- Biển số
- OF-182824
- Ngày cấp bằng
- 1/3/13
- Số km
- 876
- Động cơ
- 338,786 Mã lực
Heee vừa đưa cho gấu đọc đoạn mô tả về của cụ, e nới với gấu chứ: A đúng là HN gốc luôn
cụ tả về cụ mà em cứ tưởng tả em
Em ít khi khịa tỉnh lắm cụ nháYêu Hnoi, rất hay khịa người tỉnh khác nhập cư, địa phương cục bộ.
Vì cái nét ngàn năm văn hiến nên nếu chưa hiểu nhiều sẽ bị coi là khinh khỉnh, nôm na là khinh người nếu mới tiếp xúc.
Cũng lâu lâu dăm đời đấy cụ ạ. Chứ sinh ra và lớn lên thì đơn giản quá.Em nghĩ cứ sinh ra và lớn lên là tính thôi. Vì người Hà nội ai chẳng có một quê khác.
Đặc điểm cụ nói nó cũng là đặc điểm của thị dân nói chung, khác biệt với văn hoá làng xã như : “tắt lửa tối đèn có nhau”, “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” hay “vác tù và hàng tổng”…. Môi trường đô thị sẽ tự tạo ra con người - lối tư duy đô thị, mọi người ít làm phiền nhau, cư xử kín đáo, chừng mực đồng thời cũng ít quan tâm đến nhau, kém tính cộng đồng, ít khi bè phái cục bộ. Điều này tương tự với việc ngay tại HN bây giờ, cùng là chung cư nhưng có khu chung cư thì liên hoan ngoài hành lang, những khu khá hơn không bao giờ như vậy, tôi dám cá rằng các khu ít hoạt động kiểu vậy thì cả kinh tế lẫn thời gian họ ở HN đều dài hơn bên kia . Những nét này tôi thấy có gì đó giống xã hội Nhật mặc dù chưa bằng được. Tính cách này khi đi làm thường dẫn tới ngại bon chen, ngại thể hiện dẫn đến thua thiệt với các đối tượng tỉnh lẻ khao khát lập nghiệp chốn đô thành Thực ra mà nói đây là lực bất tòng tâm chứ k phải do hiền lành.Em không phải Hà nội nhưng có mấy nhận xét như này người hà nội hiền lành và không thích va chạm nên bị bà con tỉnh lẻ đến phá nát luôn cái văn hóa, cái hồn và vẻ đẹp của Hà nội ... Em thật
Em chơi với rất nhiều bạn Hà nội gần như không bon chen, va chạm ai làm gì cũng không để ý quan tâm lắm
ko biết em có nhìn sai ko
Tôi đã từng xem nhiều cách phân chia từa tựa như cụ, theo thời gian - không gian….mỗi cách đều có điểm đúng nhưng không toàn diện. Theo tôi cách phân chia đơn giản hơn và thực chất hơn là chia theo thành phần xã hội. Thực tế là HN cũng như tất cả các địa phương khác đều có người this người that, trong cùng thời kì thì vẫn có chủ nhà rồi thằng xe con bếp, có gia đình gia giáo tri thức có gia đình tệ nạn xóm ả đào. Mỗi tẹo phố cổ đã biết bao biến động: dân làng nghề kéo lên, Hoa kiều đến rồi đi, dân nhảy dù sau giải phóng, tư sản bỏ đi….Không phải vô lí mà có người bảo ngày nay muốn gặp dân HN gốc thì sang Pháp mà tìm Cái chất HN vẫn được tiếng là thanh lịch, nho nhã đấy nó chưa bao giờ dành cho số đông, thời kì nào thì nó cũng chỉ dành cho 1 lớp người elite: tri thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia và 1 số nhà buôn lâu đời. Giờ đi tán gái mà có cái câu như: “nhà anh ở phố Hàng X đã Y đời” theo tôi là vô nghĩa lí vì anh ở đến 10 đời mà dòng tộc nhà anh lom dom thì cũng chả để làm gì Câu đơn giản mà ý nghĩa hơn nhiều là: ông, cụ, kị… anh trước là….Cụ cho thêm tiêu chí cụ thể đi ợ, như thế nào là ở Hà Nội?
1/ Về không gian:
Như thế nào được coi là Hà Nội?
