[Funland] [Đàm đạo Lịch sử] Sơ lược về nền khoa cử Việt Nam

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,395
Động cơ
552,104 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bài làm của cụ Lương Thế Vinh (dịch xuôi):
2. Đối (Bài làm)
Thần xin đối: Thần nghe: Tà thuyết làm hại chính đạo là có nguyên do, thịnh trị có thể đạt đến là có nguồn gốc. Nguyên do là gì? Chính ở chỗ đạo học không sáng tỏ. Nguồn gốc là gì? Chính ở chỗ vua tôi trọn đạo. Nắm rõ điều này, tất cái hại của tà thuyết, cái phương sách của chính trị có thể biện biệt được rồi.
Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ cho chúng thần vào chốn điện đình, thân ban sách vấn, lấy việc chính đạo dị đoan để hỏi, lại lấy việc đời nay chưa trị làm lo, ý mong tìm phương thịnh trị. Xét thần ngu thiển, sao đủ để biết. Nhưng người xưa có nói: “Hỏi han đến cả người cắt cỏ, kẻ kiếm củi”. Huống chi thần lạm dự hàng khoa mục tới đây, lại dám không dốc lòng mà bàn góp một lời sao? Thần kính cẩn chắp tay rập đầu xin đối.
Thần cúi đọc sách vấn của thánh thượng hỏi:
“Thời thượng cổ thánh thần nương theo phép trời để cai trị, đạo đó thuần nhất không có gì phải bàn cãi. Đến đời sau, thuyết Phật, Lão dấy lên, mới bắt đầu có chuyện bàn về tam giáo mà lòng người với trị đạo không còn được như xưa. Giáo lí đạo Phật đạo Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết, thế mà người ta cuồng tín say mê; đạo của thánh nhân, lớn thì tam cương ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số, đều là những điều thiết dụng trong cuộc sống thường ngày, mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật đạo Lão, là cớ làm sao?”
Qua lời sách hỏi, thần thấy bệ hạ thực rõ đạo thánh phải được thi hành mà dị đoan phải được dẹp bỏ. Thần xin được diễn giải thêm.
Thần nghe: Nhất âm nhất dương là đạo tồn tại trong trời đất, thật rõ ràng thay. “Nối đạo là thiện, thành đạo là tính” là đạo đã phối vào con người và vạn vật, điều ấy thật cũng rõ ràng thay. Duy có bậc thánh nhân có thể tận được đạo cho nên đạo quy về thánh nhân, để lấy nguồn từ trời mà tận ở thánh nhân, nên mới gọi là “kế thiên”. Thánh nhân thể được đạo tất đem ra thi hành ở đời, nên mới gọi là “xuất trị”.
Phục Hy vẽ Bát quái để thông tỏ thần minh, Thần Nông làm ra cầy bừa để làm giầu dân sinh, đều là sự phát triển của đạo ấy cả. Ðến đời Hoàng Ðế, Nghiêu, Thuấn thần đạo đã biến hóa, cùng dân thích nghi, có cái gì không phải là thực sự "nối Trời xuất trị"? Do đó đạo truyền đến đời Hạ Vũ thì có luận thuyết "tinh nhất chấp trung" đạo truyền đến đời Thang, Vũ thì có cái ý "kiến trung lập cực". Chính cái thuần khiết của đạo đã có từ lâu lắm vậy. Kinh Dịch nói :"Họ Phục Hy mất thì họ Thần Nông nổi lên, họ Thần Nông mất thì họ Hoàng Ðế nổi lên, họ Hoàng Ðế mất thì Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn nổi lên". Hàn Tử nói :"Nghiêu lấy đạo ấy truyền cho Thuấn, Thuấn lấy đạo ấy truyền cho Vũ, Thang, Văn, Võ" chính là nói về điều ấy. Ở vào thời đó, trên thì chính trị hưng thịnh, dưới thì phong tục thuần mỹ, Chính đạo thi hành ở đời như mặt trời mặt trăng trên trời, như vậy thì dị đoan ở đâu mà có?
Đến thời Khổng Tử, đạo thánh không được thi hành, mới bắt đầu có cái lo “chuyên chủ vào dị đoan”. Đến thời Mạnh Tử, cách thời các thánh càng xa nên mới phải có những lời chống Dương Chu, Mặc Địch. Từ đời Hán trở đi, đạo thánh ngày một suy yếu mà thuyết Phật, Lão lại nổi lên. Nhà Phật lấy sự tịch diệt làm cao, mở đầu từ Hán Minh Đế du nhập vào Trung Quốc. Đạo Lão lấy hư vô làm cội, lưu truyền từ đời Hán mà thịnh từ đời Đường đời Tống. Từ đó về sau mới có thuyết tam giáo. Nhưng mà đạo thánh là chính, Phật, Lão là tà, sao có thể xếp chung một hàng mà gọi là “tam” được? Người đời sau không xét được chỗ đó mới phán bừa như vậy. Do đó mà trị đạo và nhân tâm đều chẳng được như xưa.
Đạo Phật đạo Lão che lấp lí mà làm loạn sự thực, cho nên việc mê hoặc người đời, cản trở nhân nghĩa, thực cũng có vậy. Đạo của thánh nhân, có một vật ắt có một lý, cho nên tam cương ngũ thường, tiết văn độ số, không gì không đầy đủ. Cái hại của Phật, Lão như thế, đáng lẽ dân phải không tin mà họ lại cứ tin. Đạo thánh nhân như thế đáng lẽ dân phải chuộng mà lại ít chuộng. Sở dĩ như thế, còn nguyên cớ nào khác hơn là do thế suy đạo vi mà ra cả. Cho nên Chu Công qua đời thì trăm đời sau không có nền chính trị tốt đẹp, Mạnh Tử mất đi thì ngàn năm sau không có lại bậc chân nho. Đời Hán, Đường tuy chuộng Nho nhưng chưa thể làm sáng được đạo; Tống Nho tuy làm sáng đạo nhưng lại không thi hành được đạo; như vậy lòng dân sao khỏi sa vào vòng Phật, Lão?
Huống chi thuyết lí nhà Phật, cái ý “kiến tính thành Phật” của nó đủ lừa người có học; cái luận “thiện ác quả báo” của nó lại đủ dọa bọn thứ ngu; do đó lòng người dễ bị mê hoặc. Còn thuyết lí đạo Lão, cái nghĩa “huyền chi hựu huyền” đủ coi là luận thuyết cao siêu, cái điều “thần tiên bất tử” lại đủ để dụ bọn tầm thường; do vậy lòng dân dễ bị lừa gạt. Bậc hùng tài như Hán Vũ Đế còn thích đạo sĩ, cầu thần tiên; bậc chuộng Nho thuật như Hán Minh Đế còn sai sứ đi Tây Vực thỉnh kinh, như thế thì dân sao mà không chuộng Phật Lão cho được. Một bài biểu ngăn việc rước cốt Phật (của Hàn Dũ) vừa dâng lên mà Đường Hiến Tông cả giận; một lời can gián “trời có nói gì đâu” mà Tống Chân Tông không nghe; như vậy thì sao dân lại không hâm mộ Phật Lão cho được? Còn đạo thánh nhân là phỏng theo đạo của trời, không phải bậc trí thì không thấy được cái hay của nó, không phải bậc hiền thì không cảm được cái vui của nó, vì thế dân ít người học được.
Đạo thánh và dị đoan trái ngược nhau như âm với dương, như ngày với đêm, cái này thịnh thì cái kia phải suy, đó là cái lý tất nhiên. Hàn Tử (Hàn Dũ) nói: “Bất tắc bất lưu, bất chỉ bất hành” (dị đoan không bị ngăn chặn thì đạo thánh không thể truyền bá, dị đoan không bị cấm thì đạo thánh không thể thi hành), chính là nói về điều ấy.
Thần cúi đọc sách vấn của thánh thượng hỏi:
“Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau. Giữ việc cơ mật có Nội mật viện, trấn giữ các miền có ngũ đạo quan, xử kiện tụng có ngũ hình viện, lo giám sát có ngự sử đài, nắm lễ nhạc có lễ nghi viện, giáo dưỡng nhân tài có trường quốc học, lộ học; quản lí kho tàng và xây dựng có nội thị sảnh, thi hành giáo hóa ở các nơi xa có các quan phủ lộ trấn huyện; giữ gìn phép tắc, coi sóc việc quân có quân quan các vệ; phàm những chức việc ấy đặt ra đều là vì dân cả. Thế mà mọi việc chưa được sáng tỏ, hình ngục còn lạm, kỉ cương chưa giữ gìn, lễ nhạc chưa hưng thịnh, nhân tài chưa phát triển, của cải chưa phong phú, hàng hóa chưa lưu thông, đức trạch chưa nhuần thấm, quân dân còn oán thán, tệ xấu chưa trừ, việc tốt chưa thấy, là cớ làm sao?”
Thần kính nghĩ: Trời dựng hoàng gia, quý tìm người có đức. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, lấy thiên tư trí dũng trời ban vượt qua thử thách gian nan trời tạo, cứu dân sinh từ trong lầm than, mở chinh phạt làm yên bốn bể. Lại ngay buổi đầu dựng nước, cắt đặt quan lại, định ra pháp chế, lớn nhỏ nối nhau, trong ngoài một mối, không có gì không vì dân mà đặt ra. Cái gọi là “phong quan đặt lại cũng vì dân”, chính ở chỗ đó. Lại đến đức Thái Tông Văn Hoàng đế nối ngôi, quan chế đã khá rõ ràng, Nhân Tông hoàng đế kế vị, quan chế lại càng hoàn bị. Kinh Thi nói: “Bất kiền bất vương, tất do cựu chương” (Không thiếu không quên, đều làm như sách cũ), Kinh Dịch nói: “Đại nhân dĩ kế, minh chiếu tứ phương” (Đại nhân thừa kế, sáng chiếu bốn phương), là nói về điều đó.
