Báo cáo mợ @bagiaxauxi là sau nửa tháng lowcarb (từ ngày 15/5 - 1/6), nhà cháu giảm được nhõn 3 cân, vòng 2 giảm mới 3 cm. Nản chí quá. Nên trưa nay nhà cháu quyết định xơi luôn một bát cơm cho bõ nửa tháng không có hột gạo nào vào bụng.
Nguyên nhân giảm chậm có lẽ là vì nhà cháu mấy lần phạm luật. Đi ăn nhà hàng thì chắc chắn là đồ ăn họ phải nêm bột ngọt, mỳ chính rồi. Nên mỗi lần đi ăn là một lần phạm nguyên tắc đường - tinh bột. Rồi thời gian đầu LC, nhà cháu nghiêm ngặt lắm, nấu cho cả nhà ăn, nếm vào mồm xem vừa vị chưa rồi phun phì phì ra không dám nuốt vào vì nêm bằng bột canh, đường, mật ong... Còn dạo này, nấu ăn cứ nếm tèm tẹp.
Cứ cái đà này, bao giờ mới đạt mục tiêu giảm 10 đến 15 cm vòng 2
((
Mợ @bagiaxauxi còn theo nữa không?
Nói thật, kiêng khem như mợ thì chỉ có "toi" chứ giảm gì mấy
Nếu có giảm cân cũng không bền vững mà 1 đống mỡ vẫn sẽ bèo nhèo ở bụng thôi!
Thành thực khuyên mợ nên điều chỉnh, giảm tinh bột, và chuyển sang loại tinh bột "không tích lũy" chứ tuyệt đối không nên triệt tiêu hoàn toàn! Mợ đọc thử đoạn này xem mình đã có những triệu chứng nào rồi nhé???
------------------------------------------------------------------------
Ăn kiêng không tinh bột, thon dáng hại người
Hiện có nhiều người theo chế độ ăn kiêng rất thấp tinh bột (gần như bỏ cơm, chỉ ăn rau và thịt cá) để giảm cân. Cách ăn kiêng này khá hiệu quả bởi do không được cung cấp tinh bột để tạo glucose làm nhiên liệu cho tế bào cơ thể, buộc lòng cơ thể phải phân hủy mô mỡ, cả khối cơ để lấy nguyên liệu tạo ra glucose và thể ceton cho hoạt động hằng ngày.
Chế độ ăn này có góp phần giúp giảm cân, ổn định đường huyết ngắn hạn ở vài trường hợp người béo phì và *** tháo đường thông qua nhiều cơ chế như thể ceton giúp giảm cảm giác đói, không có tinh bột làm bữa ăn kém ngon, lượng chất đạm nhiều cũng giúp tăng cảm giác no… Tuy nhiên, nhiều theo nhiều người đã thực hiện chế độ ăn kiêng không tinh bột thì cách ăn kiêng này rất hại sức khỏe, nó khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Theo các nhà dinh dưỡng học, y tế thì, nếu sử dụng kéo dài, trước tiên bệnh nhân có thể có các triệu chứng như nhức đầu, vọp bẻ, tiêu chảy, yếu mệt, nổi ban… do thiếu các vitamin, khoáng chất có nhiều trong thực phẩm giàu tinh bột, bao gồm vitamin B1, vitamin C, pyridoxin, niacin, riboflavin, acid folic, phospho, sắt, đồng, mangan, chrom. Sử dụng kéo dài chế độ ăn này cũng làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch do nồng độ chất béo bão hòa và cholesterol cao trong khẩu phần ăn tăng chất béo bù tinh bột, gây cứng thành động mạch, gia tăng LDL cholesterol. Chế độ ăn rất thấp tinh bột cũng được cho rằng làm giảm nồng độ serotonin trong não, dẫn đến các tác dụng phụ về cảm xúc và nhận thức như gia tăng lo lắng, nóng giận, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, trầm cảm, giảm khả năng hoạt động thể lực.
Xem thêm tại:
http://www.lamsao.com/an-kieng-giam-can-khong-tinh-bot-loi-bat-cap-hai-p214a70524.html