- Hà Nội theo bản đồ hành chính trước 1954?
- Hà Nội theo bản đồ hành chính trước 1978?
- Hà Nội theo bản đồ hành chính trước 1991?
- Hà Nội theo bản đồ hành chính trước 2008?
- Hà Nội theo bản đồ hành chính từ 2008 đến nay, bao gồm cả Ba Vì, Đan Phượng, Chương Mỹ ...?
2/ Về nơi sinh và thời gian cư trú
- 3 đời trực hệ đều sinh ra và lớn lên, sinh sống gắn bó ở Hà Nội?
- sinh ra và lớn lên, gắn bó ở Hà Nội?
- sinh ra ở nơi khác, lớn lên về Hà Nội học tập, làm việc và ở lại, mua nhà ở Hà Nội, có cái hộ khẩu Hà Nội?
Từ các phân lớp trên, sẽ có ít nhất 15 style Người ở Hà Nội khác nhau, em ví dụ vài nhóm như sau:
- 3 đời trực hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong khu vực Hà Nội cũ địa giới trước 1954
Đây là nhóm mà trong cuộc sống ta vẫn quen gọi là Người Hà Nội "Hàng" - những người sinh ra lớn lên nhiều đời ở vùng 36 phố phường
- Bố mẹ ở nơi khác, về Hà Nội làm việc ở Hà Nội những năm 1960, sống và lập gia đình, định cư trong khu vực địa giới nội thành Hà Nội trước năm 1991 (4 quận nội thành Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng) , , sinh ra con cái những năm 1970s; thế hệ 1970s này tiếp tục lớn lên, học tập, làm việc và sinh sống ở Hà Nội đến nay
- Hà Nội sau 1 đêm: Hà Tây cũ, sau 1 đêm, trở thành Hà Nội
Tuy cùng là ở Hà Nội, nhưng ngay như trên em nêu ví dụ, đã rất khác nhau
Không biết ý Cụ thớt là chỉ đến những nhóm Người ở Hà Nội nào?
Còn cá nhân em, tự nhận là dân ngoại tỉnh ngụ cư, bố mẹ em về HN định cư năm 196x, em oe oe chào đời nửa cuối 7x, trong làng, cách cái di chỉ xác B52 lộn cổ xuống hồ không tới 500m, thì tính cách y hệt Cụ
Lười thì đúng đấy ạCuối năm rảnh rỗi mở cái thớt để các cụ mợ chém tý
Em tự nhận xét về em luôn : Lười,hiền lành không thích va chạm bọn chen, ít tham vọng, ham chơi…
Mời các cụ mợ chém tiếp ạ
Chính xác đây là đặc trưng của tầng lớp thị dân, tiểu tư sản thời trước.Cuối năm rảnh rỗi mở cái thớt để các cụ mợ chém tý
Em tự nhận xét về em luôn : Lười,hiền lành không thích va chạm bọn chen, ít tham vọng, ham chơi…
Mời các cụ mợ chém tiếp ạ
Cuối năm rảnh rỗi mở cái thớt để các cụ mợ chém tý
Em tự nhận xét về em luôn : Lười,hiền lành không thích va chạm bọn chen, ít tham vọng, ham chơi…
Mời các cụ mợ chém tiếp ạ
Tại vì chúng ta đang nói đến đặc trưng của người HN mà. Để hình thành đặc trưng thì ko phải là ngày 1 ngày 2
À nếu có một tính cách "đặc trưng" Hà nội thì đấy là sự "thiếu quyết liệt". Còn lại thì ở đâu cũng đủ tính người. Đấy là lí do quan chức cao cấp hầu như không có người Hà nội.
Tại vì các cụ ko phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, chúng cháu muốn rời khỏi lũy trẻ làng cũng phải cạnh tranh để đỗ 1 suất đại học ở phố, rồi cạnh tranh để có thể ở lại, rồi nỗ lực hết sức để có 1 chỗ đứng, 1 ngôi nhà. Điều kiện hình thành nên tính cách thôi
Hic, cụ nói đúng quá, thanh niên Hà Nội hầu hết ngại bon chen, lười phấn đấu thật
À có một việc em thấy rất thú vị nhé. Nếu em nói em dân Nam Định và em yêu quê em - oh tốt tốt. Em dân Thanh Nghệ và em yêu quê em - oh hay quá. Y như thế với tất cả các vùng. Nhưng em nói em dân Hà nội và em yêu nó - Oh Hà nội bọn mày có cái gì mà tinh vi, nhà ông 100 người ỉa một hố, bụi bẩn, tắc đường. Ơ sao lại thế.