Huống nay bệ hạ nối nghiệp tiên thánh, vận mở trung hưng, thường răn quần thần làm hết chức trách, thường muốn dùng người phải lấy công tâm, vỗ về rộng lớn để thành phong tục, làm sáng tỏ công lao chính là ở thời nay, mà còn lấy việc chưa đạt nề vương trị làm lo, có thể thấy lòng mong mỏi, chí quyết tâm cầu trị vậy. Tấm lòng bệ hạ như vậy, thần dẫu không mẫn tuệ, cũng không dám có sự giấu che không nói. Thần kính xét Kinh Thư nói “Trị hay loạn là ở thứ quan”. Từ đó mà xem thì quan chức có được tu chỉnh hay không chẳng phải là rất quan hệ đến trị đạo hay sao?
Thần trộm nghĩ thời nay, nếu nói các quan đều không xứng chức cố nhiên là không đúng, nhưng bảo bách quan đều đã tận chức thì cũng chưa phải. Vì sao lại nói như thế? Như nội mật nắm các việc cơ mật, bệ hạ đã giao cho tể thần trông coi, lại chọn thêm văn thần để giữ việc, các chức quan chưa từng bỏ qua không xét, nhưng trong đó có tránh khỏi thiếu sót được không? Lại như các quan năm đạo cai quản các hạt, bệ hạ đã đặt các chức quản lí chung, lại chọn những người có năng lực đặt ở từng nơi, những việc ấy cố nhiên đều cần người hiền, song trong đó khó mà chọn đúng người cả. Đó là lí do mà công việc chưa đạt hiệu quả tối đa.
Đến như việc hình luật, “hình tức là thành” và một khi đã thành thì không thể biến đổi. Như thế đủ biết tầm quan trọng của hình quan thế nào. Nay trong ti ngũ hình cố nhiên đã có người tài nhưng đã quả là ai cũng được như các ông Thích Chi, Định Quốc đời trước chưa? Trên núi có mãnh thú thì không ai dám hái rau, triều đình có quan lại chính trực tất gian tà không thể nổi lên, như thế đủ biết tầm quan trọng của các gián quan thế nào. Nay Ngự sử đài cũng có những người cương trực hiền tài nhưng đã quả là ai cũng được như các bậc hiền Trương Cương, Phạm Báng đời trước chưa? Như thế thì việc kỉ cương chưa được thi hành chặt chẽ, không thể bảo đảm là không có sự gì.
Phàm việc yên triều đình, trị muôn dân không gì cần hơn lễ, thay đổi phong tục, không gì trước hơn nhạc. Việc nắm giữ lễ nhạc của bản triều thảy quy về Lễ nghi viện. Lễ nhạc khi dùng ở triều đình ắt thể hiện hết cái hay cái đẹp, nhưng đáng tiếc là vẫn chưa phổ xuống đến thứ dân. Việc giáo hóa thi hành thì phong tục tốt đẹp, đạo thầy được đề cao tất người thiện mới nhiều, như thế thì giáo chức có quan hệ với trị đạo rất to lớn. Trách nhiệm giáo dục nhân tài của bản triều là ở các trường quốc học, lộ học. Việc dạy văn nghệ đã có phép tắc nhưng cái đáng lo là chưa dạy thấu đáo về đức hạnh mà thôi.
Còn như của cải chưa phong phú là do chính sách tốt chưa làm trọn vẹn; hàng hóa chưa lưu thông chính bởi cấm lệnh triệt để chưa thi hành, há chỉ là trách nhiệm của riêng Nội thị sảnh hay sao?
Thần nghe các bậc tiên nho nói rằng: “Các quan thú lệnh chính là người thầy, là vị tướng soái của dân” để vâng mệnh giáo hóa các nơi. Các quan thú lệnh có tài đức hay không rất quan hệ đến sự sướng khổ của dân do đó dùng người làm thú lệnh không thể không chọn người tài giỏi.
Thần trộm thấy thời nay các quan ở phủ lộ trấn huyện, người làm hết chức trách thì ít, kẻ không làm hết chức trách thì nhiều. Cho việc giáo hóa là thế nào? Nói những điều chỉ là những việc ngọn như xử kiện, thúc thuế. Cho việc dân là thế nào? Làm những việc chỉ trong chuyện sổ sách hội họp. Con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ là những người đáng được triều đình khen ngợi mà các quan đề bạt kể được mấy người. Góa vợ, góa chồng, không con, không cha là những người không thể tự sinh tồn, triều đình rất là thương xót mà các quan tâu lên chẳng được là bao. Những người nắm giữ việc này chưa mấy ai làm tròn trách nhiệm.
Thần lại nghe Kinh Dịch nói: “Quẻ sư, chính đáng, bậc lão thành thì tốt”; lại nói: “Người cầm đầu ra quân tất phải nắm được quy luật cuộc chiến”. Cho nên không thể không chọn người tài giỏi. Lúc này những người nắm quyền binh, xứng đáng với chức vụ thì ít, không xứng đáng chức vụ thì nhiều. Tiếng là võ quan mà thông thạo vũ lược được mấy người? Chức là cầm quân mà am hiểu tình quân được bao nhiêu? Vơ vét là việc triều đình nghiêm cấm mà vẫn lấy lạm của quân như thế; vỗ về thương xót lê dân là bản ý của triều đình mà vẫn coi thường cấm lệnh, hoành hành bạo ngược như thế. Do đó mà chức trách kẻ cầm quân vẫn chưa làm trọn. Như vậy thì đức hạnh của bề trên vẫn chưa thấm nhuấn xuống dưới, quân tình còn oán thán há có thể không có chuyện đó hay sao? Do vậy mà tệ xấu chưa được trừ mà hiệu quả tốt cũng chưa thấy được.
Thần cúi đọc chế sách của thánh thượng hỏi: “Cốt lõi của việc cai trị không ngoài việc làm sáng đạo thánh, chính nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ tệ xấu, tỏ rõ trị hiệu. Để làm được những điều ấy tất phải có thuật riêng. Sĩ đại phu bác cổ thông kim, hãy đem hiểu biết viết ra rõ ràng, trẫm sẽ đích thân xem xét.” Ôi, lời bệ hạ như thế không chỉ là điều may mắn cho chính đạo mà cũng là điều may mắn lớn cho thiên hạ.
Đạo thánh không thể không sáng tỏ, nhân tâm không thể không chấn chỉnh mà tà thuyết ắt phải bị tẩy trừ, đó là điều trọng yếu của thịnh trị. Như vậy sự sáng tỏ đạo thánh lại là gốc của sự chấn chỉnh nhân tâm, trừ bỏ tà thuyết. Nếu như có thể “xem xét ở nhân văn để giáo hóa tác thành cho thiên hạ” thì cái sáng của đạo thánh chính ở chỗ đó. Đạo thánh đã sáng tỏ thì cái lý đương nhiên người ta sẽ biết rõ. Nhân tâm đã đúng đắn thì sự sai trái như thế người ta ắt phân biệt được, còn lo gì đạo Phật đạo Lão làm hại. Hàn Tử (Hàn Dũ) nói: “Phải bắt người của chúng (Phật Lão) hoàn tục, đốt sách của chúng đi, biến chùa quán của chúng thành nhà ở, làm sáng tỏ đạo tiên vương để dẫn dắt chúng”. Mạnh Tử nói: “Người quân tử phải trở lại đường chính, đường chính đã đúng tất dân sẽ hưng thịnh, dân đã hưng thịnh thì không có gian tà”, chính là nói về điều ấy.
Đến ngay các quan cai trị không thể quản, các tệ xấu không thể sửa, việc tốt phải làm đều là các phương sách trị nước vậy. Mà việc quản lý các quan lại chính là gốc để đổi cải tệ nạn, làm điều tốt. Nhược bằng có thể khảo xét để thăng chức người tài, giáng chức kẻ ngu thì việc quản lý quan chức coi như đạt được. Quản được quan chức tất chính sự không sai lầm mà tệ xấu không gì không được sửa đổi. Tệ xấu được sửa đổi tất dân được hưởng phúc trạch mà việc tốt không gì không được làm. Kinh Thư có nói: “Kính cẩn chức quan của ngươi, sắp đặt chính sự của ngươi, muôn đời tốt đẹp cho dân, muôn nơi không khổ cực” quả nói về điều ấy chăng?
Phương sách trị nước vốn là như thế, nhưng tìm cái gốc của việc ấy chính là ở chỗ bệ hạ cùng triều thần phải đồng tâm nhất thể để đạt được như vậy.
Kinh Thư nói: "Ðầu óc sáng suốt, chân tay nhanh nhẹn, mọi việc tốt đẹp" đó là nói về "nhất thể". Thần mong rằng trên thì Bệ hạ, dưới thì triều thần, trên dưới hòa hợp tất cũng một lòng như Kinh Dịch nói, đầu óc chân tay tất cùng một thể như Kinh Thư nói. Vua biết rõ chức trách làm vua thì khó, bề tôi biết rõ trách nhiệm làm bề tôi là khó thì chính sự sẽ được sửa sang, muôn dân đều thấm nhuần đạo đức. Ðược như thế thì làm gì phải lo việc chính đáng nhân tâm, sáng tỏ đạo Thánh, trừ bỏ dị đoan không có cách, làm gì phải lo việc nắm các quan cai trị, sửa đổi tệ xấu, làm việc tốt không có đường?
Kiến giải của thần như thế, thần không biết viển vông trong lời ấy, cũng không biết ngông cuồng trong lời ấy. Nhưng lời của kẻ ngông cuồng cũng có khi Thánh nhân chọn lựa. Thần cúi mong Bệ Hạ điều nào có thể chọn được mà chọn thì kẻ hạ thần vô cùng may mắn.
Thần kính cẩn dâng lời đối sách".
Vua phê: Quyển này tường tận, minh bạch, không hổ danh là một bài đối sách, đọc văn đó mà lòng bứt rứt không yên.

