[Funland] Dàn âm thanh!

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,952
Động cơ
336,079 Mã lực
Cũng bình thường thôi cụ. Ví dụ mấy con Raysonic xuất âm đèn giá second hand chỉ hơn nghìn, gọi là " lướt qua hàng đèn" thôi.
Đầu Cd thì quan trọng vẫn là bộ cơ, bộ đếm xung và mạch giải mã.
Cái pre em nói là phần pre nằm ngay trong integra amply ấy mà.
Cái nữa là em không nghe nhiều nguồn hiện đại, chỉ chơi băng đĩa thôi.
Còn đầu CD mà loại chạy đèn cũng có, nhưng tốn nhiều đấy. :D
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,165
Động cơ
635,255 Mã lực
Thứ lão định tặng iêm là cái gì thới? bật mí đơi....ô mà sao bác lại thích nó, vì nó ko cổ hẳn như mấy đời 999, 777 gì đó đâu. Cụ cứ google SA AK 47 đi rồi hãy xin dâu.
Tình hình cây nguyệt quế thế nào rồi cụ ơi?
 

truong87

Xe hơi
Biển số
OF-295107
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
162
Động cơ
315,108 Mã lực
Em góp vs các cụ với
Bộ này để lâu lắm chưa mở ...đầu than hỏng, ổ caset cũng hỏng, mắt cd kén đĩa..
Thi thoảng fm và làm âm ly




 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Mấy lão kỹ thuật cho em hỏi. Mấy con DAC dùng đèn mà có cả usb rồi dsd 512, khi tín hiệu nhạc số ở " độ phân giải " cao như vậy rồi cuối cùng lại cho qua tube rồi ra RCA , như hình dưới, liệu công đoạn này có phải "làm hàng" để maketing không nhể ?Theo tính toán khoa học liệu bộ xuất ra analog có xử lý nổi tín hiệu dsd 512 mà không giảm chất lượng hay không ?
Các thông số 512, 128. 64.....nó chỉ tồn tại ở công đoạn digital thôi, sau khi chuyển đổi D/A thì các thông số ấy không có ý nghĩa với analog nữa nhóe :))
 

linhuyen

Xe tăng
Biển số
OF-24936
Ngày cấp bằng
28/11/08
Số km
1,022
Động cơ
499,532 Mã lực
Nơi ở
97D KDC Vĩnh Lộc - Bình Tân - HCM

