[Funland] [Đàm đạo Lịch sử] Chuyện chưa kể về Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhớ câu:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu
thì có thể hiểu là mỹ nhân cũng như danh tướng, là người diễn viên thí cả mạng để tròn vai trong một tích trò giành ngôi báu của những chủ nô.
Tích trò nhường ngôi, chuyển giao ghế ngồi mát ăn bát vàng của các chủ nô họ Lý cho các chủ nô họ Trần mà đạo diễn là Lý Huệ tông, phó đạo diễn Trần Thị Dung không được tròn trịa lắm vì:
Lý Chiêu Hoàng từ khi 6 tuổi đã phải làm trò cave với Trần Cảnh đến tận 40 tuổi vẫn diễn trò đó với Lê Tần, tức là đạo diễn thiếu diễn viên thực hiện ý đồ. Chả khác Hoàng Trung 70 tuổi vẫn phải đi chặn hậu tức là nhà Thục hết tướng.

Qua đây có thắc mắc:
Nhà Trần đánh Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn còn không xong sao về sau lại đấu được với nhà Nguyên hùng mạnh tận 3 lần? Theo em đó là do cũng như nước Nga đấu Napoleon, những đạo dân binh với truyền thống tự chủ theo làng xã đã liên kết với nhau mà đánh lại đại địch, diệt lương, chặn viện, làm nên lịch sử rồi tự lùi ra khỏi lịch sử. Còn lại là việc của mấy nho sĩ học dốt xứ mình viết ra những trang sử câu chữ kêu như chuông mà rỗng tuếch, sự kiện rời rạc không đem lại bài học cho các đời sau.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhà Lý có khối mà tự nguyện giao cơ nghiệp cho nhà Trần, có phải ai cũng được như Dương Vân Nga :D

Nhà Trần làm cuộc chuyển giao êm đẹp thế là trình độ bậc thầy rồi, việc gì phải học Tào Tháo, có mà ngược lại Tào Tháo trình chỉ là học trò Trần Thủ Độ thôi.
Tất nhiên là chủ nô oánh nhau làm gì có chuyện êm đẹp, Lý Huệ tông chả phát điên.
Về Trần Thủ Độ, mấy trăm năm một khai quốc công thần không biết gia phả ra sao, liệu có phải là nickname của nhiều người dùng chung?
 
Chỉnh sửa cuối:

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,894
Động cơ
332,397 Mã lực
cụ Tuấn không có cách gì để thực hiện di huấn đâu ạ, Cụ không đủ quyền lực và nguồn lực

1- Từ trẻ, cụ đã bị gần như làm "con tin" ở kinh thành, để An Sinh Vương không thể không thuần phục triều đình;
2- Cụ chưa bao giờ nắm thực quyền về điều động các đạo quân chủ lực, kể cả lúc lĩnh Quốc công Tiết chế, hai đạo quân chủ lực nhất của nhà Trần đều nằm trong tay các em ruột của vua (Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải). Các đạo quân này lúc điều động kháng Nguyên, đều là Cụ tâu xin điều lệnh qua Vua Trần;
3- Về lòng người, khi cụ mới ướm hỏi thăm dò các con trai và các nô tướng thân cận nhất, đều thấy lòng người không thuận, chỗ này chính sử tán tụng ác liệt, nhưng càng tán càng vụng. Đã không có bụng làm theo lời cha, thì còn ướm hỏi làm gì ?, giả sử cuộc ướm hỏi này tam sao thất bản đến tai Hoàng thất thì sao ?
4- Cụ luôn được các vua Trần "chăm sóc" kỹ lưỡng, thái ấp Vạn Kiếp được nằm ở đúng tâm của tam giác đều tai mắt khống chế và các trung tâm binh lực mạnh nhất, sát sườn nhất, cơ động nhất của hoàng gia (Thăng long, Thiên Trường, Quảng Ninh-Yên Tử).
5- Sau các trận chiến thắng lợi, cụ không được giao bất cứ chức vụ gì liên quan đến chấp chính quyền lực tại Trung ương, cũng không còn quân quyền gì nữa, đương nhiên lại về thái ấp dưỡng hưu.
6- Các nhân tài do cụ đào tạo, đều được triều đình "trọng dụng, điều động" rời xa cụ một cách rất có chủ ý.
Thì đấy, em cũng đã dùng cụm từ "bị trói tay trói chân", cụ diễn giải cụm từ này rất chi tiết và hợp lý. Với cái "vết" từ đời bố, cụ Tuấn không bị "gốc đậu đun cành đậu" đã là khéo/may mắn lắm rồi.
Còn một ý nữa em muốn hỏi, đó là cái tích cụ Tuấn mời cụ Khải đến quân doanh chơi, hai cụ lớn múc nước tắm cho nhau, ko hiểu tâm cơ sâu xa là gì?
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Trò chơi vương quyền.
Không làm được người chơi thì làm quân cờ
Trình cao thì làm xe, pháo, mã. Dốt thì làm tốt thôi.
Thời nào cũng vậy.
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,894
Động cơ
332,397 Mã lực
...

Qua đây có thắc mắc:
Nhà Trần đánh Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn còn không xong sao về sau lại đấu được với nhà Nguyên hùng mạnh tận 3 lần? Theo em đó là do cũng như nước Nga đấu Napoleon, những đạo dân binh với truyền thống tự chủ theo làng xã đã liên kết với nhau mà đánh lại đại địch, diệt lương, chặn viện, làm nên lịch sử rồi tự lùi ra khỏi lịch sử. Còn lại là việc của mấy nho sĩ học dốt xứ mình viết ra những trang sử câu chữ kêu như chuông mà rỗng tuếch, sự kiện rời rạc không đem lại bài học cho các đời sau.
Theo em:
Một phần là như cụ diễn giải (kiểu như Mỹ và Liên Xô rút quân khỏi Apga). Một lý do nữa là việc "liên danh" giữa triều đình Nam Tống và Đại Việt (nguồn lực nhà Nam Tống vẫn còn khá mạnh).
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,802
Động cơ
377,572 Mã lực
Nơi ở
Da nang
cụ Tuấn không có cách gì để thực hiện di huấn đâu ạ, Cụ không đủ quyền lực và nguồn lực

1- Từ trẻ, cụ đã bị gần như làm "con tin" ở kinh thành, để An Sinh Vương không thể không thuần phục triều đình;
2- Cụ chưa bao giờ nắm thực quyền về điều động các đạo quân chủ lực, kể cả lúc lĩnh Quốc công Tiết chế, hai đạo quân chủ lực nhất của nhà Trần đều nằm trong tay các em ruột của vua (Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải). Các đạo quân này lúc điều động kháng Nguyên, đều là Cụ tâu xin điều lệnh qua Vua Trần;
3- Về lòng người, khi cụ mới ướm hỏi thăm dò các con trai và các nô tướng thân cận nhất, đều thấy lòng người không thuận, chỗ này chính sử tán tụng ác liệt, nhưng càng tán càng vụng. Đã không có bụng làm theo lời cha, thì còn ướm hỏi làm gì ?, giả sử cuộc ướm hỏi này tam sao thất bản đến tai Hoàng thất thì sao ?
4- Cụ luôn được các vua Trần "chăm sóc" kỹ lưỡng, thái ấp Vạn Kiếp được nằm ở đúng tâm của tam giác đều tai mắt khống chế và các trung tâm binh lực mạnh nhất, sát sườn nhất, cơ động nhất của hoàng gia (Thăng long, Thiên Trường, Quảng Ninh-Yên Tử).
5- Sau các trận chiến thắng lợi, cụ không được giao bất cứ chức vụ gì liên quan đến chấp chính quyền lực tại Trung ương, cũng không còn quân quyền gì nữa, đương nhiên lại về thái ấp dưỡng hưu.
6- Các nhân tài do cụ đào tạo, đều được triều đình "trọng dụng, điều động" rời xa cụ một cách rất có chủ ý.
Cụ phân tích hay quá.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,802
Động cơ
377,572 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thì đấy, em cũng đã dùng cụm từ "bị trói tay trói chân", cụ diễn giải cụm từ này rất chi tiết và hợp lý. Với cái "vết" từ đời bố, cụ Tuấn không bị "gốc đậu đun cành đậu" đã là khéo/may mắn lắm rồi.
Còn một ý nữa em muốn hỏi, đó là cái tích cụ Tuấn mời cụ Khải đến quân doanh chơi, hai cụ lớn múc nước tắm cho nhau, ko hiểu tâm cơ sâu xa là gì?
Hai cụ tắm cho nhau chắc kiểu ngụ ý, ông mà sống bẩn bên trong, tôi sẽ lột truồng ông ra cho tất cả đều thấy.
 