Theo hiểu biết của em (có thể sai nhé, đừng chửi em):
Nếu đúng gốc HN thì hiền lành, ít tham vọng, nhu cầu chỉ cần đủ sống (2 ông anh rể em hiền như cục đất, bị 2 bà chị em quạt suốt ).
Người mới nhập được 1-2 đời thì hay nghĩ mình là thượng đẳng, coi thường dân tỉnh khác, mở mồm ra là chửi người khác “đồ nhà quê”.
Khi người tỉnh lẻ nghe người HN "chửi" là "đồ nhà quê" thì tức dựng ngược lên....Còn người HN khi bị dân các tỉnh chửi lại là "đồ Hà Nội" thì họ bình thản, như không có chuyện gì xảy ra.
Cụ cực chuẩn, kính Cụ 1 ly.....
1. Đúng như các cụ nói là "thiếu quyết liệt" ngại va chạm và không bon chen. Điều này cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, dù sao đất hà thành cũng dễ kiếm sống hơn, cho nên đa số NHN không vì phải sinh tồn mà đánh mất cả sự tự trọng cuối cùng.
.....
3. ... ngày thường trên đường phố HN như một sàn diễn, các loại hở ngực, khoe rốn, xẻ chân, kèm theo là các khuôn mặt trát bự phấn nhan nhản trên đường, cùng các loại xe máy, oto sang trọng, cao cấp lượn theo kiểu mày có biết bố mày là ai không. Nhưng chiều ba mươi tết, thì các thể loại này gần như không còn...
4. ...Trên địa phận tỉnh, quan đứng đầu tỉnh quyền lực lớn nhất, nhưng ở HN thì quan đứng đầu tỉnh chưa chắc như vậy, vì quan triều đình cũng sống trên mảnh đất đó...
.....
6. NHN không nói "đồ nhà quê" ...
Câu "đồ nhà quê" theo nghĩa miệt thị lại thường xuất phát từ chính những người ở quê đến sinh sống ở Hà nội nói về những đồng hương của họ mới ra nhập mảnh đất HN, còn nhiều bỡ ngỡ.
Mợ nêu các tính cách chuẩn đấy. Em cũng rất không thích làm phiền người khác. Em cho rằng không nhất thiết phải bao đời ở Hà Nội mới coi là người Hà Nội, mà kiểu người Hà Nội là người sinh ra, lớn lên và ngấm cái chất "đàng hoàng, không bon chen kéo bè kết đảng, ung dung..." giống mấy cụ trên mô tả.2/3 đời người rồi giờ ngẫm nghĩ thì em thấy cùng một cái tính của em, người thích sẽ mô tả nó với những từ tích cực, người không thích sẽ coi là tiêu cực.