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Thông số "khủng" của cụ ngày nay mấy con OPAMP dòng MOSFET cân tuốt!
Cơ mà dân "bán dẫn" lại quay ra chê MOSFET...
Cũng khó chiều lắm cơ! :D
Hi hi...cụ hơi nhầm về Mosfet, đặc tính tần số của Mosfet không tốt bằng Bipolar đâu. Chục năm gần đây mới được ứng dụng nhiều do công nghệ mới và cũng phải đủ thứ linh kiện để bù trừ.
Em nêu đơn giản về 2 chú OP thông dụng ngoài "chợ giời" để cụ thấy là NE5532 và TL082. 2 Chú này chân cẳng tiêu chuẩn, giống hệt nhau nên có thể lắp lẫn cho nhau được.
NE5532: đầu vào dùng tranzitor thường nên trở kháng vào chỉ 1 Mohm, chú TL082 đầu vào FET trở kháng vào đây như 100Momh :D
NE5532: hệ số khuyếch đại hở mạch 100dB, TL082 là 105dB
NE5532: tốc suất 5V/micro giây, TL082 là 13V/micro giây
........................
Tóm lại về mặt thông số chú TL082 đều vượt trội so với chú NE5532, nhưng khi lắp vào audio thì ngược lại, chú NE nghe lại hay hơn chú TL...thế mới đểu :))
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Đúng rồi ạ, đèn thì cũng phải sau giải mã đã!
Về nguyên lý là có thể giải mã bằng đèn, cơ mà nếu giải mã bằng đèn chắc cái đầu CD to bằng cái xe tải mất!
Chế cháo OPAMP thì chỉ có làm méo tiếng đi theo sở thích thôi chứ không thể bằng con gốc của nhà sản xuất họ đã tính nát ra được! :D
Tại sao "đèn thì cũng phải sau giải mã đã"?
Đèn không cần giải mã thì sao?
Bao nhiêu năm đèn chạy đâu có cần thằng giải mã nào. Cho đến 82-83 Phillips thống nhất với Sony về chuẩn đĩa CD, thì là các ông mã hoá tín hiệu, rồi các ông ra bộ giải mã để đọc lại được sản phẩm của mình thôi. Và từ đó, những năm 8 mấy mới có cụm từ "bộ phận giải mã", mới biết thế nào là TDA 1541 Crown. Chứ trước đó chỉ cần cảm biến áp điện hoặc điện từ qua mấy cái đầu từ là xong.
Chứ cứ nói cứng quá về vai trò của bộ giải mã (sản phẩm ra đời năm 8 mấy- đúng đỉnh cao của công nghệ bán dẫn lúc bấy giờ), sẽ làm nhiều người lầm tưởng là nếu không có bộ phận giải mã bán dẫn thì cái amply đèn chỉ có vứt đi!? Dứt nà nguy hiểm!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Tại sao "đèn thì cũng phải sau giải mã đã"?
Đèn không cần giải mã thì sao?
Bao nhiêu năm đèn chạy đâu có cần thằng giải mã nào. Cho đến 82-83 Phillips thống nhất với Sony về chuẩn đĩa CD, thì là các ông mã hoá tín hiệu, rồi các ông ra bộ giải mã để đọc lại được sản phẩm của mình thôi. Và từ đó, những năm 8 mấy mới có cụm từ "bộ phận giải mã", mới biết thế nào là TDA 1541 Crown. Chứ trước đó chỉ cần cảm biến áp điện hoặc điện từ qua mấy cái đầu từ là xong.
Chứ cứ nói cứng quá về vai trò của bộ giải mã (sản phẩm ra đời năm 8 mấy- đúng đỉnh cao của công nghệ bán dẫn lúc bấy giờ), sẽ làm nhiều người lầm tưởng là nếu không có bộ phận giải mã bán dẫn thì cái amply đèn chỉ có vứt đi!? Dứt nà nguy hiểm!
Cụ chuẩn rùi ạ!
Nói đến giải mã ở đây đương nhiên là nói đến nhạc số và cũng đang theo dòng chủ đề "CD và đèn" cụ nêu ra thôi mà.
Thế còn đối với đĩa than, kim thạch anh áp điện thì đèn lại một căp bài trùng rồi. Kim thạch anh mà cho vào bán dẫn thì "vứt"! :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Hi hi...cụ hơi nhầm về Mosfet, đặc tính tần số của Mosfet không tốt bằng Bipolar đâu. Chục năm gần đây mới được ứng dụng nhiều do công nghệ mới và cũng phải đủ thứ linh kiện để bù trừ.
Em nêu đơn giản về 2 chú OP thông dụng ngoài "chợ giời" để cụ thấy là NE5532 và TL082. 2 Chú này chân cẳng tiêu chuẩn, giống hệt nhau nên có thể lắp lẫn cho nhau được.
NE5532: đầu vào dùng tranzitor thường nên trở kháng vào chỉ 1 Mohm, chú TL082 đầu vào FET trở kháng vào đây như 100Momh :D
NE5532: hệ số khuyếch đại hở mạch 100dB, TL082 là 105dB
NE5532: tốc suất 5V/micro giây, TL082 là 13V/micro giây
........................
Tóm lại về mặt thông số chú TL082 đều vượt trội so với chú NE5532, nhưng khi lắp vào audio thì ngược lại, chú NE nghe lại hay hơn chú TL...thế mới đểu :))
Khi đã có định kiến sẵn rùi thì dưa có dòi cụ nhẩy =))
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Tình hình cây nguyệt quế thế nào rồi cụ ơi?
Em là thằng mát tay trồng cây trên đất, nhưng chưa có nhiều kn trồng cây trong chậu.
Có tin buồn mà ko dám báo cụ: nó bỏ em đi mất rồi, nhìn ảnh nó xanh mướt lúc mang về, thấy có tội quá. Tại sao cơ chứ...nó cứ vàng dần rồi rụng hết lá, em thay đất...hy vọng nó hồi sinh.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Mấy lão kỹ thuật cho em hỏi. Mấy con DAC dùng đèn mà có cả usb rồi dsd 512, khi tín hiệu nhạc số ở " độ phân giải " cao như vậy rồi cuối cùng lại cho qua tube rồi ra RCA , như hình dưới, liệu công đoạn này có phải "làm hàng" để maketing không nhể ?Theo tính toán khoa học liệu bộ xuất ra analog có xử lý nổi tín hiệu dsd 512 mà không giảm chất lượng hay không ?
Các thông số 512, 128. 64.....nó chỉ tồn tại ở công đoạn digital thôi, sau khi chuyển đổi D/A thì các thông số ấy không có ý nghĩa với analog nữa nhóe :))
Các thông số 512, 128, ... là tốc độ truyền dữ liệu chứ không phải độ phân giải. Nó giống như cái ống nước to hay bé thôi.
Hiện tại giải mã cho độ phân giải 32bit là cao lắm rồi, 24 bit, thậm chí 16 bit là tai người đã chả thể phân biệt được nữa rồi.
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,165
Động cơ
635,255 Mã lực
Em là thằng mát tay trồng cây trên đất, nhưng chưa có nhiều kn trồng cây trong chậu.
Có tin buồn mà ko dám báo cụ: nó bỏ em đi mất rồi, nhìn ảnh nó xanh mướt lúc mang về, thấy có tội quá. Tại sao cơ chứ...nó cứ vàng dần rồi rụng hết lá, em thay đất...hy vọng nó hồi sinh.
Cụ để chỗ mát thoáng gió là ok mà, hy vọng e nó lại tốt như xưa.
 

