Mĩ thực dụng nên:Chính vì thực dụng mà Mỹ sẽ không bỏ biển Đông cụ ạ. Nói chuyện biển Đông liên quan đến tranh chấp vị thế siêu cường mấy lị cường quốc nó có vẻ viển vông. Sát sườn nhất là gần 50% hàng hóa thế giới đi qua biển Đông. Để TQ khống chế biển Đông thì Nhật tèo, Hàn tèo. Thị trường, đối tác làm ăn quan trọng nhất của Mỹ tèo. Mô hình, giá trị của Mỹ đi tong. Thế nên nhất định Mỹ sẽ không để Khựa chiếm biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào, dù là thỏa thuận chia sẻ hay gì gì đó.
Tổng thống Mỹ có nhiều quyền lực thật, nhưng quyền lực đó bị chi phối bởi rất nhiều thế lực khác. Không bao giờ có chuyện tổng thống Mỹ ra quyết định khi khó ở cả cụ nhé. Điều này giống như trưởng đoàn đàm phán biên giới của TQ trong lúc "khó ở" quyết định cắt Quảng Đông cho Việt Nam và trả lại Hoàng sa.
Tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, nhưng cụ cũng nên biết là trong khoảng 10 năm qua quân đội Mỹ đánh nhau liên miên, trong khi TQ 30 năm nay không phải đánh nhau với ai. Bên nào kinh nghiệm hơn, quen với súng đạn hơn thì khả năng thắng cũng lớn hơn. Mỹ luôn tác chiến ở xa lãnh thổ. Trong khi TQ mà đánh nhau thì thành phố, trung tâm công nghiệp, đường cao tốc, đường sắt cao tốc nhiều tỉ đi đứt. TQ có dám sẵn sàng hi sinh không?
- Ở thời điểm hiện tại, khi các yếu tố vẫn cho phép kiềm chế Trung Quốc mà lợi ích của Mĩ vẫn được bảo đảm, hoặc giả sử Mĩ có phải chấp nhận đánh đổi điều gì đó để vẫn bảo đảm lợi ích thì Mĩ không bao giờ bỏ biển Đông.
- Ở thời điểm nào đó, khi các yếu tố không cho phép kiềm chế Trung Quốc mà nếu cố gắng làm điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho Mĩ, tức là cái giá phải trả nó lớn hơn lợi ích đạt được thì Mĩ sẽ bỏ đi.
Còn phân tích vào số lượng tàu chiến, kinh nghiệm tác chiến, chất lượng vũ khí v.v.v... nó không đúng với chủ đề.
Và để cho liên minh của Mĩ bao gồm Nhật, Phi và những ông hàng xóm cũng không muốn Trung Quốc nuốt trọn biển Đông phải chấp nhận ngậm bồ hòn thì đúng là rất khó xảy ra chuyện này.
Nếu Mĩ có thực dụng đắn đo phân tích lợi hại thiệt hơn, thì Mĩ cũng sẽ hô hào để Nhật, Ấn, Anh, Pháp, Úc, Phi...thậm chí bơm khí tài cho Đông Lào để kiềm chế Trung Quốc, điều này là khôn ngoan và an toàn - Mĩ làm việc này nhiều rồi - chứ không bao giờ dễ dàng thua cuộc để Trung Quốc soán ngôi.
Người ta ví "mãnh Hổ nan địch quần Hồ", huống chi ở đây là "mãnh Hổ" mà đòi đối phó với rất nhiều "mãnh Hổ" khác, trong đó bao gồm cả con chúa.
Muốn thực hiện được điều này yêu cầu đặt ra là Mĩ phải xây dựng được một liên minh chặt chẽ, đây là mấu chốt của vấn đề kiềm chế Trung Quốc và Mĩ đã làm được và đang mở rộng liên minh này.
Chuỗi ngọc trai bắt đầu từ Ấn và kết thúc là Việt Nam, chiếc vòng kim cô thực sự kiềm chế năng lực tác chiến của biên đội tàu nổi và tàu ngầm của Trung Quốc cũng như kiểm soát nguồn cung cho nền kinh tế khu vực - trong đó có Trung Quốc.
Chính vì hiểu rõ việc đó nên Trung Quốc ra sức tìm mọi cách phá vỡ liên minh này, bao gồm cả dọa nạt lẫn đem tiền ra mua chuộc chú Phi, dùng các phép thử (ADIZ Hoa Đông, vụ Scarborow v.v..) để tìm cách chứng minh với người Nhật, Phi rằng Mĩ không sẵn sàng bảo vệ chúng mày đâu...hòng gây suy giảm niềm tin dẫn đến phá vỡ liên minh mà Mĩ đã dầy công tạo lập để phong tỏa Trung Quốc.
