[Funland] Đàn Dương Cầm (Piano) - Chia sẻ kinh nghiệm!

thanhtung5186

Xe hơi
Biển số
OF-64894
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
125
Động cơ
-74,345 Mã lực
Dạ vâng, rất cảm ơn các bác đã góp ý ạ.

Đúng là theo cổ điển cũng phải có rất nhiều tố chất!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Dạ vâng, rất cảm ơn các bác đã góp ý ạ.
Đúng là cái Món chính này cầu kỳ thật. Không biết là cháu nhà bác Xe vài bánh có thỉnh thoảng relax bằng các bài Moderm kiểu cảm âm và tự cover ko,chứ suốt ngày món chính thì......cũng ong thủ phết nhỉ.
Đúng là theo cổ điển cũng phải có rất nhiều tố chất!
Trong nhạc cổ điển, ngoại trừ một số bài phức điệu ra, đa phần các bản nhạc đều cấu trúc một hoặc vài bè giai điệu và bè đệm.
Đối với các cháu chơi nhạc nhiều, tai đã quen nghe hòa thanh, tay đã đánh mòn các kiểu đệm thì tự cover theo 1 giai điệu là chuyện không hề phức tạp, lúc nào hứng lên là có thể làm được ngay.

Quay lại với cậu cháu của bác, với những gì cháu thể hiện qua 2 clip bác gửi thì mới chỉ thấy được:
1. Cháu có năng khiếu âm nhạc, tuy nhiên đang thiếu tập trung và chưa có sự yêu thích đam mê nhiều.
2. Cháu được học chưa tốt, nếu được học tốt cháu có khả năng thể hiện tốt hơn.

Vậy có nên đi theo piano chuyên nghiệp hay không? Chỉ nên nếu
1. Gia đình quyết tâm, đủ kiên trì, đủ điều kiện - điểm này quan trọng số 1
2. Theo học được thầy tốt
Nếu theo với 2 điều kiện trên, cháu sẽ có khả năng tiến xa.

Mời các bác nghe cháu Minh Quang trình diễn bản Sonata cung Đô Trưởng của Mozart lúc cháu 9 tuổi.
 

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
Trong nhạc cổ điển, ngoại trừ một số bài phức điệu ra, đa phần các bản nhạc đều cấu trúc một hoặc vài bè giai điệu và bè đệm.
Đối với các cháu chơi nhạc nhiều, tai đã quen nghe hòa thanh, tay đã đánh mòn các kiểu đệm thì tự cover theo 1 giai điệu là chuyện không hề phức tạp, lúc nào hứng lên là có thể làm được ngay.

Quay lại với cậu cháu của bác, với những gì cháu thể hiện qua 2 clip bác gửi thì mới chỉ thấy được:
1. Cháu có năng khiếu âm nhạc, tuy nhiên đang thiếu tập trung và chưa có sự yêu thích đam mê nhiều.
2. Cháu được học chưa tốt, nếu được học tốt cháu có khả năng thể hiện tốt hơn.

Vậy có nên đi theo piano chuyên nghiệp hay không? Chỉ nên nếu
1. Gia đình quyết tâm, đủ kiên trì, đủ điều kiện - điểm này quan trọng số 1
2. Theo học được thầy tốt
Nếu theo với 2 điều kiện trên, cháu sẽ có khả năng tiến xa.

Mời các bác nghe cháu Minh Quang trình diễn bản Sonata cung Đô Trưởng của Mozart lúc cháu 9 tuổi.
Nói như vậy nghĩa là đã học qua cổ điển thì chuyển qua chơi nhạc nhẹ là rất đơn giản đúng ko ạ? Trường hợp người lớn bắt đầu học piano, ko qua học cổ điển, mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ? Em hỏi để áp dụng cho em ạ! Cám ơn bác rất nhiều!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Trong nhạc cổ điển, ngoại trừ một số bài phức điệu ra, đa phần các bản nhạc đều cấu trúc một hoặc vài bè giai điệu và bè đệm.
Đối với các cháu chơi nhạc nhiều, tai đã quen nghe hòa thanh, tay đã đánh mòn các kiểu đệm thì "tự cover theo 1 giai điệu" là chuyện không hề phức tạp, lúc nào hứng lên là có thể làm được ngay.
Nói như vậy nghĩa là đã học qua cổ điển thì chuyển qua chơi nhạc nhẹ là rất đơn giản đúng ko ạ? Trường hợp người lớn bắt đầu học piano, ko qua học cổ điển, mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ? Em hỏi để áp dụng cho em ạ! Cám ơn bác rất nhiều!

