[Funland] Dân mình dễ bị kích thích sồn sồn nhỉ ?

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,222 Mã lực
http://trithucvn.net/chinh-tri-xa-hoi/vi-sao-thuy-dien-ho-ho-khong-co-chuc-nang-dieu-tiet-lu.html

"Ông Huấn còn chỉ ra, lúc 16 giờ ngày 14.10, cốt nước tại Hố Hô là 68m, lưu lượng nước vào 1.700m3/s, nhà máy mở 3 cửa xả lưu lượng 1.500 m3/s. Tới 17h39, cốt nước đã hạ xuống còn 67,3m, nước vào 1.400m3/s, nhưng lượng xả lại tăng lên 1.700m3/s. Tới 19h, lãnh đạo huyện Hương Khê trực tiếp lên kiểm tra thì lưu lượng xả lúc này đã 1.843 m3/s, dù cốt nước 67m"

Tức là ở cao trình 68m thì lưu lượng nước vào là 1.700 m3/s, Hố Hô xả 1.500 m3/s. Tức là xả ra ít hơn tích vào đúng ko ạ?
Sau 1 tiếng rưỡi thì mưa giảm nên nước mới rút xuống cáo trình 67,3m, tức giảm 70cm đúng ko ạ? Nước vào 1.400 m3/s nhưng lại xả 1.700 m3/s. Tức là nước rút, nước về giảm nhưng lại tăng xả!
Sau 1 tiếng rưỡi nữa thì mặc dù nước rút thêm 30cm nhưng lại tiếp tục tăng lượng xả ra.

Nghĩa là sao? Nghĩa là đúng như em nói, lãnh đạo Hố Hô tính toán rằng nước mưa ở thượng lưu còn tiếp tục về kể cả khi hết mưa nên cần xả tiếp để đón lũ về. Nghĩa là về bản chất thì khi lũ chưa về đến Hố Hô, nước còn đang ở đâu đó phía trên thì Dân ở Hạ lưu đã phải chịu lũ kép là lũ tự nhiên và lũ nhân tạo chính là cái nước cũ trong lòng hồ mà Hố Hô phải tìm mọi cách xả ra nếu không thì vỡ đập.

Về lượng nước thì đúng chả có gì bàn cãi, và đó là cái bẫy giải thích của lão tiến sỹ gì ở trên.
Nhưng về cái cách nó đổ nước lên đầu dân hạ lưu vào cùng 1 thời điểm thì nó khác hoàn toàn, chính vì thế nên nước mới lên nhanh hơn.
Từ cái link của cụ:
  • 13h30 ngày 14/10: lưu lượng xả 500m3/s (lượng nước về hồ là 550m3/s)
  • 18h30 ngày 14/10: dừng hoạt động phát điện, nâng bổng cả 3 van cửa để xả tràn tự do với mức 1.843m3/s, tương đương với lượng nước từ núi đổ về hồ
  • Sáng ngày 16/10: xả nước với lưu lượng 824m3/s (lượng nước về hồ là 915m3/s)
Có thể thấy cái thủy điện này từ đầu đến cuối lũ gần như cứ nhận bao nhiêu xả bấy nhiêu. Điều đó chỉ chứng minh rõ hơn là nó không có chức năng cắt lũ. Nó cũng không có khả năng cắt lũ. Dung tích hữu ích của hồ là 6 triệu khối, với lưu lượng lũ 1800 khối/giây thì chỉ 1 giờ không xả là đầy cái dung tích này.

Còn như cụ trích ở trên thì có những thời điểm nào đó nó xả hơn so với lưu lượng nhận về khoảng 200 - 300 khối/giây. Lưu lượng này tính trên lưu lượng lũ + mưa thì cũng chả thấm vào đâu, và không thể là nguyên nhân (mà các báo đài đang tạo ảo giác là nguyên nhân duy nhất) khiến lụt nặng.

Tóm lại là cái hồ thủy điện này bé quá, nên đừng đổ hết tội gây lụt nặng cho nó, tội nghiệp.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Các cụ chơi âm thanh xe hơi tìm cách nâng chất lượng âm thanh bằng những loại tụ điện khác nhau. Tụ càng to thì âm thanh càng ngon... đại loại vậy. Vấn đề là tụ to tụ bé đều có tác dụng cả, tuy nhiên tác dụng đến đâu, nhiều hay ít thôi.

Cái hồ cũng vậy, dù là hồ thuỷ lợi hay hồ thuỷ điện đều có tác dụng điều tiết nước (ít hay nhiều). Ông nào làm thuỷ điện cũng phải có phần thuỷ lợi, điều tiết nước trong nội dung dự án. Nói hồ thuỷ điện không liên quan là không đúng.
Vậy đúng sai thế nào thì phải xem nhật ký vận hành hồ; công tác dự báo và xả đáy đón lũ.

- Nếu xả sớm để đón lũ (xả từ lúc lũ chưa về, có điều tiết lượng xả hợp lý) mà khi lũ về vẫn có nguy cơ tràn đập thì ông đấy vô can
- Nếu đợi lũ về mới xả, lũ đến đâu xả đến đấy thì ông đấy vô tâm
- Nếu lũ về ít mà xả nhiều làm khổ dân ở hạ lưu thì ông ấy có tội

Vấn đề ở đây, thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, mâu thuẫn với nhau được đưa tràn lan trên các loại báo thì biết đâu mà lần. Có cãi nhau thì cũng là thày bói xem voi thôi.

1 cái hồ, cho dù là bé bằng 1/2 cái hồ Tây mà vận hành nó tốt thì cũng có tác dụng làm giảm bớt thiệt hại cho người dân vùng hạ lưu. Vấn đề là người (những người) vận hành hồ làm có tốt hay không thôi.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Ông ta nói cũng có lý nhưng chưa hết.

1. Nước không do hồ sinh ra, hồ không tạo ra lũ. Chẳng qua chỉ là hồ nhỏ không có khả năng điều tiết lũ, nên để cho lũ chảy qua hồ. Cái này ông nói đúng nhưng chưa hết. Hồ lớn khả năng điều tiết lớn, hồ nhỏ khả năng nhỏ.

2. Khi ngăn đập tạo hồ, đồng nghĩa với triệt hạ mảng xanh lớn hơn nhiều diện tích mặt hồ (Vì mặt đất lồi lõm không bằng phẳng). Mảng xanh này không ít thì nhiều cũng có khả năng kìm hãm lũ. Có nghĩa là hồ ít nhiều phải có trách nhiệm trước lũ, chưa kể trách nhiệm giữa con người và con người. Cái này ông chưa nói.

3. Khi nghe tin bão lũ, hồ không chủ động xả bớt nước trước cho đúng trách nhiệm ở trên. Mà khư khư giữ nước cho chắc ăn phần mình. Đến khi có lũ thật bèn bỏ mặc cho lũ trôi thẳng xuống dân. Cái này ông cũng chưa nói.

Em nghĩ vậy, các cụ cho ý kiến.
Em đồng ý 1,2 của cụ. Còn ý 3 e thấy quá lý thuyết.
Nếu cụ là giám đốc nhà máy thuỷ điện cụ có xả không? Chắc chắn là không rồi
Việc xả hay không, lẽ ra phải thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng và dự báo thời tiết, chứ không phải của nhà máy thuỷ điện. Không thể cứ nghe có mưa là xả hết nước được cụ ạ.
http://vtv.vn/video/ban-tin-thoi-tiet-6h30-12-10-2016-178241.htm
Gửi cụ cái link dự báo thời tiết vào tối 12/10 đây. Dự báo lượng nước mưa là 200mm trong khi thực tế nó là 800mm. Vậy, trách nhiệm cuối cùng trong thảm hoạ này thuộc về ai? Theo em chính là của đơn vị dự báo thôi. Nếu làm tốt thì đã có công văn yêu cầu thuỷ điện xả lũ rồi cụ ạ
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Từ cái link của cụ:
  • 13h30 ngày 14/10: lưu lượng xả 500m3/s (lượng nước về hồ là 550m3/s)
  • 18h30 ngày 14/10: dừng hoạt động phát điện, nâng bổng cả 3 van cửa để xả tràn tự do với mức 1.843m3/s, tương đương với lượng nước từ núi đổ về hồ
  • Sáng ngày 16/10: xả nước với lưu lượng 824m3/s (lượng nước về hồ là 915m3/s)
Có thể thấy cái thủy điện này từ đầu đến cuối lũ gần như cứ nhận bao nhiêu xả bấy nhiêu. Điều đó chỉ chứng minh rõ hơn là nó không có chức năng cắt lũ. Nó cũng không có khả năng cắt lũ. Dung tích hữu ích của hồ là 6 triệu khối, với lưu lượng lũ 1800 khối/giây thì chỉ 1 giờ không xả là đầy cái dung tích này.