Bài thi này được lấy đầu là bởi lời văn mượt mà đăng đối, biện luận giản dị chặt chẽ, kinh sách đều thông tỏ, tam giáo đều nắm được yếu lĩnh. Không bàn đến lời văn trang trọng lễ phép.
Còn về nội dung tư tưởng thì vẫn lọt thỏm trong khuôn khổ Nho học từ chương kinh viện, viết thì dài tốn chữ thực ra ý cũng chỉ từ câu đầu của sách Đại học mà triển khai, đó là "Minh minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện" áp dụng cho bản thân rồi đến quan lại các đối tượng.
Chưa kể, vụ "của cải chưa phong phú hàng hóa chưa lưu thông" thì thí sinh lờ tịt đi không đề cập đến.
Cảm ơn bác chuot08 sưu tầm và chịu khó gõ phím cho xem đề thi và bài làm của một thí sinh đỗ đạt trong thời quân chủ chuyên chế như thế này. Qua nội dung này, chúng mình cũng có thêm dữ liệu cho việc giả nhời câu hỏi "Tại sao người mình học giỏi mà nước mình nghèo và tại sao nước mình nghèo mà người mình nhiều anh học giỏi?"
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Trước e thấy ca ngợi bài làm của LTV có tư tưởng đột phá dân chủ, đề ra các biện pháp trên nguyên tắc "vì dân" rất hại điện...

Giờ đọc đề cụ post thế này, trong đó cụ LT Tông đã giãi bày rõ mồn một với sĩ tử nguyên tắc cải cách xã hội, nhóm biện pháp đã triển khai, các tồn tại của thể chế hiện hành trong đề bài, thì độ khâm phục LTV của e giảm đi quá nửa, mà thay vào đó là sự bất ngờ với độ thâm sâu uyên bác của vua Lê Thánh Tông. Vua LT Tông mới là tác giả của sự phát triển từ triết lý tam giáo đồng nguyên tới nguyên tắc vì dân (đề cao việc triển khai Tứ đức của Nho Giáo trong trị nước ở Đại Việt). Có thể nói vua LTT khen bài của LTV như thể tự khen chính mình vậy!

Nội dung đề bài và mấy dòng giới thiệu:

Khoa thi Đình năm Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4, (1463), đích thân Hoàng đế Lê Thánh Tông ra đề và chấm bài. Bài của Lương Thế Vinh đạt điểm cao nhất, giúp ông đỗ Trạng nguyên, khi đó ông 22 tuổi đời
1. Chế sách (đề bài):
Các bậc đế vương thánh thần thời thượng cổ, nối trời trị đời, dạo đó rất là thuần phác. Cho đến đời sau mới có thuyết Phật, Lão dấy lên mới bắt đầu có chuyện bàn về tam giáo (Nho, Phật, Lão) mà lòng người với trị đạo thật không còn như xưa. Giáo lý đạo Phật, đạo Lão hết thẩy đều mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người rất ham, rất tin.
Ðạo của Thánh nhân (Nho) lớn thì tam cương (1), ngũ thường (2), nhỏ thì tiết văn độ số (3) đều thiết dụng trong cuộc sống thường ngày mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật, đạo Lão, sao lại như thế?
Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau. Giữ việc cơ mật có Nội Mật Viện; trấn giữ các miền có Ngũ Ðạo Quan; xử kiện tụng có Ngũ Hình Viện; lo giám sát có Ngự Sử Ðài; nắm lễ nhạc có Lễ Nghi Viện; giáo dưỡng nhân tài có trường Quốc học, Lộ học; quản lý kho tàng và xây dựng có Nội Thị Sảnh; thi hành giáo hóa ở các nơi xa có các quan phủ, lộ, trấn, huyện; giữ gìn phép tắc, coi sóc việc quân có quân quan các vệ. Tất cả những việc ấy dặt ra thẩy đều vì dân cả. Thế mà mọi việc chưa được sáng tỏ, hình ngục còn lạm, kỷ cương chưa giữ gìn, lễ nhạc chưa hưng thịnh, nhân tài chưa phát triển, của cải chưa phong phú, hàng hóa chưa lưu thông, đức trạch chưa nhuần thấm, quân dân còn oán thán, tệ xấu chưa trừ, việc tốt chưa thấy là cớ tại sao?
Ðiều cốt yếu để làm nên thịnh trị không ngoài ở chỗ làm sáng tỏ đạo Thánh, chính đáng nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ tệ xấu, làm việc tốt. Làm được những điều ấy tất có thuật của nó.
Sĩ đại phu bác cổ thông kim hãy đem những hiểu biết viết ra rõ ràng, Trẫm sẽ đích thân xem xét".
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
248
Động cơ
60,017 Mã lực
Tuổi
44
Trước e thấy ca ngợi bài làm của LTV có tư tưởng đột phá dân chủ, đề ra các biện pháp trên nguyên tắc "vì dân" rất hại điện...

Giờ đọc đề cụ post thế này, trong đó cụ LT Tông đã giãi bày rõ mồn một với sĩ tử nguyên tắc cải cách xã hội, nhóm biện pháp đã triển khai, các tồn tại của thể chế hiện hành trong đề bài, thì độ khâm phục LTV của e giảm đi quá nửa, mà thay vào đó là sự bất ngờ với độ thâm sâu uyên bác của vua Lê Thánh Tông. Vua LT Tông mới là tác giả của sự phát triển từ triết lý tam giáo đồng nguyên tới nguyên tắc vì dân (triển khai Tứ đức của Nho Giáo trong trị nước ở Đại Việt). Có thể nói vua LTT khen bài của LTV như thể tự khen chính mình vậy!
Cái anh LTV này, hóa ra lại không biết câu" có thực mới vực được Đạo" . Hay là do sau này mới có câu này các cụ nhỉ?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,395
Động cơ
552,104 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Trước e thấy ca ngợi bài làm của LTV có tư tưởng đột phá dân chủ, đề ra các biện pháp trên nguyên tắc "vì dân" rất hại điện...