Biển số
OF-741795
Ngày cấp bằng
4/9/20
Số km
949
Động cơ
97,243 Mã lực
Tuổi
34
Phải nói trò chơi vương quyền người ta đi từng nước 1. Nước nào cũng suy tính kín kẽ, bao người tính toán chứ ko phải 1.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,597
Động cơ
758,338 Mã lực
À, tiện về cụ Tuấn, có cụ nào lý giải về TÊN của 2 người tướng nổi tiếng của cụ ấy là Yết Kiêu và Dã Tượng không ah
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,894
Động cơ
332,397 Mã lực
À, tiện về cụ Tuấn, có cụ nào lý giải về TÊN của 2 người tướng nổi tiếng của cụ ấy là Yết Kiêu và Dã Tượng không ah
Theo em hiểu thì 2 cụ này xuất thân thấp kém (gia nô, nô bộc) nên 2 cái tên đó được đặt như kiểu thời nay đặt tên cho chó:
- Yết Kiêu từ cổ có nghĩa như "chó săn"
- Dã Tượng thì rõ hơn: voi rừng, chắc cụ này sức khỏe hơn người.
Thời Trần chắc quy định cũng "khắc nghiệt": đã là nô lệ thì không được phong quan tước, cùng với 2 cụ là tâm phúc của cụ Tuấn nữa nên càng khó.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,171
Động cơ
268,673 Mã lực
Theo em hiểu thì 2 cụ này xuất thân thấp kém (gia nô, nô bộc) nên 2 cái tên đó được đặt như kiểu thời nay đặt tên cho chó:
- Yết Kiêu từ cổ có nghĩa như "chó săn"
- Dã Tượng thì rõ hơn: voi rừng, chắc cụ này sức khỏe hơn người.
Thời Trần chắc quy định cũng "khắc nghiệt": đã là nô lệ thì không được phong quan tước, cùng với 2 cụ là tâm phúc của cụ Tuấn nữa nên càng khó.
Thời Trần thì xã hội nước Việt đang ở trình độ phong kiến, chiếm hữu nô lệ mà.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,338
Động cơ
621,887 Mã lực
Nhớ câu:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu
thì có thể hiểu là mỹ nhân cũng như danh tướng, là người diễn viên thí cả mạng để tròn vai trong một tích trò giành ngôi báu của những chủ nô.
Tích trò nhường ngôi, chuyển giao ghế ngồi mát ăn bát vàng của các chủ nô họ Lý cho các chủ nô họ Trần mà đạo diễn là Lý Huệ tông, phó đạo diễn Trần Thị Dung không được tròn trịa lắm vì:
Lý Chiêu Hoàng từ khi 6 tuổi đã phải làm trò cave với Trần Cảnh đến tận 40 tuổi vẫn diễn trò đó với Lê Tần, tức là đạo diễn thiếu diễn viên thực hiện ý đồ. Chả khác Hoàng Trung 70 tuổi vẫn phải đi chặn hậu tức là nhà Thục hết tướng.

Qua đây có thắc mắc:
Nhà Trần đánh Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn còn không xong sao về sau lại đấu được với nhà Nguyên hùng mạnh tận 3 lần? Theo em đó là do cũng như nước Nga đấu Napoleon, những đạo dân binh với truyền thống tự chủ theo làng xã đã liên kết với nhau mà đánh lại đại địch, diệt lương, chặn viện, làm nên lịch sử rồi tự lùi ra khỏi lịch sử. Còn lại là việc của mấy nho sĩ học dốt xứ mình viết ra những trang sử câu chữ kêu như chuông mà rỗng tuếch, sự kiện rời rạc không đem lại bài học cho các đời sau.
Giống như dàn nhạc, phải có chỉ huy chứ các nhạc công dù có giỏi mấy cũng không thể tự chơi. Đánh thắng giặc không thể tự phát.
 

chattiensinh

Xe tải
Biển số
OF-430741
Ngày cấp bằng
18/6/16
Số km
219
Động cơ
342,535 Mã lực
Em chưa bao giờ đến Đình Bảng..nhưng quãng 40 năm trước mẹ em đi buôn ..hình như bà nhập thuốc lá nhái, sà phòng 72 nhái từ làng cụ..🤣🤣🤣.
1 lần em nghe thằng bạn nói thế này. Làng có tên xưa là Cổ Pháp ( cái này có thể em nhầm chút )..dân làng học giỏi hay do là quê hương Vua nhà Lý gì đó nên khiến triều đại sau sợ..cấm dân làng đi thi cử đỗ đạt rồi mưu việc lớn. Vì cấm thi ( ngừng thi ) trong tiếng hán là Đình Bảng , nên từ đó đổi luôn tên thành làng Đình Bảng..
Câu chuyện trên có đúng không cụ ?
Phải không cụ cuadong ơi ?
Tự cổ, làng có tên là Kẻ Báng vì dân cư sống giữa một rừng báng rậm rạp, một thời là thắng tích xứ Đông Ngàn. Thời Bắc thuộc, tên của làng là hương Diên Uẩn rồi đổi thành hương Cổ Pháp. Nhưng nói về Đình Bảng có lẽ nên bắt đầu từ ngày 8/3/974, ở thời khắc vua Lý Thái Tổ ra đời.
Khi nhà vua ra đời làng vẫn còn tên là Cổ Pháp, đến khi triều Lý kết thúc, triều Trần thế thay thì cái tên Đình Bảng ra đời. Khi ấy, để ngăn hậu duệ họ Lý học cao, nhà Trần đề ra thông lệ cấm người họ Lý thi cử, đổi luôn tên làng thành Đình Bảng.
Những người mang họ Lý trong làng đã đổi thành nhiều họ khác nhau vừa để duy trì dòng giống, vừa tham gia thi cử. Vì thế mới có câu: "Đình Bảng bảng vẫn ghi tên/ Nhờ lòng cả nước xây nền tam vua". Người Đình Bảng tha hương nổi tiếng nhất có lẽ là Hoàng tử Lý Long Tường, đi sang Cao Ly (Hàn Quốc bây giờ) năm 1226 và giờ chính là họ Lee ở bên đó. Ông được Vua Kojong phong làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng tại nơi quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên ngôi làng ông sống thành Lý Hoa Sơn.
Điều đặc biệt nhất, từ xa xưa Đình Bảng đã lưu truyền câu “nhất làng, nhất xã, nhất khoảnh tre”. Có nghĩa là Đình Bảng vừa là tên làng, vừa là tên xã được bao bọc bởi những khoảnh tre trồng xung quanh.
Làng cũng là xã, không theo cách phân định hành chính thông thường. Ở 9 góc làng người ta xây 9 chiếc cổng. Trên các cổng đều đề câu “Lý nhân vi mỹ” làm lẽ sống, đi vào đi ra đều phải ngước mà nhìn. Nội dung nôm na là người làng quê vua Lý là những người làm việc thiện, sống đẹp.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,624
Động cơ
500,226 Mã lực
Em chưa bao giờ đến Đình Bảng..nhưng quãng 40 năm trước mẹ em đi buôn ..hình như bà nhập thuốc lá nhái, sà phòng 72 nhái từ làng cụ..🤣🤣🤣.
1 lần em nghe thằng bạn nói thế này. Làng có tên xưa là Cổ Pháp ( cái này có thể em nhầm chút )..dân làng học giỏi hay do là quê hương Vua nhà Lý gì đó nên khiến triều đại sau sợ..cấm dân làng đi thi cử đỗ đạt rồi mưu việc lớn. Vì cấm thi ( ngừng thi ) trong tiếng hán là Đình Bảng , nên từ đó đổi luôn tên thành làng Đình Bảng..
Câu chuyện trên có đúng không cụ ?
Phải không cụ cuadong ơi ?
Đổi triều đại đổi tên làng, cái này thì lịch sử xác nhận chuẩn rồi đó cụ.