- Không quan tâm việc của người khác, chuyện thị phi ở công ty, họ hàng, nhóm bạn chắc em luôn là người biết sau cùng, mà nếu có ai nói gì với mình thì cũng giữ kín biết vậy không nói với ai: người thì bảo thích mình vì vô tư, ngây thơ, kín đáo, người lại nói vô tâm, lạnh lùng
- Không hay thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình cho người khác, nhiều khi ở trong tình huống không hề thích nhưng không kêu ca, ví dụ cùng đám bạn về quê đám hiếu mẹ 1 người bạn, đồ ăn khó ăn và mọi người gắp cho thì dạ vâng nhận hết nhưng hầu như để nguyên trong bát trong khi nhiều bạn thì từ chối thẳng thắn hoặc chê món này món nọ, đêm ngủ muỗi và nóng đám bạn kêu ầm ĩ, lục đục rồi cũng ngủ tít, em thì cố gắng giấu cơ thể tránh muỗi nhất có thể, và vẫn nằm chong chong không ngủ được đến sáng, đường đi lối lại có phân trâu nhiều bạn kêu ầm ĩ mùi nọ kia, em tỉnh bơ dù ngộp thở: người bảo em giả dối, người khác lại cho là em lịch sự
- Sợ phiền người khác, ví dụ muộn 1 cái hẹn, đứng chắn đường người khác là vô cùng tránh, nếu chẳng may rơi vào tình thế đó thì rất vội vàng khổ sở, ví dụ 2 vc em hẹn 1 người nào đó, thì ông chồng em sẽ bảo khoảng 9g gặp nhé, sau đấy ox đủng đỉnh ăn sáng, cafe, cho ng ta chờ đến 10g cũng được, còn em mà hẹn là chính xác, chỉ sợ muộn với người ta, bị muộn như vậy không còn tâm trạng vui vẻ để ăn sáng, cafe Hay là em hay người thân của em ốm đau thì rất ngại bạn bè đồng nghiệp thăm nên không để ai biết, sợ phiền sợ mắc nợ người ta, ngược lại người ta ốm mà em không thăm được em cũng không yên: người cho là khách sáo, sĩ diện, người cho là em tốt bụng
- Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp trật tự, không thích người khác động vào đồ của mình, nhưng cũng bị chê khó tính
- Sẵn sàng đưa người khác dùng bẩn cái khăn của mình, nhưng đã bẩn thì bỏ luôn: người bảo em hào phóng, người nói tự cao tự đại
Cơ mà tính cách đấy là của em, chắc không phải tính cách chung của người Hà Nội. Nhưng ở đâu cũng có người này người kia, kẻ thích người ghét là bình thường thôi
Bây giờ đỡ nhiều rồi cụ. Thậm chí là mở cửa luôn nhưng chưa mở toang như quê em. Nhưng trước năm 2010 em ra Hà Nội ko tự tin nói chuyện.Em ít khi khịa tỉnh lắm cụ nhá
Nhận xét này e tin nhà cụ có ít nhất 3 đời sinh ra và lớn lên ở HN, và chắc chỉ trong 4 quận cũ HBT, HK, BĐ, DĐ ( càng ko tính sát nhập )Người Hà Nội gốc không nói ngọng nhưng đọc không chuẩn “ch” và “tr” châu báu cũng như con trâu, “r” và “gi” “d” đọc như nhau hết
Em đồng quan điểm với cụ về nhận dạng NHN trong 4 quận lõi, tuy nhiên về lý do tạo nên những tính cách chung đó thì em ko rõ và nó là phong cách truyền từ đời trước sang đời sau. Chỉ thấy họ thường kín đáo nên ít đăng FB, ít lên mạng chửi vặt, ...Đề tài này hay, nó như một sự nỗ lực lẻ loi để khơi lại một nét đặc trưng đang dần bị pha loãng và nguy cơ biến mất.
"Đàn ông và phụ nữ" chiếm đại đa số, cho nên em tạm gọi là người Hà nội (NHN) cho ngắn gọn.
Em thường xem mục Hà nội của chúng ta của đài truyền hình Hà nội trước đây (nay không còn), các chuyên mục về văn hóa, đời sống khác về Hà nội thời điểm trước sáp nhập, cùng với đó là tổng hợp các trải nghiệm cùng với con người HN, em có một số nhận xét sau:
1. Đúng như các cụ nói là "thiếu quyết liệt" ngại va chạm và không bon chen. Điều này cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, dù sao đất hà thành cũng dễ kiếm sống hơn, cho nên đa số NHN không vì phải sinh tồn mà đánh mất cả sự tự trọng cuối cùng.
2. Giữ khoảng cách nhất định trong mọi mối quan hệ, mà thường bị gọi là khách sáo, hoặc thậm tệ hơn là khinh người. Điều này cũng có lý do. Đa số NHN đều sống bằng kinh doanh, buôn bán, cho nên hàng xóm sát vách, họ hàng, thậm chí anh em ruột cũng chính là đối thủ trên thị trường, do vậy, NHN thường giữ một khoảng cách nhất định, không đi quá sâu vào chuyện người khác, vừa giữ cho mình, vừa giữ cho người khác, và đó là tôn trọng tự do cá nhân, ví dụ ở một vùng quê, người ta vô tư, hồ hởi khoe, hoặc hỏi nhau mùa này thu hoạch được 2 tấn thóc, nhưng NHN thì không khoe, hoặc hỏi nhau năm nay buôn bán thu được lợi nhuận bao nhiêu, cùng lắm nói là nhà cháu đủ ăn. Người ở quê khi có hiếu, hỉ đến ở nhà nhau vài ngày mới là nhiệt tình, thân thiết, NHN thì không thể, vì có chỗ đâu mà ngủ, đến chớp nhoáng rồi về, để người khác đến còn có chỗ ngồi.