Cái này thỉ hiển nhiên, cách đây hai tháng em cũng đã ví von trong thớt "Tư vấn mua đàn piano" là người học nhac cổ điển chuyên sâu giống như người học mua Ballet nhà nghề, thì việc học hay biểu diễn khiêu vũ (nhảy đầm) là chuyện nhỏ còn nhảy sàn discotheque thì còn vặt vãnh hơn nữa. Bây giờ để để "làm nhẹ dư luận" truyền thông vẫn dùng từ "khiêu vũ thể thao".

Nhưng để "tự cover theo 1 giai điệu" rồi "lúc nào hứng lên là có thể làm được ngay " thì chuyện hay, hay dở còn tuỳ thuộc vào trình độ và đẳng cấp của người đàn.

Ở phần cuối, em mời các bác nghe tài Improvisation của Kassiss: chì với giai điệu bài hát quen thuộc mà ông ngẫu hứng chơi trên nền của nhiều tác phẩm cổ điển nổi tiếng nó "điệu nghệ" là ntn!

Quay lại với cậu cháu của bác, với những gì cháu thể hiện qua 2 clip bác gửi thì mới chỉ thấy được:
1. Cháu có năng khiếu âm nhạc, tuy nhiên đang thiếu tập trung và chưa có sự yêu thích đam mê nhiều.
Bác nói đúng nhưng xin thông cảm, cháu này đang hoàn toàn cô đơn "bơi trong biển rộng" ai thổi cho cháu và nuôi dưỡng "yêu thích đam mê" này!? [-O<

2. Cháu được học chưa tốt, nếu được học tốt cháu có khả năng thể hiện tốt hơn.
Chính xác nhưng như đã nói trên ................... :((

Vậy có nên đi theo piano chuyên nghiệp hay không? Chỉ nên nếu
1. Gia đình quyết tâm, đủ kiên trì, đủ điều kiện - điểm này quan trọng số 1
Chính xác! Nhưng em đang e là khó có một phụ huynh Minh Châu thứ hai ở cái xứ VN này! [-X


2. Theo học được thầy tốt
Nếu theo với 2 điều kiện trên, cháu sẽ có khả năng tiến xa.

"Theo học được thầy tốt" thì còn gì quý và hay bằng nhưng cũng phải nên coi lại! Việc đổi thầy dạy dương cầm, đôi khi không giống như đổi (nâng cấp, lên đời) một cái xe hay mua một cái nhà vì những hệ luỵ của nó! Trong một số trường hợp như em đã từng nói, nhiều sinh viên khoa dương cầm chính quy ở nhạc viện, phải ngậm đắng nuốt cay học một thầy mà xách bài đi học một thầy khác - trong nghề goi là đến nhà thầy cô khác "nhờ nghe" !!! :((:))

Mời các bác nghe cháu Minh Quang trình diễn bản Sonata cung Đô Trưởng của Mozart lúc cháu 9 tuổi.

Võ Minh Quang (Teppi) là một trong những cháu bé khá may mắn:
1/ có tố chất và tư chất
2/ có gia đình hết lòng ủng hộ và "nâng giấc"
3/ có may mắn khi học chuyên sâu được học với thầy Đào Trọng Tuyên là giảng viên piano, một trong những giảng viên thực sự xuất sắc của Học viện Âm nhạc Quốc gia.
nên kết quả của Minh Quang mà các bác nhìn thấy là "bình thường" không đáng ngạc nhiện theo logic cuả một sự việc.

FYI, Võ Minh Quang (Teppi) là một trong những cháu nhỏ mà em nghe với tất cả sự thích thú và trân quý! vì tiếng đàn của cháu, cách "thở" của Teppi hoàn toàn "nằm trong gout" của em. :P


Em mời các bác nghe tài Improvisation của Katsarit : chì với giai điệu bài hát quen thuộc HAPPY BIRTHDAY mà ông ngẫu hứng chơi trên nền của nhiều tác phẩm cổ điển nổi tiếng nó "điệu nghệ" là ntn.


