- Biển số
- OF-821928
- Ngày cấp bằng
- 2/11/22
- Số km
- 137
- Động cơ
- 7,338 Mã lực
- Tuổi
- 29
Cám ơn cụXưa em cực ghét học lịch sử vì toàn phải học thuộc lòng. Nay cụ thớt lại làm em thích biết thêm về lịch sử.
Cảm ơn thớt.
Cám ơn cụXưa em cực ghét học lịch sử vì toàn phải học thuộc lòng. Nay cụ thớt lại làm em thích biết thêm về lịch sử.
Cảm ơn thớt.
Thì theo em, ngày đấy dân với vua quan nó như hai thế giới khác nhau, làm gì có thông tin nên trách bà làm mất cơ nghiệp là bình thường.Những cái này cụ cứ seach các bài về Lý Chiêu Hoàng đọc lại. Em đọc nhiều năm rồi và mỗi lúc 1 tí chứ không có link. Tội là: đại khái thời phong kiến coi bà là tội đồ, phải gánh trên vai cái tiếng để cơ nghiệp hơn 200 năm của nhà Lý rơi vào tay nhà Trần. Dù bây giờ không ai nghĩ thế nữa thì ngày ấy vẫn nghĩ thế. Còn công thì rõ ràng với triều Trần bà có công và với cả dân sau này cũng là có công. Vì dù là bù nhìn thì việc bà nhường ngôi 1 cách nhẹ nhàng và không bạo lực, cũng khiến việc nhà Trần lật đổ triều Lý trở nên hợp pháp hơn. Tránh đổ máu, tránh mất lòng dân. Tất nhiên bà không nhường ngôi, nhà Trần vẫn sẽ lật đổ. Nhưng chắc chắn sẽ là cuộc binh biến trong biển máu, thậm chí truy cùng diệt tận toàn bộ con dân họ Lý. Việc nhường ngôi trong yên bình của bà đã mở ra 1 triều đại nhà Trần lừng lẫy trong lịch sử. Cái này không chỉ con cháu nhà Trần được hưởng lợi, mà dân chúng cũng có cuộc sống tốt lên rất nhiều về cả kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cụ vào TTDN.blog của e đọc thêm nếu rảnh ạXưa em cực ghét học lịch sử vì toàn phải học thuộc lòng. Nay cụ thớt lại làm em thích biết thêm về lịch sử.
Cảm ơn thớt.
Vâng, là không hề khả thi. Nhưng đó là bây giờ khi đã có cái nhìn công bằng với bà. Còn ngày đó kiểu sụp đổ cả 1 triều đại hơn 200 năm, nên những hậu duệ cay cú cần có 1 người hoặc 1 lý do để vin vào mà đổ lỗi.Bắt 1 đứa bé 6 tuổi gánh cơ nghiệp của cả 1 triều đại liệu có khả thi không?
Trần Thái Tông trí tuệ phi phàm, có lẽ là trí tuệ nhất trong các đời vua trần:View attachment 8348374
Diễn viên đóng Lý Chiêu Hoàng được nhưng Trần Cảnh thì nhìn mặt mỏng, hơi thiếu chính khí. Trong hình dung của em, khuôn mặt nhà vua cần toát lên sự trầm tĩnh, đôn hậu, một dạng Quách Tĩnh nhưng không thiếu thông minh. Lý do, trong lịch sử Thái Tông không phải là người quá sắc sảo nhưng nhân ái, luôn cố gắng để cân bằng giữa trách nhiệm quân vương với tình cảm gia đình. Thứ nữa là nhà họ Trần phất lên mới được có 2 đời, trước đó là hào tộc xuất thân chài lưới nên phong thái, dáng người sẽ không có kiểu thư sinh như này.
