[Funland] Đã có ý kiến cần xem xét loại bỏ Campuchia ra khỏi khối ASEAN

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,044
Động cơ
647,950 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Em thấy cái hội này có nhõn vụ seagame là vui vui tí, tuy có đặc cách môn thi đấu chủ nhà :))
Còn đâu chả giúp con khỉ gì mấy :-??
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
Mời các cụ xem bài này, cũng khá hay
 

kutingayxua

Xe tăng
Biển số
OF-195393
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,914
Động cơ
341,878 Mã lực
Vệ sỹ, lái xe, phi công trực thằng của Hun là người Đông Lào hết đấy các cụ ạ.
Ngoài các vị trí đó. Trước còn rộ lên tin đồn của phe đối lập con zai Hun học trường West Point là con của 1 đồng chí + s Đông Lào.
 

kian

Xe tăng
Biển số
OF-430556
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
1,282
Động cơ
222,490 Mã lực
Tuổi
41
Không đơn giản như cụ nghĩ
Thứ nhất là về Cam, thằng này k thể ngư ông đắc lợi đứng giữa Tàu và Vn hoặc asean, k phải là 1 con lỹ nhổ vào 1 thằng khứa quen để ngả vào đại za. VN thừa sức làm cho nó bất ổn ct nội bộ (tiết lộ cho cụ biết là cách nay k xa vn đã cứu nó chứ k đảo chính đã xảy ra, có lẽ bàn cứu này là 1 sai lầm của vn) sau động thái này cam lật mặt là 1 hành động không lường trc dc hết các hậu quả do tưởng hết các mối đe doạ nội bộ.
Tàu khựa cũng giống như Cam về chuyện ảo tưởng bản thân, sự bất ổn nội bộ với Cam hay bất ổn khu vực với Tàu thì Cam và Tàu đều lãnh hậu quả nặng nề nhất. Việc leo thang ở biển Đ tới ngưỡng giới hạn và không đem lại lợi lộc cho Khựa, nó không làm cho lưu thôbg hàng hoá tốt hơn k muốn nói là xấu, và người thiệt hại đầu tiên là khựa, còn chuyện tài nguyên chỉ là thứ yếu. Việc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đ cũng chỉ là bệnh hình thức của khựa mà lợi bất cập hại, nhưng nhà cầm quyền cần và dùng nó để lấy lòng và quy tập dân chúng.
Thời cuộc đổi thay. Chỉ mới 10 năm trước thôi khu vực ASEAN vẫn là một tổ chức đoàn kết, hình mẫu cho hợp tác quốc tế, xứ Đông Dương vẫn thuộc Việt Nam, Lào và Campuchia là hai đàn em trung thành và điều khiển được. Tình hữu nghị khăng khít gắn bó trong quá khứ chỉ càng làm cho sự chia rẽ hiện nay thêm cay đắng. Cụ nói Cam không thể là ngư ông đắc lợi? Nhưng chính xác hiện nay nó là như thế đấy. Không có giải thích nào khác cho việc chính phủ Campuchia tuyên bố các nước ASEAN cần đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông và nước này sẽ bác bỏ mọi phán quyết của PCA từ một tháng trước khi phán quyết được tuyên. Campuchia đã bày tỏ lòng trung thành với TQ và đâm dao vào giữa tim khối ASEAN. Nói nhổ vào mặt là còn dùng mĩ từ nhẹ nhàng.
Em cho rằng cách nhìn nhận của cụ về Trung Quốc hơi mang tính thiếu thực tế. Việc Trung Quốc nhất định chiếm biển Đông dứt khoát không phải là bệnh hình thức (mà em cũng không hiểu sao cụ lại phát ngôn như vậy), và nó cũng không hẳn xuất phát từ tài nguyên hay chiếm quyền giao thương. Hãy nhìn thế này, tự do hàng hải quốc tế như thời điểm hiện nay là cực kì có lợi cho Trung Quốc, nó đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thời hậu Mao, chưa bao giờ Mỹ đe doạ ngăn trở tàu bè của Trung Quốc và nước này chưa bao giờ đứng trước nguy cơ bị cắt đứt nguồn cung ứng hàng hải quốc tế, vào thời điểm này càng không khi lực lượng hải quân Tq trên thực tế đã là số hai ở Thái Bình Dương sau Mĩ và trong vòng một thập niên nữa sẽ vượt trội Mỹ về số lượng chiến thuyền. Vậy tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng giành quyền kiểm soát biển Đông, chiếm các đảo mà các nước khác đang giữ, tạo căng thẳng không có lợi về ngoại giao? Nguyên nhân cho hành động có phần điên khùng này nằm rất sâu trong văn hoá bá quyền của TQ mà thế giới quan dựa trên quyền lợi của phương