Hoặc "phong phanh" hơn với tài của Nicole Pesce một nữ nghệ sĩ Mỹ đã Improvisation trong buổi biểu diễn ở Tempe Center for the Arts,

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Nói như vậy nghĩa là đã học qua cổ điển thì chuyển qua chơi nhạc nhẹ là rất đơn giản đúng ko ạ? Trường hợp người lớn bắt đầu học piano, ko qua học cổ điển, mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ? Em hỏi để áp dụng cho em ạ! Cám ơn bác rất nhiều!

Bẩm, nếu chỉ "mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ?" với bất kỳ ai yêu thích thì quá đơn giản: làm đúng từng bước, như em nói mà vẫn không được, thì em xin bồi hoàn toàn bộ chi phí học tập!

1/ Học cho xong một cách tử tế đàng hoàng cuốn Methode de Rose
+ từ 3- 6 tháng: với người có năng khiếu và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ =D>
+ từ 6- 12 tháng: với người binh thường và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ
+ từ 12 tháng --- xyz tháng: với người dưới mức bình thường .... "óc bã đậu" với "cái ngữ óc bã đậu" : ngày "tốt nghiệp" sẽ "hạ hồi phân giải" :D

2/ Học Moderne + hòa âm với một thầy/ cô tử tế, chuyên về Moderne và có kinh nghiệm thì:
+ với người có năng khiếu và ham mê tập ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ: sau tuần thứ nhất, mỗi khi tay chạm vào đàn .. là đã tới đâu nghe sướng đó :P
+ với người binh thường và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ: sau 2 tuần - 1 tháng là đã đánh đâu nghe vừa tai đó.
+ với người dưới mức binh thường .......... óc bã đậu: Tự bác giả nhời hộ em nhé!

Em nhắc các bác là "Học cho tử tế đàng hoàng cuốn Methode de Rose" theo chuẩn đúng nghĩa của nó, chứ không học xuê xoa "trả nợ thầy" hay dạy kiểu "thầy sợ chêt đói" mà "ôm, giữ, lôi, kéo" học trò để dạy nhé! [-X :))
 
Chỉnh sửa cuối:

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
Bẩm, nếu chỉ "mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ?" với bất kỳ ai yêu thích thì quá đơn giản: làm đúng từng bước, như em nói mà vẫn không được, thì em xin bồi hoàn toàn bộ chi phí học tập!

1/ Học cho xong một cách tử tế đàng hoàng cuốn Methode de Rose
+ từ 3- 6 tháng: với người có năng khiếu và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ =D>
+ từ 6- 12 tháng: với người binh thường và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ
+ từ 12 tháng --- xyz tháng: với người dưới mức bình thường .... "óc bã đậu" với "cái ngữ óc bã đậu" : ngày "tốt nghiệp" sẽ "hạ hồi phân giải" :D

2/ Học Moderne + hòa âm với một thầy/ cô tử tế, chuyên về Moderne và có kinh nghiệm thì:
+ với người có năng khiếu và ham mê tập ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ: sau tuần thứ nhất, mỗi khi tay chạm vào đàn .. là đã tới đâu nghe sướng đó :P
+ với người binh thường và ham mê tập đều đặn mỗi ngày không dưới 1 giờ: sau 2 tuần - 1 tháng là đã đánh đâu nghe vừa tai đó.
+ với người dưới mức binh thường .......... óc bã đậu: Tự bác giả nhời hộ em nhé!

Em nhắc các bác là "Học cho tử tế đàng hoàng cuốn Methode de Rose" theo chuẩn đúng nghĩa của nó, chứ không học xuê xoa "trả nợ thầy" hay dạy kiểu "thầy sợ chêt đói" mà "ôm, giữ, lôi, kéo" học trò để dạy nhé! [-X :))
Em có gg thì được biết, để có thể tự cover các bài nhạc yêu thích ( nhạc trẻ, trữ tình, nhạc sến…) mà ko có bản nhạc thì trước hết phải có khả năng cảm âm, hát giai điệu và tự mò ra nốt nhạc. Vậy em muốn hỏi sau khi học xong cuốn hoa hồng này ta có thể làm như vậy ko ạ? Ví dụ như bài hát “Bà ơi bà” mà F1 nhà e đang tự gõ ở trên có được gọi là “cảm âm” ko?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Em có gg thì được biết, để có thể tự cover các bài nhạc yêu thích ( nhạc trẻ, trữ tình, nhạc sến…) mà ko có bản nhạc thì trước hết phải có khả năng cảm âm, hát giai điệu và tự mò ra nốt nhạc. Vậy em muốn hỏi sau khi học xong cuốn hoa hồng này ta có thể làm như vậy ko ạ? Ví dụ như bài hát “Bà ơi bà” mà F1 nhà e đang tự gõ ở trên có được gọi là “cảm âm” ko?

