- Biển số
- OF-56467
- Ngày cấp bằng
- 3/2/10
- Số km
- 524
- Động cơ
- 508,464 Mã lực
Cháu hóng đọc
Cám ơn cụ. Bài viết rất hay ạRất tình cờ là tháng 3 năm ngoái em đi thăm đền Rồng rồi viết bài dứoi này. Gửi cụ xem cho vui.
Oánh bả tháng 3!
Tôi vốn chỉ muốn đưa thằng con đi thăm Đình Bảng và kể cho nó biết về cú start up và IPO vĩ đại của các thiền sư đời Lý. Đích đến đương nhiên là đền Đô nhưng không hiểu sao lại loay hoay kết thúc ở đền Rồng, để ra cơ sự như dưới này...
Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng, nằm về rìa Tây của đền Đô, giãn cách chừng 3-4 km, lối vào đi qua nhiều xưởng gạch. 60 năm cuộc đời Bà chia đều làm 3 cái 20 năm.
1. Hai mươi năm đầu sung sướng không bao nhiêu.
Bà có lẽ chỉ cười lúc vứt khăn, ném trầu cho Trần Cảnh trong trò chơi trẻ con mà đời sau cho là "oan nghiệt". Còn lại là bi thương!
6-7 tuổi, Bà lấy Trần Cảnh. Bố cô dâu (vua Lý Huệ Tông) mắc chứng điên, bị biệt giam ở chùa Chân Giáo thậm chí không biết là con gái đã có chồng.
"Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo,
Khách cưới nhà ai áo mũ đông?"
Toàn bộ sổ đỏ, cổ phiếu, ngai vàng hồi môn của nhà gái được "sang tên, công chứng trong ngày" cho nhà trai. Cú buy-out do chú họ của Trần Cảnh (Thái sư Trần Thủ Độ) đạo diễn. Chiếu nhường ngôi dài do các sinh viên Văn Miếu đời đầu chấp bút có đoạn: "Khốn nỗi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu...". Ủa, alo, nữ chúa thì liên quan gì? Thực là:
"Vì cha ngơ ngẩn con nên dại,�Có chú khôn ngoan cháu gặp may"
Một năm sau, Bà mất cha. Lý Huệ Tông sau thời gian dài loạn tâm đã treo cổ tự vẫn, để lại lời nguyền uất hận ứng vào nhà Trần gần 200 năm sau. Mẹ Bà đi bước nữa với Trần Thủ Độ, người ép cha bà tự vẫn.
14 tuổi, Bà phải chứng kiến các tôn thất, anh em họ nhà mình bị chôn sống trong chiến dịch "nhổ cỏ tận gốc" của nhà chồng.
15 tuổi, Bà mất đứa con đầu lòng, Trần Trịnh, hoàng thái tử đầu tiên của nhà Trần.
2. Hai mươi năm sau sầu thương cao vời vợi.
20 tuổi, sau 5 năm không thể đơm hoa kết trái thêm lần nào nữa, Bà bị phế làm công chúa Chiêu Thánh, mất chồng vào tay chị gái Thuận Thiên trong một cuộc hôn nhân sắp đặt khác. Đạo diễn một lần nữa là Trần Thủ Độ. Bà đã đi tu, trong 20 năm sau đó.
Có kha khá vở kịch về cuộc đời Bà. Vài đạo diễn bị Lan và Điệp ám ảnh quá mức thậm chí còn để Bà gặp lại Trần Cảnh trong chùa. Không có dây chuông nào bị cắt, cửa chùa vẫn mở, và Lý Chiêu Hoàng thì hình như đã oán Trần Cảnh. Rằng:
“Trách người quân tử bạc tình,�Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.”
Đạo diễn nào sau đó cũng chuyển sang làm thuỷ điện vì nước mắt khán giả ôi quá nhiều.
Đấy là sân khấu. Còn sử ký toàn thư không có dòng nào viết cho 20 năm đi tu của vị vua cuối cùng của triều Lý. Sử chỉ viết rằng, khi đã 40 tuổi (ở cái thời mà đàn bà con gái 30 tuổi đã chuẩn bị mừng thọ), Bà hoàn tục vì được chồng cũ gả cho nhân viên xuất sắc nhất của mình là tướng Lê Phụ Trần (aka Lê Tần).