Còn như cụ trích ở trên thì có những thời điểm nào đó nó xả hơn so với lưu lượng nhận về khoảng 200 - 300 khối/giây. Lưu lượng này tính trên lưu lượng lũ + mưa thì cũng chả thấm vào đâu, và không thể là nguyên nhân (mà các báo đài đang tạo ảo giác là nguyên nhân duy nhất) khiến lụt nặng.

Tóm lại là cái hồ thủy điện này bé quá, nên đừng đổ hết tội gây lụt nặng cho nó, tội nghiệp.
Có 2 link cụ ạ.
1 link là trích thông tin của lão Huấn, là người của phía Huyện em thấy chuẩn hơn với diễn biến.
Thủy điện nhỏ thì dung tích lòng hồ chứa nhỏ, không thể cắt lũ là đúng.
Chính vì vậy, nó phải xả nước tích trước khi lũ về vì nó đâu có năng lực cắt lũ?

Ở đây không ai bảo Hố Hô là nguyên nhân gây lụt nặng, người ta chỉ nói từ lúc Hố Hô xả lũ thì dân chạy không kịp vì nước lên quá nhanh. Mưa 2 ngày đã làm sao? Vấn đề chỉ xuất hiện khi Hố Hô mở cửa tháo nước.
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Các cụ chơi âm thanh xe hơi tìm cách nâng chất lượng âm thanh bằng những loại tụ điện khác nhau. Tụ càng to thì âm thanh càng ngon... đại loại vậy. Vấn đề là tụ to tụ bé đều có tác dụng cả, tuy nhiên tác dụng đến đâu, nhiều hay ít thôi.

Cái hồ cũng vậy, dù là hồ thuỷ lợi hay hồ thuỷ điện đều có tác dụng điều tiết nước (ít hay nhiều). Ông nào làm thuỷ điện cũng phải có phần thuỷ lợi, điều tiết nước trong nội dung dự án. Nói hồ thuỷ điện không liên quan là không đúng.
Vậy đúng sai thế nào thì phải xem nhật ký vận hành hồ; công tác dự báo và xả đáy đón lũ.

- Nếu xả sớm để đón lũ (xả từ lúc lũ chưa về, có điều tiết lượng xả hợp lý) mà khi lũ về vẫn có nguy cơ tràn đập thì ông đấy vô can
- Nếu đợi lũ về mới xả, lũ đến đâu xả đến đấy thì ông đấy vô tâm
- Nếu lũ về ít mà xả nhiều làm khổ dân ở hạ lưu thì ông ấy có tội

Vấn đề ở đây, thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, mâu thuẫn với nhau được đưa tràn lan trên các loại báo thì biết đâu mà lần. Có cãi nhau thì cũng là thày bói xem voi thôi.

1 cái hồ, cho dù là bé bằng 1/2 cái hồ Tây mà vận hành nó tốt thì cũng có tác dụng làm giảm bớt thiệt hại cho người dân vùng hạ lưu. Vấn đề là người (những người) vận hành hồ làm có tốt hay không thôi.
Thế tức là ý cụ cũng giống thế này chứ gì:

Các cụ có thấy vụ này hơi giống với tình huống: Giá gạo thế giới cao thì ém hàng éo xuất khẩu, đến khi giá gạo thấp thì đẩy mạnh xuất khẩu. Do năng lực dự báo kém ?

