- Biển số
- OF-698009
- Ngày cấp bằng
- 8/9/19
- Số km
- 9,370
- Động cơ
- 351,370 Mã lực
Đây là góc nhìn nặng thuyết âm mưu đấu đá của cụ thôi. Em thì cứ góc nhìn tích cực chân phương rằng gia tộc họ Trần có tính đoàn kết cao, quyền lợi gia tộc luôn là cao nhất. Chức vua đơn giản là như ông trưởng tộc thôi. Trong giai đoạn đầu huy hoàng nhất thì những người nắm quyền lực ảnh hưởng nhất lại là nhánh phụ: Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ rồi đến Trần Hưng Đạo nhưng đều không hề có hành vi đoạt quyền với vua.thực ra người có công lớn nhất trong cuộc đổi triều êm ái là Trần Thừa, cụ này mới là người trầm ổn, tâm kế sâu xa, luôn nắm thực lực quyền lực thực sự, một dạng God Father
nhiều bí ẩn giai đoạn này
1- cái chết của Trần Tự Khánh;
2- hứa hôn của con trai Trần Tự Khánh và Lý Chiêu Hoàng vô hiệu;
3- con của Trần Tự Khánh hoàn toàn biến mất khỏi trung tâm quyền lực;
4- Chức "Nội thị phán thủ" của Trần Thừa quyết mọi việc trong triều nội khi Tự Khánh đánh dẹp bên ngoài, chức "Thái uý phụ chính" nắm thêm và quân sự giai đoạn sau khi Tự Khánh đã mất;
5- Trần Thừa nắm Nhiếp chính vương 9 năm đầu của tân triều, chờ Trần Cảnh trưởng thành, bên cạnh chức hão "Quốc thượng phụ" của Thủ Độ giai đoạn này
(triều Trần có lệ em ruột vua luôn nắm toàn quyền quân sự - Thái uý, nắm các đội cấm quân kinh thành, Thánh Dực, Tinh Cương, Ngự lâm quân...vvmạnh nhất)
5- Sự biến mất gần như hoàn toàn của nhánh Trần Thủ Độ về chấp chính quyền lực (kể cả giai đoạn Thủ Độ còn sống, anh ruột - An Quốc, con ruột...) đều bị gạt khỏi trung tâm quyền lực. chính sử thì nói mãi tận giai đoan sau sau này, con em ông hèn nhát hàng giặc, chứng tỏ đã ôm một bụng oán hờn thời gian khá dài
6- Không phải ngẫu nhiên mà Thủ Độ luôn có thái độ như "đi trên băng mỏng" khi đang chấp chính, cả đời không dám phong tước cho ai. Thái độ của Trần Hưng Đạo giai đoạn sau này giống hệt (khi ấp phong Vạn Kiếp cụ kẹt giữa trong tam giác đều Yên Tử - hành cung Thiên Trường - kinh thành Thăng Long)
Đọc những đoạn được mô tả trong chính sử, mới thấy cả vua cả tôi nhà Trần đều là những kịch sĩ thượng thừa, quyền thuật phải nói là đến độ lư hoả thuần thanh:
"Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói". Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy. "
"Linh Từ quốc mẫu, vợ Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: "Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế". Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về. "
"Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?" có lẽ là lời nói thật lòng nhất của Thủ Độ, và cũng rất khen cho Thủ Độ, rất biết cách chơi trong cuộc chơi quyền lực cung đình, cũng rất biết rõ mình đang là con cờ nào.
Còn cụ nói nhánh Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ sau đều mất hút thì có thể còn do lịch sử ghi chép không đầy đủ hoặc đơn giản con cháu tài kém nên không được chú ý thôi chứ truyền thống nhà Trần thì dù bố có suy đồi nhưng con cháu có tài vẫn được trọng dụng hết. Như Trần Hưng Đạo là ví dụ.
Triều Trần chắc là vương tộc đoàn kết nhất trong các triều đại rồi, hình như chưa có vụ anh em nào giết nhau vì tranh giành quyền lực. Đến Trần Ích Tắc phản loạn theo giặc mà cũng không nỡ xử mà.
Chỉnh sửa cuối: