kian cụ cho em thêm bài phân tích về cái lạ của vn
Đây là chủ đề khó, quan điểm của em có thể đúng hoặc không đúng. Nó cực kì extreme. Nhưng em nhìn về Việt Nam thế này (cụ nào đọc mà máu lên não thì nhẹ tay hộ em cái nhé):
Việt Nam là một phụ phẩm trong quá trình lập quốc của Trung Quốc. Đại đế quốc Trung Hoa trong quá trình hình thành đã tạo nên các thế lực chống đối mà một trong những hệ quả của quá trình chống đối ấy đã sinh ra đất nước ngày nay gọi là Việt Nam. Việt Nam không phải là phụ phẩm duy nhất, nhưng là phụ phẩm duy nhất còn tồn tại. Các nước khác, chẳng hạn Đại Lý, đã bị chính quốc diệt vong từ lâu.
Theo quan điểm chung thì Việt Nam giống TQ ở rất nhiều điểm, ví dụ: nó có 5000 năm lịch sử, ta có 4000 (tuyên truyền là thế, thực tế chắc chỉ có một nửa), cơ chế chính trị, tổ chức xã hội của nó với ta ở bất cứ thời điểm nào cũng giống nhau, ta với nó cùng mọi rợ như nhau nhưng lại hay thẩm du vỗ ngực mình là COCC, nhận mình con trời (TQ), con rồng cháu tiên, 80 đến 90% người Việt Nam có dòng máu lai trộn với TQ. Vì là một phụ phẩm nên có những đặc điểm sau:
-Rất giống nhưng không tốt bằng hàng chính hãng
- Không có bản sắc riêng biệt. Hàng copy Tàu thì kiếm đâu ra bản sắc.
- Có cảm xúc mâu thuẫn về TQ, vừa ghét vừa khâm phục. Sử TQ được người VN thích hơn vì nó quá giống sử VN mà lại có quy mô hoàng tráng hơn. Ta có loạn 12 sứ quân thì nó có thời Chiến quốc, ta có Trịnh Nguyễn phân tranh thì nó có Hán Sở tranh hùng. Cứ đem sử VN ra nhân một trăm lần về quân số tham dự, nhân ba về thủ đoạn là ra sử TQ.
Tuy nhiên để tồn tại thì VN phải có những điểm đặc biệt. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở ý thức. Người dân VN ở bấy cứ thời đại nào cũng hiểu một cách vô thức rằng sự tồn tại của dân tộc ta cũng đồng thời là sự thoát li khỏi Trung Quốc. Đây là ý nghĩa lớn nhất của sự tồn tại của chúng ta, và mỗi cá nhân, cá thể ở đất nước này sống vì điều đó. Điều này dẫn đến một khác biệt nhỏ nhưng quan trọng trong cơ cấu tổ chức xã hội.
Trong khi ở TQ cơ chế chính trị là trung ương tập quyền tuyệt đối, trung ương có sức mạnh tối cao thì ở VN quyền lực được chia sẻ nhiều về địa phương, phân tán theo các cụm dân cư nhỏ. Người TQ thường có xu hướng tôn sùng quyền lực, tuân thủ quyền lực thì dân VN hay có xu hướng chống đối, phép vua thua lệ làng.
Một phần điều này xuất phát từ một nguyên nhân theo em là rất buồn cười. Đó là vì nước ta mất nước nhiều, chính quyền trung ương bị chi phối nên quyền lực tối cao thường không đồng nhất với quyền lực dân tộc, chống đối quyền lực tối cao đôi khi lại trùng hợp với lợi ích và mong ước tự do của dân tộc.
Điều này tạo nên một tình thế rất hài hước. Chính quyền làm bạn thân và thường xuyên mềm mỏng với TQ nên TQ không có lý do gì để gây chiến nhưng nhân dân lại chống và cái chống này rất dữ dội. Sự chống đối này ảnh hưởng ngược lại đến chính sách nhà nước, có tác dụng điều chỉnh chính sách nhà nước.
Việt Nam đã từng mở rộng và đánh mất lãnh thổ nhưng chưa bao giờ mất vào tay TQ (chỉ mất ít thôi, hê hê). Đó là nhờ sự hợp sức của toàn dân chống bành trướng Bắc Kinh.
Sau khi đã chắc chắn về sự tồn tại trên bộ, đây là lúc dân tộc này sang một trang mới, giữ gìn lãnh thổ trên biển. Mức độ phức tạp và khó khăn của nhiệm vụ này vượt xa trước đó, vì nó yêu cầu sức mạnh kĩ thuật, kinh tế và ngoại giao.
Phải nói rằng em không biết ta có làm được không, nhưng VN là một nước kì lạ, sự tồn tại của dân tộc này gần như có mục đích lớn nhất là chống lại sự bành trướng của TQ. Có lẽ nhiều nước bắt đầu hiểu được điều này.