Lúc lũ còn thấp thì không xả vì tiếc nước, đến khi lũ cao quá thì xả vội không thì vỡ đập. Giá mà đoán trước được có lũ cao thì xả trước một phần.

Dự báo lũ khó hơn hay dự báo giá gạo thế giới khó hơn ?
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
các cụ nghe ở đoạn 34:20 sẽ thấy ngay Hố Hô đúng hay sai;;);;)
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Đến ạ các cụ. Ngồi lại với nhau cùng suy xét cho nó ra cái dáng dấp OF xem nào, nơi tập trung toàn những cụ học rộng tài cao cả, chả nhẽ lại cũng "sồn sồn" hết lên.
Ý kiến của em thế này. Cái Hố hô nó 13MW, đập cũng bé tẹo, cao trình mực nước từ mực nước chết đến mực nước dâng bình thường là 2,5m, thành phần dung tích hữu ích (dùng để phát điện) cũng đồng thời là dung tích phòng lũ, nó không có thành phần dung tích phòng lũ. Đấy là em nói theo ý các cụ, chứ thực ra thằng này không được thiết kế để phòng lũ nên không có khái niệm dung tích phòng lũ trong cái hồ này. Hơn nữa, nó là thằng hồ chứa điều tiết thời đoạn ngắn, nói nôm na là sử dụng lượng nước về ở giờ thấp điểm để tập trung phát giờ cao điểm, chứ không phải điều tiết năm như hồ Hòa Bình mà tích nước mùa lũ phát điện mùa khô. Như vậy đòi hỏi nó phải cắt lũ là bất khả thi.
Từ cái bất khả thi về cắt lũ, nó cũng có thể giảm lũ khi mực nước hồ chưa đến cao trình 70 (là cao trình được phép cao nhất của hồ) nhưng khả năng giảm lũ chỉ có thể nằm trong 2,5 mét nước từ 67,5 lên 70. Nó không thể hạ mực nước xuống dưới 67,5 do không có cống xả đáy. Nếu nước hồ vưọt quá 70 thì nước về bao nhiêu xuống hạ lưu bấy nhiêu, có hay không có nó cũng như nhau. Nói vậy để một số cụ dùng cái hình ảnh so sánh là múc từng ca nước với đổ cả thau nước là không đúng, vì nó có đổ cả cái đáy hồ của nó xuống được đâu, có chăng chỉ đổ được cái phần nước nằm trong 2,5 mét nước ấy thôi. Mà 2,5 m nước ấy thực tế nó lại đang sử dụng làm chậm lũ chứ không phải đổ thêm lũ lên đầu dân như báo chí đàng điếm đang chĩa mũi dùi vào. Trong quá trình nó xả, lượng nước hồ không hề giảm có nghĩa là lũ về bao nhiêu xuống hạ lưu hết, có nó cũng như không. Vậy nếu bảo nó là nguyên nhân gây lụt lội thì quá phiến diện.
Bây giờ một số ý kiến bắt đầu đuối lý, cho rằng đang ngập rồi nó còn xả tiếp, thế nếu nó không xả, nước trong hồ lên tiếp thì dân hay chính quyền có chịu trách nhiệm thay nó được không nếu tràn đập?
Em vẫn suy nghĩ đến 1 thuyết âm mưu thế này, đầu tiên là công tác dự báo khí tượng thủy văn kém, dẫn đến thông số đầu vào về lưọng mưa, lưu lượng đỉnh lũ và thời gian duy trì đỉnh lũ không chính xác, dẫn đến việc vận hành hồ chứa theo quy trình chống lũ bị sai. Việc tiếp theo là dẫn đến việc triển khai công tác phòng chống lụt bão của địa phương sai nốt. Ông địa phương thì nghĩ cái đập thủy điện là cứu tinh, có mày rồi bố cứ rung đùi, việc cắt lũ mày phải làm đã, xong mới đến việc của tao. Chậm trễ và quan liêu trong công tác chuẩn bị. Đến khi lũ về cường độ cao, nó có thông báo khẩn các ông cũng trở tay không kịp, thế là cả 1 hệ thống đổ lên đầu 1 thằng trẻ con là cái đập thủy điện bé tin hin nhằm đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm.

Nhìn ở 1 khía cạnh khác, đó là thằng thủy điện làm sai quy trình đón lũ, vận hành sai quy trình hồ chứa mùa lũ, thì thuyết âm mưu các cụ đưa ra là do nó tích nước để phát điện, chỉ nghĩ đến nó éo nghĩ đến dân. Em nghĩ đếch phải. Với cái dung tích hữu ích bé tẹo, nó tích phát đầy hồ, cần quái gì tích ngay ở đầu mùa mưa bão này. Trong khi mùa mưa bão còn dài, nếu nó muốn tích nó chỉ cần đón 1 con lũ cuối vụ là đầy hồ. Tạm tính với các cụ thế này: Dung tích hữu ích 6 triệu m3, với 1 cơn lũ lưu lượng trung bình 1000m3/s, nó tích 2 tiếng là đầy cái dung tích ấy. Con lũ này có đỉnh lũ 1800m3/s, lưu lượng xả tối đa của nó là 1830m3/s, có nghĩa là cơn lũ này đã được tính là lũ tần suất đối với cái thủy điện ấy. Và khi xuất hiện lũ tần suất, thì quy trình vận hành hồ chứa nào cũng thế, việc đầu tiên là an toàn công trình được đặt lên hàng đầu, để tránh thảm họa khủng khiếp cho hạ du là vỡ đập, sau đó mới là an toàn hạ du.
Sự đàng điếm của báo chí ở chỗ đó, lấy 2 hình ảnh gắn với nhau, 1 là thủy điện xả lũ và 1 là nước ngập đến nóc nhà dân, thế là dân tình bật auto tức khắc, chửi cả nhà thằng thủy điện. Sập luôn bẫy báo chí đang tìm cách lấp đi những cái sai phạm nghiêm trọng hơn, đó là sự yếu kém trong công tác dự báo khí tượng thủy văn và sự chậm trễ quan liêu của chính quyền.
Em không bênh vực gì thằng thủy điện cả, tuy nhiên nhìn nhận cố gắng khách quan 1 tý, OF không phải là nơi để bật auto chửi các cụ ạ. Cố giữ cái hình ảnh của diễn đàn đi.
 

Trai Làng

Xe tải
Biển số
OF-46780
Ngày cấp bằng
17/9/09
Số km
484
Động cơ
465,450 Mã lực
Theo em thì trước khi xả lũ thì ông giám đốc thuỷ điện ày nên live stream thông báo này nọ rồi trực tiếp cho bà con xem cảnh xả lũ thì mới đúng quy trình.... mẹ kiếp cái thuỷ điện con con này chịu thế nào được toàn bộ lũ vừa rồi, cái chính là các ông ấy chưa tìm được bố con thằng nào để đổ lỗi thì lại vớ được ông Hố đứng đầu nguồn. GIá em mà là ông Hố em kệ con mẹ nó vỡ đập kiếm tí bảo hiểm có khi lại ngon. Dân còn trôi ra biển có khi lãng mạn hơn đấy...
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
34
Lấy 10 km2 rừng mà không thiết kế dung tích hồ trữ nước khi lũ, chỉ tích nước vận hành là làm sao? Lại cái chết vì quy trình kinh tế.
Có thể là do địa hình nữa cụ, không xây được hồ có dung tích to hơn. Hồ này chỉ điều tiết ngày. Em thấy bọn Nhât Bản thiết kế là chuẩn nhất, như thủy điện Đa Nhim công suất tương đương Thác Bà mà chỉ chiếm diện tích độ 1/8.
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Đọc mãi không thấy chỗ nào nói về an toàn cho dân, hay la em bỏ sót
Cụ có thể trở thành DLV xuất sắc. Tổ lái vấn đề bằng cách bắt bẻ câu từ kiểu không có từ nào là dân, nghĩa là quy trình này kệ mẹ dân chết. Thế nào là an toàn cho dân ạ, cái an toàn công trình nó chính là để giữ an toàn cho hạ du khỏi những thảm họa như vỡ đập. Như ý hiểu của cụ, nhiệm vụ của nó là phải làm sao dân vẫn ăn chơi nhảy múa được khi lũ về phỏng, dù lũ có cao đến mấy tao vẫn phải lái xe đi uống cafe được ạ? Thế thì nó sinh ra các vùng phân lũ làm quái gì.
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,566 Mã lực
Từ cái link của cụ:
  • 18h30 ngày 14/10: dừng hoạt động phát điện, nâng bổng cả 3 van cửa để xả tràn tự do với mức 1.843m3/s, tương đương với lượng nước từ núi đổ về hồ
  • Có tương đương không thì so sánh với bên khí tượng thủy văn là rõ ngay. Tương đương mà sao lũ về mực nước trong hồ lại hạ :D
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,980
Động cơ
1,270,731 Mã lực
Có kết luận từ Bộ Công Công rồi: xả lũ đúng quy trình. Dân và cán bộ địa phương sống sai quy trình và nhầm thời đại, đề nghị thay dân hoặc di dân đi chỗ khác cho tau phát điện. Xin hết.
 