Việt Nam có 2 thứ vũ khí nguy hiểm mà Trung Quốc luôn e dè đó là tinh thần đoàn kết chống Trung cộng và vịnh Cam Ranh, nếu để Việt Nam ngả hẳn về phía Mĩ thì khả năng lớn chiếc vòng kim cô sẽ hoàn thiện và đến lúc này thì Trung cộng không còn cơ hội kiểm soát tình hình.
Do đó, nhìn bên ngoài thì Trung cộng tỏ ra hung hăng, nguy hiểm, dọa nạt Việt Nam, mở mồm ra là đòi "dạy cho Việt Nam một bài học"...
Nhưng thật ra Trung cộng càng hung hăng chỉ chứng tỏ một điều: Trung cộng rất sợ Việt Nam.
Nếu không sợ, thì phớt lờ đi, chẳng quan tâm nữa làm gì, bố kệ mẹ mày!
Cũng giống như không sợ phán quyết của tòa thì sao phải hoắng lên???
Trung cộng chính vì sợ Việt Nam bởi 2 yếu tố đó, nên một mặt tìm mọi cách chi phối chính trị bằng cách mua chuộc với các khoản vay lớn, hỗ trợ này kia...hòng làm giới lãnh đạo xứ Đông Lào yên tâm an phận mà theo đàn anh chứ đừng sang với Mĩ. Một mặt vẫn dọa nạt để làm nhụt chí những kẻ yếu bóng vía nào đó có tinh thần phản loạn bài Trung.
Một mặt vẫn đưa giàn khoan, cho tàu quấy nhiều, cản trở, đâm va...tàu chấp pháp của Việt Nam, một mặt vẫn cử đặc sứ sang vuốt ve...
Giả sử Việt Nam vẫn là nước X.H.C.N, vẫn 1 Đ.C.S lãnh đạo, nhưng liên minh quân sự với Mĩ, cho Mĩ, Nhật, Phi đồn trú ở Cam Ranh thì Trung cộng nhất định không bao giờ chịu để yên cho việc này xảy ra.
Người Tàu có 1 quan điểm: Thà đánh nhau ở bên ngoài còn hơn là phải đánh trong đất nước mình.
Họ luôn có một tâm lý bất an "khi kẻ địch lại là hàng xóm sát sườn".
Chiến tranh Biên giới, Vịnh Bắc Bộ và toàn bộ Biển Đông là tất yếu đến với dân tộc này!
Chúng ta là một nước vừa mới thoát ra khỏi chiến tranh, mới được vài chục năm xây dựng lại với mong mỏi con cháu được yên ổn mà học tập, làm giàu...để "sánh vai các cường quốc năm châu" thì không bao giờ mong muốn chiến tranh.
Do đó, lâu nay Việt Nam vẫn một đường lối "đi trên dây", nghĩa là không ngả hẳn về phe nào cả - cũng chỉ vì muốn yên ổn, vì Hòa bình chung của khu vực.
Có lẽ các nước khác cũng hiểu được vấn đề địa - chính trị đặc thù của Việt Nam nên khi TBT Trọng sang Mĩ, anh Ô tiếp đón rất cởi mở và ngược lại. Hiện nay các nước T.ư bản đã quốc hữu hóa tài sản một số lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần thiết phải nắm bắt cũng như nền kinh tế các nước X.H.C.N cũng đã cổ phần hóa mạnh, chỉ giữ lại những sân chơi then chốt như năng lượng, lương thực, giao thông huyết mạch...
Hình thái xã hội được định nghĩa bởi hình thái kinh tế, vấn đề T.ư bản hay CNXH hiện tại trên thế giới đã không thành vấn đề sâu sắc như thời chiến tranh lạnh. Thật ra thực tế mô hình kinh tế chung toàn thế giới bây giờ tương đối gần với nhau, chỉ khác nhau cái tên gọi mà thôi.
Đường lối chính trị đu dây không nghiêng về bên nào đã giúp cho Việt Nam ở một vị thế Độc lập - có tư cách đặc biệt - và tận dụng mọi yếu tố, nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Hiểu được lẽ đó nên Việt Nam nhất định không bao giờ sợ Trung cộng cũng như Mĩ hay bất cứ nước nào khác có ý đồ không tốt.
Còn em nói để các cụ yên tâm: Nếu Đả.ng để Trung cộng nuốt trọn biển Đông thì Đả.ng sẽ không còn, vì vậy nếu cần thiết thì....thôi chả nói tự hiểu.
Còn nếu Đông Lào có biến dù là theo hướng nào, thì chắc chắn Mĩ sẽ đưa quân vào. Vì Mĩ và liên minh "có quyền lợi" ở biển Đông, mà Đông Lào thì có Cam Ranh...thôi cũng chả nói nữa.
Chỉnh sửa cuối: