- Biển số
- OF-481687
- Ngày cấp bằng
- 3/1/17
- Số km
- 3,487
- Động cơ
- 231,345 Mã lực
- Tuổi
- 49
Nghe các bác phát biểu thì có vẻ không cần thiết tách nguồn xả thải mà có thể giữ nguyên như hiện nay và chỉ cần xử lý bằng công nghệ này:
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Việt Nhật cho biết, vừa qua, có ý kiến cho rằng, xử lý căn cốt vẫn là xử lý tại nguồn xả thải vào lòng sông, còn giải pháp khác chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nhật, nếu Hà Nội tách được nước thải không cho chảy vào sông Tô Lịch thì vẫn còn 3 vấn đề hiện hữu là: mùi hôi thối không thể tự nhiên mà mất đi được; lớp bùn tầng đáy không tự nhiên được phân hủy mà vẫn phải nạo vét cơ học; chất lượng nước hiện tại trong lòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm với các chỉ số rất cao dẫn đến cá vẫn có thể bị chết hàng loạt nếu không được xử lý nước hiện tại.
Do vậy, chỉ có công nghệ Bio-nano của Nhật Bản áp dụng theo ý tưởng phát minh mới là đưa hệ thống xử lý kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ Nano-Bioreactor có tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh, tạo nên “Nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ Nano-Bioreactor”, vật liệu thiên nhiên vào trong lòng sông”. Việc đó xử lý triệt để được không chỉ từ nguồn ô nhiễm nước thải chảy vào, mà còn xử lý được tận gốc nguyên nhân gây ra mùi hôi và ô nhiễm là phân hủy hoàn toàn lớp bùn đáy tích tụ mà không cần phải dùng các biện pháp nạo vét cơ học.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản giới thiệu về công nghệ Nano-Bioreactor
Giới thiệu về công nghệ Nano-Bioreactor, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho biết: Công nghệ Nano-Bioreactor là sự kết hợp giữa vật liệu xử lý nước thiên nhiên Bioreactor và máy sục khí Nano công nghệ Nhật. Đối với vật liệu Bioreactor sẽ kích hoạt những vi sinh vật có lợi sắn trong môi trường cần xử lý, tự phân hủy các chất gây ô nhiễm và chất độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên. Công nghệ Nano-Bioreactor đã thành công ở nhiều dự án về xử lý ô nhiễm cho các con sông của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc… Ở các con sông đó thường có nước thải công nghiệp chảy vào.
Những chiếc máy với thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn. Theo nhà đầu tư, những chiếc máy này có khả năng xử lý tới 1,35 triệu m3 nước thải trên một ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải mà sông Tô Lịch phải tiếp nhận trong cùng thời gian.
Các máy lọc mang công nghệ Nhật Bản
Với công suất xử lý cực lớn lên tới 1.350.000m3/ngày đêm mà không cần phải sử dụng một mét vuông đất nào để xây dựng nhà máy, toàn bộ nước thải ra sông Tô Lịch sẽ được xử lý trong ngày mà không còn ô nhiễm nữa, ông Tadashi Yamamura cho biết thêm.
Các công nhân đặt máy xử lý bằng công nghệ Nano Bioreactor tại một đoạn sông Tô Lịch
Hiện tại dự án mới chỉ triển khai một số máy xử lý nước tại đầu nguồn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Theo thông tin từ ban tổ chức, chỉ trong vòng 3 ngày thì những chiếc máy này đã có thể tạo ra điều kỳ diệu.
https://moitruong.net.vn/khoi-dong-du-an-thi-diem-lam-sach-mot-doan-song-to-lich-va-mot-goc-ho-tay-bang-cong-nghe-nhat-ban/
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Việt Nhật cho biết, vừa qua, có ý kiến cho rằng, xử lý căn cốt vẫn là xử lý tại nguồn xả thải vào lòng sông, còn giải pháp khác chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nhật, nếu Hà Nội tách được nước thải không cho chảy vào sông Tô Lịch thì vẫn còn 3 vấn đề hiện hữu là: mùi hôi thối không thể tự nhiên mà mất đi được; lớp bùn tầng đáy không tự nhiên được phân hủy mà vẫn phải nạo vét cơ học; chất lượng nước hiện tại trong lòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm với các chỉ số rất cao dẫn đến cá vẫn có thể bị chết hàng loạt nếu không được xử lý nước hiện tại.
Do vậy, chỉ có công nghệ Bio-nano của Nhật Bản áp dụng theo ý tưởng phát minh mới là đưa hệ thống xử lý kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ Nano-Bioreactor có tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh, tạo nên “Nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ Nano-Bioreactor”, vật liệu thiên nhiên vào trong lòng sông”. Việc đó xử lý triệt để được không chỉ từ nguồn ô nhiễm nước thải chảy vào, mà còn xử lý được tận gốc nguyên nhân gây ra mùi hôi và ô nhiễm là phân hủy hoàn toàn lớp bùn đáy tích tụ mà không cần phải dùng các biện pháp nạo vét cơ học.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản giới thiệu về công nghệ Nano-Bioreactor
Giới thiệu về công nghệ Nano-Bioreactor, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho biết: Công nghệ Nano-Bioreactor là sự kết hợp giữa vật liệu xử lý nước thiên nhiên Bioreactor và máy sục khí Nano công nghệ Nhật. Đối với vật liệu Bioreactor sẽ kích hoạt những vi sinh vật có lợi sắn trong môi trường cần xử lý, tự phân hủy các chất gây ô nhiễm và chất độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên. Công nghệ Nano-Bioreactor đã thành công ở nhiều dự án về xử lý ô nhiễm cho các con sông của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc… Ở các con sông đó thường có nước thải công nghiệp chảy vào.
Những chiếc máy với thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn. Theo nhà đầu tư, những chiếc máy này có khả năng xử lý tới 1,35 triệu m3 nước thải trên một ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải mà sông Tô Lịch phải tiếp nhận trong cùng thời gian.
Các máy lọc mang công nghệ Nhật Bản
Với công suất xử lý cực lớn lên tới 1.350.000m3/ngày đêm mà không cần phải sử dụng một mét vuông đất nào để xây dựng nhà máy, toàn bộ nước thải ra sông Tô Lịch sẽ được xử lý trong ngày mà không còn ô nhiễm nữa, ông Tadashi Yamamura cho biết thêm.
Các công nhân đặt máy xử lý bằng công nghệ Nano Bioreactor tại một đoạn sông Tô Lịch
Hiện tại dự án mới chỉ triển khai một số máy xử lý nước tại đầu nguồn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Theo thông tin từ ban tổ chức, chỉ trong vòng 3 ngày thì những chiếc máy này đã có thể tạo ra điều kỳ diệu.
https://moitruong.net.vn/khoi-dong-du-an-thi-diem-lam-sach-mot-doan-song-to-lich-va-mot-goc-ho-tay-bang-cong-nghe-nhat-ban/