Biển số
OF-445151
Ngày cấp bằng
15/8/16
Số km
1,965
Động cơ
221,210 Mã lực
Rõ là Oẳng chỉ đạo làm thuỷ điện thì làm gì có thuỷ điện nào ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân bao giờ!
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,566 Mã lực
Có kết luận từ Bộ Công Công rồi: xả lũ đúng quy trình. Dân và cán bộ địa phương sống sai quy trình và nhầm thời đại, đề nghị thay dân hoặc di dân đi chỗ khác cho tau phát điện. Xin hết.
Bộ của quy trình, luôn đúng quy trình :D
Sáng em vừa đọc báo cáo của hội Phân bón gửi TT phản biện báo cáo của BCT, sơ sơ mới có gần chục điểm bất hợp lý :D
 

mạnh đoàn

Xe tăng
Biển số
OF-338828
Ngày cấp bằng
16/10/14
Số km
1,244
Động cơ
285,580 Mã lực
Trả lời như kec. Chúng mày không làm thuỷ điện, phá rừng, tự nhiên nước chảy tập trung hết về đây chắc
 

autorun

Xe điện
Biển số
OF-111551
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
2,240
Động cơ
405,910 Mã lực
Em nói rồi, thuỷ điện không gây ra lũ, không làm cho lũ lớn lên, mà việc xả đáy bất hợp lý của nó làm cho lũ dâng nhanh hơn thôi, dân có ít thời gian để chống lũ.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,165 Mã lực
Nếu đúng quy trình, thì sao phải làm những việc như thế lày??????????
......:)):)):))


Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô (Công ty cổ phần thủy điện Hồ Bốn) cho biết: Từ ngày 13 đến sáng 15/10, đơn vị đã chủ động thông báo huyện xin điều tiết lòng hồ vì lượng nước đổ về rất lớn. Lưu lượng xả được tăng dần theo lưu lượng nước về.

"Hồ thủy điện dung tích 38 triệu m3. Nước đổ về thời điểm đó khoảng 1.800 m3/s, cứ một tiếng là nước dâng, nếu không xả giọt nào thì lòng hồ tăng lên 7 triệu m3 nước, nguy cơ mất an toàn rất cao", ông Hùng giải thích.

Tuy nhiên khi cuộc họp đang diễn ra thì ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê xuất hiện . Tại buổi làm việc ông Huấn cho biết là không được thông báo nên không biết buổi làm việc ngày hôm nay.
Và ông Huấn tiếp tục khẳng định chính quyền huyện Hương Khê không hề được thông báo về kế hoạch xả lũ của Nhà máy thủy điện Hố Hô.
Việc Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ, với lưu lượng lớn khiến người dân không kịp trở tay.

http://dantri.com.vn/xa-hoi/kiem-tra-thuy-dien-ho-ho-lanh-dao-huyen-huong-khe-khong-duoc-moi-20161017171310385.htm
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,037
Động cơ
510,506 Mã lực
Làm 1 cái thuỷ điện thì cần TÀN PHÁ bao nhiêu Km2 rừng?????
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top