[Funland] Dân mình dễ bị kích thích sồn sồn nhỉ ?

thtvuf

Xe container
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
5,561
Động cơ
546,012 Mã lực
Tất cả là do dân, vì dân, thế nhá
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Cụ vẫn chưa thông lão ạ? ;))
Đấy là em "giả sử", để chứng minh rằng: Nếu nó vận hành không tuân theo quy tắc là phải xả nước trong lòng hồ trước khi lũ về để đón lũ, thì nó sẽ gánh chịu hậu quả là khi lũ về sẽ bị tràn đập do năng lực xả tại thời điểm đấy không đáp ứng.

Người ta sinh ra quy trình Dự báo và vận hành đập khi đón lũ không phải để nhét vào ngăn kéo. Thực tế là Hố Hô không xả lũ trước khi lũ về.

Để em giải thích kỹ hơn:
"Giả sử" - tiếp tục giả sử nhé, Hố Hô còn 1 mét nước nữa là lên đến mực cảnh báo an toàn đập, lúc nào nó cũng duy trì ở mực này để bảo đảm phát điện.
Khi lũ về, giả sử nó không xả trước khi lũ về.
Nó sẽ nhận 1 lượng nước là x là nước mưa tại vị trí của nó và y là nước mưa từ thượng nguồn đổ về.
Như vậy nó phải có năng lực xả x+y.
Giả sử (x+y)/s (giây) làm cho nước trong vòng 1h sẽ dâng quá ngưỡng an toàn mặc dù đã xả hết năng lực Vậy Hố Hô làm gì?
Nó sẽ bị tràn mặt đập!

Còn tiếp, Dân được gì?
Tại 1 thời điểm, Dân ở vùng Hạ lưu sẽ nhận 1 lượng nước ít nhất là x1 + x2 + y trong đó:
x1 là lượng nước mưa vùng lòng hồ.
x2 là lượng nước mưa dưới hạ lưu.
y là nước thượng nguồn đổ về.
Còn z là cái nước mà nó tích từ trước khi có lũ, nó mà xả vào cái này nữa thì dân Hạ lưu có mà lên cột điện, thế nên mới nói x1 + x2 + y là con số tối thiểu.

Nôm na là anh lấy nước ở tất cả mọi nơi đổ ụp vào 1 chỗ trong cùng 1 thời điểm! Gọi là lũ kép, bao gồm lũ tự nhiên và lũ nhân tạo.
Nếu ko có cái đập này thì khi mưa nước ở đâu nó sẽ ở đấy, và sau 1 thời gian nó mới chảy về đến hạ lưu, tức là lượng nước thì vẫn thế nhưng thời gian mà hạ lưu hứng nhận thì nó kéo dài, nước lên chậm hơn.
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/thoi-su/se-dieu-tra-den-cung-viec-nha-may-thuy-dien-ho-ho-xa-lu-dung-quy-trinh.html
"Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất lắp máy 14 MW gồm 2 tổ máy với hồ điều tiết ngày có dung tích hữu ích là 6 triệu m3. Trong đó, TCty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần, dung tích hồ toàn bộ là 38 triệu m3, với mực nước dâng bình thường 70m, mực nước chết là 67,5m và mực nước lũ thiết kế là 70m."
Thằng Hố Hô này không có cửa xả đáy và nếu nó xả hết về mực nước chết thì lượng xả là 6 triệu khối. Nếu diện tích vùng chịu ngập sau đập là 6 km vuông thì sẽ bị ngập sâu thêm khoảng 1 m. Vậy 6-7 xã bị ngập thì diện tích phải lớn hơn 6 km vuông nhiều lần thì đổ hết tội cho nó xả lũ gây ngập sâu thêm 2-3 m có hợp lý không? Hay là rừng chiến hết rồi nên mưa về là chết.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/thoi-su/se-dieu-tra-den-cung-viec-nha-may-thuy-dien-ho-ho-xa-lu-dung-quy-trinh.html
"Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất lắp máy 14 MW gồm 2 tổ máy với hồ điều tiết ngày có dung tích hữu ích là 6 triệu m3. Trong đó, TCty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần, dung tích hồ toàn bộ là 38 triệu m3, với mực nước dâng bình thường 70m, mực nước chết là 67,5m và mực nước lũ thiết kế là 70m."
Thằng Hố Hô này không có cửa xả đáy và nếu nó xả hết về mực nước chết thì lượng xả là 6 triệu khối. Nếu diện tích vùng chịu ngập sau đập là 6 km vuông thì sẽ bị ngập sâu thêm khoảng 1 m. Vậy 6-7 xã bị ngập thì diện tích phải lớn hơn 6 km vuông nhiều lần thì đổ hết tội cho nó xả lũ gây ngập sâu thêm 2-3 m có hợp lý không? Hay là rừng chiến hết rồi nên mưa về là chết.
Không ai đổ tội cho nó về lượng nước gây ngập úng là bao nhiêu mét.
Người ta chỉ nói nó không xả nước trước khi đón lũ, nên khi lũ về + mưa + nó mới xả để chống tràn mặt đập (như nó đã giải thích là phải xả ko thì nguy hiểm cho đập) nên đương nhiên là nước lên NHANH HƠN như em đã giải thích.

Nôm na, nước thì vẫn là của Giời.
Nhưng Hố Hô có tham gia vào cái vận hành của ông Giời bằng cách tích nước, nên khi nước lũ mới về nó xả bằng sạch thì mới chịu được nếu lũ về quá to.
Như vậy, rõ ràng là tại cùng 1 thời điểm, ở cùng 1 vị trí là Hạ lưu, thì dân phải chịu thêm cái lượng nước tích nó xả ra nữa để bảo đảm an toàn đập.
Thế nên đáng lý nó phải xả cái nước tích đấy đi trước khi mưa thì dân mới đỡ khổ.
Vì vậy, nước lên nhanh hơn bình thường.