Klq tới chủ đề, nhưng hồi bé em có đọc truyện Đội du kích thiếu niên Đình Bảng thấy hay và hâm mộ các nhân vật trong đó lắm, ko biết có phải truyện dựa trên sự kiện có thật không
Truyện có thật cụ ạ. Bố của anh bạn em là thành viên của đội.
Ngồi nói chuyện với cụ mới biết, lúc đó lại quên hết cả truyện mặc dù hồi bé đọc mấy lần ;)
các đội viên giờ lên tuổi xưa nay hiếm rồi ạ. Cụ thật may mắn đc nghe trực tiếp
Đội thiếu niên du kích là chuyện thật, người thật. Các cụ nhà em còn có vinh dự vào thăm, gửi đồ cho các cụ đàn anh trong.. Hỏa Lò cơ ạ. Đoạn này sách sử không ghi, mà các nhà cụ em cũng mất hết rồi nên cũng chỉ nhớ loáng thoáng nhắc tên các cụ du kích.
 

cuadong

Xe buýt
Biển số
OF-56467
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
520
Động cơ
508,436 Mã lực
Đổi triều đại đổi tên làng, cái này thì lịch sử xác nhận chuẩn rồi đó cụ.




Đội thiếu niên du kích là chuyện thật, người thật. Các cụ nhà em còn có vinh dự vào thăm, gửi đồ cho các cụ đàn anh trong.. Hỏa Lò cơ ạ. Đoạn này sách sử không ghi, mà các nhà cụ em cũng mất hết rồi nên cũng chỉ nhớ loáng thoáng nhắc tên các cụ du kích.
Vâng
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,262
Động cơ
350,937 Mã lực
Thời Trần thì xã hội nước Việt đang ở trình độ phong kiến, chiếm hữu nô lệ mà.
Cụ sai rồi.

Theo quan điểm của Marx thì Phong kiến là chế độ thay thế chế độ Chiếm hữu nô lệ, như vậy nô lệ không tồn tại trong xã hội phong kiến, ít nhất là ở châu Âu nơi Marx tìm hiểu nhiều nhất.

Phong kiến châu Á, cụ thể là Trung Quốc, VN thì nhiều khả năng chưa được Marx tìm hiểu nhiều. Tuy vậy, nô lệ chắc không phổ biến trong chế độ phong kiến VN, TQ. Gia nô giống với người ở, có thể nợ chủ phải chuộc thân chứ không như nô lệ thời chiếm hữu nô lệ.

Nô lệ thực sự chỉ trở lại từ thế kỷ 16-17 tại các nước thuộc địa châu Mỹ và ở Nga phong kiến (nông nô). Đấy là nô lệ đúng nghĩa, chủ nô sở hữu nô lệ, có toàn quyền với nô lệ gồm cả mạng sống, con của nô lệ mặc định là nô lệ của chủ. Chế độ này chỉ kết thúc vào thế kỷ 19.

