[Funland] Đại học Rmit

maitung

Xe buýt
Biển số
OF-16048
Ngày cấp bằng
6/5/08
Số km
992
Động cơ
501,532 Mã lực
Thế mợ cho học RMIT nào, RMIT trong nam hay ngoài bắc ? Cơ sở vật chất trong nam thì okie nhưng ở ngoài bắc hơi bé thì phải.
nghe nói là rmit ngoài bắc chỉ có 1 vài khoa còn chính vẫn là trg nam cụ ạ. nếu ở HN muốn học rmit thì phải tính thêm chi phí ăn ở trong sài gòn nữa :)
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,775
Động cơ
436,096 Mã lực
Vâng, e khéo cũng tính thế cho con nhà em :). Gì chứ có cái nhà nó cũng đỡ mệt cụ ạ.
May quá, gặp mợ và mợ starsn ở đây rồi. Mợ cho em hỏi 1 chút, ngành kỹ thuật thông tin điện tử sau này ở VN có nhiều cơ hội phát triển không ạ?
Em không biết chính xác nên hơi hỏi ngu chút. Nếu học nó thì về sau có thể làm ở đâu ạ.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
May quá, gặp mợ và mợ starsn ở đây rồi. Mợ cho em hỏi 1 chút, ngành kỹ thuật thông tin điện tử sau này ở VN có nhiều cơ hội phát triển không ạ?
Em không biết chính xác nên hơi hỏi ngu chút. Nếu học nó thì về sau có thể làm ở đâu ạ.
Hic em không rõ nữa mợ ơi, vì nó phuk thuộc vào học gì trong ngành, vả lại em chỉ biết IT thôi, ko biết ngành khác mợ ạ. Em thấy ở VN ngành điện tử với CNTT giờ giống nhau lắm
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
Sát ngày là ra hướng thực dụng dần mợ nhỉ :D
Hihi, nó ko theo Art nữa là em mừng rơi nc mắt, ko cho thử thì lại bảo mẹ ko hỗ trợ hay còn đau đáu nghĩ là mình đam mê lắm. Tới lúc cho học thì mới thấy cũng đổ mồ hôi sôi nc mắt mà ko ra đâu vào đâu nên sợ rồi.
Học Art thì tốn kém mà lại khó kiếm việc.
Nếu học Marketing thì RMIT cũng ko tồi.
 

cclass

Xe buýt
Biển số
OF-8816
Ngày cấp bằng
24/8/07
Số km
879
Động cơ
544,512 Mã lực
Hic em không rõ nữa mợ ơi, vì nó phuk thuộc vào học gì trong ngành, vả lại em chỉ biết IT thôi, ko biết ngành khác mợ ạ. Em thấy ở VN ngành điện tử với CNTT giờ giống nhau lắm
Có có 1 số chỗ giống nhau thôi ạ, học điện tử viễn thông có thể nhảy sang làm việc trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) dễ dàng hơn, nhưng nếu ngược lại học CNTT nhảy sang ĐT thì khó khăn hơn ạ. IT như cụ nói thì chắc là CNTT. Về mặt đào tạo thì các trường có 2 ngành đào tạo riêng biệt là CNTT và Điện tử viễn thông
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
Có có 1 số chỗ giống nhau thôi ạ, học điện tử viễn thông có thể nhảy sang làm việc trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) dễ dàng hơn, nhưng nếu ngược lại học CNTT nhảy sang ĐT thì khó khăn hơn ạ. IT như cụ nói thì chắc là CNTT. Về mặt đào tạo thì các trường có 2 ngành đào tạo riêng biệt là CNTT và Điện tử viễn thông
Em thấy trong Telco họ nói nhiều về Convergence giữa viễn thông và IT và giờ initiative trong VT cũng chủ yếu là từ IT. Em cũng ko biết điện tử học những gì nhưng bạn em sang làm IT rất nhiều.
 

Mt6366

Xe buýt
Biển số
OF-199355
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
600
Động cơ
329,885 Mã lực
Hihi, nó ko theo Art nữa là em mừng rơi nc mắt, ko cho thử thì lại bảo mẹ ko hỗ trợ hay còn đau đáu nghĩ là mình đam mê lắm. Tới lúc cho học thì mới thấy cũng đổ mồ hôi sôi nc mắt mà ko ra đâu vào đâu nên sợ rồi.
Học Art thì tốn kém mà lại khó kiếm việc.
Nếu học Marketing thì RMIT cũng ko tồi.
Em tưởng Art thì ổn chứ, nghành hẹp hơn, ko sợ bị AI thay thế. CNTT quá đông và cũng k hề dễ thở, làm kiểu gia công thì bục mặt lại cũng chả ăn thua, chả mấy mà giống kiểu DHXD hot một thời giờ ra chạy grab. (Đấy là nói chung, còn giỏi thì k nói, học cái j mà giỏi hơn người thì chả ngon).
 
  • Vodka
Reactions: ATZ

cclass

Xe buýt
Biển số
OF-8816
Ngày cấp bằng
24/8/07
Số km
879
Động cơ
544,512 Mã lực
Em thấy trong Telco họ nói nhiều về Convergence giữa viễn thông và IT và giờ initiative trong VT cũng chủ yếu là từ IT. Em cũng ko biết điện tử học những gì nhưng bạn em sang làm IT rất nhiều.
Vâng, vì thì trường lao động IT hiện tại đang có nhu cầu cao nên ko chỉ điện tử viễn thông mà các ngành nghề khác chuyển sang rất nhiều ạ. Đặc biệt mấy năm bệnh dịch hầu hết các ngành đều ảnh hưởng như IT ko hề hấn gì mà vẫn tăng trưởng đều nên xu hướng dịch chuyển sang ngành này cũng cao. Việt nam cũng là thị trường mới nổi về IT nên nhiều công ty nước ngoài đến làm ăn đã tạo cơ hội cho nhân lực IT. Mặt trái là nhu cầu đang vượt cung khá lớn nên bong bóng là sự khan hiếm nhân sự và chi phí ngày càng cao.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
Vâng, vì thì trường lao động IT hiện tại đang có nhu cầu cao nên ko chỉ điện tử viễn thông mà các ngành nghề khác chuyển sang rất nhiều ạ. Đặc biệt mấy năm bệnh dịch hầu hết các ngành đều ảnh hưởng như IT ko hề hấn gì mà vẫn tăng trưởng đều nên xu hướng dịch chuyển sang ngành này cũng cao. Việt nam cũng là thị trường mới nổi về IT nên nhiều công ty nước ngoài đến làm ăn đã tạo cơ hội cho nhân lực IT. Mặt trái là nhu cầu đang vượt cung khá lớn nên bong bóng là sự khan hiếm nhân sự và chi phí ngày càng cao.
Vâng cao đến phát rồ luôn, với tư cách ng tuyển dụng LD cụ ạ.
Em nghĩ sắp tới sẽ có bong bóng vỡ từ các startup công nghệ ko ra xiền, nhân lực công nghệ có thể bớt nóng, người sẽ chảy từ các start up về các hoạt động IT cho doanh nghiệp chăng. Cái gì cực thịch sẽ có lúc cực suy nên thích gì thì cứ học nấy thôi ạ :D
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,990
Động cơ
181,703 Mã lực
Em tưởng Art thì ổn chứ, nghành hẹp hơn, ko sợ bị AI thay thế. CNTT quá đông và cũng k hề dễ thở, làm kiểu gia công thì bục mặt lại cũng chả ăn thua, chả mấy mà giống kiểu DHXD hot một thời giờ ra chạy grab. (Đấy là nói chung, còn giỏi thì k nói, học cái j mà giỏi hơn người thì chả ngon).
Art rồi AI cũng thay đc phần lớn cụ ơi, chỉ có tột đỉnh sáng tạo thì may ra mới ko thay được, đội làng nhàng thì ko ăn thua. Vả lại về art của VN khó so đc thế giới vì nền tảng mình kém (cảm thụ về nghệ thuật).
Có mỗi technical nhất là IT thì VN tương đối bình đẳng thôi cụ ạ. vN phần mềm lậu nhiều, về bản quyền chưa đc coi trọng nên dân mình sài sang lắm ạ, thành ra đều rất tân tiến :D.
 

up_and_down

Xe tải
Biển số
OF-710947
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
297
Động cơ
84,594 Mã lực
F1 nhà em sắp ra trường này, 2 năm trước nó rất nhát và ngại giao tiếp, sống rất khép kín, nó có nói cũng ko biết trình bày, rất khó hiểu nó muốn nói cái gì, thấy người ta không hiểu là nó cũng chả nói nữa, lượn luôn, hệt như 1 thằng hơi tự kỷ dù tư duy logic của nó chắc là tốt vì học chuyên lý tổng hợp
Đến giờ nó trình bày ổn vì gần như môn nào cũng phải làm slide và trình bày, đợt đầu thấy liên tục chui toilet đứng trước gương luyện nói. Nó cũng đã có khả năng tranh biện và biết làm việc nhóm, cũng do trường luyện cho cả. Nó tham gia CLB âm nhạc của trường do chơi piano ngon. Có lần CLB có buổi biểu diễn ở royal city, hát chính ko đến mà nó dám hát thay lấp chỗ trống dù nó biết nó hát ko hay. Thực sự em rất cảm ơn RMIT đã biến nó thành 1 thằng khác, tất nhiên nỗ lực của nó cũng nhiều nhưng môi trường này rất ý nghĩa với cuộc sống của nó, mang tự tin đến cho nó
Về kiến thức thì em ko oánh giá đc vì ko phải chuyên ngành của em nhưng chưa thấy nó thi lại môn nào nên em cũng yên tâm. Chỉ mỗi tội thương nó vì cả trường đi xe đẹp, toàn PKL mà nó chạy con dream hơn cả tuổi nó do bố mẹ kiếm đc bao nhiêu thì vào hết tiền học phí rồi
Trường Úc tuyệt vời cụ nhỉ. Cháu cũng được hưởng một phần sự tuyệt vời đó.
Được tôn trọng từ đó tạo nên sự tự tin: Lần đầu tiên trong đời, cháu thấy các giáo sư tôn trọng ý kiến cá nhân, tôn trọng sinh viên như đồng cấp. Cháu có thể mang vốn tiếng Anh ú ớ của mình đến nói chuyện với giáo sư và được ông ấy kiên nhẫn ngồi nghe và giảng lại đầy đủ. Cháu có thể viết email hỏi về bài luận và lúc 4h sáng và nhận được email trả lời trên sự mong đợi vào lúc 6h sáng. Cháu có thể vào trung tâm hướng dẫn học tập (Consulting center) nói chuyện với một tiến sỹ về nội dung và kết cấu bài luận của mình và được người ta chỉ dẫn, góp ý tận tình. Các bài luận cháu viết, không chỉ nhận được kết quả là điểm số mà còn một loạt những phân tích và bình luận (khen ngợi mình làm phần này hay và sáng tạo, phần kia nên tiếp cận theo hướng này hướng kia)...... Tất cả những điều đó làm cháu cảm giác mình mới là trung tâm, mình được tôn trọng và từ đó cháu cũng tự tin hơn nhiều.
Căng thẳng trong kỳ thi dẫn đến chịu được áp lực: Cháu nhớ mỗi môn học thường có ba phần kiểm tra: (i) Project, Assignments (Bài luận theo nhóm), (ii) mid-term exam (thi giữa kỳ), và (iii) Final exam(Thi cuối kỳ). Trong đó, kinh khủng nhất là final exam. Cháu nhớ, mỗi một học kỳ, cháu thường phải có 03 bài thi cuối kỳ. Cháu chưa bao giờ có bài thi giữa kỳ nào ít hơn 180 phút cả. Toàn là 180 phút. Thông thường, mỗi lần thi, cháu phải đến Trung tâm kiểm tra (Exam center) 15-30 phút và ngồi lại để các giám thị kiểm tra, thu bài 15-30 phút. Tổng cộng, mỗi bài thi phài ngồi trong phòng tầm gần 4 tiếng. 2h chiều đi thì thì tầm 6h ra khỏi phòng thi. Dù chịu khó học đến đâu và đọc đề là biết ngay cách làm thì một sinh viên giỏi cũng không thể hoàn thành bài thi trong vòng 2h. Cháu thấy, thi toàn đủ thời gian. Mỗi lần thi xong, người phờ phạc các cụ ạ. Sau khi trải qua nhiều kỳ sát hạch, cháu thấy đi làm chưa bao giờ căng thẳng bằng.