htc4

Xe buýt
Biển số
OF-373487
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
655
Động cơ
255,517 Mã lực
Ôi xời, 2-5 năm phải thay bóng hả cụ? Chết chết thế tốn quá nhỉ? E có cái radio chạy tube sx 1946 vẫn hát véo von, mà bóng nó lại hiếm.

Nó là thế này cụ ạ! (Em lại dẫn lại)
http://www.hifivietnam.vn/vi/goc-tu-van/chon-ampli-den-hay-ban-dan/
Các bóng đèn dùng trong ampli công suất cũng hay bị hỏng hơn transistor. Tuy nhiên, hư hỏng một cách đột ngột thường ít khi xảy ra. Có những chiếc radio đèn đời cổ của Philips hay Telefunken, sản xuất năm 1955 với bộ đèn nguyên bản đi theo máy. Đã đúng nửa thế kỷ trôi qua nhưng chiếc radion vẫn kêu ra được “tiếng người”, mặc dầu giọng của “cụ” đã khá phều phào…

Xem thêm tại: http://www.hifivietnam.vn/vi/goc-tu-van/chon-ampli-den-hay-ban-dan/
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Cụ chuẩn rùi ạ!
Nói đến giải mã ở đây đương nhiên là nói đến nhạc số và cũng đang theo dòng chủ đề "CD và đèn" cụ nêu ra thôi mà.
Thế còn đối với đĩa than, kim thạch anh áp điện thì đèn lại một căp bài trùng rồi. Kim thạch anh mà cho vào bán dẫn thì "vứt"! :D
Đấy đấy...
Thì em góp ý tí không có vấn đề bị hiểu lệch đi.
Các phương án kỹ thuật hiện đại thì được cái bền bỉ hơn, nhanh hơn, nhiều hơn, dễ dùng hơn...Tuy nhiên các vấn đề nảy sinh trong việc mã hoá tín hiệu để lưu trữ và giải mã tín hiệu để thưởng thức...lại làm phát sinh nhiều vấn đề. Trong đó thì có lẽ độ trung thực của tín hiệu là cái khó đảm bảo nhất, vì phải nắn bóp mãi mới nhét được vào vật mang, rồi khi lôi nó ra khỏi vật mang thì phải nắn chỉnh bù đắp rèn rũa thật kỹ nữa mới cho ra loa được. Vậy nên tính nguyên bản khó được đảm bảo.
À nhân đây có một vấn đề thú vị, một bộ âm thanh hay là bộ mà:
1- Các thể loại chất lượng khác nhau đưa vào hệ thống, đều ra âm thanh rất hay.
2- Chất lượng hay thì nó phát ra hay, chất lượng kém thì nó thể hiện rõ cái kém đó (như chất giọng, hay phối khí...).
Em là em ưng bộ nào có phẩm chất như (2-), chứ đầy ưu điểm như (1-) thì em chịu không thể dùng được.
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,066 Mã lực
Tại sao "đèn thì cũng phải sau giải mã đã"?
Đèn không cần giải mã thì sao?
Bao nhiêu năm đèn chạy đâu có cần thằng giải mã nào. Cho đến 82-83 Phillips thống nhất với Sony về chuẩn đĩa CD, thì là các ông mã hoá tín hiệu, rồi các ông ra bộ giải mã để đọc lại được sản phẩm của mình thôi. Và từ đó, những năm 8 mấy mới có cụm từ "bộ phận giải mã", mới biết thế nào là TDA 1541 Crown. Chứ trước đó chỉ cần cảm biến áp điện hoặc điện từ qua mấy cái đầu từ là xong.
Chứ cứ nói cứng quá về vai trò của bộ giải mã (sản phẩm ra đời năm 8 mấy- đúng đỉnh cao của công nghệ bán dẫn lúc bấy giờ), sẽ làm nhiều người lầm tưởng là nếu không có bộ phận giải mã bán dẫn thì cái amply đèn chỉ có vứt đi!? Dứt nà nguy hiểm!
Cụ trâu phán quả này chuẩn
Trước khi có giải mã, mọi người vẫn có đài để nghe :)
 