Ngay tại Hoa Kỳ xứ sở tự do với Tuyên ngôn độc lập nêu rõ quyền tự do, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người thì các nhà lập quốc, kể cả tác giả tuyên ngôn độc lập cũng rất thích và sở hữu khá nhiều nô lệ. Chỉ đến khi bị Tổng thống Lincoln và những người bạn đánh te tua phải đầu hàng thì phe chủ nô mới chịu từ bỏ quyền chiếm hữu nô lệ của mình.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Thời loạn lạc của Lý Huệ Tông loạn xà ngầu một hồi còn lại 3 thế lực Trần Tự Khánh-Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Tự Khánh như Tào Tháo bên cạnh vua nhưng không dẹp nổi Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, Tự Khánh chết rồi mà Đoàn Thượng vẫn còn hùng cứ một phương, cuối cùng bí quá nhà Trần phải lừa giết theo kiểu phải nói là tiểu nhân, chả giao phong gì mà chém trộm khi Đoàn Thượng đơn thương độc mã đến bàn giao.
Nguyễn Nộn nhà Trần cũng không đánh được, tự nhiên lăn quay ra chết, chắc do trình nấu rượu ở quê để sót aldehyd.
Như vậy có thể thấy nhà Lý thực ra cũng muốn giao lại cơ nghiệp quốc gia cho nhà Trần, bắt từ đứa trẻ 6 tuổi như Lý Chiêu Hoàng đi diễn trò vợ chồng để nhà Trần có chính danh tức vị, tiếc là nhà Trần không mọc ra được Tào Tháo nên cuộc diễn trò Tào Tháo bức vua hiệu lệnh chư hầu, tu thân sửa đức để đời sau lập triều đại mới như Tào Phi đã thành cuộc đầu độc, phản bội ở hậu cung với những mưu không ghi nổi vào chính sử.
không có tình huống này đâu cụ
1- Lúc Trần Thị Dung được lập làm hoàng hậu, Thái hậu nhà Lý đã đọc vị họ Trần rồi, nên cư xử rất nghiệt ngã với con dâu, đến mức Huệ Tông phải chia cơm cho vợ vì sợ vợ bị đầu độc, dù Trần Tự Khánh đã diễn trò cắt tóc thề độc với trời đất;
2- Khi Tự Khánh mất, Huệ Tông thực sự đã không còn chút quyền lực nào, mới 30 tuổi, mà bị ép lập con gái làm Thái tử, trong khi nhà Lý đã có lệ lập con nuôi trong hoàng thất làm thái tử khi vua không có con trai;
3- Để chống nước cờ này, gieo hiềm khích, cản trở họ Trần, Huệ Tông lập con gái thứ (còn nhỏ, chưa kết hôn) làm thái tử. Trong bối cảnh con trưởng Trần Thừa là Trần Liễu đã là rể Huệ Tông, lấy trưởng công chúa Lý Oanh;
4- Dư luân dân gian kinh thành ồn lên chuyện sông Cái ngầu đỏ đổi mầu dòng nước, Núi Phật tích bị nứt vỡ, dấu hiệu đổi triều thay vận;
5- Tiếp đó, cao thủ quyền thuật Trần Thừa đi gấp nước cờ mới, ép Huệ Tông nhường ngôi đi tu (có vai trò của Phùng Tá Chu - thông gia họ Trần giúp ác liệt mặt dư luận, vận động các văn võ đại thần), song song đó Trần Thừa đưa ngay con thứ là Trần Cảnh vào làm tổng quản nội đình (Nội thị chính thủ), chuyên lo việc gần gũi, hầu cận nữ hoàng;
6- Chuyện sau đó ở chùa Chân Giáo, màn nhường ngôi nơi đại nội là những nước cờ chiếu hết lấy lệ mà thôi...
Trong ván cờ này, hai con cờ buộc phải vứt ra là Phụng Càn Vương Trần Liễu và Hiển Đạo Vương Trần Hải - con trưởng của Trần Tự Khánh.

cụ Trần Liễu cũng rất thú ví, năm 1238 (sau 1 năm sự biến cụ buộc phải nhường vợ), năm đó nước lụt, cụ có việc vào cung bằng thuyền, đi qua điện Lệ Thiên, nơi ở của các cung nữ triều cũ, cụ hiếp dâm cả cung nữ tiền triều, dù bị trách phạt nhưng điện này sau được đổi thành cung "Thưởng Xuân". Chứng tỏ Thái Tông đành phải chiều ông anh mình hết cỡ...
 

Tracpham

Xe đạp
Biển số
OF-757919
Ngày cấp bằng
20/1/21
Số km
17
Động cơ
49,338 Mã lực
Tuổi
35
Sao em đọc đoạn này mà không hiểu cụ nhỉ?
Lý Chiêu Hoàng có con với Trần Cảnh có khác gì việc Thuận Thiên có con với Trần Cảnh đâu ạ?



"Cùng đưa ra một giả thuyết. Nếu Trần Cảnh có với Lý Chiêu Hoàng một người con nối dõi, hay Trần Trịnh không bị chết yểu mà sống tới tuổi trưởng thành thì vị vua tương lại này sẽ kế vị ai? Đứa con đó sẽ là con của 2 vị vua, đương kim thiên tử Trần Cảnh và cựu hoàng đế Lý Chiêu Hoàng. Vị vua tương lai sẽ kế vị vua Trần hay vua Lý? Hoặc ít nhất cũng sẽ thành cái cớ để tông thất nhà Lý và những người ủng hộ triều Lý lợi dụng để âm mưu khôi phục Lý Triều. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhất định Lý Chiêu Hoàng bị phế bỏ khỏi hậu cung, giáng làm công chúa và phải xuất gia đi tu"
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,171
Động cơ
268,673 Mã lực
Cụ sai rồi.

Theo quan điểm của Marx thì Phong kiến là chế độ thay thế chế độ Chiếm hữu nô lệ, như vậy nô lệ không tồn tại trong xã hội phong kiến, ít nhất là ở châu Âu nơi Marx tìm hiểu nhiều nhất.