Giờ đọc đề cụ post thế này, trong đó cụ LT Tông đã giãi bày rõ mồn một với sĩ tử nguyên tắc cải cách xã hội, nhóm biện pháp đã triển khai, các tồn tại của thể chế hiện hành trong đề bài, thì độ khâm phục LTV của e giảm đi quá nửa, mà thay vào đó là sự bất ngờ với độ thâm sâu uyên bác của vua Lê Thánh Tông. Vua LT Tông mới là tác giả của sự phát triển từ triết lý tam giáo đồng nguyên tới nguyên tắc vì dân (ở Đại Việt). Có thể nói vua LTT khen bài của LTV như thể tự khen chính mình vậy!

Ý này của bác làm rõ một đặc trưng quan trọng của chế độ khoa cử nước Nam ta từ khởi đầu, đó là thí sinh để được đi thi và được lấy đỗ thì cốt yếu là sự học và sự vận dụng sách vở phải trong khuôn khổ giáo trình Nho Khổng. Bởi vì thế ta mới thấy, vua là ông ra đề và cũng không ai khác có thể làm bài giỏi hơn vua. Chỉ là vua sẽ lấy đỗ và ban khen những anh làm bài đúng hợp ý vua nhất mà thôi.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
248
Động cơ
60,017 Mã lực
Tuổi
44
Người ta từ khi sinh ra cái dạ dày nó mới làm chủ thân tâm. Trẻ sơ sinh đủ sữa, tức là đủ nước và dưỡng chất, thì khi thức tươi vui hoạt bát, khi ngủ thì ngủ ngon yên giấc. Bắt đầu thiếu 1 trong hai cái đấy thì kêu ọ ẹ, cựa quậy , thiếu quá thì kêu khóc ngằn ngặt. Lúc đấy chỉ có cho cái gì vào mồm thì mới im, cháo loãng cũng được mà sữa thì càng tốt. Dân chúng cũng vậy, dân đói kêu gào chán chẳng ai nghe thì làm loạn, cướp bóc để có cái ăn, đều là do thiếu cái ăn, thì mấy anh hủ nho lại đổ cho " vô đạo". Lúc trẻ con nhà các anh ý nó đói khát nó kêu khóc chắc là các anh ý mớm cho nó ít " đạo" rồi thì im rồi cứ thế mà lớn lên.
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Cụ hơi lệch sang khía cạnh Triết học của Nho giáo. E chỉ còm nhanh thế này, Nho giáo đề cao tầm quan trọng của vật chất, nhưng cho sỹ lên trước nông, nên họ cho rằng nông làm gốc thì nông có trách nhiệm lo vật chất cho sỹ class. Quan điểm này quá nà ph.ản độn.g, không thể ưng cái bụng được.

Hủ nho tột độ của của quan điểm này là tụi Nho nhe để móng tay dài loằng thoằng ngoằng, như tuyên bố rõ người cầm bút là chỉ có chém gió thế sự - không có làm gì khác hết, trong nhà có việc gì thì vợ cân hết cả đuê. Như vợ Tú Xương "nuôi đủ năm con với 1 chồng" là 1 điển hình.

Người ta từ khi sinh ra cái dạ dày nó mới làm chủ thân tâm. Trẻ sơ sinh đủ sữa, tức là đủ nước và dưỡng chất, thì khi thức tươi vui hoạt bát, khi ngủ thì ngủ ngon yên giấc. Bắt đầu thiếu 1 trong hai cái đấy thì kêu ọ ẹ, cựa quậy , thiếu quá thì kêu khóc ngằn ngặt. Lúc đấy chỉ có cho cái gì vào mồm thì mới im, cháo loãng cũng được mà sữa thì càng tốt. Dân chúng cũng vậy, dân đói kêu gào chán chẳng ai nghe thì làm loạn, cướp bóc để có cái ăn, đều là do thiếu cái ăn, thì mấy anh hủ nho lại đổ cho " vô đạo". Lúc trẻ con nhà các anh ý nó đói khát nó kêu khóc chắc là các anh ý mớm cho nó ít " đạo" rồi thì im rồi cứ thế mà lớn lên.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Đạo Khổng khi chính cụ Khổng thực thi thì vua nào cũng đuổi.
Chỉ khi các vua- chủ nô tạo được những ông lười làm hay ăn, lấy những ý vì dân của cụ Khổng ghép với những mẹo lừa dân, ngu dân, xui dân đánh nhau để viết thành kinh sách, lễ nhạc ép dân vào vòng kim cô vô hình, lúc đó đạo Nho mới phát.
Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố nói rõ thực trạng nông thôn khi hủ nho thống trị làng xã.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sứa.

Xe điện
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
4,644
Động cơ
332,644 Mã lực
Tuổi
30
Tóm lại cái món Văn chương chỉ khi no đủ, rảnh rang thì mới chơi như 1 thú vui chứ đang đói rã họng ra thì Văn vẻ gì, mất bao nguồn lực của XH.
XH phong kiến ta toàn tập trung vào cai trị phục vụ tầng lớp Vua Quan chứ có chú trọng vào SX ra của cải và giao thương để phát triển XH đâu. Nguồn thu là thuế của nông dân chả có gì khác...vì thế dân toàn đói khổ đâm ra nước yếu. Mấy mống Phú Lãng Sa vào nó khống chế cả đất nước dễ dàng luôn, đáng hổ thẹn.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,395
Động cơ
552,104 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ hơi lệch sang khía cạnh Triết học của Nho giáo. E chỉ còm nhanh thế này, Nho giáo đề cao tầm quan trọng của vật chất, nhưng cho sỹ lên trước nông, nên họ cho rằng nông làm gốc thì nông có trách nhiệm lo vật chất cho sỹ class. Quan điểm này quá nà ph.ản độn.g, không thể ưng cái bụng được.

Hủ nho tột độ của của quan điểm này là tụi Nho nhe để móng tay dài loằng thoằng ngoằng, như tuyên bố rõ người cầm bút là chỉ có chém gió thế sự - không có làm gì khác hết, trong nhà có việc gì thì vợ cân hết cả đuê. Như vợ Tú Xương "nuôi đủ năm con với 1 chồng" là 1 điển hình.
Quân tử như đức phong tiểu nhân như đức thảo, đại ý là người quân tử (kẻ có học Thánh hiền) như cái thế lực của gió mà kẻ tiểu nhân(loại cày sâu cuốc bẫm như chúng mình) có cái phận của ngọn cỏ. Gió thổi đâu thì cỏ phải nghiêng theo đó.
Lại có bài ngũ ngôn của họ Uông rằng "Thiên tử trọng anh hào - Văn chương giáo nhĩ tào - Vạn bản giai hạ phẩm - Duy hĩu độc thư cao". Ý rằng Chính quyền cần những người tài giỏi, văn chương là cơ bản giáo dục, mọi nghề nghiệp đều hèn mọn, mỗi chỉ những đứa đọc sách mới là bậc cao vọng.
Thế thành thử một nước mạnh yếu trông vào hiền tài, hiền tài cao thấp là ở mắt có cận lưng có vẹo móng tay có dài không. Nhiều đám ấy tức là nước thịnh trị.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
248
Động cơ
60,017 Mã lực
Tuổi
44
vâng cụ. có lẽ họ ở thế giới khác.
không có những nhà nho này thì có lẽ người Việt chúng ta còn đang ở mãi rừng rậm nam mỹ, ko có chữ viết thì sao có đại việt sử ký, "Nam quốc sơn hà" hay Bình ngô đại cáo. chắc 1 phát thành ra thằng người biết viết, biết anh, pháp.
vơ đũa cả nắm thì dạng ko bình thường rồi, tranh luận phí thời gian cụ ạ.
Cụ lại nhầm rồi. Chữ TQ họ tự phát minh để truyền lại tri thức , tư tưởng, văn hóa cho con dân của họ. Chứ không phải để cho con dân của phụ quốc như VN ta. Cho nên họ cũng chỉ dạy cho một phần thôi. Chả thế mà cụ Phùng Khắc Khoan thấy có giống ngô hay quá mới phải tìm cách để mang về, mà cũng phải dấu vào lỗ mít mới qua được soát xét. Để thấy dân TQ từ thời xưa đã đề phòng dân Việt thế nào, mà cũng có ý thức bản quyền từ sớm. Chứ thật lòng anh em giúp đỡ nhau thì có gì hay phải san sẻ ngay chứ.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,768
Động cơ
297,980 Mã lực
Nội dung đề bài và mấy dòng giới thiệu:

