man ra ngoài chủ đề chính của thớt mất rồi.