Chí lí quáTrần Thái Tông trí tuệ phi phàm, có lẽ là trí tuệ nhất trong các đời vua trần:
1- Ông rất giỏi dùng quyền thuật, có lẽ học từ cụ Trần Thừa, đọc kỹ chính sử thì thấy Trần Thủ Độ cũng chỉ là kép hát mà thôi, gánh mọi tiếng xấu cho họ Trần, đến đời con đã buộc phải rời xa trung tâm quyền lực;
2- Cách cai trị, định quan chế, triều lễ, ổn định đại cuộc tân triều, chế độ lương bổng quan lại, hình thành chính quyền TW khá tập quyền, ổn định hành chíng, lãnh đạo kháng chiến chống Bắc, bình Nam...
3- Thiền sư đầu tiên của dòng thiền sau này phát triển thành thiền phái Trúc Lâm, trình độ tu tập thể hiện qua các tác phẩm để lại: Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội và Lục thời sám hối khoa nghi ;
4- Dù không được tôn xưng là anh hùng dân tộc, nhưng với Văn nghiệp, Võ nghiệp, Thiền nghiệp, Vương nghiệp...có lẽ không có vị vua Đại Việt nào đủ tầm vóc so với ông
Ông Huệ chả bịt tai bịt mắt, biết cũng làm gì được, nếu mà được thì xưa mấy cụ vua Hán đã bật được cụ Tào người ta đã giăng hết tay chân quản lý hết thì thằng nào dám ho he.Lâu lâu nói nhảm không có nghĩa là điên, điên không có nghĩa là vô sinh
Cái cụ nói chỉ là thuyết âm mưu thôi, thích thì tin chứ có bằng chứng gì đâu. Danh nghĩa vẫn là vợ chồng, con sinh ra đương nhiên là của chồng rồi trừ khi có bằng chứng phản bác rõ ràng, ở đây lại là vợ chồng nhà vua muốn léng phéng mà dễ à
Cảm ơn cụ. Em cũng bảo là ngài không thiếu thông minh mà cụ. Ổng mới thanh niên mà đã lên Yên Tử đàm đạo được với sư thì trí lực đâu có phải tầm thường. Tuy nhiên em thấy diễn viên không phù hợp thôi, kiểu nét sắc quá, mặt mỏng không thể hiện được nét đôn hậu, sự trầm tĩnh, quả cảm. Thấy giống mấy anh giai công tử phú nhị đại hơn.Trần Thái Tông trí tuệ phi phàm, có lẽ là trí tuệ nhất trong các đời vua trần:
1- Ông rất giỏi dùng quyền thuật, có lẽ học từ cụ Trần Thừa, đọc kỹ chính sử thì thấy Trần Thủ Độ cũng chỉ là kép hát mà thôi, gánh mọi tiếng xấu cho họ Trần, đến đời con đã buộc phải rời xa trung tâm quyền lực;
2- Cách cai trị, định quan chế, triều lễ, ổn định đại cuộc tân triều, chế độ lương bổng quan lại, hình thành chính quyền TW khá tập quyền, ổn định hành chíng, lãnh đạo kháng chiến chống Bắc, bình Nam...