Khoa thi Đình năm Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận thứ 4, (1463), đích thân Hoàng đế Lê Thánh Tông ra đề và chấm bài. Bài của Lương Thế Vinh đạt điểm cao nhất, giúp ông đỗ Trạng nguyên, khi đó ông 22 tuổi đời
1. Chế sách (đề bài):
Các bậc đế vương thánh thần thời thượng cổ, nối trời trị đời, dạo đó rất là thuần phác. Cho đến đời sau mới có thuyết Phật, Lão dấy lên mới bắt đầu có chuyện bàn về tam giáo (Nho, Phật, Lão) mà lòng người với trị đạo thật không còn như xưa. Giáo lý đạo Phật, đạo Lão hết thẩy đều mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người rất ham, rất tin.
Ðạo của Thánh nhân (Nho) lớn thì tam cương (1), ngũ thường (2), nhỏ thì tiết văn độ số (3) đều thiết dụng trong cuộc sống thường ngày mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật, đạo Lão, sao lại như thế?
Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau. Giữ việc cơ mật có Nội Mật Viện; trấn giữ các miền có Ngũ Ðạo Quan; xử kiện tụng có Ngũ Hình Viện; lo giám sát có Ngự Sử Ðài; nắm lễ nhạc có Lễ Nghi Viện; giáo dưỡng nhân tài có trường Quốc học, Lộ học; quản lý kho tàng và xây dựng có Nội Thị Sảnh; thi hành giáo hóa ở các nơi xa có các quan phủ, lộ, trấn, huyện; giữ gìn phép tắc, coi sóc việc quân có quân quan các vệ. Tất cả những việc ấy dặt ra thẩy đều vì dân cả. Thế mà mọi việc chưa được sáng tỏ, hình ngục còn lạm, kỷ cương chưa giữ gìn, lễ nhạc chưa hưng thịnh, nhân tài chưa phát triển, của cải chưa phong phú, hàng hóa chưa lưu thông, đức trạch chưa nhuần thấm, quân dân còn oán thán, tệ xấu chưa trừ, việc tốt chưa thấy là cớ tại sao?
Ðiều cốt yếu để làm nên thịnh trị không ngoài ở chỗ làm sáng tỏ đạo Thánh, chính đáng nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ tệ xấu, làm việc tốt. Làm được những điều ấy tất có thuật của nó.
Sĩ đại phu bác cổ thông kim hãy đem những hiểu biết viết ra rõ ràng, Trẫm sẽ đích thân xem xét".
Cứ p đọc đề bài với bài làm thì cc mới rõ ưu và nhc điểm của thời đó đc.

Ngoài ra cc có biết cc thi cử đc học những sách gì, bài làm đc viết trong thời gian bao lâu, trong lúc làm bài đc đem tài liệu gì vào hay k có tài liệu p tự nhớ?
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
248
Động cơ
60,017 Mã lực
Tuổi
44
Cứ p đọc đề bài với bài làm thì cc mới rõ ưu và nhc điểm của thời đó đc.

Ngoài ra cc có biết cc thi cử đc học những sách gì, bài làm đc viết trong thời gian bao lâu, trong lúc làm bài đc đem tài liệu gì vào hay k có tài liệu p tự nhớ?
Đúng là đề ra như thế này rồi thì viết như thế kia đỗ cao là đúng. Viết đúng ý vua , thay vua diễn giải. Không rõ bài thi sau đó có được phổ biến cho quan dân cùng xem không.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,768
Động cơ
297,980 Mã lực
Bài làm của cụ trạng
em chuyển sang word chữ viết tay giấy a4 thì được 6 trang 3254 chữ
tương đương 1 bài văn của các cháu thi khối c bây giờ dạng học sinh giỏi về nội dung.
Về mặt nội dung bài luận em hóng cc phân tích tiếp.

ps: Văn xưa dây cà ra dây muống quả thật làm em đọc sâu rất khó. nếu lược lại thành văn bây giờ và ý chính gạch đầu dòng thì nhẽ cũng vài gạch quan trọng.

1722053768100.png

1722053731425.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
248
Động cơ
60,017 Mã lực
Tuổi
44
Bài làm của cụ Lương Thế Vinh (dịch xuôi):
2. Đối (Bài làm)
Thần xin đối: Thần nghe: Tà thuyết làm hại chính đạo là có nguyên do, thịnh trị có thể đạt đến là có nguồn gốc. Nguyên do là gì? Chính ở chỗ đạo học không sáng tỏ. Nguồn gốc là gì? Chính ở chỗ vua tôi trọn đạo. Nắm rõ điều này, tất cái hại của tà thuyết, cái phương sách của chính trị có thể biện biệt được rồi.
Kính nghĩ: Hoàng thượng bệ hạ cho chúng thần vào chốn điện đình, thân ban sách vấn, lấy việc chính đạo dị đoan để hỏi, lại lấy việc đời nay chưa trị làm lo, ý mong tìm phương thịnh trị. Xét thần ngu thiển, sao đủ để biết. Nhưng người xưa có nói: “Hỏi han đến cả người cắt cỏ, kẻ kiếm củi”. Huống chi thần lạm dự hàng khoa mục tới đây, lại dám không dốc lòng mà bàn góp một lời sao? Thần kính cẩn chắp tay rập đầu xin đối.
Thần cúi đọc sách vấn của thánh thượng hỏi:
“Thời thượng cổ thánh thần nương theo phép trời để cai trị, đạo đó thuần nhất không có gì phải bàn cãi. Đến đời sau, thuyết Phật, Lão dấy lên, mới bắt đầu có chuyện bàn về tam giáo mà lòng người với trị đạo không còn được như xưa. Giáo lí đạo Phật đạo Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết, thế mà người ta cuồng tín say mê; đạo của thánh nhân, lớn thì tam cương ngũ thường, nhỏ thì tiết văn độ số, đều là những điều thiết dụng trong cuộc sống thường ngày, mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật đạo Lão, là cớ làm sao?”
Qua lời sách hỏi, thần thấy bệ hạ thực rõ đạo thánh phải được thi hành mà dị đoan phải được dẹp bỏ. Thần xin được diễn giải thêm.
Thần nghe: Nhất âm nhất dương là đạo tồn tại trong trời đất, thật rõ ràng thay. “Nối đạo là thiện, thành đạo là tính” là đạo đã phối vào con người và vạn vật, điều ấy thật cũng rõ ràng thay. Duy có bậc thánh nhân có thể tận được đạo cho nên đạo quy về thánh nhân, để lấy nguồn từ trời mà tận ở thánh nhân, nên mới gọi là “kế thiên”. Thánh nhân thể được đạo tất đem ra thi hành ở đời, nên mới gọi là “xuất trị”.
Phục Hy vẽ Bát quái để thông tỏ thần minh, Thần Nông làm ra cầy bừa để làm giầu dân sinh, đều là sự phát triển của đạo ấy cả. Ðến đời Hoàng Ðế, Nghiêu, Thuấn thần đạo đã biến hóa, cùng dân thích nghi, có cái gì không phải là thực sự "nối Trời xuất trị"? Do đó đạo truyền đến đời Hạ Vũ thì có luận thuyết "tinh nhất chấp trung" đạo truyền đến đời Thang, Vũ thì có cái ý "kiến trung lập cực". Chính cái thuần khiết của đạo đã có từ lâu lắm vậy. Kinh Dịch nói :"Họ Phục Hy mất thì họ Thần Nông nổi lên, họ Thần Nông mất thì họ Hoàng Ðế nổi lên, họ Hoàng Ðế mất thì Ðế Nghiêu, Ðế Thuấn nổi lên". Hàn Tử nói :"Nghiêu lấy đạo ấy truyền cho Thuấn, Thuấn lấy đạo ấy truyền cho Vũ, Thang, Văn, Võ" chính là nói về điều ấy. Ở vào thời đó, trên thì chính trị hưng thịnh, dưới thì phong tục thuần mỹ, Chính đạo thi hành ở đời như mặt trời mặt trăng trên trời, như vậy thì dị đoan ở đâu mà có?
Đến thời Khổng Tử, đạo thánh không được thi hành, mới bắt đầu có cái lo “chuyên chủ vào dị đoan”. Đến thời Mạnh Tử, cách thời các thánh càng xa nên mới phải có những lời chống Dương Chu, Mặc Địch. Từ đời Hán trở đi, đạo thánh ngày một suy yếu mà thuyết Phật, Lão lại nổi lên. Nhà Phật lấy sự tịch diệt làm cao, mở đầu từ Hán Minh Đế du nhập vào Trung Quốc. Đạo Lão lấy hư vô làm cội, lưu truyền từ đời Hán mà thịnh từ đời Đường đời Tống. Từ đó về sau mới có thuyết tam giáo. Nhưng mà đạo thánh là chính, Phật, Lão là tà, sao có thể xếp chung một hàng mà gọi là “tam” được? Người đời sau không xét được chỗ đó mới phán bừa như vậy. Do đó mà trị đạo và nhân tâm đều chẳng được như xưa.
Đạo Phật đạo Lão che lấp lí mà làm loạn sự thực, cho nên việc mê hoặc người đời, cản trở nhân nghĩa, thực cũng có vậy. Đạo của thánh nhân, có một vật ắt có một lý, cho nên tam cương ngũ thường, tiết văn độ số, không gì không đầy đủ. Cái hại của Phật, Lão như thế, đáng lẽ dân phải không tin mà họ lại cứ tin. Đạo thánh nhân như thế đáng lẽ dân phải chuộng mà lại ít chuộng. Sở dĩ như thế, còn nguyên cớ nào khác hơn là do thế suy đạo vi mà ra cả. Cho nên Chu Công qua đời thì trăm đời sau không có nền chính trị tốt đẹp, Mạnh Tử mất đi thì ngàn năm sau không có lại bậc chân nho. Đời Hán, Đường tuy chuộng Nho nhưng chưa thể làm sáng được đạo; Tống Nho tuy làm sáng đạo nhưng lại không thi hành được đạo; như vậy lòng dân sao khỏi sa vào vòng Phật, Lão?
Huống chi thuyết lí nhà Phật, cái ý “kiến tính thành Phật” của nó đủ lừa người có học; cái luận “thiện ác quả báo” của nó lại đủ dọa bọn thứ ngu; do đó lòng người dễ bị mê hoặc. Còn thuyết lí đạo Lão, cái nghĩa “huyền chi hựu huyền” đủ coi là luận thuyết cao siêu, cái điều “thần tiên bất tử” lại đủ để dụ bọn tầm thường; do vậy lòng dân dễ bị lừa gạt. Bậc hùng tài như Hán Vũ Đế còn thích đạo sĩ, cầu thần tiên; bậc chuộng Nho thuật như Hán Minh Đế còn sai sứ đi Tây Vực thỉnh kinh, như thế thì dân sao mà không chuộng Phật Lão cho được. Một bài biểu ngăn việc rước cốt Phật (của Hàn Dũ) vừa dâng lên mà Đường Hiến Tông cả giận; một lời can gián “trời có nói gì đâu” mà Tống Chân Tông không nghe; như vậy thì sao dân lại không hâm mộ Phật Lão cho được? Còn đạo thánh nhân là phỏng theo đạo của trời, không phải bậc trí thì không thấy được cái hay của nó, không phải bậc hiền thì không cảm được cái vui của nó, vì thế dân ít người học được.
Đạo thánh và dị đoan trái ngược nhau như âm với dương, như ngày với đêm, cái này thịnh thì cái kia phải suy, đó là cái lý tất nhiên. Hàn Tử (Hàn Dũ) nói: “Bất tắc bất lưu, bất chỉ bất hành” (dị đoan không bị ngăn chặn thì đạo thánh không thể truyền bá, dị đoan không bị cấm thì đạo thánh không thể thi hành), chính là nói về điều ấy.
Thần cúi đọc sách vấn của thánh thượng hỏi:
“Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau Nhà nước ta thiết lập quan, phân chia chức, lớn nhỏ cùng mối, trong ngoài nối nhau. Giữ việc cơ mật có Nội mật viện, trấn giữ các miền có ngũ đạo quan, xử kiện tụng có ngũ hình viện, lo giám sát có ngự sử đài, nắm lễ nhạc có lễ nghi viện, giáo dưỡng nhân tài có trường quốc học, lộ học; quản lí kho tàng và xây dựng có nội thị sảnh, thi hành giáo hóa ở các nơi xa có các quan phủ lộ trấn huyện; giữ gìn phép tắc, coi sóc việc quân có quân quan các vệ; phàm những chức việc ấy đặt ra đều là vì dân cả. Thế mà mọi việc chưa được sáng tỏ, hình ngục còn lạm, kỉ cương chưa giữ gìn, lễ nhạc chưa hưng thịnh, nhân tài chưa phát triển, của cải chưa phong phú, hàng hóa chưa lưu thông, đức trạch chưa nhuần thấm, quân dân còn oán thán, tệ xấu chưa trừ, việc tốt chưa thấy, là cớ làm sao?”
Thần kính nghĩ: Trời dựng hoàng gia, quý tìm người có đức. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, lấy thiên tư trí dũng trời ban vượt qua thử thách gian nan trời tạo, cứu dân sinh từ trong lầm than, mở chinh phạt làm yên bốn bể. Lại ngay buổi đầu dựng nước, cắt đặt quan lại, định ra pháp chế, lớn nhỏ nối nhau, trong ngoài một mối, không có gì không vì dân mà đặt ra. Cái gọi là “phong quan đặt lại cũng vì dân”, chính ở chỗ đó. Lại đến đức Thái Tông Văn Hoàng đế nối ngôi, quan chế đã khá rõ ràng, Nhân Tông hoàng đế kế vị, quan chế lại càng hoàn bị. Kinh Thi nói: “Bất kiền bất vương, tất do cựu chương” (Không thiếu không quên, đều làm như sách cũ), Kinh Dịch nói: “Đại nhân dĩ kế, minh chiếu tứ phương” (Đại nhân thừa kế, sáng chiếu bốn phương), là nói về điều đó.
Thần kính xét Kinh Thư nói “Trị hay loạn là ở thứ quan”. Từ đó mà xem thì quan chức có được tu chỉnh hay không chẳng phải là rất quan hệ đến trị đạo hay sao?
Thần trộm nghĩ thời nay, nếu nói các quan đều không xứng chức cố nhiên là không đúng, nhưng bảo bách quan đều đã tận chức thì cũng chưa phải. Vì sao lại nói như thế? Như nội mật nắm các việc cơ mật, bệ hạ đã giao cho tể thần trông coi, lại chọn thêm văn thần để giữ việc, các chức quan chưa từng bỏ qua không xét, nhưng trong đó có tránh khỏi thiếu sót được không? Lại như các quan năm đạo cai quản các hạt, bệ hạ đã đặt các chức quản lí chung, lại chọn những người có năng lực đặt ở từng nơi, những việc ấy cố nhiên đều cần người hiền, song trong đó khó mà chọn đúng người cả. Đó là lí do mà công việc chưa đạt hiệu quả tối đa.
Đến như việc hình luật, “hình tức là thành” và một khi đã thành thì không thể biến đổi. Như thế đủ biết tầm quan trọng của hình quan thế nào. Nay trong ti ngũ hình cố nhiên đã có người tài nhưng đã quả là ai cũng được như các ông Thích Chi, Định Quốc đời trước chưa? Trên núi có mãnh thú thì không ai dám hái rau, triều đình có quan lại chính trực tất gian tà không thể nổi lên, như thế đủ biết tầm quan trọng của các gián quan thế nào. Nay Ngự sử đài cũng có những người cương trực hiền tài nhưng đã quả là ai cũng được như các bậc hiền Trương Cương, Phạm Báng đời trước chưa? Như thế thì việc kỉ cương chưa được thi hành chặt chẽ, không thể bảo đảm là không có sự gì.
Phàm việc yên triều đình, trị muôn dân không gì cần hơn lễ, thay đổi phong tục, không gì trước hơn nhạc. Việc nắm giữ lễ nhạc của bản triều thảy quy về Lễ nghi viện. Lễ nhạc khi dùng ở triều đình ắt thể hiện hết cái hay cái đẹp, nhưng đáng tiếc là vẫn chưa phổ xuống đến thứ dân. Việc giáo hóa thi hành thì phong tục tốt đẹp, đạo thầy được đề cao tất người thiện mới nhiều, như thế thì giáo chức có quan hệ với trị đạo rất to lớn. Trách nhiệm giáo dục nhân tài của bản triều là ở các trường quốc học, lộ học. Việc dạy văn nghệ đã có phép tắc nhưng cái đáng lo là chưa dạy thấu đáo về đức hạnh mà thôi.
Còn như của cải chưa phong phú là do chính sách tốt chưa làm trọn vẹn; hàng hóa chưa lưu thông chính bởi cấm lệnh triệt để chưa thi hành, há chỉ là trách nhiệm của riêng Nội thị sảnh hay sao?
Thần nghe các bậc tiên nho nói rằng: “Các quan thú lệnh chính là người thầy, là vị tướng soái của dân” để vâng mệnh giáo hóa các nơi. Các quan thú lệnh có tài đức hay không rất quan hệ đến sự sướng khổ của dân do đó dùng người làm thú lệnh không thể không chọn người tài giỏi.
Thần trộm thấy thời nay các quan ở phủ lộ trấn huyện, người làm hết chức trách thì ít, kẻ không làm hết chức trách thì nhiều. Cho việc giáo hóa là thế nào? Nói những điều chỉ là những việc ngọn như xử kiện, thúc thuế. Cho việc dân là thế nào? Làm những việc chỉ trong chuyện sổ sách hội họp. Con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ là những người đáng được triều đình khen ngợi mà các quan đề bạt kể được mấy người. Góa vợ, góa chồng, không con, không cha là những người không thể tự sinh tồn, triều đình rất là thương xót mà các quan tâu lên chẳng được là bao. Những người nắm giữ việc này chưa mấy ai làm tròn trách nhiệm.
Thần lại nghe Kinh Dịch nói: “Quẻ sư, chính đáng, bậc lão thành thì tốt”; lại nói: “Người cầm đầu ra quân tất phải nắm được quy luật cuộc chiến”. Cho nên không thể không chọn người tài giỏi. Lúc này những người nắm quyền binh, xứng đáng với chức vụ thì ít, không xứng đáng chức vụ thì nhiều. Tiếng là võ quan mà thông thạo vũ lược được mấy người? Chức là cầm quân mà am hiểu tình quân được bao nhiêu? Vơ vét là việc triều đình nghiêm cấm mà vẫn lấy lạm của quân như thế; vỗ về thương xót lê dân là bản ý của triều đình mà vẫn coi thường cấm lệnh, hoành hành bạo ngược như thế. Do đó mà chức trách kẻ cầm quân vẫn chưa làm trọn. Như vậy thì đức hạnh của bề trên vẫn chưa thấm nhuấn xuống dưới, quân tình còn oán thán há có thể không có chuyện đó hay sao? Do vậy mà tệ xấu chưa được trừ mà hiệu quả tốt cũng chưa thấy được.
Thần cúi đọc chế sách của thánh thượng hỏi: “Cốt lõi của việc cai trị không ngoài việc làm sáng đạo thánh, chính nhân tâm, trừ dị đoan, bỏ tệ xấu, tỏ rõ trị hiệu. Để làm được những điều ấy tất phải có thuật riêng. Sĩ đại phu bác cổ thông kim, hãy đem hiểu biết viết ra rõ ràng, trẫm sẽ đích thân xem xét.” Ôi, lời bệ hạ như thế không chỉ là điều may mắn cho chính đạo mà cũng là điều may mắn lớn cho thiên hạ.
Đạo thánh không thể không sáng tỏ, nhân tâm không thể không chấn chỉnh mà tà thuyết ắt phải bị tẩy trừ, đó là điều trọng yếu của thịnh trị. Như vậy sự sáng tỏ đạo thánh lại là gốc của sự chấn chỉnh nhân tâm, trừ bỏ tà thuyết. Nếu như có thể “xem xét ở nhân văn để giáo hóa tác thành cho thiên hạ” thì cái sáng của đạo thánh chính ở chỗ đó. Đạo thánh đã sáng tỏ thì cái lý đương nhiên người ta sẽ biết rõ. Nhân tâm đã đúng đắn thì sự sai trái như thế người ta ắt phân biệt được, còn lo gì đạo Phật đạo Lão làm hại. Hàn Tử (Hàn Dũ) nói: “Phải bắt người của chúng (Phật Lão) hoàn tục, đốt sách của chúng đi, biến chùa quán của chúng thành nhà ở, làm sáng tỏ đạo tiên vương để dẫn dắt chúng”. Mạnh Tử nói: “Người quân tử phải trở lại đường chính, đường chính đã đúng tất dân sẽ hưng thịnh, dân đã hưng thịnh thì không có gian tà”, chính là nói về điều ấy.
Đến ngay các quan cai trị không thể quản, các tệ xấu không thể sửa, việc tốt phải làm đều là các phương sách trị nước vậy. Mà việc quản lý các quan lại chính là gốc để đổi cải tệ nạn, làm điều tốt. Nhược bằng có thể khảo xét để thăng chức người tài, giáng chức kẻ ngu thì việc quản lý quan chức coi như đạt được. Quản được quan chức tất chính sự không sai lầm mà tệ xấu không gì không được sửa đổi. Tệ xấu được sửa đổi tất dân được hưởng phúc trạch mà việc tốt không gì không được làm. Kinh Thư có nói: “Kính cẩn chức quan của ngươi, sắp đặt chính sự của ngươi, muôn đời tốt đẹp cho dân, muôn nơi không khổ cực” quả nói về điều ấy chăng?
Phương sách trị nước vốn là như thế, nhưng tìm cái gốc của việc ấy chính là ở chỗ bệ hạ cùng triều thần phải đồng tâm nhất thể để đạt được như vậy.
Kinh Thư nói: "Ðầu óc sáng suốt, chân tay nhanh nhẹn, mọi việc tốt đẹp" đó là nói về "nhất thể". Thần mong rằng trên thì Bệ hạ, dưới thì triều thần, trên dưới hòa hợp tất cũng một lòng như Kinh Dịch nói, đầu óc chân tay tất cùng một thể như Kinh Thư nói. Vua biết rõ chức trách làm vua thì khó, bề tôi biết rõ trách nhiệm làm bề tôi là khó thì chính sự sẽ được sửa sang, muôn dân đều thấm nhuần đạo đức. Ðược như thế thì làm gì phải lo việc chính đáng nhân tâm, sáng tỏ đạo Thánh, trừ bỏ dị đoan không có cách, làm gì phải lo việc nắm các quan cai trị, sửa đổi tệ xấu, làm việc tốt không có đường?
Kiến giải của thần như thế, thần không biết viển vông trong lời ấy, cũng không biết ngông cuồng trong lời ấy. Nhưng lời của kẻ ngông cuồng cũng có khi Thánh nhân chọn lựa. Thần cúi mong Bệ Hạ điều nào có thể chọn được mà chọn thì kẻ hạ thần vô cùng may mắn.
Thần kính cẩn dâng lời đối sách".
Vua phê: Quyển này tường tận, minh bạch, không hổ danh là một bài đối sách, đọc văn đó mà lòng bứt rứt không yên.
Đọc xong câu này, gật gù bảo rằng cho làm thám hoa được rồi.
"Thần kính nghĩ: Trời dựng hoàng gia, quý tìm người có đức. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, lấy thiên tư trí dũng trời ban vượt qua thử thách gian nan trời tạo, cứu dân sinh từ trong lầm than, mở chinh phạt làm yên bốn bể."
Đọc đến câu tiếp:
"Huống nay bệ hạ nối nghiệp tiên thánh, vận mở trung hưng, thường răn quần thần làm hết chức trách, thường muốn dùng người phải lấy công tâm, vỗ về rộng lớn để thành phong tục, làm sáng tỏ công lao chính là ở thời nay, mà còn lấy việc chưa đạt nề vương trị làm lo, có thể thấy lòng mong mỏi, chí quyết tâm cầu trị vậy. Tấm lòng bệ hạ như vậy, thần dẫu không mẫn tuệ, cũng không dám có sự giấu che không nói."; vỗ đùi đánh đét một cái cho lên Thám hoa luôn.
Đọc đến đây:
"Ôi, lời bệ hạ như thế không chỉ là điều may mắn cho chính đạo mà cũng là điều may mắn lớn cho thiên hạ.". Đến đây thì đứng lên cười ha hả mà rằng: thật là đúng ý ta, người thế này mà không làn trạng nguyên thì ai làm đây?
 