Bẩm bác không ạ! [-X

Việc đàn một tác phẩm quen thuộc tuy có thuận lợi nhưng là con dao hai lưỡi! vì người đàn sẽ "nhịp" theo cái nhịp họ có mang trong đầu đi kèm giai điệu nên khi đàn một bài nhạc chưa nghe bao giờ họ sẽ không hay khó mà đàn trôi chảy vì đào đâu ra "cái nhịp họ đã mang trong đầu " lúc đó ! :P

Cái này cũng giống như các ca sĩ "mì ăn liền" "Đờm vĩnh Heo" là một ví dụ: khôing học căn bản, không biết ký xướng âm nên chằng bao giờ nhìn bài mà hát được !!! Mỗi khi tập bài mới, phải hát trước hay "mò giai điệu" qua một nhạc cụ (piano chẳng hạn) rồi mới hát theo được! :(( :))

Tất cả các bài hát "tử tế" khi viết phải viết theo luật hòa âm (cho dù là cổ điển hay hòa âm hiện đai) giống như làm thơ theo luật, cho dù là thơ mới cũng phải theo niêm luật bằng không sẽ trúc trắc, khó đọc, khó ngâm vinh, khó nhớ, ... :">

Nhạc cũng vậy! Chắc bác biết "tuyệt phẩm: DA NÂU mà "ca sĩ" Phi Thanh Vân hát chứ? :))
Hay bài thơ HÒN ĐÁ chẳng hạn! Em đố ai ngâm vịnh cho lọt tai cũng như nhớ trôi chảy bài này một cách dễ dàng: :((
Lý do: Viết, làm, sáng tác theo cảm hứng bất cần niêm luật! :))

Chính do nhac có giai điệu hay nhịp nhàng, đễ nhớ luôn phải viết theo luật hòa âm nên các âm thanh (note) đan kẽ với nhau khiến ai đã học đàn binh thường, miễn đừng là chủ nhân của "bộ óc bã đậu" thì đều có thể "mò ra" giai điệu thôi bác ạ. Chẳng có gì là ghê ghớm cả! [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

DoHuong89

Xe tải
Biển số
OF-488680
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
228
Động cơ
192,880 Mã lực
Tuổi
35
Bẩm bác không ạ! [-X

Việc đàn một tác phẩm quen thuộc tuy có thuận lợi nhưng là con dao hai lưỡi! vì người đàn sẽ "nhịp" theo cái nhịp họ có mang trong đầu đi kèm giai điệu nên khi đàn một bài nhạc chưa nghe bao giờ họ sẽ không hay khó mà đàn trôi chảy vì đào đâu ra "cái nhịp họ đã mang trong đầu " lúc đó ! :P

Cái này cũng giống như các ca sĩ "mì ăn liền" "Đờm vĩnh Heo" là một ví dụ: khôing học căn bản, không biết ký xướng âm nên chằng bao giờ nhìn bài mà hát được !!! Mỗi khi tập bài mới, phải hát trước hay "mò giai điệu" qua một nhạc cụ (piano chẳng hạn) rồi mới hát theo được! :(( :))

Tất cả các bài hát "tử tế" khi viết phải viết theo luật hòa âm (cho dù là cổ điển hay hòa âm hiện đai) giống như làm thơ theo luật, cho dù là thơ mới cũng phải theo niêm luật bằng không sẽ trúc trắc, khó đọc, khó ngâm vinh, khó nhớ, ... :">

Nhạc cũng vậy! Chắc bác biết "tuyệt phẩm: DA NÂU mà "ca sĩ" Phi Thanh Vân hát chứ? :))
Hay bài thơ HÒN ĐÁ chẳng hạn! Em đố ai ngâm vịnh cho lọt tai cũng như nhớ trôi chảy bài này một cách dễ dàng: :((
Lý do: Viết, làm, sáng tác theo cảm hứng bất cần niêm luật! :))