Số là trong lần giao lưu Mông- Việt thứ nhất, nhà Trần khởi hết 6 quân chủ đích chơi tất tay với quân Thát ở Bình Lệ Nguyên nhưng vỡ trận. Lê Tần xông pha tên đạn như chốn không người, sắc mặt như thường, lại lấy thuyền che tên cho vua, khi tả hữu xung quanh không còn ai. Rồi chừng như nhớ tiếng xóc đĩa đánh dở tối hôm trước, Lê Tần mới khuyên vua: "Như nay chỉ là bệ hạ dốc túi đánh nước cuối cùng thôi. Nên lánh đi, chớ nên nhẹ tin lời người ta".
Nhờ pha cắt lỗ chiến lược theo kế của Lê Tần, quân Việt còn vốn để phản công thắng lợi ở Đông Bộ Đầu sau đó ít ngày. Định công ban thưởng, Trần Thánh Tông đổi tên Lê Tần thành Lê Phụ Trần, thăng Ngự sử đại phu. Chừng như chưa đủ, vua "top up" luôn công chúa Chiêu Thánh đang đi tu cho ông. Dụ rằng: "Trẫm không có khanh thì làm gì có được ngày nay. Khanh nên cố gắng để cùng hưởng phúc sau này". Nghe giống thưởng cổ phiếu giữ chân cán bộ quản lý chủ chốt của các CEOs hay sharks bây giờ.
3. Hai mươi năm cuối là bao
Chiêu Thánh lấy Phụ Trần 20 năm, sinh con trai là Thượng Vị hầu Tông, con gái là Ứng Thuỵ công chúa. Bánh phu thê giờ mới ngon!
Sử chốt "Mậu Dần, 1278, tháng 3, phu nhân của Lê Phụ Trần là công chúa Chiêu Thánh mất". Trong một vòng hoa giáp ấy, tổng cộng Bà có đến 7 danh vị: 1. Công chúa triều Lý, 2. Hoàng Thái tử nhà Lý, 3. Nữ Hoàng đế nhà Lý, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa nhà Trần, 6. Nhà sư, 7. Phu nhân tướng quân nhà Trần. Bà có lẽ chỉ hạnh phúc với danh vị cuối cùng? Nhưng hai mươi năm cuối là bao khi so với những bi thương trước đây...
4. ...và những đánh giá khắt khe của hậu thế sau khi Bà đã mất?
Các triều đại phong kiến sau này chỉ sắc phong Bà là Công chúa. Hậu sinh vẫn có người trách Bà đã để mất triều Lý. Tản Đà là một ví dụ:
"Quả núi Tiên Sơn có nhớ công,
Mà em đem nước để theo chồng!"
Việc thờ tự Bà cũng nhiều nỗi éo le và tranh luận. Mươi năm trước, đền Rồng của riêng Bà được trùng tu. Khi bên thi công đã "cơ bản phá xong" đền cũ, tượng của Bà đã được đưa xuống nhà ngang, "các nhà" mới bắt đầu loay hoay hội thảo xem trùng tu có đồng nghĩa với đập bỏ toàn bộ và xây mới không, hay hạ giải là gì? Thanh niên online hồi đó sụt sịt than rằng:
"Đền xưa nay đã phá rồi�Đền nay chưa dựng, Bà ngồi ở đâu�Ngẫm từ nay đến mai sau�Mấy pho tượng cổ còn đau hơn mình"
Bà vốn cũng không được thờ với tư cách một vị vua nhà Lý tại đền Đô. Cho đến gần đây, Bà mới được đưa vào danh sách, ở vị trí thứ 9, một thứ "incomplete revisionism" trong lịch sử (Sáng nay, một đoàn tuyên giáo của vài tỉnh phía Bắc dâng sớ cũng chỉ cẩn cáo tới 8 vị vua triều Lý). Các chuyên gia ngôn ngữ bị bố mẹ ép học chuyên toán đã quyết liệt tính nhẩm rằng đã là đền Lý Bát Đế thì chỉ nên thờ đúng 8 vị. Vài nhà phong thuỷ chuyên luận thơ đề sau 6h30 thì phán chắc nịch là chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có 214 chữ, khớp hoàn toàn với 214 năm trị vì của chỉ 8 đời vua....Mà thôi!
Tôi rất tò mò về kết quả xin đài âm dương khi trùng tu đền Rồng hay đưa Bà vào danh sách các vua nhà Lý ở đền Đô. Bà có "cho" 1 sấp- 1 ngửa ngay không, khi chưa quen lắm với việc được thỉnh ý về một vấn đề có liên quan đến mình?