3- Thiền sư đầu tiên của dòng thiền sau này phát triển thành thiền phái Trúc Lâm, trình độ tu tập thể hiện qua các tác phẩm để lại: Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội và Lục thời sám hối khoa nghi ;
4- Dù không được tôn xưng là anh hùng dân tộc, nhưng với Văn nghiệp, Võ nghiệp, Thiền nghiệp, Vương nghiệp...có lẽ không có vị vua Đại Việt nào đủ tầm vóc so với ông
Theo em nghĩ nếu bà ấy (cô bé 6-7 tuổi) chủ động thì mới phán xét công, tội. Còn thực tế bà ấy bị động hoàn toàn, thậm chí còn không đủ khả năng nhận thức vấn đề. Đây chỉ là cuộc chơi của người lớn thôi. Các nhà sử học thích màu mè hoa lá thì vẽ ra đủ ý tưởng thôi.Những cái này cụ cứ seach các bài về Lý Chiêu Hoàng đọc lại. Em đọc nhiều năm rồi và mỗi lúc 1 tí chứ không có link. Tội là: đại khái thời phong kiến coi bà là tội đồ, phải gánh trên vai cái tiếng để cơ nghiệp hơn 200 năm của nhà Lý rơi vào tay nhà Trần. Dù bây giờ không ai nghĩ thế nữa thì ngày ấy vẫn nghĩ thế. Còn công thì rõ ràng với triều Trần bà có công và với cả dân sau này cũng là có công. Vì dù là bù nhìn thì việc bà nhường ngôi 1 cách nhẹ nhàng và không bạo lực, cũng khiến việc nhà Trần lật đổ triều Lý trở nên hợp pháp hơn. Tránh đổ máu, tránh mất lòng dân. Tất nhiên bà không nhường ngôi, nhà Trần vẫn sẽ lật đổ. Nhưng chắc chắn sẽ là cuộc binh biến trong biển máu, thậm chí truy cùng diệt tận toàn bộ con dân họ Lý. Việc nhường ngôi trong yên bình của bà đã mở ra 1 triều đại nhà Trần lừng lẫy trong lịch sử. Cái này không chỉ con cháu nhà Trần được hưởng lợi, mà dân chúng cũng có cuộc sống tốt lên rất nhiều về cả kinh tế, văn hóa, xã hội.
À, nhiều bài phân tích còn viết 1 ý nữa của việc có công của Lý Chiêu Hoàng, cụ nói làm em mới nhớ ra. Đó là sau khi bị ép nhường ngôi, bà tiếng là ở trong cung nhà Trần làm hoàng hậu, nhưng bị nhà Trần đối xử rất bạc bẽo, không coi ra gì. Lúc đó bà đã trưởng thành rồi, hiểu chuyện rồi, có thể chủ động mọi thứ rồi, bà vẫn không hề hận thù nhà Trần, vẫn nhẫn nhịn lặng lẽ sống cho qua ngày. Với nhiều người khác, nếu có sự hận thù cướp ngôi trong lòng, họ sẽ tìm mọi cách để liên hệ với hậu duệ họ Lý lập bè phái, chờ thời cơ trả thù cho tổ tiên họ Lý. Không cần biết có thành công hay không, nhưng nếu bà muốn, chắc chắn đầy người họ Lý đi theo. Nhưng bà đã chọn cách bỏ qua tất cả, chấp nhận lịch sử để sống đời bình lặng. Ấy vậy mà số phận nghiệt ngã vẫn chưa buông tha, vẫn tiếp tục vùi dập. Nói chung quá khổ.Theo em nghĩ nếu bà ấy (cô bé 6-7 tuổi) chủ động thì mới phán xét công, tội. Còn thực tế bà ấy bị động hoàn toàn, thậm chí còn không đủ khả năng nhận thức vấn đề. Đây chỉ là cuộc chơi của người lớn thôi. Các nhà sử học thích màu mè hoa lá thì vẽ ra đủ ý tưởng thôi.
Chính ra nếu xét công tránh cuộc đổ máu thì là Trần Thủ Độ và gia tộc nhà Trần chứ nhỉ.
Năm 2010 có thuê đạo diễn,bối cảnh và một phần diễn viên TQ làm rồi. Kết quả ngậm trái đắng.Thuê mẹ nó dàn đạo dễn + diễn viên TVB làm, có khi lại hay
Cụ suy diễn đi quá xa rồi đấy.Ông Huệ chả bịt tai bịt mắt, biết cũng làm gì được, nếu mà được thì xưa mấy cụ vua Hán đã bật được cụ Tào người ta đã giăng hết tay chân quản lý hết thì thằng nào dám ho he.
Thời Huệ Tông không thấy tay nào đấm ngực chửi mắng với cầm hốt bạc xông vào đánh Thủ Độ như Tam Quốc nhỉ (so với Đổng Trác, Tào Tháo)
Lý Công Uẩn đường tới Thăng Long à cụNăm 2010 có thuê đạo diễn,bối cảnh và một phần diễn viên TQ làm rồi. Kết quả ngậm trái đắng.