Còn nữa, như hiểu biết của em thì Hố Hô là đập trọng lực mà cụ bảo không có cửa xả đáy là sao ạ?
Em vừa tìm hiểu thì đúng là Hố Hô ko có cửa xả đáy, em đang thắc mắc sau này nó nạo vét chân đập kiểu gì khi bùn, các vật thể trôi về từ thượng lưu chất đống dưới chân đập nhỉ?

Còn đây: http://trithucvn.net/chinh-tri-xa-hoi/vi-sao-thuy-dien-ho-ho-khong-co-chuc-nang-dieu-tiet-lu.html

"Ông Huấn còn chỉ ra, lúc 16 giờ ngày 14.10, cốt nước tại Hố Hô là 68m, lưu lượng nước vào 1.700m3/s, nhà máy mở 3 cửa xả lưu lượng 1.500 m3/s. Tới 17h39, cốt nước đã hạ xuống còn 67,3m, nước vào 1.400m3/s, nhưng lượng xả lại tăng lên 1.700m3/s. Tới 19h, lãnh đạo huyện Hương Khê trực tiếp lên kiểm tra thì lưu lượng xả lúc này đã 1.843 m3/s, dù cốt nước 67m"

Tức là ở cao trình 68m thì lưu lượng nước vào là 1.700 m3/s, Hố Hô xả 1.500 m3/s. Tức là xả ra ít hơn tích vào đúng ko ạ?
Sau 1 tiếng rưỡi thì mưa giảm nên nước mới rút xuống cáo trình 67,3m, tức giảm 70cm đúng ko ạ? Nước vào 1.400 m3/s nhưng lại xả 1.700 m3/s. Tức là nước rút, nước về giảm nhưng lại tăng xả!
Sau 1 tiếng rưỡi nữa thì mặc dù nước rút thêm 30cm nhưng lại tiếp tục tăng lượng xả ra.

Nghĩa là sao? Nghĩa là đúng như em nói, lãnh đạo Hố Hô tính toán rằng nước mưa ở thượng lưu còn tiếp tục về kể cả khi hết mưa nên cần xả tiếp để đón lũ về. Nghĩa là về bản chất thì khi lũ chưa về đến Hố Hô, nước còn đang ở đâu đó phía trên thì Dân ở Hạ lưu đã phải chịu lũ kép là lũ tự nhiên và lũ nhân tạo chính là cái nước cũ trong lòng hồ mà Hố Hô phải tìm mọi cách xả ra nếu không thì vỡ đập.
 
Chỉnh sửa cuối:

lttung

Xe buýt
Biển số
OF-68918
Ngày cấp bằng
22/7/10
Số km
570
Động cơ
435,892 Mã lực
E nhặt trên mạng một cái quy trình vận hành, cực kỳ chặt chẽ . Các cụ xem để có cái nhìn rõ hơn !

QUY TRÌNH


VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ(Ban hành kèm theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hàng năm, các hồ Hủa Na và Cửa Đạt trên lưu vực sông Mã phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:

1. Trong mùa lũ:

a) Đảm bảo an toàn công trình:

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hủa Na, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm;

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơnhoặc bằng 10.000 năm.

b) Đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du:

Đảm bảo mực nước sông Chu tại Xuân Khánh không vượt quá cao trình 13,71 m với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 200 năm.

c) Đảm bảo hiệu quả cấp nước và phát điện.

2. Trong mùa cạn:

a) Đảm bảo an toàn công trình;

b) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và nhu cầu sử dụng nước ở hạ du;

c) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

Điều 2. Mùa lũ, mùa cạn trong Quy trình này được quy định như sau:

1. Mùa lũ từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11.

2. Mùa cạn từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 30 tháng 6 năm sau.

Điều 3. Việc vận hành các công trình xả của các hồ chứa phải thực hiện theo đúng quy trình vận hành công trình xả đã được ban hành, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối.

Điều 4.Các thông số kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa

1. Cửa Đạt:

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra: 121,33 m;

- Cao trình mực nước lũ thiết kế ứng với tần suất 0,1%:119,05 m;

- Cao trình mực nước lũ ứng với tần suất 0,5%:117,64 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường: 110,00 m;

- Cao trình mực nước chết: 73,00 m;

- Dung tích toàn bộ: 1.450,00 triệu m3;

- Dung tích hữu ích: 793,70 triệu m3.

2. Hủa Na:

- Cao trình mực nước lũ kiểm tra: 242,97 m;

- Cao trình mực nước lũ thiết kế: 240,40 m;

- Cao trình mực nước dâng bình thường: 240,00 m;

- Cao trình mực nước chết: 215,00 m;

- Dung tích toàn bộ: 569,35 triệu m3;

- Dung tích hữu ích: 390,99 triệu m3;

Chương II

VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Nguyên tắc vận hành các hồ chống lũ cho hạ du

1. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước lũ kiểm tra để điều tiết lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn đối với hồ Hủa Na, trừ trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

2. Khi vận hành chống lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đếntính mạng và tài sản của nhân dân khu vực ven sông ở dưới hạ du hồ chứa.

3. Trong thời kỳ mùa lũ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy trình này, khi chưa tham gia vận hành chống lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt mực nước cao nhất trước lũ được quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy trình này.

4. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.

5. Khi kết thúc quá trình chống lũ cho hạ du phải đưa dần mực nước hồ về cao trình mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy trình này.

