- Biển số
- OF-354921
- Ngày cấp bằng
- 20/2/15
- Số km
- 353
- Động cơ
- 266,060 Mã lực
thế đếch nào mà thả trứng cá vào ruộng xong nó lại ra con được nhỉ, cụ nào thông thái giải thích giúp em với.
Vâng. Em thì bóc vỏ bóc đầu nữa cụ ạ.Môn nàyy nhà em chưa thử. Nhưng môn tôm nhảy em thử ở Lào rồi.
Tôm tươi ở sông, cho vào đĩa, vắt chanh, xúc ăn với gia vị.
Trước em sợ nhất món Đuông dừa, giờ em biết thêm món này nữaKinh nhất mấy cái trò ăn tươi nuốt sống thế này, bình thường cái món thịt bò bít tết đỏ đỏ là em đã không muốn ăn rồi, lại còn kiểu nuốt con bạch tuộc của Hàn Quốc nữa mới ghê, gần đây em cùng lắm là ăn hàu vắt chanh mù tạt thôi, trước đây còn khoái cái món tiết canh nhưng lâu lắm cạch rồi
nước mặn xả thịt làm gỏi em cũng chả ham.. hệ tiêu hóa của mình có tiêu thụ được đâu.. ăn vào đi ngoài sợ lắmđồ nước mặn em còn ăn. nước ngọt em sợ sán lắm
Cách ăn thứ 2 của Cụ giống cách ăn gỏi nhệch; cách làm thì ai cũng nắm được nhưng chế nước " Chẻo" ngon thì ít người biết làmMón này gọi là gỏi cá nhảy.
Thực ra gỏi cá cháu có ăn rồi, nhưng cách chế biến theo 2 kiểu và rất cầu kỳ chứ ko như này:
Cách 1: gỏi cá người Thái tỉnh Sơn La Điện Biên. Họ mổ cá trắm cỏ to, hoặc cá chép to lọc file thịt, lột da, lau khô ngâm nước muối loãng. Sau đó chế 1 hỗn hợp dung dịch chất chua lấy từ nước măng chua (nước muối măng chua để lâu nên vị rất chua) hòa với muối trắng (lạ cái là càng cho nhiều muối trắng thì nước măng đó càng chua. Ăn kèm hoa chuối thái, rau thơm nhiều loại, lạc vừng giã nhỏ. Món này tươi ngon
Cách 2: Gỏi cá vùng Kim Sơn Ninh Bình (quê cháu). Thường là làm bằng cá mè nhỏ nhỏ mới ngon. Cũng làm sạch, lột da, lọc file, ngâm muối loãng, thấm trong giấy bản, lau khô bằng khăn sạch. Sau đó thái mỏng như thái sợi nem trộn cùng với riềng, xả và đặc biệt là thính gạo rang. Đấy là xong phần gỏi. Tuy nhiên quan trọng nhất phải là "Chẻo" ăn cùng gỏi đó. Làm từ trứng cá, đầu cá hoặc cá con xay nhuyễn cùng mẻ chua, nướng riềng, ớt, xả mắm muối đủ dùng. Sau đó phi hành, tóp mỡ (cho nhiều tí cho ngậy) vào nấu thành 1 loại dung dịch sột sệt như nước sốt có vị chua mạnh, cay và thơm. Ăn kèm rau thơm, trong đó bắt buộc phải có: Lá sung loại to bản non mỡ màng, lá vọng cách (loại này đặc thù cho ăn gỏi cá ở đồng bằng Bắc bộ), lá từ bi (cúc tần), lá mơ tía, lá đinh lăng, lá ngổ, hành củ sống thái mỏng, riềng thái mỏng, mùi tàu, húng.... nói chung là ti tỉ thứ lá. Nhưng những lá trên là chủ đạo.
Quy trình ăn: Cuộn lá sung kèm theo nhiều loại rau thơm thành hình 1 cái kén, cho 1 miếng hành củ sống thái mỏng, 1 ít riềng thái mỏng, 1 miếng xả thái mỏng và 2-3 miếng cá gỏi, sau đó lấy thìa xúc 1 ít "chẻo" cho vào kén và cho vào miệng. Thông thường miếng gỏi ăn thường khá to so với miệng nên nhai phải nhồm nhoàm 1 tí nó mới đúng kiểu (không được lịch sự lắm ). Lúc này hỗn hợp các loại mùi, vị của lá thơm, gỏi cá, "chẻo" trộn lẫn với nhau trong miệng thực khách tạo ra một hương vị không thể quên. Lưu ý: sau mỗi miếng gỏi, chiêu nhẹ 1 chút rượu Kim Sơn 45-50 độ để chum sành sau 1 năm thì nhất quả đất. Không uống được rượu thì không nên ăn hoặc có ăn cũng chỉ ăn vài miếng cho biết.
Rảnh rỗi cháu biên dài dài thế cho các cụ đọc. Cháu là người ưa khám phá nên món quái gì cháu cũng ăn thử khi đến 1 vùng đất mới, với suy nghĩ người ta ăn được mình cũng ăn được. Hợp miệng thì ăn tiếp và ăn nhiều, không hợp miệng thì vui vẻ chuyển sang món khác, không chê bai, không dè bỉu. Tất nhiên 2 món gỏi trên cháu ăn rồi, nhưng có về quê gặp lũ bạn cũ cũng chỉ làm 1-2 miếng cho phải phép. Rồi chuyển sang gói thập cẩm các loại lá với chẻo và cá nướng úp vung (tức là cá chín) ăn cũng thú vị phết (Quê Kim Sơn của cháu còn có món cá nướng rơm úp vung xoong ngon lắm)
Thì gỏi nhệch cũng nổi tiếng tại vùng Kim Sơn Ninh Bình và Nga Sơn Thanh Hóa mà.Cách ăn thứ 2 của Cụ giống cách ăn gỏi nhệch; cách làm thì ai cũng nắm được nhưng chế nước " Chẻo" ngon thì ít người biết làm
Cụ đừng nghe thiên hạ đồn rồi đi thử các món ăn "khác biệt" đó, nói thật là không ngon, ăn khó bỏ mama. Cứ bò gà cá lợn mà ăn thôi. Nếu đi đoàn đông thì gọi điện trước bảo trên ấy kiếm cho con cá >10kg, hấp hoặc nướng (với gia vị của người Thái) đều ngon.Lên Sơn La ăn món gì khác biệt so với Hà Nội các cụ nhỉ, cho em địa chỉ cụ thể càng tốt, trên đường đi Điện Biên, tks!
chuẩn cụ, cơ thể phải thích nghi mới kháng được cụ nhỉ.Ăn món này phải có cái bụng khoẻ như người địa phương,trải qua nhiều năm ăn rau rừng uống nước suối trực tiếp . Yếu như dân thành thị đú theo có khi mất mạng vì tiêu chảy cấp
Cụ đừng nghe thiên hạ đồn rồi đi thử các món ăn "khác biệt" đó, nói thật là không ngon, ăn khó bỏ mama. Cứ bò gà cá lợn mà ăn thôi. Nếu đi đoàn đông thì gọi điện trước bảo trên ấy kiếm cho con cá >10kg, hấp hoặc nướng (với gia vị của người Thái) đều ngon.
Lên Sơn La cụ có thể vào nhà hàng Hoa Ban Tây Bắc, bọn sở ban ngành chúng nó hay tiếp khứa ở đấy, chắc ăn được.Đúng rồi, em định hỏi mấy món và nhà hàng như thế này cụ ơi