Chính do nhac có giai điệu hay nhịp nhàng, đễ nhớ luôn phải viết theo luật hòa âm nên các âm thanh (note) đan kẽ với nhau khiến ai đã học đàn binh thường, miễn đừng là chủ nhân của "bộ óc bã đậu" thì đều có thể "mò ra" giai điệu thôi bác ạ. Chẳng có gì là ghê ghớm cả! [-X
Cám ơn bác, em lân la thấy trên mạng thấy có cuốn sách Tự học đàn Piano Modern của Norman Monath này, đang tính nghiên cứu học thử xem sao, nhưng nghe lời bác chắc lại phải kiên trì với Methode rose trước vậy! Tuy nhiên e vẫn dẫn link để mọi người tham khảo xem sao
https://drive.google.com/file/d/1HGvnm1kkw0WAERgSLsuZJIk928Ow-v1m/view
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nói như vậy nghĩa là đã học qua cổ điển thì chuyển qua chơi nhạc nhẹ là rất đơn giản đúng ko ạ? Trường hợp người lớn bắt đầu học piano, ko qua học cổ điển, mong muốn có thể tự cover các ca khúc/đoạn nhạc yêu thích giống bài nhạc mà cháu bé nhà bác thanhtung chơi ở trên thì hướng đi là gì ạ? Em hỏi để áp dụng cho em ạ! Cám ơn bác rất nhiều!
Vẫn là câu hỏi của bác bên thớt trước, bác QUANG1970 và em cũng đã trả lời, em xin quote lại sang đây cho dễ theo dõi.

Đệm piano (cho người khác hát chẳng hạn) và chơi 1 bản piano (độc tấu) tuy cùng là gõ gõ phím đàn nhưng bản chất là khác hẳn nhau.
Chơi 1 bản nhạc (độc tấu) thì một mình mình học thuộc hoặc nhìn sách và chủ động chơi lại bản nhạc đó.
Đệm thì có 2 kiểu, kiểu thứ nhất là phần đệm được viết sẵn, người đệm nhìn sách rồi đánh đệm, tất nhiên phải khớp với người hát, kiểu này thì khó hơn kiểu chơi solo một chút, nhưng cũng không khó lắm.
Đệm theo các cụ muốn nói, chắc là người hát cứ hát, người đệm tự nghĩ ra phần đệm và đệm theo. Kiểu này khó đấy ạ!
Để làm được điều này, các cụ ngoài kỹ năng oánh đàn ra còn phải học:
- Hòa thanh, cái này người lớn mà học hòa thanh cơ bản thì cũng không khó lắm, nắm được hòa thanh, vòng hòa thanh là đệm được. Cụ nào ngày trước đã ôm ghi ta đệm thì chuyển qua piano cũng nhanh.
- Nghe giai điệu - cái này mới khoai nhé. Trẻ con tiếp xúc với âm nhạc từ bé tai chúng rất chuẩn. Trẻ 5, 6 tuổi chỉ học đàn cỡ 1 năm, bảo chúng nhắm mắt lại đánh 1 nốt bất kỳ trên cây đàn là chúng đọc ngay nốt gì! Các cụ (cả em) nếu hồi bé không học nhạc thì cho 10 năm cũng không làm được việc đó nhé. Không nghe được giai điệu thì phải mò một lúc mới ra giai điệu mà hòa thanh để đệm theo được.
- Phải học kỹ thuật, luyện ngón để "trên bảo dưới nghe", có nghĩa là trong đầu đã xác định được hòa thanh, cách đệm thì tay có thể chạy được theo đầu. Luyện cái này thì cứ theo Methode de Rose mà bác QUANG1970 đã chỉ là sẽ ngon.