Sứa.

Xe điện
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
4,644
Động cơ
332,644 Mã lực
Tuổi
30
Phó bảng là đỗ tiến sĩ vớt đấy cụ, các ông chính khoa sẽ là "tiến sĩ xuất thân", các cụ đỗ phó bảng không có cái xuất thân này
Đều là Tiến sĩ xuất thân cả cụ nhé:

Tiến sĩ triều Nguyễn ở thế kỷ XIX cũng tương tự tiến sĩ triều Lê ở thế kỷ XV gồm có 3 bậc:

+ Đệ nhất giáp tiến sĩ (tiến sĩ hạng nhất) gồm 3 vị thứ: đệ nhất danh (tên thứ nhất) dân gian thường gọi là Trạng Nguyên; đệ nhị danh (tên thứ hai ) gọi là Bảng Nhãn; đệ tam danh (tên thứ ba) gọi là Thám Hoa.

+ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng hai), thường gọi là Hoàng giáp.

+ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng ba), thường gọi vắn tắt là tiến sĩ.
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
508
Động cơ
502,471 Mã lực
Cả một bài dài như rau muống thả cống chỉ vì ý không ra hồn, bản chất là:
+ Đến thời trạng Lường thì đạo Hoàng Đế mất, đạo Nghiêu Thuấn cũng mất, tức là những ông biết bày cuộc đất cho dân sinh sống, trị thiên tai cho dân sinh sôi đều tiệt nòi.
Ở ta thì nhà Lê lên ngôi thì quỵt công, gỉeet công thần. Nhà Nguyễn sau thời trạng Lường thì cõng rắn cắn gà nhà, cũng một nòi vô cảm với nông dân cả.
- chê đạo Phật, Lão là tà đạo, vì không hiểu đó là tiếng nói từ khổ đau của thường dân vì những ly loạn, mất mát do vua quan gây ra. Ấy là cái bất trí của nho gia mà chỉ Marxist thì hiểu được tôn giáo
- chê Phật, Lão mà cũng chả có đối sách gì, có mỗi việc nhai lại "quân quân, thần thần phụ phụ tử tử" mà viết lôi thôi, lè nhè như anh say, thảo nào đến lúc gặp đạo mới Ki tô thời Tự đức cũng tắc tị về giải pháp.
Cái bã Nho như thế mà cũng có anh bưng lên hít hà.
Phương pháp tư duy và công cụ hành động tốt mà người sử dụng không có đủ tài đức thì không thể thành được. Tức là nếu không có anh hùng dân tộc thì vĩnh viễn mọi thứ sẽ bị xếp xó.

Nếu không có anh hùng dân tộc thì cũng vĩnh viễn không có các danh tướng, tướng tài ở mỗi triều đại. Nếu không có các vua Lý, thì không có Lý Thường Kiệt, nếu không có các vua Trần thì cũng không có danh tướng Trần Hưng Đạo, nếu không có cụ Hồ thì Không có cụ Lê Duẩn, cụ Phạm Văn Đồng hay cụ Võ Nguyên Giáp. Sở dĩ thời ký của các vị đó xuất hiện tướng tài là do tâm những lãnh tụ đó đủ rộng lớn.

Nên không thể chê các loại đạo mà nên hiểu là không gieo nhân thì vĩnh viễn không bao giờ có gặt hái thành quả.

Nói xa một chút thì từ khi Nhà Lý định đô ở Thăng Long, chuyển giao thể chế qua nhà Trần một cách êm thấm. Chúng ta có gần 400 năm gieo trồng nhân tài bằng Phật giáo thì sau đó cứ khoảng 100 năm là có một người tài xuất hiện - mà ngày nay được xếp vào danh sách anh hùng dân tộc- đủ sức giữ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Phải gieo trồng nhân tài thì mới có ngày gặt hái. Và muốn có nhân tài tầm cỡ lãnh tụ dân tộc đạt tiêu chuẩn thì phải gieo nhân tương xứng

Phật giáo đóng góp hơn một nửa số anh hùng dân tộc trong khoảng 1000 năm trở lại đây. Vậy vẫn có người cho rằng nó là là đại diện cho sự mê tín và lạc hậu, một loại giặc cần phải đấu tranh thì đó là suy nghĩ cực kỳ là tối tăm. Mang tâm lượng nhỏ hẹp để quản lý thì tức là anh đang đánh gẫy xương sống của dân tộc. Đó là một sự thực. Khi bị phát hiện làm sai thì lại núp sau các nhà khoa học, giáo sư, viện sĩ, nhóm giáo sư này nọ, đẩy họ ra phát biểu những câu hết sưc ngô nghê, thật là kỳ lạ. Các vị giáo sư viện sĩ là hoàn toàn mù trong việc nhận định các công cụ điều phục tâm. Những người được dạy 1+1= 2 thì không thể vượt qua giới hạn đó

Đạo Thiên chúa hay Ki tô giáo thì nó nằm đâu đó tương đương với đạo lão, vì phạm vi tầm nhìn và đích đến của nó có phần tương đương với đạo Lão, một trong các cảnh giới trời và thần đạo.....

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì nó quét một dải rộng hơn từ vị trí nằm ở đâu đó đoạn giữa đạo Lão lên đến đạo Phật, nhưng quan trọng nhất nó tương thích với chủ nghĩa Mác-Lê. Chủ nghĩa Mác-Lê nin - Một phương pháp tư duy lấy Quy luật khách quan làm cốt lõi thì nó không còn tương thích với đạo Nho và đạo Lão nữa. Chỉ là không tương thích chứ em không nói đúng sai.

Đó là điều thú vị khi bác đọc Hiến pháp Trung Quốc sửa đổi 2018, anh Tập đã học tập rất nhanh điều đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,768
Động cơ
297,980 Mã lực
Đọc xong câu này, gật gù bảo rằng cho làm thám hoa được rồi.
"Thần kính nghĩ: Trời dựng hoàng gia, quý tìm người có đức. Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, lấy thiên tư trí dũng trời ban vượt qua thử thách gian nan trời tạo, cứu dân sinh từ trong lầm than, mở chinh phạt làm yên bốn bể."
Đọc đến câu tiếp:
"Huống nay bệ hạ nối nghiệp tiên thánh, vận mở trung hưng, thường răn quần thần làm hết chức trách, thường muốn dùng người phải lấy công tâm, vỗ về rộng lớn để thành phong tục, làm sáng tỏ công lao chính là ở thời nay, mà còn lấy việc chưa đạt nề vương trị làm lo, có thể thấy lòng mong mỏi, chí quyết tâm cầu trị vậy. Tấm lòng bệ hạ như vậy, thần dẫu không mẫn tuệ, cũng không dám có sự giấu che không nói."; vỗ đùi đánh đét một cái cho lên Thám hoa luôn.
Đọc đến đây:
"Ôi, lời bệ hạ như thế không chỉ là điều may mắn cho chính đạo mà cũng là điều may mắn lớn cho thiên hạ.". Đến đây thì đứng lên cười ha hả mà rằng: thật là đúng ý ta, người thế này mà không làn trạng nguyên thì ai làm đây?
Ý cụ là nịnh giỏi đó hả.
 

firstfriend

Xe buýt
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
508
Động cơ
502,471 Mã lực
Vậy thì sự khác nhau giữa cách điều phục tâm trong đạo Nho, đạo Lão, Ki tô giáo, đạo Phật.... nó khác nhau như thế nào?
Nó phân tầng trong phương pháp tư duy khác nhau như thế nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

ChienXuanAng

Xe đạp
Biển số
OF-839848
Ngày cấp bằng
8/9/23
Số km
35
Động cơ
1,070 Mã lực
Tuổi
33
Đều là Tiến sĩ xuất thân cả cụ nhé:

Tiến sĩ triều Nguyễn ở thế kỷ XIX cũng tương tự tiến sĩ triều Lê ở thế kỷ XV gồm có 3 bậc:

+ Đệ nhất giáp tiến sĩ (tiến sĩ hạng nhất) gồm 3 vị thứ: đệ nhất danh (tên thứ nhất) dân gian thường gọi là Trạng Nguyên; đệ nhị danh (tên thứ hai ) gọi là Bảng Nhãn; đệ tam danh (tên thứ ba) gọi là Thám Hoa.

+ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng hai), thường gọi là Hoàng giáp.

+ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ hạng ba), thường gọi vắn tắt là tiến sĩ.
Cũ dẫn đúng rồi ạ, tiến sĩ xuất thân mà cụ trích đều được yết tên ở bảng Giáp (tức là hạng đầu, chính thức) còn Phó bảng, sở dĩ tên là phó bảng vì nó ko phải là bảng Giáp mà là bảng Ất :) gọi nôm na là "tiến sĩ vớt"
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Vậy thì sự khác nhau giữa cách điều phục tâm trong đạo Nho, đạo Lão, Ki tô giáo, đạo Phật.... nó khác nhau như thế nào?
Nó phân tầng trong phương pháp tư duy khác nhau như thế nào.
Nho, Phật, Lão, Ki tô...là tôn giáo, đều xuất phát từ khổ đế (dukkha), nỗi đau của chúng sinh khi phải làm nô lệ cho các chủ nô trải dài trong hàng nghìn năm, qua nhều đế chế. Sự khổ đau ấy được chưng cất thành đạo, khi đó lại bị các chủ nô lợi dụng để tạo ra những nô lệ tự nguyện.
Đó là một câu chuyện dài và phức tạp ngoài tầm topic và cũng không cần phải bàn đến trong thớt này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top