Gia Cát Lượng thì cũng chỉ sống trong thời loạn, phò tá 1 thế lực nhưng không đưa nó đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, so sánh với các bậc khai quốc công thần của Việt Nam thì sao tương xứng được.
Em thấy có Đào Duy Từ, cũng tài giỏi và thường hay ví tài của mình như Gia Cát Lượng, Đào Duy Từ còn hiến kế giúp chúa Nguyễn ổn định ở Đàng Trong, phòng thủ vững chắc một thời gian lâu dài, là bước đệm để thống nhất đất nước, nên em nghĩ nếu so thì Đào Duy Từ còn cao hơn Gia Cát Lượng một bậc.
Cụ Đào Duy Từ phải công nhận là 1 kỳ nhân, nói về tầm cỡ thì phải tương đương Quách Gia - quân sư của anh Tào, chứ Gia Cát Lượng vẫn chưa đủ tuổi. Tầm của Quách Gia và tầm của cụ Đào Duy Từ là những bậc thiên tài về chiến lược, có con mắt vượt tầm thời đại, chính vì thế những kẻ chỉ giỏi chiến thuật như Lượng khó có thể sánh. Trận Xích Bích nếu Quách Gia còn sống thì có khi Lượng với Du chôn thây cùng anh em họ Tôn từ lâu, dạng mưu vải màn ấy làm sao qua mặt đc mắt thánh Quách Gia.
Khổng Minh chỉ giỏi mẹo vặt, không có cái nhìn chiến lược dài hạn tốt, thế nên cái đại cuộc mà hắn bày ra cho nhà hậu Hán nó cứ chông chênh, hiểm trở thế nào ấy. Không sánh được với cái đại cuộc mà Quách Gia vẽ cho Tào, cũng như cụ Đào Duy Từ vuông tròn cho chúa Nguyễn ----> Kết cục: Tào được thiên hạ, chúa Nguyễn sau này chiếm được giang sơn, nhà Hậu Hán thì xuống dốc không phanh ngay sau khi Gia Cát lìa đời.
Cụ Từ lận đận thời trẻ, mãi luống tuổi về già mới gặp được minh quân, cụ được cả chúa lẫn tôi nhà Nguyễn hết mực tôn kính trọng vọng, xưng hô với cụ là "Thầy". Đang lúc hăng say cống hiến tinh hoa thì bạo bệnh mà mất, lúc lâm chung còn hận rằng chẳng được sống lâu hơn để báo đáp minh quân " Nay thần bệnh tật thế này thì còn làm gì được nữa ...". Cụ ra đi để lại tiếc thương muôn vàn cho vua tôi xứ Đàng Trong, sở học lưu lại cho đời thất truyền rất nhiều, nhưng đến bây giờ vẫn còn đó cuốn binh thư "Hổ trướng Khu cơ", được các trí giả đời trước đánh giá là so với "Binh thư Yếu lược" của họ Trần hồi đánh quân Nguyên thì chỉ có hơn mà không có kém.
Quách Gia may mắn hơn cụ Từ là gặp đc minh chủ từ rất sớm, cúc cung tận tụy đem sức khuyển mã mà phò tá, vửa diệt xong Viên Thiệu vài năm thì cũng bệnh nặng lìa trần khi tuổi đời còn rất trẻ. Cơ đồ của họ Tào sau này mỗi bước dựng xây đều có bóng dáng của nhà hoạch định Quách Gia, mặc dù họ Quách chết từ năm 35-36 tuổi. Nên nỗi sau khi thua tan nát trận Xích Bích, Tào A Man sau khi thoát thân trở về, hội họp quần thần, chỉnh đốn tàn binh đã không cầm nổi nước mắt mà khóc nấc lên "Nếu còn Phụng Hiếu thì ta đâu thất bại".