Đệm cho hát hay đệm nhac cụ khác, cái đầu tiên là phải vững nhịp (nghĩa là nhịp vững vàng có thể co hay dãn theo người đang hát hay chơi nhạc cụ) ! hay từ trong nghề gọi là "cứng nhịp". Đã không cứng nhịp thì hòa âm (hòa thanh) giỏi cỡ Mozart tái thế hay Nghiêm Phú Phi sống lại cũng rớt nhịp, đứng lên khỏi "đệm đ.. " gi hết! :-h
Hoà âm có thể sai hay lêch một chút hoặc hòa âm "nghèo nàn" (chỉ xử dụng hòa âm cơ bản trọng 5 hợp âm căn bản, không dám "thêm màu" cho hòa âm) nhưng đúng nhịp thi vẫn "ăn gian"được còn một khi mà đã trật nhịp thì thôi! Coi như xong phim! :P
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Su đó có bác haocenter đề cập đến vấn đề hòa thanh:
"Cháu xin phép được lái thớt quay lại chủ đề piano :| cháu xin hỏi bác QUANG1970 khái niệm và quy trình để bắt đầu tìm hiểu về hoà âm trong piano.", bác QUANG1970 cũng đã có bài trả lời, nhưng nay em không tìm thấy bài đó nữa, bác QUANG1970 có thể bỏ chút thời gian biên lại được không ạ!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Ôi như thế này có phải là "cảm âm" không các bác? Chỉ cần nghe và có thể tự đánh lại giai điệu, ko cần bản nhạc! Trên mạng giờ nổi lên mấy bạn xinh gái cũng hay cover nhạc trẻ theo kiểu cảm âm như vậy, được nhiều người hâm mộ và theo dõi lắm, các bạn ấy còn mở cả trung tâm dạy piano nữa!
Bấm bác, em xin phép nói thêm một chút nữa!

Ba cái từ "cảm âm cảm cúm" này, em nghe bác nói, bác hỏi, bác lại đưa thêm mấy em gái trên mạng đã uống mật gấu, lại uống bổ sung thêm thuốc chống nhục, rồi "lai chim, lai cu" kéo theo một đám người (fan quạt) "thông minh" hâm mộ, sau đó mở cả cái gọi là trung tâm dạy nhạc, như bác suýt xoa thán phục nữa! Em không biết nói gì hơn là lắc đầu! b-( :((

Thật câu : "Nghệ sĩ nào khác giả đó" là chớ có bao bao giờ sai! =D>

Để hiểu thế nào là cảm âm hay có một cái tai âm nhạc (Oreille musical) cũng như khả năng diễn tấu lại giai điệu mà bác "nói có "thể tự đánh lại giai điệu không cần bản nhạc". Thì em xin mời bác coi thật kỹ, và ngẫm nghĩ đoạn clip sau để hiểu thế nào là cái mà bác gọi là "cảm âm" nhé! [-X

Em sẽ viết tóm tắt lại nội dung câu chuyện:

Salieri là một nghệ sĩ cung đình (chuyên sáng tác các bài nhạc mới và cho các quý tộc nghe khi giải trí, lễ lạc hay đàn.
Trong clip ông ta đang say mê sáng tác 1 tác phẩm mới và Khi Salieri vừa viết xong, chưa ráo mực và đưa cho một nhà quý tộc đang tập đánh thử "đứa con đầu tay" của Salieri này, Mozart vô tình nghe được, và Mozart đã đánh lại dù chỉ nghe qua giai điệu một lần!
Giai điệu hay bản nhạc Mozart đánh, hoàn toàn như giai điệu gốc của Salieri nhưng mà Mozart đã phát triển thêm, cả về kỹ thuật lẫn những biến tấu khác. Và, qua đó, phải thấy rằng so về khả năng sáng tác, Salieri Không đáng xách dép cho Mozart!


Đấy mới thực sự là cảm âm bác ạ! :P

 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
...
Salieri là một nghệ sĩ cung đình (chuyên sáng tác các bài nhạc mới và cho các quý tộc nghe khi giải trí, lễ lạc.
Trong clip ông ta đang say mê sáng tác 1 tác phẩm mới và đáng thương tác phẩm mới. Ông ta vừa viết xong chưa rào mực và đang tập tành. Mozart vô tình nghe được, và Mozart đã đánh lại dù chỉ nghe qua giai điệu một lần! Giai điệu hay bản nhạc Mozart đánh, hoàn toàn như giai điệu gốc của Salieri nhưng mà Mozart đã phát triển thêm, cả về kỹ thuật lẫn những biến tấu khác. Và, khi đi qua thì phải thấy rằng Salieri Không đáng xách dép cho Mozart!