5. Lời bàn
Đền Rồng và Lý Chiêu Hoàng như một vĩ thanh buồn trong ánh tà dương của một thời vàng son nhà Lý. Hậu sinh không nên thay đổi những gì thuộc về lịch sử. Nhưng dạy sử để tạo ra những thay đổi tích cực thì hoàn toàn có thể. Ta có thể đến thăm đền Đô cũng nên du khảo đền Rồng. Để thấy trước khi thập thành rực rỡ thì trinh nguyên Tống Nho buổi đầu Đại Việt quân chủ đã khủng khiếp nhường nào với phận nữ nhi. Không tính kiệt hiệt ngoại lệ mẹ Bà, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần thời chiến tranh Nguyên Mông- Đại Việt (những chuyện khác xin phép không nói ở đây) thì dù trâm anh thế phiệt như Bà, chị gái Thuận Thiên của Bà, An Tư, hay Huyền Trân công chúa và bao người khác sau này đều bị nó đè ngửa.
Các chuyên gia nên dạy về cuộc đời Lý Chiêu Hoàng như một "contre- example" trong dòng chảy nữ quyền Việt Nam, để "xúi giục" một phong khí mới, nơi phụ nữ có tiếng nói trong lịch sử (history) dù trong nhà hay ngoài ngõ, chứ không phải phần topping trong câu chuyện của anh ấy hay ông ấy (his story), như Lý Chiêu Hoàng!
8/3 at the gates !
---------------------
Chú thích:
1. Vịnh Lý Chiêu Hoàng- Tản Đà
Quả núi Tiên Sơn có nhớ công,
Mà em đem nước để theo chồng!
Ấy ai khôn khéo tài dan díu,
Những chuyện huê tình có biết không?
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong!
Hỏi thăm sư cụ Chùa Chân Giáo,
Khách cưới nhà ai áo mũ đông?
2. Vịnh Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh- Trần Mỹ
Tự ai gắp lửa bỏ bàn tay,�Đã biết gì đâu lũ trẻ ngây.�Mấy giọt chung tình muôi nước lã,�Ba sinh oan nghiệt gói trầu cay.�Vì cha ngơ ngẩn con nên dại,�Có chú khôn ngoan cháu gặp may.�Của gái hồi môn to lắm nhỉ,�Cưới về sao nỡ bán đi ngay?
Rất hay, cụ có văn phong có vẻ là của 1 người Hà Tây cũ, em tạm đoán vậy hoặc có 1 nửa là HN gốc kkkRất tình cờ là tháng 3 năm ngoái em đi thăm đền Rồng rồi viết bài dứoi này. Gửi cụ xem cho vui.
Oánh bả tháng 3!
Tôi vốn chỉ muốn đưa thằng con đi thăm Đình Bảng và kể cho nó biết về cú start up và IPO vĩ đại của các thiền sư đời Lý. Đích đến đương nhiên là đền Đô nhưng không hiểu sao lại loay hoay kết thúc ở đền Rồng, để ra cơ sự như dưới này...
Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng, nằm về rìa Tây của đền Đô, giãn cách chừng 3-4 km, lối vào đi qua nhiều xưởng gạch. 60 năm cuộc đời Bà chia đều làm 3 cái 20 năm.
1. Hai mươi năm đầu sung sướng không bao nhiêu.
Bà có lẽ chỉ cười lúc vứt khăn, ném trầu cho Trần Cảnh trong trò chơi trẻ con mà đời sau cho là "oan nghiệt". Còn lại là bi thương!
6-7 tuổi, Bà lấy Trần Cảnh. Bố cô dâu (vua Lý Huệ Tông) mắc chứng điên, bị biệt giam ở chùa Chân Giáo thậm chí không biết là con gái đã có chồng.
"Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo,
Khách cưới nhà ai áo mũ đông?"
Toàn bộ sổ đỏ, cổ phiếu, ngai vàng hồi môn của nhà gái được "sang tên, công chứng trong ngày" cho nhà trai. Cú buy-out do chú họ của Trần Cảnh (Thái sư Trần Thủ Độ) đạo diễn. Chiếu nhường ngôi dài do các sinh viên Văn Miếu đời đầu chấp bút có đoạn: "Khốn nỗi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu...". Ủa, alo, nữ chúa thì liên quan gì? Thực là:
"Vì cha ngơ ngẩn con nên dại,�Có chú khôn ngoan cháu gặp may"
Một năm sau, Bà mất cha. Lý Huệ Tông sau thời gian dài loạn tâm đã treo cổ tự vẫn, để lại lời nguyền uất hận ứng vào nhà Trần gần 200 năm sau. Mẹ Bà đi bước nữa với Trần Thủ Độ, người ép cha bà tự vẫn.
14 tuổi, Bà phải chứng kiến các tôn thất, anh em họ nhà mình bị chôn sống trong chiến dịch "nhổ cỏ tận gốc" của nhà chồng.