Điều 6.Quy định mực nước vận hành hồ trong mùa lũ

1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông tại Trạm thủy văn Xuân Khánh được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Mục nước tương ứng với các cấp báo động lũ

Sông

Trạm thủy văn

Báo động I(m)

Báo động II(m)

Báo động III(m)

Chu

Xuân Khánh

9,0

10,4

12,0

2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ

Hồ

Cửa Đạt

Hủa Na

Mực nước hồ (m)

110,0

235,0

Điều 7. Vận hành chống lũ cho hạ du

1. Thẩm quyền quyết định ra lệnh vận hành hồ trong mùa lũ:

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu, Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na chủ động vận hành điều tiết, đảm bảo mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 2, trừ trường hợp quy định tại Điều 11 của Quy trình này;

b) Khi Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ hoặc xuất hiện các trận lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Mã, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành các hồ.

2. Vận hành chống lũ đối với hồ Hủa Na:

Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Điểm b Khoản 1 của Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành hồ như sau:

a) Khi lưu lượng lũ đến hồ nhỏ hơn 3.300 m3/s và mực nước hồ thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2, vận hành điều tiết nhằm duy trì mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 2 và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành chống lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Khi lưu lượng lũ đến hồ lớn hơn 3.300 m3/s nhưng chưa vượt 5.700 m3/s, mực nước hồ chưa đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhưng không được vượt quá 3.300 m3/s để cắt lũ cho hạ du;

c) Khi lưu lượng lũ đến hồ lớn hơn 5.700 m3/s và dự báo còn tiếp tục tăng, mực nước hồ chưa đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết tăng dần lưu lượng xả nhưng cấp tăng lưu lượng mỗi giờ không lớn hơn 400 m3/s;

d) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường và còn tiếp tục tăng, chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 8 của Quy trình này.

3. Vận hành chống lũ đối với hồ Cửa Đạt:

Khi xuất hiện các hình thế thời tiết quy định tại Điểm b Khoản 1 của Điều này, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành hồ như sau:

a) Khi lưu lượng lũ đến hồ nhỏ hơn 3.200 m3/s và mực nước hồ thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2, vận hành điều tiết nhằm duy trì mực nước hồ không vượt giá trị quy định tại Bảng 2 và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành chống lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b Khoản này;

b) Khi lưu lượng lũ đến hồ lớn hơn 3.200 m3/s nhưng chưa vượt 6.000 m3/s, mực nước hồ chưa đạt đến cao trình 117,64 m, vận hành điều tiết với lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhưng không được vượt quá 3.200 m3/s để cắt lũ cho hạ du;

c) Khi lưu lượng lũ đến hồ lớn hơn 6.000 m3/s và dự báo còn tiếp tục tăng, mực nước hồ chưa đạt đến cao trình 117,64 m, vận hành điều tiết tăng dần lưu lượng xả nhưng cấp tăng lưu lượng mỗi giờ không lớn hơn 400 m3/s;

d) Khi mực nước hồ đạt đến cao trình 117,64 m và còn tiếp tục tăng, chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 8 của Quy trình này.

4. Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ:

a) Hồ Hủa Na:

- Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 1.000 m3/s, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.000 m3/s, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Hồ Cửa Đạt:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh xuống dưới mức báo động III, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ để đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh đạt mức báo động III, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

5. Trong tình huống bất thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành các hồ Hủa Na và Cửa Đạt.

Điều 8. Vận hành bảo đảm an toàn công trình

1. Hồ HủaNa:

Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ được cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Hồ Cửa Đạt:

Khi mực nước hồ đạt đến cao trình 117,64 m, mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình, thực hiện chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ được cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 9. Khi không tham gia vận hành chống lũ cho hạ du, hồ Hủa Na phải xả nước liên tục về hạ lưu sông Chu với lưu lượng không nhỏ hơn 8 m3/s.

Điều 10. Ngoài thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy trình này, nếu Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia hoặc các đơn vị trực thuộc cảnh báo có khả năng xuất hiện lũ lớn hoặc có lũ đến hồ nhưng không dự báo được, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành các hồ theo Quy trình này.

Điều 11. Tích nước cuối mùa lũ

1. Từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm, căn cứ nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu không xuất hiện hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ lớn trên lưu vực, chủ hồ Hủa Na được phép chủ động ưu tiên tích nước để nâng dần mực nước hồ, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định việc cho phép hồ Cửa Đạt tích nước để nâng dần mực nước hồ Cửa Đạt, nhưng bảo đảm mực nước các hồ không lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 3.

Bảng 3. Mực nước cao nhất cuối mùa lũ của các hồ

Hồ

Cửa Đạt

Hủa Na

Mực nước hồ (m)

112,0

240,0

2. Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ:

Trong thời gian các hồ tích nước theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, nếu Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ lớn mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến lưu vực sông Mã, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa quyết định việc vận hành hạ dần mực nước hồ đế đón lũ như sau:

a) Hồ Hủa Na:

- Khi lưu lượng đến hồ nhỏ hơn 1.000 m3/s, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị mực nước quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.000 m3/s hoặc lưu lượng đến hồ Cửa Đạt lớn hơn 3.200 m3/s, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

b) Hồ Cửa Đạt:

- Khi mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh đang dưới mức báo động III, vận hành điều tiết với lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng không thấp hơn giá trị mực nước quy định tại Bảng 2;

- Trong quá trình vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh đạt mức báo động III, vận hành điều tiết để duy trì mực nước hiện tại của hồ.

c) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, căn cứ bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nếu các hình thế thời tiết có khả năng gây mưa, lũ không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Mã, vận hành điều tiết đưa dần mực nước hồ về giá trị quy định tại Bảng 3.

3. Khi kết thúc quá trình vận hành điều tiết mực nước hồ để đón lũ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này mà các điều kiện để vận hành chống lũ cho hạ du theo quy định tại Khoản 4 Điều này chưa xuất hiện, vận hành hồ với lưu lượng xả bằng lưu lượng đến hồ để duy trì mực nước hiện tại của hồ và sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành chống lũ cho hạ du khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa.

4. Vận hành chống lũ cho hạ du:

a) Hồ Hủa Na: Vận hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này;

b) Hồ Cửa Đạt: Vận hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này.

5. Khi kết thúc quá trình chống lũ cho hạ du, nếu không có bản tin cảnh báo tiếp theo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia như quy định tại Khoản 2 của Điều này, các hồ được phép vận hành tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA CẠN

Điều 12. Nguyên tắc vận hành trong mùa cạn

1. Vận hành hồ theo các thời kỳ; theo thời đoạn 10 ngày.

2. Trong thời gian vận hành, các hồ chứa căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày tới để điều chỉnh việc vận hành sao cho mực nước hồ tại các thời điểm tương ứng không nhỏ hơn giá trị quy định trong Phụ lục III.

Điều 13. Các thời kỳ vận hành hồ chứa trong mùa cạn

1. Thời kỳ I: Từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12.

2. Thời kỳ II: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 01.

3. Thời kỳ III: Từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 30 tháng 4.

4. Thời kỳ IV: Từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5.

5. Thời kỳ V: Từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6.

Điều 14.Vận hành hồ Cửa Đạt

1. Hàng ngày, hồ Cửa Đạt vận hành xả nước liên tục với lưu lượng không nhỏ hơn:

a) 55 m3/s xuống sông Chu và 37 m3/s qua tuynel Dốc Cáy đối với thời kỳ I;

b) 69 m3/s xuống sông Chu và 14 m3/s qua tuynel Dốc Cáy đối với thời kỳ II;

c) 81 m3/s xuống sông Chu và 18 m3/s qua tuynel Dốc Cáy đối với thời kỳ III;

d) 59 m3/s xuống sông Chu và 14 m3/s qua tuynel Dốc Cáy đối với thời kỳ IV;

đ) 70 m3/s xuống sông Chu và 29 m3/s qua tuynel Dốc Cáy đối với thời kỳ V.

2. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếumực nước hồ Cửa Đạt giảm và có thể đạt giá trị mực nước quy định trong Phụlục III tại thời điểm tiếp theo, thì vận hành giảm lưu lượng xả để đảm bảomực nước hồ không nhỏ hơn giá trị mực nước tại thời điểm tiếp theo được quy định trong Phụ lục III.

Điều 15. Vận hành hồ Hủa Na

1. Hàng ngày, hồ Hủa Na vận hành xả nước liên tục qua đập về hạ lưu sông Chu với lưu lượng không nhỏ hơn 8 m3/s và đảm bảo tổng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn:

a) 45 m3/s đối với các thời kỳ I và III;

b) 35 m3/s đối với thời kỳ II;

c) 40 m3/s đối với thời kỳ IV;

d) 55 m3/s đối với thời kỳ V.

2. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu mực nước hồ Cửa Đạt và mực nước của hồ Hủa Na vượt giá trị quy định tại Phụ lục III, hồ Hủa Na được phép chủ động vận hành.

Điều 16.Vận hành đập Bái Thượng

Hàng ngày, vận hành cống lấy nước đầu kênh bảo đảm yêu cầu sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi Bái Thượng và bảo đảm duy trì liên tục dòng chảy qua đập Bái Thượng về hạ lưu sông Chu với lưu lượng không nhỏ hơn 20 m3/s đối với các tháng 12, 01, 02, 5, 6; 39 m3/s đối với tháng 3 và 35 m3/s đối với tháng 4.

Điều 17. Vận hành bảo đảm mực nước hồ trong mùa cạn

1. Trong quá trình vận hành hồ theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Quy trình này phải đảm bảo mực nước các hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm tương ứng quy định tại Phụ lục III của Quy trình này.

2. Trường hợp không đảm bảo mực nước hồ tại thời điểm tương ứng quy định trong Phụ lục III, căn cứ vào dự báo lưu lượng đến hồ trong 10 ngày tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành hồ để đảm bảo mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị tại các thời điểm tiếp theo.

3. Trong trường hợp vào đầu mùa cạn mà mực nước các hồ không đạt giá trị quy định trong Phụ lục III, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc vận hành đối với các hồ nhằm đảm bảo chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 mực nước hồ đạt giá trị như quy định trong Phụ lục III.

Chương IV

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

1. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa:

a) Trong mùa lũ:

- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;

- Khi ban hành lệnh vận hành hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ lụt do vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

- Trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa để có biện pháp xử lý kịp thời.

b) Trong mùa cạn:

Quyết định vận hành các hồ Hủa Na và Cửa Đạt khi xuất hiện mưa, lũ lớn ngoài thời gian mùa lũ quy định tại Quy trình này.

2. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An:

a) Khi nhận được thông báo lệnh vận hành hồ Hủa Na từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ Hủa Na; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;

b) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du hồ Hủa Na khi hồ xả nước.

3. Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phải thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ lụt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thông báo để nhân dân biết và triển khai các biện pháp ứng phó.

4. Các lệnh, thông báo, chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ giữa các cơ quan liên quan quy định tại Điều này đều phải thực hiện bằng văn bản và được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại, sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

Điều 19. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh:Thanh Hóa và Nghệ An

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa:

a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước;

b) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình này đối với đơn vị quản lý, vận hành hồ;

c) Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ lụt, hạn hán và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và hạn hán trên địa bàn. Quyết định việc vận hành các hồ Hủa Na và Cửa Đạt trong tình huống xảy ra lũ, lụt bất thường ở hạ du; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại;

d) Chỉ đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu thực hiện việc đảm bảo an toàn hồ Cửa Đạt; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị theo quy định và thực hiện vận hành hồ theo quy định của Quy trình này;

đ) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để chỉ đạo chống lũ cho hạ du trước khi hồ Cửa Đạt xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối;

e) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vận hành của các hồ chứa theo quy định tại Quy trình này;

g) Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng vàkế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này;

h) Trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước, lập kế hoạch, phương án gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất chỉ đạo các hồ điều tiết xả nước cho hạ du;

i) Chỉ đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An:

a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt. Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ lụt và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt trên địa bàn;

b) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại khi xảy ra các tình huống bất thường dưới hạ du hồ Hủa Na.

