Câu hỏi "thế nào là NHN" đã có nhiều tranh luận...gay gắt, có lúc đã bị lái sang chủ đề khác.
Nên em mạo muội trích lại comment của em ở phần trước và bổ sung thêm, với hi vọng bớt được phần nào việc xa đà vào tranh luận về vấn đề này.
* Về luật, thì có hộ khẩu thường trú HN thì là công dân Hà nội.
* theo định nghĩa phổ biến thì Quê là nơi gia đình, dòng họ làm ăn, sinh sống nhiều đời.
* theo hương ước các làng cổ bắc bộ thì, người đến ngụ cư (ở nơi nào đó) sau 3 đời thì được cấp đất, cho phép xây nhà thờ họ (ở nơi ngụ cư), được phép tham gia đầy đủ các hoạt động (lễ hội, cúng tế, đóng thuế đinh..) ở nơi đó, nếu có công trạng lớn thì thời gian có thể rút ngắn (thực tế có một số người từ nơi khác đến, nhưng truyền một cái nghề nào giúp dân giầu có, hoặc có công dẹp loạn còn được tôn là thành hoàng của làng).
* Về di truyền theo luật hôn nhân, thì sau 4 đời mới hết ảnh hưởng quan hệ huyết thống.
* Về quan hệ dòng tộc, thì có câu ngũ đại mai thần chủ (sau 5 đời thì được phép bỏ biển tên trên bàn thờ), một số nơi thì nói sau 5 đời được phép tách chi thờ cúng riêng.
* Về văn hóa thì chưa có thống kê nào nói sau bao nhiêu năm thì bị đồng hóa về văn hóa. Phương bắc đô hộ xứ Việt cả nghìn năm, nhưng chưa đồng hóa được văn hóa xứ Việt.
.....
Cụ Lý Thái Tổ là người khai sinh ra đất Thăng Long (trước đó là phủ Tống Bình) và làm cho Thăng Long thành vùng đất trù phú nhất nước, lưu danh cả nghìn năm, hậu duệ của cụ cai trị 8 đời trên đất Thăng long, nhưng khi chết các cụ vẫn về quê Bắc Ninh.
Hậu duệ đời thứ 31, sống gần 800 năm ở Hàn Quốc vẫn tìm về quê Đình Bảng, Bắc Ninh.
Nhưng cụ/mợ là người HN hay người sống ở Hà Nội, ví dụ như em từ đời ông nội đã ra HN sống nhưng em chỉ là người sinh ra, lớn lên và đang sống tại Hà Nội thôi chứ chưa có Nguyên quán trong CCCD là Hà Nội. Nên em thắc mắc tý về chủ đề cái thớt của cụ/mợ ạ.
Có hộ khẩu Hà Nội thì được tính chứ cụ moi từ thời tiền sử ra biết đến bao giờ
Nguoi hanoi cũng có thể phân ra nhiều loại:
1. Loại 36 phố phường: chủ yếu làm các nghề thủ công buôn bán nhỏ, sau 54 vào Nam khá nhiều, sau đó thì có 1 số dân thái bình tay bị tay gậy
2. Dân các vùng lân cận kiểu làng ngọc hà, láng, nhật tân ...
3. Sau 54 có thêm tầng lớp CAN BỘ, và con cháu họ