15 tuổi, Bà mất đứa con đầu lòng, Trần Trịnh, hoàng thái tử đầu tiên của nhà Trần.
2. Hai mươi năm sau sầu thương cao vời vợi.
20 tuổi, sau 5 năm không thể đơm hoa kết trái thêm lần nào nữa, Bà bị phế làm công chúa Chiêu Thánh, mất chồng vào tay chị gái Thuận Thiên trong một cuộc hôn nhân sắp đặt khác. Đạo diễn một lần nữa là Trần Thủ Độ. Bà đã đi tu, trong 20 năm sau đó.
Có kha khá vở kịch về cuộc đời Bà. Vài đạo diễn bị Lan và Điệp ám ảnh quá mức thậm chí còn để Bà gặp lại Trần Cảnh trong chùa. Không có dây chuông nào bị cắt, cửa chùa vẫn mở, và Lý Chiêu Hoàng thì hình như đã oán Trần Cảnh. Rằng:
“Trách người quân tử bạc tình,�Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.”
Đạo diễn nào sau đó cũng chuyển sang làm thuỷ điện vì nước mắt khán giả ôi quá nhiều.
Đấy là sân khấu. Còn sử ký toàn thư không có dòng nào viết cho 20 năm đi tu của vị vua cuối cùng của triều Lý. Sử chỉ viết rằng, khi đã 40 tuổi (ở cái thời mà đàn bà con gái 30 tuổi đã chuẩn bị mừng thọ), Bà hoàn tục vì được chồng cũ gả cho nhân viên xuất sắc nhất của mình là tướng Lê Phụ Trần (aka Lê Tần).
Số là trong lần giao lưu Mông- Việt thứ nhất, nhà Trần khởi hết 6 quân chủ đích chơi tất tay với quân Thát ở Bình Lệ Nguyên nhưng vỡ trận. Lê Tần xông pha tên đạn như chốn không người, sắc mặt như thường, lại lấy thuyền che tên cho vua, khi tả hữu xung quanh không còn ai. Rồi chừng như nhớ tiếng xóc đĩa đánh dở tối hôm trước, Lê Tần mới khuyên vua: "Như nay chỉ là bệ hạ dốc túi đánh nước cuối cùng thôi. Nên lánh đi, chớ nên nhẹ tin lời người ta".
Nhờ pha cắt lỗ chiến lược theo kế của Lê Tần, quân Việt còn vốn để phản công thắng lợi ở Đông Bộ Đầu sau đó ít ngày. Định công ban thưởng, Trần Thánh Tông đổi tên Lê Tần thành Lê Phụ Trần, thăng Ngự sử đại phu. Chừng như chưa đủ, vua "top up" luôn công chúa Chiêu Thánh đang đi tu cho ông. Dụ rằng: "Trẫm không có khanh thì làm gì có được ngày nay. Khanh nên cố gắng để cùng hưởng phúc sau này". Nghe giống thưởng cổ phiếu giữ chân cán bộ quản lý chủ chốt của các CEOs hay sharks bây giờ.
3. Hai mươi năm cuối là bao
Chiêu Thánh lấy Phụ Trần 20 năm, sinh con trai là Thượng Vị hầu Tông, con gái là Ứng Thuỵ công chúa. Bánh phu thê giờ mới ngon!
Sử chốt "Mậu Dần, 1278, tháng 3, phu nhân của Lê Phụ Trần là công chúa Chiêu Thánh mất". Trong một vòng hoa giáp ấy, tổng cộng Bà có đến 7 danh vị: 1. Công chúa triều Lý, 2. Hoàng Thái tử nhà Lý, 3. Nữ Hoàng đế nhà Lý, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa nhà Trần, 6. Nhà sư, 7. Phu nhân tướng quân nhà Trần. Bà có lẽ chỉ hạnh phúc với danh vị cuối cùng? Nhưng hai mươi năm cuối là bao khi so với những bi thương trước đây...
4. ...và những đánh giá khắt khe của hậu thế sau khi Bà đã mất?
Các triều đại phong kiến sau này chỉ sắc phong Bà là Công chúa. Hậu sinh vẫn có người trách Bà đã để mất triều Lý. Tản Đà là một ví dụ:
"Quả núi Tiên Sơn có nhớ công,
Mà em đem nước để theo chồng!"