Phong kiến châu Á, cụ thể là Trung Quốc, VN thì nhiều khả năng chưa được Marx tìm hiểu nhiều. Tuy vậy, nô lệ chắc không phổ biến trong chế độ phong kiến VN, TQ. Gia nô giống với người ở, có thể nợ chủ phải chuộc thân chứ không như nô lệ thời chiếm hữu nô lệ.

Nô lệ thực sự chỉ trở lại từ thế kỷ 16-17 tại các nước thuộc địa châu Mỹ và ở Nga phong kiến (nông nô). Đấy là nô lệ đúng nghĩa, chủ nô sở hữu nô lệ, có toàn quyền với nô lệ gồm cả mạng sống, con của nô lệ mặc định là nô lệ của chủ. Chế độ này chỉ kết thúc vào thế kỷ 19.

Ngay tại Hoa Kỳ xứ sở tự do với Tuyên ngôn độc lập nêu rõ quyền tự do, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người thì các nhà lập quốc, kể cả tác giả tuyên ngôn độc lập cũng rất thích và sở hữu khá nhiều nô lệ. Chỉ đến khi bị Tổng thống Lincoln và những người bạn đánh te tua phải đầu hàng thì phe chủ nô mới chịu từ bỏ quyền chiếm hữu nô lệ của mình.
À cụ phân tích kỹ thì đúng vậy.
 
Biển số
OF-821928
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
137
Động cơ
7,338 Mã lực
Tuổi
29
không có tình huống này đâu cụ
1- Lúc Trần Thị Dung được lập làm hoàng hậu, Thái hậu nhà Lý đã đọc vị họ Trần rồi, nên cư xử rất nghiệt ngã với con dâu, đến mức Huệ Tông phải chia cơm cho vợ vì sợ vợ bị đầu độc, dù Trần Tự Khánh đã diễn trò cắt tóc thề độc với trời đất;
2- Khi Tự Khánh mất, Huệ Tông thực sự đã không còn chút quyền lực nào, mới 30 tuổi, mà bị ép lập con gái làm Thái tử, trong khi nhà Lý đã có lệ lập con nuôi trong hoàng thất làm thái tử khi vua không có con trai;
3- Để chống nước cờ này, gieo hiềm khích, cản trở họ Trần, Huệ Tông lập con gái thứ (còn nhỏ, chưa kết hôn) làm thái tử. Trong bối cảnh con trưởng Trần Thừa là Trần Liễu đã là rể Huệ Tông, lấy trưởng công chúa Lý Oanh;
4- Dư luân dân gian kinh thành ồn lên chuyện sông Cái ngầu đỏ đổi mầu dòng nước, Núi Phật tích bị nứt vỡ, dấu hiệu đổi triều thay vận;
5- Tiếp đó, cao thủ quyền thuật Trần Thừa đi gấp nước cờ mới, ép Huệ Tông nhường ngôi đi tu (có vai trò của Phùng Tá Chu - thông gia họ Trần giúp ác liệt mặt dư luận, vận động các văn võ đại thần), song song đó Trần Thừa đưa ngay con thứ là Trần Cảnh vào làm tổng quản nội đình (Nội thị chính thủ), chuyên lo việc gần gũi, hầu cận nữ hoàng;
6- Chuyện sau đó ở chùa Chân Giáo, màn nhường ngôi nơi đại nội là những nước cờ chiếu hết lấy lệ mà thôi...
Trong ván cờ này, hai con cờ buộc phải vứt ra là Phụng Càn Vương Trần Liễu và Hiển Đạo Vương Trần Hải - con trưởng của Trần Tự Khánh.

cụ Trần Liễu cũng rất thú ví, năm 1238 (sau 1 năm sự biến cụ buộc phải nhường vợ), năm đó nước lụt, cụ có việc vào cung bằng thuyền, đi qua điện Lệ Thiên, nơi ở của các cung nữ triều cũ, cụ hiếp dâm cả cung nữ tiền triều, dù bị trách phạt nhưng điện này sau được đổi thành cung "Thưởng Xuân". Chứng tỏ Thái Tông đành phải chiều ông anh mình hết cỡ...
Cụ Trần Liễu ko có sự tiết chế, bốc đồng nên mặc dù là anh nhưng k đc chọn làm vua
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top