Rockport Avior

Xe tăng
Biển số
OF-467386
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,534
Động cơ
216,523 Mã lực
Tại sao "đèn thì cũng phải sau giải mã đã"?
Đèn không cần giải mã thì sao?
Bao nhiêu năm đèn chạy đâu có cần thằng giải mã nào. Cho đến 82-83 Phillips thống nhất với Sony về chuẩn đĩa CD, thì là các ông mã hoá tín hiệu, rồi các ông ra bộ giải mã để đọc lại được sản phẩm của mình thôi. Và từ đó, những năm 8 mấy mới có cụm từ "bộ phận giải mã", mới biết thế nào là TDA 1541 Crown. Chứ trước đó chỉ cần cảm biến áp điện hoặc điện từ qua mấy cái đầu từ là xong.
Chứ cứ nói cứng quá về vai trò của bộ giải mã (sản phẩm ra đời năm 8 mấy- đúng đỉnh cao của công nghệ bán dẫn lúc bấy giờ), sẽ làm nhiều người lầm tưởng là nếu không có bộ phận giải mã bán dẫn thì cái amply đèn chỉ có vứt đi!? Dứt nà nguy hiểm!
Trước thập niên 80 thế kỷ trước thì thuần chủng 100% analog nên đúng như cụ nói, chả cần dùng đến giải mã chuyển đổi A-D hay D-A nào cả !
Nhưng từ khi chuẩn CD ra đời với sự hợp tác Sony-Philips ở thập niên 80, thì công nghệ thu âm chuyên nghiệp nó cũng khác nhiều, nên giờ nhiều cụ hoài cổ chơi ampli 100% đèn, nhưng nguồn phát có khi lại thâu từ bản master có nguồn gốc digital !:D
 