Điều 20. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong mùa lũ

1. Quyết định cảnh báo và chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt ở hạ du trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

2. Đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hoặc xảy ra sự cố bất thường.

3. Quyết định việc vận hành các hồ trong tình huống đặc biệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy trình này.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương

1. Chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na thực hiện việc đảm bảo an toàn hồ Hủa Na.

2. Chỉ đạo, đôn đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na vận hành chống lũ và vận hành điều tiết nước cho hạ du theo quy định của Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Quy trình này; lắp đặt hệ thống báo động, thông tin đến các hộ dân vùng hạ lưu nhận biết các tín hiệu khi hồ chứa Hủa Na tiến hành xả lũ.

3. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động điện tối đa của các nhà máy thủy điện Cửa Đạt và Hủa Na trong thời gian các hồ thực hiện nhiệm vụ chống lũ cho hạ du; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch huy động điện của các nhà máy thủy điện đảm bảo phù hợp với thời kỳ, thời gian vận hành các hồ chứa trong mùa cạn theo quy định của Quy trình này.

4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước khi hồ Hủa Na xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối.

5. Chỉ đạo Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ chứa theo quy định.

Điều 22.Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trong mùa lũ:

a) Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho công trình đê điều, các công trình thủy lợi có liên quan;

b) Chỉ đạo biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống đê và công trình thủy lợi trên lưu vực sông Mã, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định.

2. Trong mùa cạn:

a) Chỉ đạo địa phương, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra, sẵn sàng cho việc lấy nước khi các hồ xả nước, đảm bảo không gây lãng phí nước;

b) Chỉ đạo địa phương và các cơ quan có liên quan chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước trong những trường hợp cần thiết.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tổ chức công bố, hướng dẫn thực hiện Quy trình. Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ chứa theo Quy trình này.

2. Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tổ chức thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo theo chế độ và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của Quy trình này.

3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 của Quy trình này.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ khi cần thiết.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo đảm bảo an toàn các công trình, các hoạt động khai thác, sử dụng nước thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan có liên quan xây dựng biện pháp xử lý các sự cố do lũ gây ra và lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp với Quy trình này.

Điều 25. Trách nhiệm của Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na

1. Thực hiện vận hành hồ chứa theo quy định của Quy trình này.

2. Theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của Quy trình này.

3. Lắp đặt camera giám sát việc xả nước và truyền tín hiệu hình ảnh về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực; lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định.

4. Trong mùa lũ:

a) Trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành được quy định như sau:

- Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na có trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành hồ của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa;

- Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải báo cáo ngay với người ra lệnh vận hành;

- Trường hợp mất thông tin liên lạc hoặc không nhận được lệnh vận hành của người có thẩm quyền ra lệnh và các tình huống bất thường khác, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na quyết định việc vận hành hồ theo đúng quy định của Quy trình này, đồng thời phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó phù hợp.

b) Khi thực hiện lệnh vận hành các cửa xả, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải thông báo ngay tới các cơ quan, đơn vị được quy định như sau:

- Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu đối với hồ Hủa Na;

- Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na đối với hồ Cửa Đạt.

c) Thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 8 của Quy trình này. Khi vận hành đảm bảo an toàn công trình, phải báo cáo ngay tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An;

d) Việc thông báo tới các cơ quan quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại hoặc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM), sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.

5. Trong mùa cạn:

a) Nếu xảy ra sự cố hoặc trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình này, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải đề xuất phương án, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du.

b) Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu phải thực hiện vận hành hệ thống công trình Bái Thượng để bảo đảm yêu cầu sử dụng nước trong hệ thống và bảo đảm duy trì liên tục qua đập Bái Thượng về hạ du sông Chu theo quy định tại Điều 16 của Quy trình này.
Điều 28. Trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa lũ

1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa lũ, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước 12 giờ hàng ngày;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ phải cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na trước 12 giờ hàng ngày;

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ trước 10 giờ hàng ngày;

Đối với Công ty Cổ phần thủy điện Hủa Na còn phải thực hiện việc cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 của Quy trình này cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu trước 10 giờ hàng ngày.

2. Khi có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác gây mưa lũ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương trên lưu vực sông Mã, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:

a) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cảnh báo, dự báo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

b) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ phải cung cấp ngay và liên tục các số liệu, bản tin cảnh báo, dự báo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Quy trình này cho Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na;

Khi mực nước tại Trạm thủy văn Xuân Khánh đạt mức quy định tại Bảng 1, phải thông báo ngay cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na.

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải cung cấp ngay cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ các thông tin, số liệu sau:

- Bản tin dự báo kèm theo số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 27 của Quy trình này;

- Thời điểm lưu lượng về hồ đạt giá trị 1.000 m3/s, 3.300 m3/s và 5.700 m3/s đối với hồ Hủa Na và 3.200 m3/s và 6.000 m3/s đối với hồ Cửa Đạt;

- Đối với Công ty Cổ phần thủy điện Hủa Na còn phải cung cấp ngay cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu bản tin dự báo nêu trên và thời điểm lưu lượng về hồ đạt giá trị 1.000 m3/s, 3.300 m3/s và 5.700 m3/s;

- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu còn phải cung cấp ngay cho Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na bản tin dự báo nêu trên và thời điểm lưu lượng về hồ đạt giá trị 3.200 m3/s và 6.000 m3/s .

