Dạ vâng, cháu đưa tiếp clip lên, nhờ các bác góp ý ạ.
Cảm ơn các bác nhiều!
Cháu chơi chương 3 bản Sonata cung Fa Trưởng K332 của Mozart, là một bản khó với độ tuổi của cháu và kể cả với cháu.
Ngoài việc chơi được 2 tay bản nhạc từ đầu đến cuối gần như không vấp ra, cháu không thể hiện thêm được điều gì khác, có lẽ vì bản nhạc quá khó đối với cháu.
Tuy nhiên việc cháu nhớ và chơi được bản nhạc như vậy cũng đã là điều đáng khích lệ và không phải bất kỳ bạn nào học piano cũng đều làm được.
Chi tiết hơn, em xin để bác
QUANG1970 nhận xét.
Cảm ơn bác
thanhtùng5186 có nhã ý tải (up) clip lên và chia sẻ!
Em cũng cảm ơn bác
xe vài bánh đã nhắc khéo em góp ý!
Phải góp ý chứ bác
xe vài bánh! Chứ nếu không khéo các bác trên đây đập bể "tráp và mu rùa" của em thì sao?! (vì em trót nhỡ đăng ký làm thầy bói trong "còm" trước)
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến góp ý của bác
xe vài bánh vì nhìn tổng thể, và nghe ở góc độ bình thường thì đúng là như vậy.
Tuy nhiên ở góc độ chuyên môn cũng như khi nhận xét góp ý thì em xin lưu ý các bác chúng ta phải
nhìn tổng thể và
tham khảo các yếu tố cộng thêm để khi
phát biểu ý kiến phải đúng về chuyên môn, nằm trong điều kiện thực tế, hay nói nôm na là cũng như hài hòa chữ tình, hay với cái mà người ta vẫn nói là tính nhân văn trong ý tưởng.
Vì vậy để có một ý kiến khi "gạn đục khơi trong" cũng như khi "đãi cát tìm vàng", em xin đưa quan điểm của em là chúng ta hãy nhìn tác phẩm này được biểu diễn bởi:
+ Một chú bé mới 9 tuổi
+ Một chú bé không học chuyên nghiệp mà chí học ở bên ngoài tức là học và chơi nghiệp dư
+ Một chú bé học đàn trong điều kiện gia đình không có một ai theo nghề này nghĩa là hoàn toàn cô đơn "bơi trong biển rộng"
Xuất phát từ những thông tin tham khảo này đến khi chúng ta bình, chúng ta bàn chúng ta góp ý sao cho thỏa được các yếu tố đúng về chuyên môn đầy tính nhân văn cũng như là động lực để cho những tài năng vươn lên! Em nghĩ đó mới là cái đích sau cùng của góp ý phải không ạ?
1/ Bài chú bé biểu diễn là chương 3 Final của Sonate Mozart số 12 cung Fa trưởng K.332
Những ai có học đàn thì sẽ biết đánh Mozart cho ra chất khó nhất!
Đánh Mozart không khó về kỹ thuật: phức tạp và tinh xảo như Lizt
Đánh Mozart cũng không đòi hỏi sự sâu lắng và kinh nghiệm như đánh Schubert. Lưu ý các bác, tất cả những người biểu diễn Schubert giỏi, nổi tiếng đều trên 30 tuổi!
Đánh Mozart cũng không có đánh cái giai điệu sâu lắng và da diết như Chopin!
Mà "đánh ra" Mozart là đánh ra tất cả!!!
Cái khó nhất của đánh Mozart mà ra chất, tức là đánh hay xử lý làm sao được sự tinh tế của Mozart vì nhạc của Mozart cực kì tinh tế nên khi một một nghệ sĩ đã làm được (đánh ra) tinh tế thì việc: kỹ xảo, tính sâu lắng, cũng như kinh nghiệm, là chuyện đương nhiên phải có. Hay nói nôm na, người nào đã đánh ra Mozart thì đương nhiên khi đánh các tác giả (nhạc sĩ) khác cũng hay.
Nếu các bác để ý các nghệ sĩ lớn những nghệ sĩ nào trong danh mục biểu diễn của họ có nhiều tác phẩm của Mozart thì điều chắc chắn là cũng sẽ có những tác phẩm của tác giả khác!
Trong khi một số nghệ sĩ biểu diễn có thể đánh một số tác phẩm, của một số nghệ sĩ nào đó, nhưng không thấy họ đánh Mozart thì thi thoảng họ (nghệ sĩ đó) chỉ đánh chung với người khác thôi (đánh 4 tay).
Ví dụ như Samson Francois, đánh rất nhiều tác phẩm của Chopin, Beethoven, Lizt,... chứ hầu như ít ai thế Samson độc tấu hay đánh Mozart
Câu cuối cùng em nói trong đoạn này là:
Ai đã đánh được Mozart thì sẽ đánh được những tác giả khác!
Điều đó nói lên cái khó của các tác phẩm Mozart! với Mozart cho dù là một bài nhỏ xíu, Ví dụ như bài Valse Favorite chỉ có mấy câu mà đánh cho ra được sự nhí nhảnh duyên dáng cũng như dễ thương của nó thực sự mà nói không phải dễ dàng!
Từ những nhập môn đó em mới đi sâu vào phần của chú bé này!
Đúng như em nói chú bé có thẩm âm tốt biết "làm câu" khi đánh, do đó bài nhạc này chú bé đánh nghe rất "vừa tai thuận nhĩ"
Ngay đến người sắc sảo, tinh tế như bác
xe vài bánh khi mới nghe mà vẫn chưa tìm ra được những cái sai của chú ta!
Lý do: xin thưa bởi vì do thẩm âm (thẩm mỹ âm nhạc) của chú tốt, chú khéo xử lý bài! nghĩa là chú biết làm câu và
biết thở đúng câu khiến người nghe rất dễ chịu!
2/
Em xin phép đi xa một chút để các bác hiểu:
Khi đánh piano để làm sắc thái hay trong nghề gọi là "làm câu" người nghệ sĩ phải dùng gì để làm nó?
Câu hỏi này em có nêu ra trong "còm" hôm trước, ở trong thớt "Tư vấn về đàn dương cầm" và nhờ các bậc cao nhân chia sẻ cùng nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy ai có ý kiến! Nên hôm nay, em muốn xin phép, nói đôi ba điều chia sẻ về vấn đề này :
Đánh Dương Cầm nói riêng và đánh các nhạc cụ khác nói chung muốn hay (tiếng đàn "đi" vào lòng người), cái cần nhất khi biểu diễn là "đánh ra bài, ra câu" hoặc nói từ chuyên môn là "làm sắc thái"
Để làm sắc thái của một bài nhạc ngoài yếu tố đầu tiên là cây đàn phải đạt chuẩn tối thiểu (yếu tố ngoại vi) thì còn một yếu tố khác đó là người đánh đàn (yếu tố nội tại)
Để làm sắc thái của một bài nhạc, nguòi đàn phải dùng: ngón tay, bàn tay (bao gồm cả cổ tay) và cả cánh tay để dùng (áp dụng) cho việc xử lý sắc thái.
Sự tham gia của ngón tay, của bàn tay (bao gồm cả cổ tay), của cánh tay (bao gồm cả khuỷu tay) khi xử lý sắc thái là cả một kỹ thuật và là một nghệ thuật, đôi ba điều trong "còm" này không thể nói hết được. Em chỉ mới nêu "định đề" trong một chủ đề thôi!
Điều mà các bác cần phải nhớ trong đầu là: "ngón tay, bàn tay hay cánh tay" chỉ là những công cụ để xử lý sắc thái giống như nói nôm na cho dễ hiểu, đó chỉ là những người đầy tớ, người công nhân làm theo lệnh chủ!
Từ đó suy ra:
+ Nếu người chủ thông minh, người chủ óc tổ chức, cao hơn nữa là có kinh nghiệm lại có thêm một đội ngũ công nhân (đầy tớ) lành nghề thì công việc sẽ vô cùng đễ dàng xuất sắc
+ Còn nếu người chủ thông minh xuất chúng mà có một đám thợ không giỏi mà chỉ bình bình, thì suy ra với tài năng của mình anh ta tuy không có thể xử lý được công trình đó ở mức tốt nhưng chắc chằn sẽ đạt ở mức chấp nhận được.
+ Trong trường hợp người chủ thông minh tài ba nhưng đám thợ lại quá tệ
===> nghĩa là suy ngược lại trong đánh đàn: ngón tay, bàn tay, cánh tay không đủ kỹ thuật đã xử lý mắc dù người dàn có thẩm âm tốt ===> thì vấn đề như thế nào các bác đã hiểu rồi không bàn ở đây phải không ạ?
Để có một bàn tay, ngón tay, cánh tay đạt chuẩn tốt đó là do phần tập luyện của người nghệ sĩ
nhưng đó mới chỉ là ở phân đoạn "Đào tạo công nhân, đào tạo thợ" Còn cái hồn hay cái chính điều hành vẫn là người chủ, mà "người chủ" ở đấy tức là ở thẩm mỹ Âm Nhạc.
Thẩm mỹ Âm Nhạc và khả năng diễn giải truyền đạt cái thẩm mỹ đó ( ví như chủ truyền lệnh cho những người thợ) HAY cách khiển cho đôi bàn tay đã thuần thục làm những cái mà đầu của người biểu diễn nhạc cụ nghĩ và muốn!
Trong thực tế, nếu các bác không học đàn hay cho dù có học, mà thầy không "hết lòng truyền nghề", sẽ chẳng bao giờ biết, là tất cả các nghệ sĩ, khi biểu diễn: Cái "cơ quan đầu não", điều khiển việc làm sắc thái, chính là cơ bụng và hơi thở trong bụng!!!