Rockport Avior

Xe tăng
Biển số
OF-467386
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,534
Động cơ
216,523 Mã lực
Ampli đèn là một thời oanh liệt đã qua, các cụ audiophille cao tuổi đều đã từng trải !
Món này nó cũng tốn kém, nhưng lại đơn giản dễ lắp ráp, mấy cụ không phải dân kỹ thuật gốc, hay nhà văn, nhà báo chỉ cần đọc qua một cuấn cẩm nang "Radio thật là đơn giản" là có thể lắm vững nguyên lý hoạt động của mấy loại bóng đèn điện tử 2 cực, 3 cực... và thỏa chí DIY được rồi !
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
...
Nhưng từ khi chuẩn CD ra đời với sự hợp tác Sony-Philips ở thập niên 80, thì công nghệ thu âm chuyên nghiệp nó cũng khác nhiều, nên giờ nhiều cụ hoài cổ chơi ampli 100% đèn, nhưng nguồn phát có khi lại thâu từ bản master có nguồn gốc digital !:D
Nguồn từ băng master vẫn có, nhưng rất hiếm và cực đắt vì số lượng bán được khi xuất bản rất ít nên giá không thể "đại chúng".
Còn lại là nguồn digital, mà chủ yếu lại là nguồn digital thứ cấp chứ cũng chẳng phải "master digital" (cũng lại do số lượng xuất bản rồi bán ra được, còn copy miễn phí lại đang quá dễ).
Thực ra xem ảnh của nhiều người chơi âm ly đèn và loa toàn giải, khi thấy ngoài cái loa toàn giải còn kèm thêm bộ kèn (trung âm hay cả tweeter) thì em đã thấy các bác ấy đã chấp nhận 1 là 1 cái loa nhiều kênh có phân tần; 2 là chồng âm, giải âm của mấy cái loa khác nhau chồng lên nhau!
Còn loa toàn giải, nếu không phải được lắp trên 1 cái thùng kín thì chỉ là 1 cái thùng hở (phía sau) kích thước rất lớn. Còn đóng thùng theo mẫu của 1 cái loa nổi tiếng thì driver phải chính là của cái loa kia, còn không thì cũng phải chấp nhận những sự giao thoa, cộng hưởng không hề theo ý muốn.
Ngày xưa để xem 1 cái âm ly được nhà SX làm tốt hay không, nếu không mở được nó ra nhìn linh kiện, em tháo sạch đầu vào rồi nối với loa, mở gần hết volume và gí tai vào loa. Tiếng xì xì của gió là chất lượng linh kiện, tiếng ù ù là của thiết kế!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Khi đã có định kiến sẵn rùi thì dưa có dòi cụ nhẩy =))
Iem giải thích thêm về nguyên nhân đáp tuyến tần số của Mosfet: đây là loại Tranz dùng điện trường để điều khiển nên luôn luôn có tụ ký sinh giữa cực cổng và cực nguồn (S). Cái tụ này rất bé, nhưng khi hoạt động tần số cao lại ảnh hưởng rất nhiều, nó gây suy giảm tốc độ làm việc của FET, gây dịch pha tính hiệu ra....vì vậy điều khiển FET nếu kiểu "thủ công" thì phải có điện trở thoát ở cực G, điều này lại làm giảm trở kháng vào, mặt khác vẫn chỉ đáp ứng được trong phạm vi dải tần hẹp, khi mở rộng ra lại sai bét nhè :D. Điều khiển kiểu phức sờ tạp hơn thì người ta dùng 1 cặp Tranz bipolar (Tranz thường) để "đấy-kéo" cổng G cho FET => mạch lại phức tạp hơn => Mà audio phải càng đơn giản càng tốt :D
Đã có nhiều người, nhiều hãng triển khai mạch công suất dùng FET, tuy nhiên cũng chửa được như ý lắm. Được mỗi cái khỏe :))
Chính vì đặc tính làm việc trong phổ tần số hẹp nên trong Audio bây giờ người ta ứng dụng FET dùng trong mạch Class D nhiều hơn là dùng Class AB :D
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Iem giải thích thêm về nguyên nhân đáp tuyến tần số của Mosfet: đây là loại Tranz dùng điện trường để điều khiển nên luôn luôn có tụ ký sinh giữa cực cổng và cực nguồn (S). Cái tụ này rất bé, nhưng khi hoạt động tần số cao lại ảnh hưởng rất nhiều, nó gây suy giảm tốc độ làm việc của FET, gây dịch pha tính hiệu ra....vì vậy điều khiển FET nếu kiểu "thủ công" thì phải có điện trở thoát ở cực G, điều này lại làm giảm trở kháng vào, mặt khác vẫn chỉ đáp ứng được trong phạm vi dải tần hẹp, khi mở rộng ra lại sai bét nhè :D. Điều khiển kiểu phức sờ tạp hơn thì người ta dùng 1 cặp Tranz bipolar (Tranz thường) để "đấy-kéo" cổng G cho FET => mạch lại phức tạp hơn => Mà audio phải càng đơn giản càng tốt :D
Đã có nhiều người, nhiều hãng triển khai mạch công suất dùng FET, tuy nhiên cũng chửa được như ý lắm. Được mỗi cái khỏe :))
Chính vì đặc tính làm việc trong phổ tần số hẹp nên trong Audio bây giờ người ta ứng dụng FET dùng trong mạch Class D nhiều hơn là dùng Class AB :D
Cụ có nói về tụ ký sinh và tần số, rất đúng, tuy nhiên đấy là cỡ MHz hay GHz. Mới 20KHz đổ xuống thì chưa xi nhê gì đâu cụ nhỉ!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top