Khả năng tự học và tự phát triển bản thân sau này: Qua những lần làm bài luận chung và riêng, Cháu cũng phải tự tìm tòi, tự tóm tắt, tự nghiên cứu các bài báo khoa học. Mỗi bài luận là 10-15 bài báo khoa học phải đọc. Điều này làm cho cháu có thói quen tìm hiểu nhiều hơn và cũng sáng tạo hơn. Giờ đây, khi có việc phát sinh đòi hỏi kiến thức, cháu cũng thường vào ProQuest thông qua cổng thông tin của trường -> Miễn phí -> Rất tuyệt vời.

Tóm lại, cháu rất nhớ những kỷ niệm ở trường Úc các cụ ạ.
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,994
Động cơ
542,765 Mã lực
Trường Úc tuyệt vời cụ nhỉ. Cháu cũng được hưởng một phần sự tuyệt vời đó.
Được tôn trọng từ đó tạo nên sự tự tin: Lần đầu tiên trong đời, cháu thấy các giáo sư tôn trọng ý kiến cá nhân, tôn trọng sinh viên như đồng cấp. Cháu có thể mang vốn tiếng Anh ú ớ của mình đến nói chuyện với giáo sư và được ông ấy kiên nhẫn ngồi nghe và giảng lại đầy đủ. Cháu có thể viết email hỏi về bài luận và lúc 4h sáng và nhận được email trả lời trên sự mong đợi vào lúc 6h sáng. Cháu có thể vào trung tâm hướng dẫn học tập (Consulting center) nói chuyện với một tiến sỹ về nội dung và kết cấu bài luận của mình và được người ta chỉ dẫn, góp ý tận tình. Các bài luận cháu viết, không chỉ nhận được kết quả là điểm số mà còn một loạt những phân tích và bình luận (khen ngợi mình làm phần này hay và sáng tạo, phần kia nên tiếp cận theo hướng này hướng kia)...... Tất cả những điều đó làm cháu cảm giác mình mới là trung tâm, mình được tôn trọng và từ đó cháu cũng tự tin hơn nhiều.
Căng thẳng trong kỳ thi dẫn đến chịu được áp lực: Cháu nhớ mỗi môn học thường có ba phần kiểm tra: (i) Project, Assignments (Bài luận theo nhóm), (ii) mid-term exam (thi giữa kỳ), và (iii) Final exam(Thi cuối kỳ). Trong đó, kinh khủng nhất là final exam. Cháu nhớ, mỗi một học kỳ, cháu thường phải có 03 bài thi cuối kỳ. Cháu chưa bao giờ có bài thi giữa kỳ nào ít hơn 180 phút cả. Toàn là 180 phút. Thông thường, mỗi lần thi, cháu phải đến Trung tâm kiểm tra (Exam center) 15-30 phút và ngồi lại để các giám thị kiểm tra, thu bài 15-30 phút. Tổng cộng, mỗi bài thi phài ngồi trong phòng tầm gần 4 tiếng. 2h chiều đi thì thì tầm 6h ra khỏi phòng thi. Dù chịu khó học đến đâu và đọc đề là biết ngay cách làm thì một sinh viên giỏi cũng không thể hoàn thành bài thi trong vòng 2h. Cháu thấy, thi toàn đủ thời gian. Mỗi lần thi xong, người phờ phạc các cụ ạ. Sau khi trải qua nhiều kỳ sát hạch, cháu thấy đi làm chưa bao giờ căng thẳng bằng.