Tây không lí giải nổi. Nó nằm ở tư duy sùng bái mở rộng lãnh thổ, tôn sùng sức mạnh cứng, xem việc chiếm hữu chỉ thực sự là chiếm hữu khi anh giữ một cái gì đó cụ thể, ví dụ như một hòn đá, một hòn đảo, không phải sức mạnh mềm khi anh chi phối đối tượng trên thực tế nhưng vẫn để cho các bên được san sẻ lợi ích. TQ chỉ xem tình thế của họ là an toàn và không thể thay đổi được khi danh chính ngôn thuận các đảo trên biển Đông nằm dưới sự quản lý hành chính của TQ, không phải khi tàu bè của họ tràn ngập biển Đông. Kể cả khi quyền lợi trên biển của TQ được đảm bảo, nước này vẫn cảm thấy không an toàn và bất định, cách duy nhất để ăn no ngủ kĩ là chiếm hẳn nó, cho người Trung Quốc lên đó canh giữ, khi đó sức mạnh Đại hán mới được đảm bảo một cách trọn vẹn.
Nhưng việc Trung Quốc chiếm trọn biển Đông đối với Mỹ là rất nguy hiểm vì nó cắt đứt đường giao thương của Mĩ với Đông Á, xoá bỏ sự hiện diện hạm đội Mỹ trên một nửa Thái Bình Dương, hạ cấp Mĩ từ siêu cường xuống cường quốc, với Nhật nó sẽ làm mất tuyến đường huyết mạch cung cấp 90% dầu thô nhập khẩu, mặt hàng có ý nghĩa sống còn với nước này, với Đông Nam Á tất cả khu vực sẽ trở thành tù nhân của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc là không thể chấp nhận được với tất cả khu vực. Sự đối chọi lợi ích là khủng khiếp và rõ ràng. Trừ những nước đặc thù như Campuchia, tất cả các quốc gia ven biển hay có can dự lợi ích biển ở Thái Bình Dương phải đặt mình vào vị trí chống lại Trung Quốc. Một khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, nhất định chiến tranh sẽ xảy ra - nếu Trung Quốc phạm sai lầm.
Trung Quốc dĩ nhiên hiểu rõ ván bài mà họ đang chơi. Sự hiểu rõ ấy thể hiện qua việc nước này không vội vàng. Họ tuyên bố quyền lợi, nhưng không dùng vũ lực, trừ khi nắm chắc phần thắng và không sợ bị trừng phạt. Họ mở rộng các đảo đang chiếm giữ thành các căn cứ quân sự có thể tiếp nhận máy bay một cách hạn chế. Họ đe doạ áp đặt ADIZ nhưng chưa làm. Tất cả đều là phép thử. Phép thử cho một cuộc chiến sẽ kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ không thay đổi. Lúc này TQ chưa làm được, họ biết thế, nhưng không có nghĩa là một trăm năm sau vẫn không được. TQ tuyên bố biển Đông là của họ từ cách đây nửa thế kỉ, bây giờ vẫn vậy, và một thế kỉ sau nữa cũng vẫn vậy. Đây là một đất nước kì lạ, đông dân nhất thế giới nhưng lại ít đa dạng nhất, người dân TQ phục tùng quyền lực hơn bất cứ quốc gia lớn nào khác. Một đất nước khao khát lãnh thổ, tự xem mình là tâm điểm thế giới, tự hào về những cuộc chinh phục, mở rộng, chiếm trọn, trừng phạt những kẻ không nghe lời. Một hệ tư tưởng đồng nhất, không thay đổi trong suốt 2000 năm, kể từ Tần vương Chính thống nhất giang sơn về một mối. Đây là một cuộc chiến kéo dài giữa TQ vs những kẻ man di mọi rợ, giữa văn hoá và dã man, giữa đại quốc và tiểu quốc.
Đây là điều đáng sợ. Nước Mĩ có thể thay đổi, một tổng thống mới lên phủi tay nói: kệ con mẹ mày, thế là Mĩ rút khỏi Đông Á. Nhưng TQ sẽ không thay đổi. Nước này không phải là một nước dân chủ và sẽ vĩnh viễn không bao giờ như vậy. Hệ tư tưởng của TQ vô cùng đặc thù, nói thậm xưng thì giống như côn trùng, nó không có sự tiến hoá sau hàng triệu triệu năm. Khi rủi ro lớn hơn lợi ích, Mĩ sẽ rút đi, còn TQ thì sẽ ở lại.
Nói đi cũng phải nói lại, VN cũng là một đất nước rất kì lạ.
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,844
Động cơ
447,203 Mã lực
các cụ chém hay quá,em ngóng tình hình để tiếp nạp kiến thức
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Thời cuộc đổi thay. Chỉ mới 10 năm trước thôi khu vực ASEAN vẫn là một tổ chức đoàn kết, hình mẫu cho hợp tác quốc tế, xứ Đông Dương vẫn thuộc Việt Nam, Lào và Campuchia là hai đàn em trung thành và điều khiển được. Tình hữu nghị khăng khít gắn bó trong quá khứ chỉ càng làm cho sự chia rẽ hiện nay thêm cay đắng. Cụ nói Cam không thể là ngư ông đắc lợi? Nhưng chính xác hiện nay nó là như thế đấy. Không có giải thích nào khác cho việc chính phủ Campuchia tuyên bố các nước ASEAN cần đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông và nước này sẽ bác bỏ mọi phán quyết của PCA từ một tháng trước khi phán quyết được tuyên. Campuchia đã bày tỏ lòng trung thành với TQ và đâm dao vào giữa tim khối ASEAN. Nói nhổ vào mặt là còn dùng mĩ từ nhẹ nhàng.
Em cho rằng cách nhìn nhận của cụ về Trung Quốc hơi mang tính thiếu thực tế. Việc Trung Quốc nhất định chiếm biển Đông dứt khoát không phải là bệnh hình thức (mà em cũng không hiểu sao cụ lại phát ngôn như vậy), và nó cũng không hẳn xuất phát từ tài nguyên hay chiếm quyền giao thương. Hãy nhìn thế này, tự do hàng hải quốc tế như thời điểm hiện nay là cực kì có lợi cho Trung Quốc, nó đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thời hậu Mao, chưa bao giờ Mỹ đe doạ ngăn trở tàu bè của Trung Quốc và nước này chưa bao giờ đứng trước nguy cơ bị cắt đứt nguồn cung ứng hàng hải quốc tế, vào thời điểm này càng không khi lực lượng hải quân Tq trên thực tế đã là số hai ở Thái Bình Dương sau Mĩ và trong vòng một thập niên nữa sẽ vượt trội Mỹ về số lượng chiến thuyền. Vậy tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng giành quyền kiểm soát biển Đông, chiếm các đảo mà các nước khác đang giữ, tạo căng thẳng không có lợi về ngoại giao? Nguyên nhân cho hành động có phần điên khùng này nằm rất sâu trong văn hoá bá quyền của TQ mà thế giới quan dựa trên quyền lợi của phương Tây không lí giải nổi. Nó nằm ở tư duy sùng bái mở rộng lãnh thổ, tôn sùng sức mạnh cứng, xem việc chiếm hữu chỉ thực sự là chiếm hữu khi anh giữ một cái gì đó cụ thể, ví dụ như một hòn đá, một hòn đảo, không phải sức mạnh mềm khi anh chi phối đối tượng trên thực tế nhưng vẫn để cho các bên được san sẻ lợi ích. TQ chỉ xem tình thế của họ là an toàn và không thể thay đổi được khi danh chính ngôn thuận các đảo trên biển Đông nằm dưới sự quản lý hành chính của TQ, không phải khi tàu bè của họ tràn ngập biển Đông. Kể cả khi quyền lợi trên biển của TQ được đảm bảo, nước này vẫn cảm thấy không an toàn và bất định, cách duy nhất để ăn no ngủ kĩ là chiếm hẳn nó, cho người Trung Quốc lên đó canh giữ, khi đó sức mạnh Đại hán mới được đảm bảo một cách trọn vẹn.
Nhưng việc Trung Quốc chiếm trọn biển Đông đối với Mỹ là rất nguy hiểm vì nó cắt đứt đường giao thương của Mĩ với Đông Á, xoá bỏ sự hiện diện hạm đội Mỹ trên một nửa Thái Bình Dương, hạ cấp Mĩ từ siêu cường xuống cường quốc, với Nhật nó sẽ làm mất tuyến đường huyết mạch cung cấp 90% dầu thô nhập khẩu, mặt hàng có ý nghĩa sống còn với nước này, với Đông Nam Á tất cả khu vực sẽ trở thành tù nhân của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc là không thể chấp nhận được với tất cả khu vực. Sự đối chọi lợi ích là khủng khiếp và rõ ràng. Trừ những nước đặc thù như Campuchia, tất cả các quốc gia ven biển hay có can dự lợi ích biển ở Thái Bình Dương phải đặt mình vào vị trí chống lại Trung Quốc. Một khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, nhất định chiến tranh sẽ xảy ra - nếu Trung Quốc phạm sai lầm.
Trung Quốc dĩ nhiên hiểu rõ ván bài mà họ đang chơi. Sự hiểu rõ ấy thể hiện qua việc nước này không vội vàng. Họ tuyên bố quyền lợi, nhưng không dùng vũ lực, trừ khi nắm chắc phần thắng và không sợ bị trừng phạt. Họ mở rộng các đảo đang chiếm giữ thành các căn cứ quân sự có thể tiếp nhận máy bay một cách hạn chế. Họ đe doạ áp đặt ADIZ nhưng chưa làm. Tất cả đều là phép thử. Phép thử cho một cuộc chiến sẽ kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ không thay đổi. Lúc này TQ chưa làm được, họ biết thế, nhưng không có nghĩa là một trăm năm sau vẫn không được. TQ tuyên bố biển Đông là của họ từ cách đây nửa thế kỉ, bây giờ vẫn vậy, và một thế kỉ sau nữa cũng vẫn vậy. Đây là một đất nước kì lạ, đông dân nhất thế giới nhưng lại ít đa dạng nhất, người dân TQ phục tùng quyền lực hơn bất cứ quốc gia lớn nào khác. Một đất nước khao khát lãnh thổ, tự xem mình là tâm điểm thế giới, tự hào về những cuộc chinh phục, mở rộng, chiếm trọn, trừng phạt những kẻ không nghe lời. Một hệ tư tưởng đồng nhất, không thay đổi trong suốt 2000 năm, kể từ Tần vương Chính thống nhất giang sơn về một mối. Đây là một cuộc chiến kéo dài giữa TQ vs những kẻ man di mọi rợ, giữa văn hoá và dã man, giữa đại quốc và tiểu quốc.
Đây là điều đáng sợ. Nước Mĩ có thể thay đổi, một tổng thống mới lên phủi tay nói: kệ con mẹ mày, thế là Mĩ rút khỏi Đông Á. Nhưng TQ sẽ không thay đổi. Nước này không phải là một nước dân chủ và sẽ vĩnh viễn không bao giờ như vậy. Hệ tư tưởng của TQ vô cùng đặc thù, nói thậm xưng thì giống như côn trùng, nó không có sự tiến hoá sau hàng triệu triệu năm. Khi rủi ro lớn hơn lợi ích, Mĩ sẽ rút đi, còn TQ thì sẽ ở lại.
Nói đi cũng phải nói lại, VN cũng là một đất nước rất kì lạ.
Em thấy cụ có những suy nghĩ và phát ngôn hết sức sai lầm mang tính căn bản:
1. Cụ nói "đây là cuộc chiến giữa TQ với những kẻ man ri mọi rợ, giữa văn hoá và dã man, giữa đại quốc và tiểu quốc", TQ thì ai cũng biét rồi, những kẻ man ri mọi rợ là ai vậy??? văn hoá và dã man thì ý cụ TQ là văn hoá thì ai là dã man hay nguợc lại???
Nhắc lại lịch sử cho cụ nhớ là TQ chỉ mắt nạt VN và Tibet, còn lại bị những nc bé hơn nhiều oánh cho tơi bời nhé.
2. Không ai ngây thơ như cụ lại nghĩ "Mẽo sẽ rút đi còn TQ thì ở lại" và lại có 1 tổng thống Mỹ nói "kẹ mẹ mày" rồi rút khỏi Đông Á.
3. Cụ nói 1 thập kỷ nữa số tàu chiến Khựa vượt trội tàu Mỹ, ý cụ là Khựa sẽ vượt Mỹ về lực lượng hải quân. Cụ có nghĩ rằng 2 thập niên nữa khựa liệu có khả năng đóng 1 tàu chiến như Mẽo bây giờ k? cụ chịu khó tham khảo xem Khựa sau Mẽo bao nhiêu năm về QS, chắc cụ nghĩ 10 năm =))
4. Cụ nói trc đây 10 năm Asean là khuôn mẫu cho hợp tác ngoại giao, chẹp chẹp khuôn mẫu ngoại giao lại là 1 hình thức cặp cạ 1 cách lỏng lẻo mang nặng tính hình thức à cụ.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,684
Động cơ
396,484 Mã lực
Không đơn giản như cụ nghĩ
Thứ nhất là về Cam, thằng này k thể ngư ông đắc lợi đứng giữa Tàu và Vn hoặc asean, k phải là 1 con lỹ nhổ vào 1 thằng khứa quen để ngả vào đại za. VN thừa sức làm cho nó bất ổn ct nội bộ (tiết lộ cho cụ biết là cách nay k xa vn đã cứu nó chứ k đảo chính đã xảy ra, có lẽ bàn cứu này là 1 sai lầm của vn) sau động thái này cam lật mặt là 1 hành động không lường trc dc hết các hậu quả do tưởng hết các mối đe doạ nội bộ.
Tàu khựa cũng giống như Cam về chuyện ảo tưởng bản thân, sự bất ổn nội bộ với Cam hay bất ổn khu vực với Tàu thì Cam và Tàu đều lãnh hậu quả nặng nề nhất. Việc leo thang ở biển Đ tới ngưỡng giới hạn và không đem lại lợi lộc cho Khựa, nó không làm cho lưu thôbg hàng hoá tốt hơn k muốn nói là xấu, và người thiệt hại đầu tiên là khựa, còn chuyện tài nguyên chỉ là thứ yếu. Việc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đ cũng chỉ là bệnh hình thức của khựa mà lợi bất cập hại, nhưng nhà cầm quyền cần và dùng nó để lấy lòng và quy tập dân chúng.
Cháu thấy bẩu hồi đó ta khủ 1 thằng, dựng 1 thằng. Nhưng lại không đẩy được cho nó vài cuốn chân kinh nên mới ra nông nỗi này.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,352
Động cơ
2,949,047 Mã lực
Nơi ở
Internet
Trong suy nghĩ của em bọn khựa chắc chắn nó sẽ gây chiến tranh với mình, chỉ là bao giờ và quy mô như nào thôi, kết quả chắc chắn là sau cuộc chiến đó, nó sẽ chiếm thêm một / một số đảo. Vấn đề là giải pháp của mình là gì, hay bó tay.
 

ttngoc

Xe điện
Biển số
OF-122923
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
2,741
Động cơ
605,474 Mã lực
Website
alocanhosg.com
Theo em thì nên bỏ cơ chế đồng thuận, một cơ chế lỗi thời khi một số nước không vì lợi ích chung
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Cháu thấy bẩu hồi đó ta khủ 1 thằng, dựng 1 thằng. Nhưng lại không đẩy được cho nó vài cuốn chân kinh nên mới ra nông nỗi này.
Đấy là chuyện trc nữa rồi cụ ạ, chuyện đó ngoài giời, chuyện này còn trong tối ạ và cũng chưa lâu.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,095
Động cơ
622,206 Mã lực
Asean muốn tháng được Tàu thì cần học Tàu.
Trong Tam Quốc, Tào có 10 vạn quân, mang đi chính phạt mà phá được 20 vạn quân của Mã Siêu. Mặc dù Mã Siêu võ công rất giỏi+ đông quân hơn. Đó là nhờ kế li gián khiên nội bộ lục đục. Nếu bổn cụ soạn lại thi Tập lọ chả bỏ qua cơ hộ này để chia rẽ Asean. Bỏ Cam ai được lợi thfi chắc Asean không phải không biết , nhưng bây giwof Tập quá mạnh , mấy năm vừa rồi luôn kích đông Cam rối loạn biên giớ với Thái, giờ lại ủng hộ Tập công khai, kahcs gì Tát vào mẹt Đông Lào, với Phil. bây giờ mà để mất Cam thi đúng là quá thiệt cho ASean rồi
 

keyon

Xe tăng
Biển số
OF-298586
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
1,927
Động cơ
296,725 Mã lực
kian cụ cho em thêm bài phân tích về cái lạ của vn
 

TechNip2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-401751
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
597
Động cơ
235,209 Mã lực
Em copy bài mình đã đăng trên ttvnol/gdqp năm 2015, tiện dịp các cụ chém về địa chính trị. Thay đổi văn phong chút cho dễ đọc.
Tình hình Biển Đông thời gian gần đây lại nổi sóng bạc đầu, tình hình thế giới và khu vực thay đổi chóng mặt, nếu các bạn tinh ý lướt các báo lá cải thì những tin tức sức khỏe sinh sản, phụ khoa, make love sao cho sướng, đưa nàng lên đỉnh ..vv đã được thay thế bằng cuộc diễu binh tự sướng của Putin nhân lễ kỷ niệm 70 năm Hitle về với mẹ, các câu chửi bới hàng ngày của các siêu cường và một vài cường quốc Châu Á thông qua các MC của Bộ ngoại giao…rùi tuần duyên Huê Kỳ được cần lao mạng hoan hô nhiệt liệt khi diễu hành qua mấy tiền đồn cát tại Biển Đông.

Điều này chứng tỏ điều gì? Có vài vấn đề cần chú ý ở đây, một đó là sự thành công bước đầu của ngoại giao Việt Nam mà công lao thuộc về hải đăng Mặt Trời Lên và một phần không kém từ một phó của Thanh bệu đã lâu không lộ diện nhưng những thao tác bên dưới tảng bang chìm không kém phần hiệu quả. Việc manh động công khai mặt dày việc bồi đắp các đảo đá chìm ở vùng biển Trường Sa để các cường quốc có lợi ích ở biển Đông vào sự đã rồi vô tình đã tạo thành cơn bão chỉ trích và đả kích trên thế giới. Bước một trong chiến lược ngoại giao của Việt nam là quốc tế hóa biển đông về cơ bản đã thành hình.

Thời gian trôi qua, vừa lâu vừa chóng, thấm thoắt đã hơn 1 năm sau sự kiện dàn khoan HD981, tàu khựa đã nhìn lại Việt Nam như một láng giềng chia sẻ những lợi ích và thách thức chung chứ không đơn giản là một nước nhỏ lân bang dễ bắt nạt. Việt Nam có nhiều hơn một options nếu Trung Quốc làm tới, và dù Việt Nam lựa chọn con đường đi nào thì nước chầu rìa chắc chắn luôn là Trung Quốc. Đây là điều mà bộ sậu lãnh đạo tàu không hề muốn mặc dù vẫn có thể tác động đến công tác nhân sự của đại hội đảng sắp tới.
Cán cân quân sự Châu Á lần đầu tiên thay đổi kể từ khi Liên Xô sụp đổ, việc nước Nhật tái vũ trang sẽ giảm lửa đáng kể cho mặt trận phía Nam. Cạnh tranh Trung Nhật là cạnh tranh sống còn, những mặc cảm quá khứ, những ẩn ức bị xâm lược sẽ lởn vởn như những cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa. Việc tăng ngân sách quốc phòng đột ngột để đối đầu với Nhật là không thể, lựa chọn duy nhất của Trung Quốc là xẻ một nửa hạm đội Nam Hải đưa về biển Bắc để đương đầu với lực lượng tàu nổi lớn thứ hai thế giới của Nhật.
Úc đang dần tỏ rõ lập trường chống Trung Quốc. Đặc thù lịch sử nước Úc tương đối phức tạp, là một quốc gia phương Tây bị nước mẹ bỏ lại ở Châu Á Thái Bình Dương, người Úc luôn xác định rằng tương lai kinh tế của mình gắn với Châu Á, cụ thể là Trung Quốc. Tuy nhiên, là một trong năm thành viên của đại gia đình Anglo Saxon, Úc thừa thông minh để hiểu rằng Trung Quốc đủ người và tiền bạc để vàng hóa nước Úc, biến châu lục này thành một quốc đảo nói tiếng Quảng. Cẩn tắc vô áy náy Úc bắt tay với Nhật Bản lập liên minh quân sự.
Ấn Độ - quốc gia vẫn đang loay hoay trong việc xây đủ nhà xí cho hơn 1 tỉ dân tạm thời sẽ chỉ biết gườm mắt dọa Trung Quốc, cắn răng mua vũ khí để rồi bị Nga bóp *** cho mấy cú đau hơn hoạn, hàng không mẫu hạm sắt vụn, máy bay lởm khởm, tiền tươi thóc thật trả sòng phẳng mà bưng về toàn rác, quả là số con rệp.
Nước Nga của Putin, vẫn tác phong lái súng và lối sống hai mặt lật lọng sẽ cứ nhe răng cười xòa cho dù bị cấm vận, lợi ích thu được trong dài hạn của Nga lớn hơn nhiều so với những thiệt hại ngắn hạn bởi cấm vận của phương Tây gây ra. Nga sớm muộn cũng sẽ bị Trung Quốc đánh úp để chiếm vùng Viễn Đông, tương lai hai thằng khổng lồ quăng chai xăng vào nhà nhau không phải là không thể xảy ra.
Những nước như Phi, Mã, Indo...quá nhược tiểu, không có tiếng nói, vị thế và sức mạnh, chẳng có giá trị trong trật tự mới ở Châu Á.
Mỹ sẽ vẫn đíu làm gì ngoài việc đổ thêm dầu vào lửa và đưa mấy con tàu cận duyên lượn vè vè làm dáng, hiệu quả đến đâu chưa biết nhưng được truyền thông đẩy thành cơn bão chả khác đíu cái đám nhau của hai thằng võ sỹ hạng trung mà anh éo nhớ tên.