Đấy mới thực sự là cảm âm bác ạ! :P
Ấy chết, bác kết luận thế thì ai dám nói chuyện về âm nhạc nữa! 8-x
Cái mà bác gọi là cảm âm của Mozart thì nó là đỉnh cao rồi chứ không chỉ đơn giản là "thực sự" nữa! Cảm âm như mợ DoHuong89 muốn nói đến em nghĩ nó cũng chỉ bình dân thôi, chăm chỉ tập luyện và tập nghe nhiều là thể nào cũng có được, không nhiều thì ít, phải không bác! :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Ấy chết, bác kết luận thế thì ai dám nói chuyện về âm nhạc nữa! 8-x
Cái mà bác gọi là cảm âm của Mozart thì nó là đỉnh cao rồi chứ không chỉ đơn giản là "thực sự" nữa! Cảm âm như mợ DoHuong89 muốn nói đến em nghĩ nó cũng chỉ bình dân thôi, chăm chỉ tập luyện và tập nghe nhiều là thể nào cũng có được, không nhiều thì ít, phải không bác! :D

Vâng, nếu mợ DoHuong89 chỉ nói hay hỏi "cảm âm" thông thường thì em nào dám ho he gì đâu! :T :((

Cơ mà nhà mợ ấy lai lôi chuyện mấy em 'hót gơ " đã "lai chim, lai cu" kéo theo một đám người (fan quạt) "thông minh" hâm mộ, sau đó mở cả cái gọi là trung tâm dạy nhạc, như bác ấy suýt xoa thán phục nữa, nên nhà em mới "ba máu sáu cơn" nổi lên, nói cho rõ thế nào là cảm âm thực sự trong nghệ thuật nói chung và dương cầm nói riêng, chứ bằng không thì, như các bác cũng thấy đấy, xưa nay em, là em vẫn chủ trương "áo ngắn cưới theo áo ngắn" mà bác! :P
 

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
376
Động cơ
-65,265 Mã lực
Hôm nay khai mạc giải quốc tế lần 4 ở HN, vậy mà thấy thiếu nhiều bạn trẻ nhỉ, cụ Xe vài bánh . Hoàng Nhi, Minh Châu, Minh Quang... Hình như các bạn rủ nhau né tập thể giải này hay sao ấy.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hôm nay khai mạc giải quốc tế lần 4 ở HN, vậy mà thấy thiếu nhiều bạn trẻ nhỉ, cụ Xe vài bánh . Hoàng Nhi, Minh Châu, Minh Quang... Hình như các bạn rủ nhau né tập thể giải này hay sao ấy.
Minh Quang có thi mà bác! 2 bạn kia thì tuổi lỡ cỡ khó thi thôi. Năm nay tập hợp được nhiều tài năng nước ngoài về thi, rất đáng theo dõi đấy ạ!
 

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
376
Động cơ
-65,265 Mã lực
Vâng, em nhầm. Minh Quang có thi. Sáng thử đàn, thấy bảo có bạn Mỹ gốc Việt, 11 tuổi đánh hay lắm.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Năm nay cả "tây" lẫn "ta", Bảng A và Bảng B đều có nhiều nhân tố khủng, cuộc thi sẽ rất hấp dẫn!
Lịch thi đây, vào cửa tự do, mời các bác theo dõi:
http://hanoicompetition.vn/schedule/

Tiếc quá! Chả mấy thuở được "coi hát cọp"!

Đã không chỉ nghe mà lại là còn được "coi tay, coi tiếc" của toàn những tài năng trẻ, thi thố tài trước một đội ngũ giám khảo hùng hậu (theo thông báo của ban tổ chức) bao gồm nhiều trường phái học thuật đa dạng khác nhau! [-O<

Em, là em thích ba vị này nhất: Edward Auer (Mỹ) và Hae Won Chang (Hàn quốc) Jania Aubakirova (Nga). @};-:P

Đúng là "Trăm năm mới có một ngày"! =D>

Hic hic hic! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Tiếc quá! Chả mấy thuở được "coi hát cọp"!

Đã không chỉ nghe mà lại là còn được "coi tay, coi tiếc" của toàn những tài năng trẻ, thi thố tài trước một đội ngũ giám khảo hùng hậu (theo thông báo của ban tổ chức) bao gồm nhiều trường phái học thuật đa dạng khác nhau! [-O<

Em, là em thích ba vị này nhất: Edward Auer (Mỹ) và Hae Won Chang (Hàn quốc) Jania Aubakirova (Nga) nhất! @};-:P

Đúng là "Trăm năm mới có một ngày"! =D>

Hic hic hic! :((
Không phải "coi cọp" đâu bác ơi, coi đàng hoàng chính thống đó!
Bác bỏ chút công việc, bay ra coi là đúng ngay phần hay nhất của cuộc thi luôn đó!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top