Khả năng tự học và tự phát triển bản thân sau này: Qua những lần làm bài luận chung và riêng, Cháu cũng phải tự tìm tòi, tự tóm tắt, tự nghiên cứu các bài báo khoa học. Mỗi bài luận là 10-15 bài báo khoa học phải đọc. Điều này làm cho cháu có thói quen tìm hiểu nhiều hơn và cũng sáng tạo hơn. Giờ đây, khi có việc phát sinh đòi hỏi kiến thức, cháu cũng thường vào ProQuest thông qua cổng thông tin của trường -> Miễn phí -> Rất tuyệt vời.

Tóm lại, cháu rất nhớ những kỷ niệm ở trường Úc các cụ ạ.
Cụ học ngành gì mà thi cử căng thẳng thế?
 

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
469
Động cơ
434,308 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Em tưởng Art thì ổn chứ, nghành hẹp hơn, ko sợ bị AI thay thế. CNTT quá đông và cũng k hề dễ thở, làm kiểu gia công thì bục mặt lại cũng chả ăn thua, chả mấy mà giống kiểu DHXD hot một thời giờ ra chạy grab. (Đấy là nói chung, còn giỏi thì k nói, học cái j mà giỏi hơn người thì chả ngon).
Art của Rmit cũng có thứ hạng cao trên bảng QS về ngành học của các trường ĐH trên thế giới.

Nhưng không rõ ngành Art ở Rmit Việt Nam có khác gì không? bằng cấp giữa Úc và VN khác nhau ra sao nữa.

Nếu ok thì cũng đáng để quan tâm và theo học ngành này ở đây.
 

up_and_down

Xe tải
Biển số
OF-710947
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
297
Động cơ
84,594 Mã lực
Cụ học ngành gì mà thi cử căng thẳng thế?
Dạ, khoa cháu học có tên hơi lạ là: Research School of Finance, Actuarial Studies, and Statistics, ANU. Cháu chuyên về statistics và finance, không học Actuarial studies ạ. Khoa cháu học nổi tiếng về những kỳ thi dài vô tận. Nhiều bạn học cùng cháu cũng phải chịu thua, bị ép lấy bằng cao đẳng, không cho học tiếp. Cháu thấy, làm sinh viên trường Úc rất sướng cụ ạ. Họ có toàn bộ hệ thống để hỗ trợ sinh viên học tập và phát triển bản thân. Cháu xin chia sẻ thêm một chút ạ:

1. Hệ thống công nghệ thông tin: Với một ID được cấp, cháu có thể vào hệ thống thông tin của khoa. Ở đó, cháu được cung cấp các bài giảng, các cuốn sách cần đọc, các tài liệu điện tử mà theo cháu được biết, người ta phải bỏ ra tổng cộng đâu đó 600 nghìn đô/năm để có những tài liệu này. Cháu được vào mất kỳ máy tính nào của thư viện, ngồi đó làm bài rồi lưu trữ luôn ở đó.
2. Hệ thống thư viện: Với một thẻ sinh viên, cháu có thể vào bất kỳ thư viện nào của trường. Thông thường, thư viện trường cháu thường mở 27/4. Do đó, nhiều cụ làm PHD thường ngồi trên đó cả ngày. Không những vậy, trường còn có chỗ "không chính thức" để sinh viên mệt quá thì ngủ tạm luôn. Các thủ thư ở đó họ được đào tạo trở thành người phục vụ học viên. Khi sinh viên cần sách mà không tìm thấy ở trên thư viện, có thể liên hệ trực tiếp với thủ thư. Thủ thư sẽ tìm trên cả hệ thống giá sách và hệ thống mạng điện tử. Nếu thủ thư không tìm thấy, họ sẽ đề nghị sinh viên cho họ thời gian để mượn thư viện liên trường (tức là thư viện ở đại học khác, hoặc thư viện quốc gia). Nhiều lúc, nhìn ông thủ thư bằng tuổi bố mình đi tìm sách cho mình mà cảm động cụ ạ, nhưng không sao, người ta được đào tạo lấy đó là trách nhiệm và niềm vui.
3. Hệ thống hỗ trợ học tập miễn phí: Khi gặp khó khăn trong việc viết luận, cháu có thể đến Trung tâm tư vấn học tập. Ở đó, người ta sẽ giảng giải cho cháu biết kết cấu chi tiết của từng kiểu bài luận. Hơn nữa, người ta có thể đề nghị mình mang một bài luận đến để họ trao đổi cho thực tế. Cái này cũng hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lần đến.
4. Hệ thống hỗ trợ sinh viên bị căng thẳng: Khi sinh viên bị căng thẳng tâm lý, đặc biệt là căng thẳng về học hành, thi cử và không ngoại trừ căng thẳng về những vấn đề khác như tình cảm gia đình, bạn bè, kinh tế, sinh viên có thể đến trực tiếp Văn phòng tư vấn tâm lý. Ở đó, sinh viên được lắng nghe, được tư vấn miễn phí.
5. Hệ thông thể dục thể thao: Cháu cũng thường đá bóng với sinh viên liên hợp quốc, đến từ nhiều quốc gia và chia đôi ra đá bóng, không phân biệt nam nữ => ngại quá các cụ ạ. Ngoài ra, cháu cũng chơi bia và bóng bàn với các bạn.
6. Các CLB âm nhạc, đàn hát: Cháu thi thoảng cũng đến đây nghe đàn nhạc, uống bia và ăn đồ miễn phí, gặp nhiều dân Phd đến xả stress, nói chuyện. Phần lớn cháu không hiểu bọn nó nói gì, chỉ uống và ăn rồi đi về.
......
Nhược điểm duy nhất của trường Úc: học phí quá chát các cụ ạ. Cháu không đi làm thêm, ở trong ký túc xá, nên tổng chi phí cũng khá khá. Ai thi lại thì nộp thêm cũng đậm, nhưng thi lại tầm 50% thì chắc bị cho tốt nghiệp sớm ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,994
Động cơ
542,765 Mã lực
Dạ, khoa cháu học có tên hơi lạ là: Research School of Finance, Actuarial Studies, and Statistics, ANU. Cháu chuyên về statistics và finance, không học Actuarial studies ạ. Khoa cháu học nổi tiếng về những kỳ thi dài vô tận. Nhiều bạn học cùng cháu cũng phải chịu thua, bị ép lấy bằng cao đẳng, không cho học tiếp. Cháu thấy, làm sinh viên trường Úc rất sướng cụ ạ. Họ có toàn bộ hệ thống để hỗ trợ sinh viên học tập và phát triển bản thân. Cháu xin chia sẻ thêm một chút ạ:

1. Hệ thống công nghệ thông tin: Với một ID được cấp, cháu có thể vào hệ thống thông tin của khoa. Ở đó, cháu được cung cấp các bài giảng, các cuốn sách cần đọc, các tài liệu điện tử mà theo cháu được biết, người ta phải bỏ ra tổng cộng đâu đó 600 nghìn đô/năm để có những tài liệu này. Cháu được vào mất kỳ máy tính nào của thư viện, ngồi đó làm bài rồi lưu trữ luôn ở đó.
2. Hệ thống thư viện: Với một thẻ sinh viên, cháu có thể vào bất kỳ thư viện nào của trường. Thông thường, thư viện trường cháu thường mở 27/4. Do đó, nhiều cụ làm PHD thường ngồi trên đó cả ngày. Không những vậy, trường còn có chỗ "không chính thức" để sinh viên mệt quá thì ngủ tạm luôn. Các thủ thư ở đó họ được đào tạo trở thành người phục vụ học viên. Khi sinh viên cần sách mà không tìm thấy ở trên thư viện, có thể liên hệ trực tiếp với thủ thư. Thủ thư sẽ tìm trên cả hệ thống giá sách và hệ thống mạng điện tử. Nếu thủ thư không tìm thấy, họ sẽ đề nghị sinh viên cho họ thời gian để mượn thư viện liên trường (tức là thư viện ở đại học khác, hoặc thư viện quốc gia). Nhiều lúc, nhìn ông thủ thư bằng tuổi bố mình đi tìm sách cho mình mà cảm động cụ ạ, nhưng không sao, người ta được đào tạo lấy đó là trách nhiệm và niềm vui.
3. Hệ thống hỗ trợ học tập miễn phí: Khi gặp khó khăn trong việc viết luận, cháu có thể đến Trung tâm tư vấn học tập. Ở đó, người ta sẽ giảng giải cho cháu biết kết cấu chi tiết của từng kiểu bài luận. Hơn nữa, người ta có thể đề nghị mình mang một bài luận đến để họ trao đổi cho thực tế. Cái này cũng hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lần đến.
4. Hệ thống hỗ trợ sinh viên bị căng thẳng: Khi sinh viên bị căng thẳng tâm lý, đặc biệt là căng thẳng về học hành, thi cử và không ngoại trừ căng thẳng về những vấn đề khác như tình cảm gia đình, bạn bè, kinh tế, sinh viên có thể đến trực tiếp Văn phòng tư vấn tâm lý. Ở đó, sinh viên được lắng nghe, được tư vấn miễn phí.
5. Hệ thông thể dục thể thao: Cháu cũng thường đá bóng với sinh viên liên hợp quốc, đến từ nhiều quốc gia và chia đôi ra đá bóng, không phân biệt nam nữ => ngại quá các cụ ạ. Ngoài ra, cháu cũng chơi bia và bóng bàn với các bạn.
6. Các CLB âm nhạc, đàn hát: Cháu thi thoảng cũng đến đây nghe đàn nhạc, uống bia và ăn đồ miễn phí, gặp nhiều dân Phd đến xả stress, nói chuyện. Phần lớn cháu không hiểu bọn nó nói gì, chỉ uống và ăn rồi đi về.
......
Nhược điểm duy nhất của trường Úc: học phí quá chát các cụ ạ. Cháu không đi làm thêm, ở trong ký túc xá, nên tổng chi phí cũng khá khá. Ai thi lại thì nộp thêm cũng đậm, nhưng thi lại tầm 50% thì chắc bị cho tốt nghiệp sớm ạ.
Thảo nào. Cụ học acturial studies thì việc làm không bao giờ phải nghĩ mà lương lại cao.
 

up_and_down

Xe tải
Biển số
OF-710947
Ngày cấp bằng
20/12/19
Số km
297
Động cơ
84,594 Mã lực
Thảo nào. Cụ học acturial studies thì việc làm không bao giờ phải nghĩ mà lương lại cao.
Cháu cũng không biết nữa. Hồi cháu đi học, có người cũng bảo cháu học ngành Actuarial và còn nêu tấm gương anh "Trường" gì gì đó ở Bảo Việt, là người đầu tiên có bằng chuyên ngành Bảo hiểm CAA.
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,994
Động cơ
542,765 Mã lực
Cháu cũng không biết nữa. Hồi cháu đi học, có người cũng bảo cháu học ngành Actuarial và còn nêu tấm gương anh "Trường" gì gì đó ở Bảo Việt, là người đầu tiên có bằng chuyên ngành Bảo hiểm CAA.
Không chỉ trong ngành bảo hiểm, em thấy các ngân hàng đầu tư cũng tuyển dụng chuyên môn này và trả lương cao.
 

Hasu

Xe tải
Biển số
OF-802141
Ngày cấp bằng
6/1/22
Số km
480
Động cơ
130,010 Mã lực
E quan tâm trường này, con bé nhà em sang năm thi đại học, các cụ mợ có F1 đang theo học cho em hỏi ngoài học phí khoảng hơn 300tr một năm còn khoản gì nữa không ạ. E xin cảm ơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top