Cháu đã nói là cách tiếp cận của hai bên rất khác nhau, 1 bên ôm khư khư cái định kiến được sử NHÀ MÌNH chép, 1 bên khuyến nghị đã nói đến lịch sử là cần khách quan trung thực, đừng lệ thuộc vào tư liệu sử của Bên thắng cuộc. Đọc sử nhưng phải có tư duy suy luận lô-gic nữa.
Vào cái thời đại chưa có GPS làm bản đồ, đi tới cái vùng biên ải còn tướt bơ thì đừng nên nghĩ là cái gì trong sách sử nhà mình cũng đúng. Và phải tư duy suy diễn theo logic chứ cố vơ vào lấy được sẽ chả thuyet phục được ai.
Dẫn cái loạn 12 sứ quân trước khởi nghĩa họ Nùng kia 60 năm, những tưởng cụ hiểu, đã là thời loạn, mọi thứ đều cực kỳ tương đối. Đất nuóc Đại Việt lúc đó 60 năm 3 triều vua tranh giành giết nhau, loạn từ trong cung. Có bao nhiêu phần triều đình ĐV chăm lo cho biên ải, mà vốn phải nói trung thực là đất người Nùng/Choang khai khẩn sinh sống ngàn năm?
Đọc lịch sử cụ cũng phải hiểu khái niệm thế nào là chư hầu, vua chư hầu. Trong 1 khu vực, có những Vua lớn, có vua nhỏ, tộc nào nhỏ thì phải liên minh hay xin lệ thuộc vào nước lớn, hòng tránh những nước khác bắt nạt. Về bản chất, không khác mấy cái cách các triểu đại VN ta xưng thần với Bắc Triều. "Xưng nhau để đó". "An Nam Quốc Vương" nhưng ta vẫn độc lập của ta, cho thằng đầu gấu nó ko bắt nạt (nhưng thi thoảng phải cống cho nó que kem hay kẹo mút).
Họ Nùng ngày xưa chắc cũng vậy, nhưng thế và lực yếu hơn, thay vì được xưng trực tiếp với China thì phải qua cầu "đại lý cấp 1" là Đại Việt.
Cụ tìm đọc ĐV sử ký là khá rồi đấy, dù là của cụ Ngô Sỹ Liên "bên ta viết", nhưng có để ý chữ
nộp cống xưng thần không? Có nghĩa là tất cả những châu phía Bắc đó là những tiểu quốc, thuộc những tộc miền núi, chỉ là họ cần 1 cái ô về an ninh, ngoại giao thì họ cống nạp cho ta thôi. Họ cảm thấy hoặc là bị bắt nạt quá, hoặc là mức tiền tô thuế cao quá, không nộp nữa. Ko nộp à, ông oánh cho mày biết lễ độ. Trần trụi là như thế, còn màu mè thì viết như cụ Ngô Sỹ Liên.
Châu Âu ngày xưa cũng thế thôi, như Đức vài thế kỷ trước có đến hàng trăm tiểu quốc, làm gì có nước Đức "thống nhất" như bây giờ cụ thấy. Đến tận thời Napoleon, biên giới các quốc gia còn xê dịch lung tung, các vua chư hầu nay theo Pháp, mai theo Áo Hung, mà đấy là châu Âu, nơi ngành bản đồ cực kỳ phát triển chứ không lung tung toàn nói bằng chữ như châu Á.
Cụ nên đọc tư liệu về Mai Châu và Mộc Châu của trang An Hoàng Trung Tuóng, cũng như hiệp ước Pháp - Thanh 1883 để có cái kiến văn rộng rãi hơn.
châu Quảng Nguyên thuộc lãnh thổ Đại Việt vào triều vua Lý Công uaarn khi mà Nùng Tồn Phúc chính thức xác nhận mình phụ thuộc vào lãnh thổ Đại Việt và được vua Lý thái Tổ phong làm Tri châu Quảng Nguyên.