Một bên họ bố, một bên họ mẹ. Mà họ Trần khuynh đảo cả triều đình thì nhà vua lớn lên với bên họ ngoại là chính từ gia đình tới cơ quan.À, nhiều bài phân tích còn viết 1 ý nữa của việc có công của Lý Chiêu Hoàng, cụ nói làm em mới nhớ ra. Đó là sau khi bị ép nhường ngôi, bà tiếng là ở trong cung nhà Trần làm hoàng hậu, nhưng bị nhà Trần đối xử rất bạc bẽo, không coi ra gì. Lúc đó bà đã trưởng thành rồi, hiểu chuyện rồi, có thể chủ động mọi thứ rồi, bà vẫn không hề hận thù nhà Trần, vẫn nhẫn nhịn lặng lẽ sống cho qua ngày. Với nhiều người khác, nếu có sự hận thù cướp ngôi trong lòng, họ sẽ tìm mọi cách để liên hệ với hậu duệ họ Lý lập bè phái, chờ thời cơ trả thù cho tổ tiên họ Lý. Không cần biết có thành công hay không, nhưng nếu bà muốn, chắc chắn đầy người họ Lý đi theo. Nhưng bà đã chọn cách bỏ qua tất cả, chấp nhận lịch sử để sống đời bình lặng. Ấy vậy mà số phận nghiệt ngã vẫn chưa buông tha, vẫn tiếp tục vùi dập. Nói chung quá khổ.
Phim khó thì ta làm kịch có được không ?Năm 2010 có thuê đạo diễn,bối cảnh và một phần diễn viên TQ làm rồi. Kết quả ngậm trái đắng.
thực ra người có công lớn nhất trong cuộc đổi triều êm ái là Trần Thừa, cụ này mới là người trầm ổn, tâm kế sâu xa, luôn nắm thực lực quyền lực thực sự, một dạng God FatherCảm ơn cụ. Em cũng bảo là ngài không thiếu thông minh mà cụ. Ổng mới thanh niên mà đã lên Yên Tử đàm đạo được với sư thì trí lực đâu có phải tầm thường. Tuy nhiên em thấy diễn viên không phù hợp thôi, kiểu nét sắc quá, mặt mỏng không thể hiện được nét đôn hậu, sự trầm tĩnh, quả cảm. Thấy giống mấy anh giai công tử phú nhị đại hơn.
Về việc cai trị thì em quan điểm là thời thiếu niên - thanh niên ông sống dưới cái bóng của người chú Trần Thủ Độ, mặc dù có chủ kiến của riêng mình (như vụ che chở cho anh mình là Trần Liễu trước sự truy đuổi của Trần Thủ Độ.) Về cuối thì em không rõ. Cháu nội của ông là vua Nhân Tông với tư cách là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm cũng nổi tiếng không kém ông.
Cám ơn cụ. E xin phép lấy hướng của cụ để viết thêm về giai đoạn này ạthực ra người có công lớn nhất trong cuộc đổi triều êm ái là Trần Thừa, cụ này mới là người trầm ổn, tâm kế sâu xa, luôn nắm thực lực quyền lực thực sự, một dạng God Father
nhiều bí ẩn giai đoạn này
1- cái chết của Trần Tự Khánh;
2- hứa hôn của con trai Trần Tự Khánh và Lý Chiêu Hoàng vô hiệu;
3- con của Trần Tự Khánh hoàn toàn biến mất khỏi trung tâm quyền lực;
4- Chức "Nội thị phán thủ" của quyết mọi việc trong triều nội khi Tự Khánh đánh dẹp bên ngoài, chức "Thái uý phụ chính" nắm thêm và quân sự giai đoạn sau khi Tự Khánh đã mất;
5- Nhiếp chính vương 9 năm đầu chờ Trần Cảnh trưởng thành, bên cạnh chức hão "Quốc thượng phụ" của Thủ Độ giai đoạn này
(triều Trần có lệ em ruột vua luôn nắm toàn quyền quân sự - Thái uý, nắm các đội cấm quân kinh thành mạnh nhất)
5- Sự biến mất gần như hoàn toàn của nhánh Trần Thủ Độ về chấp chính quyền lực (kể cả giai đoạn Thủ Độ còn sống, anh ruột - An Quốc, con ruột...) đều bị gạt khỏi trung tâm quyền lực. chính sử thì nói mãi tận giai đoan sau sau này, con em ông hèn nhát hàng giặc, chứng tỏ đã ôm một bụng oán hờn thời gian khá dài
6- Không phải ngẫu nhiên mà Thủ Độ luôn có thái độ như "đi trên băng mỏng" khi đang chấp chính, cả đời không dám phong tước cho ai.
Đọc những đoạn được mô tả trong chính sử, mới thấy cả vua cả tôi nhà Trần đều là những kịch sĩ thượng thừa, quyền thuật phải nói là đến độ lư hoả thuần thanh:
"Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói". Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy. "
"Linh Từ quốc mẫu, vợ Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: "Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế". Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về. "
"Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?" có lẽ là lời nói thật lòng nhất của Thủ Độ, và cũng rất khen cho Thủ Độ, rất biết cách chơi trong cuộc chơi quyền lực cung đình, biết rõ mình đang là con cờ nào.
...thực ra người có công lớn nhất trong cuộc đổi triều êm ái là Trần Thừa, cụ này mới là người trầm ổn, tâm kế sâu xa, luôn nắm thực lực quyền lực thực sự, một dạng God Father
nhiều bí ẩn giai đoạn này
1- cái chết của Trần Tự Khánh;
2- hứa hôn của con trai Trần Tự Khánh và Lý Chiêu Hoàng vô hiệu;
3- con của Trần Tự Khánh hoàn toàn biến mất khỏi trung tâm quyền lực;
4- Chức "Nội thị phán thủ" của Trần Thừa quyết mọi việc trong triều nội khi Tự Khánh đánh dẹp bên ngoài, chức "Thái uý phụ chính" nắm thêm và quân sự giai đoạn sau khi Tự Khánh đã mất;
5- Trần Thừa nắm Nhiếp chính vương 9 năm đầu của tân triều, chờ Trần Cảnh trưởng thành, bên cạnh chức hão "Quốc thượng phụ" của Thủ Độ giai đoạn này
(triều Trần có lệ em ruột vua luôn nắm toàn quyền quân sự - Thái uý, nắm các đội cấm quân kinh thành, Thánh Dực, Tinh Cương, Ngự lâm quân...vvmạnh nhất)
5- Sự biến mất gần như hoàn toàn của nhánh Trần Thủ Độ về chấp chính quyền lực (kể cả giai đoạn Thủ Độ còn sống, anh ruột - An Quốc, con ruột...) đều bị gạt khỏi trung tâm quyền lực. chính sử thì nói mãi tận giai đoan sau sau này, con em ông hèn nhát hàng giặc, chứng tỏ đã ôm một bụng oán hờn thời gian khá dài
6- Không phải ngẫu nhiên mà Thủ Độ luôn có thái độ như "đi trên băng mỏng" khi đang chấp chính, cả đời không dám phong tước cho ai. Thái độ của Trần Hưng Đạo giai đoạn sau này giống hệt (khi ấp phong Vạn Kiếp cụ kẹt giữa trong tam giác đều Yên Tử - hành cung Thiên Trường - kinh thành Thăng Long)
Đọc những đoạn được mô tả trong chính sử, mới thấy cả vua cả tôi nhà Trần đều là những kịch sĩ thượng thừa, quyền thuật phải nói là đến độ lư hoả thuần thanh:
"Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói". Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy. "
"Linh Từ quốc mẫu, vợ Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: "Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế". Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về. "
"Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?" có lẽ là lời nói thật lòng nhất của Thủ Độ, và cũng rất khen cho Thủ Độ, rất biết cách chơi trong cuộc chơi quyền lực cung đình, cũng rất biết rõ mình đang là con cờ nào.