3. Trách nhiệm báo cáo:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành chống lũ và trạng thái làm việc của công trình, việc báo cáo được thực hiện như sau:

a) Chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc đợt lũ, phải báo cáo kết quả vận hành chống lũ, trạng thái làm việc sau đợt lũ của hồ và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan sau đây để theo dõi, chỉ đạo:

- Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đối với hồ Hủa Na;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với hồ Cửa Đạt.

b) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, phải báo cáo kết quả vận hành trong mùa lũ, trạng thái làm việc trong mùa lũ của hồ, các đề xuất, kiến nghị và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan sau đây để theo dõi, chỉ đạo:

- Bộ Công Thương đối với hồ Hủa Na;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với hồ Cửa Đạt.

4. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;

đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM).

Điều 29. Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa cạn

1. Trách nhiệm tổ chức quan trắc, dự báo:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc các trị số khí tượng thủy văn: số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc hệ thống sông Mã;

- Nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn trong tháng tới trên lưu vực sông Mã vào ngày 01 hàng tháng.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na:

- Tổ chức đo đạc, quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy, mực nước thượng, hạ lưu hồ ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ;

- Tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu còn phải tổ chức đo đạc, quan trắc mực nước, lưu lượng đến đập Bái Thượng, lưu lượng lấy vào kênh Bái Thượng, lưu lượng qua đập tràn xuống hạ du sông Chu ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ.

2. Trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu:

a) Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: Chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na các số liệu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong 10 ngày qua trước 16 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia các số liệu:

- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ; lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du thực tế 10 ngày qua trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

- Lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;

- Hàng ngày, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu còn phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa các số liệu quan trắc: Mực nước, lưu lượng đến đập Bái Thượng, lưu lượng lấy vào kênh Bái Thượng, lưu lượng qua đập tràn xuống hạ du sông Chu.

c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Chu và Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na phải thông báo kịp thời các thông tin về vận hành, điều tiết cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia khi vận hành theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 của Quy trình này.

3. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu

Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Bằng fax;

b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;

c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;

d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;

đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM).

Điều 30. Trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa và Nghệ An, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Đọc mãi không thấy chỗ nào nói về an toàn cho dân, hay la em bỏ sót
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Nhà máy thủy điện Hố Hô chỉ là một nhà máy thủy điện nhỏ với công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Năm 2015, nhà máy này chỉ tạo ra sản lượng điện khoảng 25,5 triệu kWh và đem về doanh thu khoảng 41 tỷ đồng.

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2016, Nhà máy thủy điện Hố Hô đạt sản lượng điện 12 kWh, doanh thu 31 tỷ đồng và chỉ đóng góp cho ngân sách tỉnh Hà Tĩnh khoảng 1,4 tỷ đồng tiền thuế môi trường rừng và tài nguyên nước, còn lại khoảng 4,2 tỷ đồng thuế VAT được đóng cho tỉnh Quảng Bình (công trình thủy điện này nằm trên cả 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình).
Cám ơn cụ. Em vừa check, thằng này nó chỉ xả về phía Hà Tĩnh thôi, chứ không ông Quảng Bình cũng vào chiến rồi.
 

lóngubaru

Xe tải
Biển số
OF-393007
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
219
Động cơ
237,595 Mã lực
Cơ bản là niềm tin đây....như kiểu cave và thằng nghiện ý các cụ
 

medici_rider

Xe tăng
Biển số
OF-195371
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,783
Động cơ
338,531 Mã lực
Cám ơn cụ. Em vừa check, thằng này nó chỉ xả về phía Hà Tĩnh thôi, chứ không ông Quảng Bình cũng vào chiến rồi.
Mưa to là không phủ nhận nhưng nó như bát nước đã tràn li rồi mà dội thêm một gáo nữa thì mới chết. Không thể đem 6 triệu mm3 nước rồi chia cho diện tích vì đây là bài toán thế năng của nước với lưu vực sông. Phải là những người có kiến thức thủy văn có mô hình mới tính toán được. Thực tế thì thấy là dân ở hạ lưu chỉ kịp thoát mỗi thân còn lại trôi sạch.
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/thoi-su/se-dieu-tra-den-cung-viec-nha-may-thuy-dien-ho-ho-xa-lu-dung-quy-trinh.html
"Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất lắp máy 14 MW gồm 2 tổ máy với hồ điều tiết ngày có dung tích hữu ích là 6 triệu m3. Trong đó, TCty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần, dung tích hồ toàn bộ là 38 triệu m3, với mực nước dâng bình thường 70m, mực nước chết là 67,5m và mực nước lũ thiết kế là 70m."
Thằng Hố Hô này không có cửa xả đáy và nếu nó xả hết về mực nước chết thì lượng xả là 6 triệu khối. Nếu diện tích vùng chịu ngập sau đập là 6 km vuông thì sẽ bị ngập sâu thêm khoảng 1 m. Vậy 6-7 xã bị ngập thì diện tích phải lớn hơn 6 km vuông nhiều lần thì đổ hết tội cho nó xả lũ gây ngập sâu thêm 2-3 m có hợp lý không? Hay là rừng chiến hết rồi nên mưa về là chết.
Lấy 10 km2 rừng mà không thiết kế dung tích hồ trữ nước khi lũ, chỉ tích nước vận hành là làm sao? Lại cái chết vì quy trình kinh tế.
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
Nhầm nhá , nếu bất mãn thì phải tập trung mũi nhọn vào phía UBND huyện, xã .....

Chính vì đổ hết trách nhiệm lên thủy điện nên chẳng thấy tờ báo nào đả động đến trách nhiệm của UBND huyện, xã .

Trước khi xảy ra lũ lụt thì địa phương đã có mưa lớn liên tục 2 ngày . Một người bình thường cũng biết là mưa lớn liên tục trên 2 ngày kiểu gì cũng xảy ra lũ lụt.
Vậy trách nhiệm cảnh báo thiên tai của chính quyền huyện xã ở đâu ?
Cụ chuẩn, bọn mất dạy luôn trốn tránh trách nhiệm và tìn cách đổ lỗi cho người khác. Lều báo cũng bị dắt mũi mà thôi.
 

lancaster

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-437031
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
1,512
Động cơ
225,840 Mã lực
Tuổi
46
Nhầm nhá , nếu bất mãn thì phải tập trung mũi nhọn vào phía UBND huyện, xã .....