Việc thờ tự Bà cũng nhiều nỗi éo le và tranh luận. Mươi năm trước, đền Rồng của riêng Bà được trùng tu. Khi bên thi công đã "cơ bản phá xong" đền cũ, tượng của Bà đã được đưa xuống nhà ngang, "các nhà" mới bắt đầu loay hoay hội thảo xem trùng tu có đồng nghĩa với đập bỏ toàn bộ và xây mới không, hay hạ giải là gì? Thanh niên online hồi đó sụt sịt than rằng:
"Đền xưa nay đã phá rồi�Đền nay chưa dựng, Bà ngồi ở đâu�Ngẫm từ nay đến mai sau�Mấy pho tượng cổ còn đau hơn mình"
Bà vốn cũng không được thờ với tư cách một vị vua nhà Lý tại đền Đô. Cho đến gần đây, Bà mới được đưa vào danh sách, ở vị trí thứ 9, một thứ "incomplete revisionism" trong lịch sử (Sáng nay, một đoàn tuyên giáo của vài tỉnh phía Bắc dâng sớ cũng chỉ cẩn cáo tới 8 vị vua triều Lý). Các chuyên gia ngôn ngữ bị bố mẹ ép học chuyên toán đã quyết liệt tính nhẩm rằng đã là đền Lý Bát Đế thì chỉ nên thờ đúng 8 vị. Vài nhà phong thuỷ chuyên luận thơ đề sau 6h30 thì phán chắc nịch là chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có 214 chữ, khớp hoàn toàn với 214 năm trị vì của chỉ 8 đời vua....Mà thôi!
Tôi rất tò mò về kết quả xin đài âm dương khi trùng tu đền Rồng hay đưa Bà vào danh sách các vua nhà Lý ở đền Đô. Bà có "cho" 1 sấp- 1 ngửa ngay không, khi chưa quen lắm với việc được thỉnh ý về một vấn đề có liên quan đến mình?
5. Lời bàn
Đền Rồng và Lý Chiêu Hoàng như một vĩ thanh buồn trong ánh tà dương của một thời vàng son nhà Lý. Hậu sinh không nên thay đổi những gì thuộc về lịch sử. Nhưng dạy sử để tạo ra những thay đổi tích cực thì hoàn toàn có thể. Ta có thể đến thăm đền Đô cũng nên du khảo đền Rồng. Để thấy trước khi thập thành rực rỡ thì trinh nguyên Tống Nho buổi đầu Đại Việt quân chủ đã khủng khiếp nhường nào với phận nữ nhi. Không tính kiệt hiệt ngoại lệ mẹ Bà, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần thời chiến tranh Nguyên Mông- Đại Việt (những chuyện khác xin phép không nói ở đây) thì dù trâm anh thế phiệt như Bà, chị gái Thuận Thiên của Bà, An Tư, hay Huyền Trân công chúa và bao người khác sau này đều bị nó đè ngửa.
Các chuyên gia nên dạy về cuộc đời Lý Chiêu Hoàng như một "contre- example" trong dòng chảy nữ quyền Việt Nam, để "xúi giục" một phong khí mới, nơi phụ nữ có tiếng nói trong lịch sử (history) dù trong nhà hay ngoài ngõ, chứ không phải phần topping trong câu chuyện của anh ấy hay ông ấy (his story), như Lý Chiêu Hoàng!
8/3 at the gates !
---------------------
Chú thích:
1. Vịnh Lý Chiêu Hoàng- Tản Đà
Quả núi Tiên Sơn có nhớ công,
Mà em đem nước để theo chồng!
Ấy ai khôn khéo tài dan díu,
Những chuyện huê tình có biết không?
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong!
Hỏi thăm sư cụ Chùa Chân Giáo,
Khách cưới nhà ai áo mũ đông?
2. Vịnh Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh- Trần Mỹ
Tự ai gắp lửa bỏ bàn tay,�Đã biết gì đâu lũ trẻ ngây.�Mấy giọt chung tình muôi nước lã,�Ba sinh oan nghiệt gói trầu cay.�Vì cha ngơ ngẩn con nên dại,�Có chú khôn ngoan cháu gặp may.�Của gái hồi môn to lắm nhỉ,�Cưới về sao nỡ bán đi ngay?
Chắc chắn rồi cụ. Một ăn một tịt mà. Chính trị muôn đời nay đều thế.Vụ nhường ngôi mà ko thành, vớ vẩn Trần thủ Độ bị chu di cửu tộc ấy chứ, tội này nhớn lắm
Tất nhiên là có thể có nhưng em chưa thấy chỗ nào ghi thế cả, toàn ghi đến khi thái tử về thì họ Trần mới bắt đầu phất, trước đó chỉ là đại gia nhà quê thôi. À có chút liên quan là vợ Trần Lý (mẹ Trần Thị Dung, Trần Thừa, Trần Tự Khánh?) là em gái Tô Trung Từ, đại thần trong triều Lý thôi.
