Đặc điểm cụ nói nó cũng là đặc điểm của thị dân nói chung, khác biệt với văn hoá làng xã như : “tắt lửa tối đèn có nhau”, “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” hay “vác tù và hàng tổng”…. Môi trường đô thị sẽ tự tạo ra con người - lối tư duy đô thị, mọi người ít làm phiền nhau, cư xử kín đáo, chừng mực đồng thời cũng ít quan tâm đến nhau, kém tính cộng đồng, ít khi bè phái cục bộ. Điều này tương tự với việc ngay tại HN bây giờ, cùng là chung cư nhưng có khu chung cư thì liên hoan ngoài hành lang, những khu khá hơn không bao giờ như vậy, tôi dám cá rằng các khu ít hoạt động kiểu vậy thì cả kinh tế lẫn thời gian họ ở HN đều dài hơn bên kia
. Những nét này tôi thấy có gì đó giống xã hội Nhật mặc dù chưa bằng được. Tính cách này khi đi làm thường dẫn tới ngại bon chen, ngại thể hiện dẫn đến thua thiệt với các đối tượng tỉnh lẻ khao khát lập nghiệp chốn đô thành
Thực ra mà nói đây là lực bất tòng tâm chứ k phải do hiền lành.
Tôi đã từng xem nhiều cách phân chia từa tựa như cụ, theo thời gian - không gian….mỗi cách đều có điểm đúng nhưng không toàn diện. Theo tôi cách phân chia đơn giản hơn và thực chất hơn là chia theo thành phần xã hội. Thực tế là HN cũng như tất cả các địa phương khác đều có người this người that, trong cùng thời kì thì vẫn có chủ nhà rồi thằng xe con bếp, có gia đình gia giáo tri thức có gia đình tệ nạn xóm ả đào. Mỗi tẹo phố cổ đã biết bao biến động: dân làng nghề kéo lên, Hoa kiều đến rồi đi, dân nhảy dù sau giải phóng, tư sản bỏ đi….Không phải vô lí mà có người bảo ngày nay muốn gặp dân HN gốc thì sang Pháp mà tìm
Cái chất HN vẫn được tiếng là thanh lịch, nho nhã đấy nó chưa bao giờ dành cho số đông, thời kì nào thì nó cũng chỉ dành cho 1 lớp người elite: tri thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia và 1 số nhà buôn lâu đời. Giờ đi tán gái mà có cái câu như: “nhà anh ở phố Hàng X đã Y đời” theo tôi là vô nghĩa lí vì anh ở đến 10 đời mà dòng tộc nhà anh lom dom thì cũng chả để làm gì
Câu đơn giản mà ý nghĩa hơn nhiều là: ông, cụ, kị… anh trước là….