Chính vì đổ hết trách nhiệm lên thủy điện nên chẳng thấy tờ báo nào đả động đến trách nhiệm của UBND huyện, xã .

Trước khi xảy ra lũ lụt thì địa phương đã có mưa lớn liên tục 2 ngày . Một người bình thường cũng biết là mưa lớn liên tục trên 2 ngày kiểu gì cũng xảy ra lũ lụt.
Vậy trách nhiệm cảnh báo thiên tai của chính quyền huyện xã ở đâu ?
Đúng, là quan địa phương phải có trách nhiệm đốn đốc và cảnh báo nd có phương án sơ tán và chuẩn bị di dân đến nơi an toàn, đảm bảo nhu yếu phẩm, chủ động lên làm việc với thuỷ điện thì mới hết trách nhiệm.
Mấy ông thuỷ điện chủ yếu lo vỡ đập thôi, ko lo cho dân đc đâu. Em và các cụ cũng thế thôi.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,367 Mã lực
Không ai đổ tội cho nó về lượng nước gây ngập úng là bao nhiêu mét.
Người ta chỉ nói nó không xả nước trước khi đón lũ, nên khi lũ về + mưa + nó mới xả để chống tràn mặt đập (như nó đã giải thích là phải xả ko thì nguy hiểm cho đập) nên đương nhiên là nước lên NHANH HƠN như em đã giải thích.

Nôm na, nước thì vẫn là của Giời.
Nhưng Hố Hô có tham gia vào cái vận hành của ông Giời bằng cách tích nước, nên khi nước lũ mới về nó xả bằng sạch thì mới chịu được nếu lũ về quá to.
Như vậy, rõ ràng là tại cùng 1 thời điểm, ở cùng 1 vị trí là Hạ lưu, thì dân phải chịu thêm cái lượng nước tích nó xả ra nữa để bảo đảm an toàn đập.
Thế nên đáng lý nó phải xả cái nước tích đấy đi trước khi mưa thì dân mới đỡ khổ.
Vì vậy, nước lên nhanh hơn bình thường.

Còn nữa, như hiểu biết của em thì Hố Hô là đập trọng lực mà cụ bảo không có cửa xả đáy là sao ạ?
Chả thằng thủy điện nào "xả bằng sạch" cả cụ ạ. Nước là tiền, nó chỉ xả cái phần thừa đi thôi. Lúc lũ về hồ đầy rồi thì đầu vào nước về bao nhiêu thì đầu ra nó xả xuống bấy nhiêu. Đến khi hết lũ thì nước hồ vẫn đầy để nó còn chạy máy phát điện nữa chứ. Thế nên có hay không có cái thủy điện đó thì nước vẫn về hạ lưu ngần ấy thôi, chả giảm tí nào.

Tất nhiên cụ nói đúng là nếu nó xả trước đi để đến khi lũ về thì nó xả xuống hạ lưu ít hơn (thay vì nhận bao nhiêu xả bấy nhiêu). Thế nhưng đấy là nhẽ ra, nhỡ nếu nó xả bớt trước đi rồi nhưng lũ không về thì ai chịu trách nhiệm với số nước bị "thất thoát" đó? Khi đó cái ông quyết định phải xả trước bị mất chức hay thậm chí đi tù (thủy điện này của nhà nước, không phải của tư nhân) thì có cụ nào lên đây kêu cho người ta không? Mà bản thân cái thủy điện đó không có chức năng điều tiết lũ thì sao người ta phải tham gia? Bắt thủy điện nhỏ cắt lũ thì cũng giống như bắt đứa trẻ con lên 3 nâng tạ, nó có làm được đâu mà bắt nó làm.
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Chả thằng thủy điện nào "xả bằng sạch" cả cụ ạ. Nước là tiền, nó chỉ xả cái phần thừa đi thôi. Lúc lũ về hồ đầy rồi thì đầu vào nước về bao nhiêu thì đầu ra nó xả xuống bấy nhiêu. Đến khi hết lũ thì nước hồ vẫn đầy để nó còn chạy máy phát điện nữa chứ. Thế nên có hay không có cái thủy điện đó thì nước vẫn về hạ lưu ngần ấy thôi, chả giảm tí nào.

Tất nhiên cụ nói đúng là nếu nó xả trước đi để đến khi lũ về thì nó xả xuống hạ lưu ít hơn (thay vì nhận bao nhiêu xả bấy nhiêu). Thế nhưng đấy là nhẽ ra, nhỡ nếu nó xả bớt trước đi rồi nhưng lũ không về thì ai chịu trách nhiệm với số nước bị "thất thoát" đó? Khi đó cái ông quyết định phải xả trước bị mất chức hay thậm chí đi tù (thủy điện này của nhà nước, không phải của tư nhân) thì có cụ nào lên đây kêu cho người ta không? Mà bản thân cái thủy điện đó không có chức năng điều tiết lũ thì sao người ta phải tham gia? Bắt thủy điện nhỏ cắt lũ thì cũng giống như bắt đứa trẻ con lên 3 nâng tạ, nó có làm được đâu mà bắt nó làm.
http://trithucvn.net/chinh-tri-xa-hoi/vi-sao-thuy-dien-ho-ho-khong-co-chuc-nang-dieu-tiet-lu.html