Hơi thở trong bụng và cơ bụng điều tiết mọi cảm xúc của tất cả các nghệ sĩ khi biểu diễn!
Khi bắt đầu đánh đàn (biểu diễn) đều hóp bụng lại và điều tiết hơi thở từ bụng ra để điều khiển câu nhạc theo hơi thở của mình và theo nhịp tim nhịp thở của mình tạo ra tiếng đàn truyền cảm hay không do đó một người có có thẩm mỹ tốt về âm nhạc thi khí đó cơ bụng sẽ điều khiển hơi thở tốt nghĩa là sẽ tạo ra tiếng đàn đẹp mặc dù có thể sai sót về kỹ thuật. Từ trong nghề gọi là "làm câu bằng nội lực".
Trong khi những người biết "làm câu" (làm sắc thái) nhưng không có thẩm mỹ âm nhạc tức là việc dẫn truyền hơi từ trong bụng không phủ hợp cũng như kỹ thuật xử lý câu không tinh tế thì muôn đời cũng chỉ là thợ đàn!!!
Em xin phép được nói dài dòng như ở trên để bác hiểu tại sao chú bé này đánh đàn sai mà vẫn nghe lọt tai và "lừa được tai" của nhiều người !!!
3/ Độ khó của bài nhạc em không nhắc lại vì nó là một bài tương đối khó với một chú bé 9 tuổi, mà lại không học chuyên nghiệp cũng như "cô thân, cô thế"! Mà cho dù một bài nhạc đơn giản của Mozart đánh cho cho hay, cũng là khó như em đã nói ở trên. Cái em muốn nói ở đây, là em "mào đầu" trước khi nói đến những chỗ sai sót của chú bé:
Nếu xét về chuyên môn thuần tuý thì chú bé đã đánh sai nhiều, sai theo cái nhìn chuyên môn là sai te tua bài nhạc này!
Tuy sai mà nghe vẫn dễ lọt tai thuận nhĩ chính vì cái hồn của của bài nhạc mà chú làm ra đôi phần hay nói chính xác là do thẩm mỹ âm nhạc của bé cứu hoàn toàn bài nhạc này!
Những cái sai của bài nhạc cụ thể:
a/ Nhịp: Trong bài chủ đánh một số chỗ sai nhịp mất nhịp: nhưng chính vì biết thở mà những chỗ sai đó vẫn lướt qua được. khi nghe không nhận ra!
Cụ thể nhất là chú đã sai ở ngay trong chỗ chuyển đoạn: trong phần chuyển đoạn thứ chú đã dôi ra một nhịp ở phút 2:55"
b/Mất note và "ngọng" cũng như sai note ở rất nhiều chỗ cụ thể:
phút 4.17" - 4.21"
phút 5:13" 5.14"
Lướt và "ngọng" phút 5:30"
Kinh khủng nhất là phú 5.55" đền 6.00"mất giai điệu do "bốc" sai note
Phút 6:22":ngọng và mất nốt
c/ Làm câu chưa đúng:
phút 0.38: Tay phải êm dịu và tay trái leggiero mà cháu đánh như giã giò
Phút 1.04": câu Calando mà không singing và không dùng pedal Una corda để "tạo màu" mới cho câu nhạc tay trái do thiếu pedal nên cháu đánh như giã giò!
Phút 3.00": có hai note Lab4-Fạ và Lab4-Fạ là note phải đánh Subito forte (mạnh đột ngột) nhưng không đánh ra
phút 4.55": Tay phải êm dịu và tay trái leggiero mà cháu đánh như giã giò
v.v. và v.v.
Em chỉ nêu để chứng minh những em nói, cũng như để các bác hiểu, là em đã lắng nghe thật cẩn thận, rồi mới nói chứ không phán bừa theo cảm tính cũng như em liệt kê một số chỗ sai để bất cứ ai muốn kiểm chứng có thể dễ dàng thực hiện.
Tuyệt nhiện em không có ý "tầm chương trích cú" hay "bới bèo ra bọ" vì như đã nói:
"khi phát biểu ý kiến phải đúng về chuyên môn, nằm trong điều kiện thực tế, hay nói nôm na là, cũng như hài hòa với chữ tình hay, với cái mà người ta vẫn nói là tính nhân văn trong ý tưởng"
4/ Tóm lại, xét cho cùng một cháu bé trong hoàn cảnh này, những gì cháu làm là đáng khen và ca ngợi!
Riêng em, nếu gặp chú bé này ngoài đời, và có cơ hội, cùng như sau khi nói chuyện và thấy (recognize) chú bé có thêm chút thông minh, hóm hỉnh và có lòng nhân ái trong nhận thức, thì em sẵn sàng dạy cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho đến khi chú không thích học nữa thì thôi!
Đúng là các cụ dạy chớ có sai:
"Đẻ con khôn thì mát ... rười rợi!
Xin vui và mừng cho "
nhà cháu (em gái)" của bác
thanhtùng5186 nhé!