Có tài liệu nói về nguồn gốc họ Trần Hưng Hà nói rằng Trần Lý lấy con gái họ Tô là dòng họ có thế lực tại Hưng Hà.Các cụ nhảm quá. Ông lẻn vào triểu họ Lý chính là tay khuỵnh đảo thời đó, Tô Trung Từ, là em vợ Trần Lý. Tay này như Đổng Trác đắc chí một lúc rồi chết vì gái.
Cảm ơn cụ. Nhà em ở ngoại thành Hà Nội (Từ Liêm) từ lâu lắm rồi. Thôi tạm gọi là "bẹn" Hà NộiRất hay, cụ có văn phong có vẻ là của 1 người Hà Tây cũ, em tạm đoán vậy hoặc có 1 nửa là HN gốc kkk
cụ Tuấn không có cách gì để thực hiện di huấn đâu ạ, Cụ không đủ quyền lực và nguồn lựcCụ Tuấn với cụ Khải tắm cho nhau trước mặt 3 quân là có thật ko các cụ thạo sử ơi?
Cụ Tuấn nhận di huấn của cha, nhưng chắc cũng bị trói tay trói chân ko làm gì được?
Đến đời nay đền thờ cụ to bằng đền của cả họ vua Trần.cụ Tuấn không có cách gì để thực hiện di huấn đâu ạ, Cụ không đủ quyền lực và nguồn lực
1- Từ trẻ, cụ đã bị gần như làm "con tin" ở kinh thành, để An Sinh Vương không thể không thuần phục triều đình;
2- Cụ chưa bao giờ nắm thực quyền về điều động các đạo quân chủ lực, kể cả lúc lĩnh Quốc công Tiết chế, hai đạo quân chủ lực nhất của nhà Trần đều nằm trong tay các em ruột của vua (Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải). Các đạo quân này lúc điều động kháng Nguyên, đều là Cụ tâu xin điều lệnh qua Vua Trần;
3- Về lòng người, khi cụ mới ướm hỏi thăm dò các con trai và các nô tướng thân cận nhất, đều thấy lòng người không thuận, chỗ này chính sử tán tụng ác liệt, nhưng càng tán càng vụng. Đã không có bụng làm theo lời cha, thì còn ướm hỏi làm gì ?, giả sử cuộc ướm hỏi này tam sao thất bản đến tai Hoàng thất thì sao ?
4- Cụ luôn được các vua Trần "chăm sóc" kỹ lưỡng, thái ấp Vạn Kiếp được nằm ở đúng tâm của tam giác đều tai mắt khống chế và các trung tâm binh lực mạnh nhất, sát sườn nhất, cơ động nhất của hoàng gia (Thăng long, Thiên Trường, Quảng Ninh-Yên Tử).
5- Sau các trận chiến thắng lợi, cụ không được giao bất cứ chức vụ gì liên quan đến chấp chính quyền lực tại Trung ương, cũng không còn quân quyền gì nữa, đương nhiên lại về thái ấp dưỡng hưu.
6- Các nhân tài do cụ đào tạo, đều được triều đình "trọng dụng, điều động" rời xa cụ một cách rất có chủ ý.
Ý này hay quá![...]
Đền Rồng và Lý Chiêu Hoàng như một vĩ thanh buồn trong ánh tà dương của một thời vàng son nhà Lý.
[...]
Thời loạn lạc của Lý Huệ Tông loạn xà ngầu một hồi còn lại 3 thế lực Trần Tự Khánh-Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Tự Khánh như Tào Tháo bên cạnh vua nhưng không dẹp nổi Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, Tự Khánh chết rồi mà Đoàn Thượng vẫn còn hùng cứ một phương, cuối cùng bí quá nhà Trần phải lừa giết theo kiểu phải nói là tiểu nhân, chả giao phong gì mà chém trộm khi Đoàn Thượng đơn thương độc mã đến bàn giao.Trần Tự Khánh giỏi nhất tộc Trần lúc bấy giờ, được lên ngôi vua cũng là bình thường. Có thể giữa các anh em họ vừa thống nhất (vì gia tộc) vừa ngấm ngầm cạnh tranh là có nhưng đấy là bình thường lành mạnh, và chưa bao giờ công khai tranh giành hay có tài liệu nào nói về sự tranh đoạt này cả.
Lại Linh bị Trần Tự Khánh giết (???) em không rõ vì không biết ông này, nhưng thời loạn đấy bị giết thì có đủ lý do mà. Có thể hỗn, có lòng phản nghịch hoặc vì trung thành với nhà Lý thì cũng phải xử thôi.
Trần Tự Khánh chết tất nhiên cụ có thể nghi ngờ và tìm hiểu, đấy là điều tốt. Tuy nhiên nếu không có chứng cứ thì không nên võ đoán, như em nói đấy thời loạn đấy thì Trần Lý, Trần Tự Khánh là võ tướng bị chết trận cũng là bình thường.
Thêm nữa là do lịch sử viết thời đó quá sơ sài, lại có thể có bàn tay nhào nặn lại nên những gì ta chưa rõ, chưa biết hoặc nghi ngờ là rất nhiều. Tuy vậy vì là môn khoa học thì ta vẫn chỉ nên nói khi có cơ sở.
Nếu để ý kỹ, cụ Tuấn sau lần chiến thắng quân Nguyên lần 3 mới được phong Đại Vương (1288) lúc này cụ cũng già rồi.cụ Tuấn không có cách gì để thực hiện di huấn đâu ạ, Cụ không đủ quyền lực và nguồn lực
1- Từ trẻ, cụ đã bị gần như làm "con tin" ở kinh thành, để An Sinh Vương không thể không thuần phục triều đình;
2- Cụ chưa bao giờ nắm thực quyền về điều động các đạo quân chủ lực, kể cả lúc lĩnh Quốc công Tiết chế, hai đạo quân chủ lực nhất của nhà Trần đều nằm trong tay các em ruột của vua (Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải). Các đạo quân này lúc điều động kháng Nguyên, đều là Cụ tâu xin điều lệnh qua Vua Trần;
3- Về lòng người, khi cụ mới ướm hỏi thăm dò các con trai và các nô tướng thân cận nhất, đều thấy lòng người không thuận, chỗ này chính sử tán tụng ác liệt, nhưng càng tán càng vụng. Đã không có bụng làm theo lời cha, thì còn ướm hỏi làm gì ?, giả sử cuộc ướm hỏi này tam sao thất bản đến tai Hoàng thất thì sao ?
4- Cụ luôn được các vua Trần "chăm sóc" kỹ lưỡng, thái ấp Vạn Kiếp được nằm ở đúng tâm của tam giác đều tai mắt khống chế và các trung tâm binh lực mạnh nhất, sát sườn nhất, cơ động nhất của hoàng gia (Thăng long, Thiên Trường, Quảng Ninh-Yên Tử).
5- Sau các trận chiến thắng lợi, cụ không được giao bất cứ chức vụ gì liên quan đến chấp chính quyền lực tại Trung ương, cũng không còn quân quyền gì nữa, đương nhiên lại về thái ấp dưỡng hưu.
6- Các nhân tài do cụ đào tạo, đều được triều đình "trọng dụng, điều động" rời xa cụ một cách rất có chủ ý.
Đoàn Thượng e thấy cũng chỉ là 1 võ tướng quẫn chí thời loạn thôi. Cũng có chút thực lực nhưng chưa đủ nghề quyền biến.Thời Huệ tông-CHiêu Hoàng em thấy nhân vật Đoàn Thượng chính ra oai như QUan Công:
" [Đoàn] Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng tỏ rõ, bị các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được”. - https://nghiencuulichsu.com/2017/11/21/tran-trieu-nghi-an-cai-chet-cua-tran-tu-khanh/
Đang ở trong ngục mà nhông nhông vác phóng đi về tận Hải Dương, như Triệu Tử Long ra vào trại Tào.
Cái này gọi là Chân Mệnh Thiên Tử cụ ạ ai giời đang căng thẳng thì cụ Nguyễn Nộn lăn quay ra chết. Nhà Trần ngồi không hưởng lợi.Nhưng nói j thì nói, tầm nhìn của nhà Trần là chí Thiên Hạ, khác vs Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn. Nên dù Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng k chết thì cũng dẹp đc thôi, có thể lâu hơn 1 chúttThời loạn lạc của Lý Huệ Tông loạn xà ngầu một hồi còn lại 3 thế lực Trần Tự Khánh-Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Tự Khánh như Tào Tháo bên cạnh vua nhưng không dẹp nổi Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, Tự Khánh chết rồi mà Đoàn Thượng vẫn còn hùng cứ một phương, cuối cùng bí quá nhà Trần phải lừa giết theo kiểu phải nói là tiểu nhân, chả giao phong gì mà chém trộm khi Đoàn Thượng đơn thương độc mã đến bàn giao.
Nguyễn Nộn nhà Trần cũng không đánh được, tự nhiên lăn quay ra chết, chắc do trình nấu rượu ở quê để sót aldehyd.
Như vậy có thể thấy nhà Lý thực ra cũng muốn giao lại cơ nghiệp quốc gia cho nhà Trần, bắt từ đứa trẻ 6 tuổi như Lý Chiêu Hoàng đi diễn trò vợ chồng để nhà Trần có chính danh tức vị, tiếc là nhà Trần không mọc ra được Tào Tháo nên cuộc diễn trò Tào Tháo bức vua hiệu lệnh chư hầu, tu thân sửa đức để đời sau lập triều đại mới như Tào Phi đã thành cuộc đầu độc, phản bội ở hậu cung với những mưu không ghi nổi vào chính sử.
Nhà Lý có khối mà tự nguyện giao cơ nghiệp cho nhà Trần, có phải ai cũng được như Dương Vân NgaNhư vậy có thể thấy nhà Lý thực ra cũng muốn giao lại cơ nghiệp quốc gia cho nhà Trần, bắt từ đứa trẻ 6 tuổi như Lý Chiêu Hoàng đi diễn trò vợ chồng để nhà Trần có chính danh tức vị, tiếc là nhà Trần không mọc ra được Tào Tháo nên cuộc diễn trò Tào Tháo bức vua hiệu lệnh chư hầu, tu thân sửa đức để đời sau lập triều đại mới như Tào Phi đã thành cuộc đầu độc, phản bội ở hậu cung với những mưu không ghi nổi vào chính sử.
Dương Vân Nga cũng là 1 vở kịch thôi cụ :3Nhà Lý có khối mà tự nguyện giao cơ nghiệp cho nhà Trần, có phải ai cũng được như Dương Vân Nga
Nhà Trần làm cuộc chuyển giao êm đẹp thế là trình độ bậc thầy rồi, việc gì phải học Tào Tháo, có mà ngược lại Tào Tháo trình chỉ là học trò Trần Thủ Độ thôi.
Cụ chê nhà Trần xử lí cụ Đoàn Thượng theo kiểu tiểu nhân thì cũng tự trách cụ Đoàn sao bữa đó lại ngây thơ tin lời địch thủ? Đánh nhau vỡ đầu oán hận triền miên mà còn "đơn thương độc mã" đến thì không hiểu cụ ý ngây thơ hay tự phụ không ai hại được mình?Thời loạn lạc của Lý Huệ Tông loạn xà ngầu một hồi còn lại 3 thế lực Trần Tự Khánh-Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Tự Khánh như Tào Tháo bên cạnh vua nhưng không dẹp nổi Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, Tự Khánh chết rồi mà Đoàn Thượng vẫn còn hùng cứ một phương, cuối cùng bí quá nhà Trần phải lừa giết theo kiểu phải nói là tiểu nhân, chả giao phong gì mà chém trộm khi Đoàn Thượng đơn thương độc mã đến bàn giao.
Nguyễn Nộn nhà Trần cũng không đánh được, tự nhiên lăn quay ra chết, chắc do trình nấu rượu ở quê để sót aldehyd.
Như vậy có thể thấy nhà Lý thực ra cũng muốn giao lại cơ nghiệp quốc gia cho nhà Trần, bắt từ đứa trẻ 6 tuổi như Lý Chiêu Hoàng đi diễn trò vợ chồng để nhà Trần có chính danh tức vị, tiếc là nhà Trần không mọc ra được Tào Tháo nên cuộc diễn trò Tào Tháo bức vua hiệu lệnh chư hầu, tu thân sửa đức để đời sau lập triều đại mới như Tào Phi đã thành cuộc đầu độc, phản bội ở hậu cung với những mưu không ghi nổi vào chính sử.
Một mình hùng cứ một phương Hải Dương không ai đánh được thì cũng kém gì Tôn Quyền, chẳng qua nho sĩ nước ta viết sử kém, không viết được dã sử, huyền tích hay ho nên thành ra mai một vị anh hùng. Đến như mấy anh Tống Giang anh hùng cấp huyện bên Tàu, đánh nhau với triều đình hơn tháng là thua nhưng qua tay văn sĩ tài ba thành ra oai như Lưu Bang.Đoàn Thượng e thấy cũng chỉ là 1 võ tướng quẫn chí thời loạn thôi. Cũng có chút thực lực nhưng chưa đủ nghề quyền biến.
hơn nữa cũng hên cho nhà Trần có lý lịch trong sáng, ko giống Đoàn Thượng là bị tội xong bỏ trốn.