"Ông Huấn còn chỉ ra, lúc 16 giờ ngày 14.10, cốt nước tại Hố Hô là 68m, lưu lượng nước vào 1.700m3/s, nhà máy mở 3 cửa xả lưu lượng 1.500 m3/s. Tới 17h39, cốt nước đã hạ xuống còn 67,3m, nước vào 1.400m3/s, nhưng lượng xả lại tăng lên 1.700m3/s. Tới 19h, lãnh đạo huyện Hương Khê trực tiếp lên kiểm tra thì lưu lượng xả lúc này đã 1.843 m3/s, dù cốt nước 67m"

Tức là ở cao trình 68m thì lưu lượng nước vào là 1.700 m3/s, Hố Hô xả 1.500 m3/s. Tức là xả ra ít hơn tích vào đúng ko ạ?
Sau 1 tiếng rưỡi thì mưa giảm nên nước mới rút xuống cáo trình 67,3m, tức giảm 70cm đúng ko ạ? Nước vào 1.400 m3/s nhưng lại xả 1.700 m3/s. Tức là nước rút, nước về giảm nhưng lại tăng xả!
Sau 1 tiếng rưỡi nữa thì mặc dù nước rút thêm 30cm nhưng lại tiếp tục tăng lượng xả ra.

Nghĩa là sao? Nghĩa là đúng như em nói, lãnh đạo Hố Hô tính toán rằng nước mưa ở thượng lưu còn tiếp tục về kể cả khi hết mưa nên cần xả tiếp để đón lũ về. Nghĩa là về bản chất thì khi lũ chưa về đến Hố Hô, nước còn đang ở đâu đó phía trên thì Dân ở Hạ lưu đã phải chịu lũ kép là lũ tự nhiên và lũ nhân tạo chính là cái nước cũ trong lòng hồ mà Hố Hô phải tìm mọi cách xả ra nếu không thì vỡ đập.

Về lượng nước thì đúng chả có gì bàn cãi, và đó là cái bẫy giải thích của lão tiến sỹ gì ở trên.
Nhưng về cái cách nó đổ nước lên đầu dân hạ lưu vào cùng 1 thời điểm thì nó khác hoàn toàn, chính vì thế nên nước mới lên nhanh hơn.
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Tất nhiên cụ nói đúng là nếu nó xả trước đi để đến khi lũ về thì nó xả xuống hạ lưu ít hơn (thay vì nhận bao nhiêu xả bấy nhiêu). Thế nhưng đấy là nhẽ ra, nhỡ nếu nó xả bớt trước đi rồi nhưng lũ không về thì ai chịu trách nhiệm với số nước bị "thất thoát" đó? Khi đó cái ông quyết định phải xả trước bị mất chức hay thậm chí đi tù (thủy điện này của nhà nước, không phải của tư nhân) thì có cụ nào lên đây kêu cho người ta không? .
Thế nên e mới so sánh việc này giống như đầu cơ giá gạo thế giới mà:

Các cụ có thấy vụ này hơi giống với tình huống: Giá gạo thế giới cao thì ém hàng éo xuất khẩu, đến khi giá gạo thấp thì đẩy mạnh xuất khẩu. Do năng lực dự báo kém ?

Lúc lũ còn thấp thì không xả vì tiếc nước, đến khi lũ cao quá thì xả vội không thì vỡ đập. Giá mà đoán trước được có lũ cao thì xả trước một phần.

Dự báo lũ khó hơn hay dự báo giá gạo thế giới khó hơn ?
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,624
Động cơ
970,394 Mã lực
Chắc e dễ bị kích thích nên nghe chiều nào cũng thấy xuôi :((
 

thanhdo62

Xe tăng
Biển số
OF-353440
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,550
Động cơ
275,080 Mã lực
Tất cả đều đúng qui trình ,mất tài sản cũng đúng qui trình ,chết người cũng đúng qui trình .Đang có vụ rơi máy bay trực thăng ,kg biết rơi có đúng qui trình không ?.Xây dựng qui trình ở đất này chẳng khác gì xây dựng kế hoạnh giết người .
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Bác 100 Phúc này nói quá chuẩn, thủy điện này có mười mấy mê bé tin hin, hồ của nó có đã là tốt, ăn thua gì trong việc điều lũ. Bọn abc xyz léo có cái gì độ vạ thì hùa bọn lều cải hướng dân thiếu hiểu biết lấy chỗ để đổ, để quên đi trách nhiệm của kẻ có trách nhiệm.
Dự báo và chuẩn bị chống lũ thì k làm, bão lũ rồi thì chỉ thằng lọ yêu cầu thằng chai kiểm tra đổ lỗi. Nya bài học kép là bão nó vào tận nước lạ mà lại đi xả lũ đón bão, đến mùa khô léo có điện mà dùng lại gào lên, đây là hậu quả của dư luận ảo
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Sức chứa của đập Hố Hô bằng khoảng 3 lần Hồ Tây, chắc không gây ngập cả huyện như thế được.
Bài viết rất công tâm.
nó có vỡ đập hay xả lũ nước của hồ đâu, nước vào bao nhiêu thì nó xả bấy nhiêu cơ mà, tức là coi như k có nó, mà cái thủy điện bé như cái kẹo thì làm gì có chức năng nhiệm vụ phân lũ
 

mr_nom

Xe tăng
Biển số
OF-427408
Ngày cấp bằng
5/6/16
Số km
1,263
Động cơ
517,799 Mã lực
Tưởng gì? hoá ra là thớt cũng lấy từ 1 bài báo mạng nào đấy về rồi cho là bài báo đấy đúng sau đó nghĩ mọi người đều sai. Thêm vào đấy là từ "sồn sồn" của dân mình khi mà cụ thớt cũng là 1 thành phần sồn sồn trong cái số "dân mình" đó.
 

NguyenTuyenCRV

Xe hơi
Biển số
OF-411866
Ngày cấp bằng
21/3/16
Số km
144
Động cơ
224,870 Mã lực
Tuổi
43
Trong việc này chỉ có mấy ông Lều báo là thắng lớn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top