trích đại việt sử ký toàn thư:
Trước đây Tồn Phúc là thủ lĩnh châu Thảng Do451 , em là Tồn Lộc làm thủ lĩnh châu Vạn Nhai452 . Em trai của A Nùng, vợ Tồn Phúc, là Đương Đạo làm thủ lĩnh châu Vũ Lặc453 [26b] đều thuộc châu Quảng Nguyên, hàng năm nộp cống đồ thổ sản. Sau Tồn Phúc giết Tồn Lộc và Đương Đạo, chiếm luôn cả đất, tiếm xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, lập A Nùng làm Minh Đức Hoàng Hậu, phong cho con là Trí Thông làm Nam Nha Vương, đổi châu ấy gọi là nước Trường Sinh, sửa soạn binh giáp, đắp thành kiên cố để tự giữ, không nộp cống xưng thần nữa.
Tháng 2, vua tự làm tướng đi đánh Tồn Phúc, cho Khai Hoàng Vương [Nhật Tôn] làm Giám quốc. Quân đi từ Kinh sư, qua bến Lãnh Kinh454 , có cá trắng nhảy vào thuyền. Đến châu Quảng Nguyên, Tồn Phúc nghe tin đem cả bộ lạc vợ con trốn vào chằm núi. Vua cho quân đuổi theo bắt được Tồn Phúc và bọn Trí Thông 5 người. Chỉ có vợ là A Nùng, con là Trí Cao chạy thoát. Đóng cũi bọn Tồn Phúc đem về Kinh sư, sai quân san phẳng thành hào, chiêu dụ tộc loại còn sống sót, vỗ về yên ủi rồi đem quân về.
Tháng 3, vua từ Quảng Nguyên [27a] về Kinh sư, xuống chiếu rằng: "Trẫm từ khi có thiên hạ đến giờ, đối với tướng văn tướng võ cùng các bề tôi không thiếu đại tiết, phương xa cõi lánh, không đâu không đến xưng thần, mà họ Nùng nối đời giữ bờ cõi vẫn thường cúng nộp đồ cống. Nay Tồn Phúc càn rỡ tự tôn, cả tiếm vị hiệu, ra mệnh lệnh, tụ họp quân ong bọ, làm hại dân chúng biên thùy. Trẫm vâng mệnh trời đi đánh, bắt được bọn Tồn Phúc 5 tên, đều chém ở chợ kinh đô".
Tháng 9, ngày mồng 1, sai Ngụy Trưng đến châu Quảng Nguyên, ban cho Nùng Trí Cao đô ấn, phong làm Thái bảo.
Lê Văn Hưu nói: Năm trước, Nùng Tồn Phúc phản nghịch, tiếm hiệu, lập nước, đặt quan thuộc, Thái Tông đã trị tội Tồn Phúc mà tha cho con là Trí Cao. Nay Trí Cao lại noi theo [33a] việc trái phép của cha thì tội lớn lắm, giết đi là phải, nếu lấy lại tước và áp phong, giáng là thứ dân, thì cũng phải. Thái Tông đã tha tội, lại cho thêm mấy châu quận nữa, ban cho ấn tín, phong làm Thái bảo, như thế là thưởng phạt không có phép tắc gì. Đến khi Trí Cao gây tai họa ở Quảng Nguyên, lại đem quân đi đánh, mượn cớ là viện trợ láng giềng, có khác gì thả cọp beo cho cắn người, rồi từ từ đến cứu không? Đó là vì Thái Tông say đắm cái lòng nhân nhỏ của nhà Phật mà quên đi mất cái nghĩa lớn của người làm vua.
còn rõ ràng trước đó Nùng Tồn Phúc hay cha của Tồn Phúc là Nùng Dân Chú chưa hề tồn tại quốc gia nào của họ Nùng cả. Họ chỉ là thủ lĩnh bộ lạc nhỏ và tự nguyện sáp nhập triều cống với nhà Lý từ thời Lý Thái Tổ. Đại Lý ở vân nam là của họ Đoàn, tộc Bài Di và người Bạch đâu liên quan gì đến họ Nùng.