3. Trang phục , phương tiện của NHN "vừa đủ", không chạy theo thời trang, nhưng không luộm thuộm. Điều này rõ nhất là quan sát ngày thường trên đường phố HN như một sàn diễn, các loại hở ngực, khoe rốn, xẻ chân, kèm theo là các khuôn mặt trát bự phấn nhan nhản trên đường, cùng các loại xe máy, oto sang trọng, cao cấp lượn theo kiểu mày có biết bố mày là ai không. Nhưng chiều ba mươi tết, thì các thể loại này gần như không còn. Nếu xem các chương trình trên TV nói về một số gia đình NHN ở phố cổ, thì không thấy họ đắp trên người những bộ đồ hay phụ kiện xa xỉ hay bộ mặt trát đầy son phấn.
4. Không cố làm mình nổi bật, trung tâm của sự chú ý. NHN hiểu rõ rằng, họ đang ở một mảnh đất có cả người thấp nhất và người cao nhất về địa vị xã hội và sự giầu có. Trên địa phận tỉnh, quan đứng đầu tỉnh quyền lực lớn nhất, nhưng ở HN thì quan đứng đầu tỉnh chưa chắc như vậy, vì quan triều đình cũng sống trên mảnh đất đó. Cho nên NHN chả bao giờ dám làm họ nổi bật.
5. Giao tiếp đủ lịch sự, nhưng không lịch sự giả tạo. NHN cả ngày tiếp xúc với đủ các hạng người, từ quan trên, đến khách hàng, đối tác và người tứ phương, cho nên họ không thể thô lỗ được, làm thế sẽ thất lễ với quan trên hoặc làm khách hàng phật ý, mất mối làm ăn. Vì vậy hình thành phản xạ tự nhiên trong giao tiếp, vì họ không thể đóng giả là người lịch sự cả ngày, cả tháng, cả năm.
6. NHN không nói "đồ nhà quê" theo nghĩa kinh miệt. NHN đủ khôn để hiểu rằng, những người dân quê là các nhà cung cấp sản vật địa phương cho họ buôn bán kiếm sống, do vậy họ dành sự tôn trọng cho các supplier này.
Câu "đồ nhà quê" theo nghĩa miệt thị lại thường xuất phát từ chính những người ở quê đến sinh sống ở Hà nội nói về những đồng hương của họ mới ra nhập mảnh đất HN, còn nhiều bỡ ngỡ.
Trên đây là những cảm nhận cá nhân, mong các bác đừng đi vào phân tích đúng - sai, vì mỗi người có một góc nhìn và cảm nhận riêng.
Em nghĩ chắc ko phảiÝ cụ chủ thớt khoe tôi dân Hà Nội gốc, nhà có của ăn của để rồi, không cần bon chen, làm lụng vất vả như đám ngoại tỉnh.
Em đồng quan điểm với cụ về nhận dạng NHN trong 4 quận lõi, tuy nhiên về lý do tạo nên những tính cách chung đó thì em ko rõ và nó là phong cách truyền từ đời trước sang đời sau. Chỉ thấy họ thường kín đáo nên ít đăng FB, ít lên mạng chửi vặt, ...
NHN thường nhiệt tình, tinh tế và tôn trọng mọi người nhưng có 1 điểm yếu cố hữu là ko tranh đấu, tranh giành tới cùng vì họ thấy ko đáng phải làm vậy, ko đáng phải bẩn bựa chứ họ đầy đủ lý lẽ xác đáng và luôn hiểu các mánh khóe nhưng chỉ dùng để tránh liên lụy tới mình. Về mặt này thì dân giữa VĐ2 và VĐ3 ưu việt hơn dân 4 quận lõi
NHN kết hôn với dân bên ngoài cũng khó sống vì lối suy nghĩ, hành xử khác biệt khá nhiều dẫn tới 2 bên khó chấp nhận nhau. Thế nên những người lớn thường khuyên bọn trẻ tránh điều này, ko phải coi thường mà để đảm bảo hạnh phúc thôi