Những biến cố vừa qua khẳng định sự sáng suốt của chính quyền đó là không lùi bước để đối phương tạo sự đã rồi, chúng ta sẵn sàng đổ máu ngay từ những ngày đầu để không tạo ra tiền lệ bành trướng cho láng giềng. Nếu không có sự kiên định cách mạng của các hải đăng BCT thì rất có thể giàn khoan tiếp theo sẽ không được neo ở Hải phận quốc tế (Việt nam nói thế) mà là Hồ Gươm.
Hoàn cảnh buộc chúng ta phải mềm dẻo, nhưng truyền thống đánh giặc giữ nước không cho phép chúng ta thỏa hiệp. Buồn cười cho một số cần lao Việt Nam mồm thì kêu gào đánh khựa trong khi lễ Tết vẫn xì xụp nhang khói quỳ lạy xin lộc ở đền thờ Mã Viện, Cao Biền.. Hồi đọc Tam Cuốc đến đoạn Khổng Minh khấn Phục Ba tướng quân là mình xé đôi quyển sách mang chùi đít luôn mặc mẹ cơ đồ nhà Thục, hơi rát một tí nhưng phần nào nguôi ngoai vết nhơ Bắc Thuộc.
Sớm muộn gì Việt Trung cũng phải tẩn nhau thôi, nhưng không phải bây giờ, càng không phải ở trong lãnh thổ của ta, chứ đừng nói đến chuyện ta một mình kháng khựa. Kết cục thằng lãnh ấn tiên phong luôn là bốc ***, ngu gì làm con tốt thí để ngoại bang trục lợi. Việt Nam chỉ đánh khi chắc thắng, tốt nhất là đánh hôi, đổ máu ít nhưng xà xẻo được nhiều, đợi tàu bị đánh gần thua ta mới nhảy vào nhất cử đại tiện giải phóng Hoàng Trường Sa và có thể là cả Lưỡng Quảng. Mình dự là lâu lắm cũng chỉ hai mùa WC nữa thôi là non sông lại thu về một mối.
Đánh cho để dài tóc! Đánh cho để đen răng!

Tiềm lực quân sự thì các hải đăng ttvnol update hàng ngày rồi, anh *** dỗi hơi để nhắc lại, nhưng dự kiến đến 2018 hải quân các vùng có thể nói là đủ phương tiện để bảo quản Trường sa, đồng thời tiến hành mật tập bất ngờ, giáng những đòn đau vào các cơ sở vũ khí kho tàng của đối phương nơi chúng tập trung nhiều quân bị nhất.

Về đoàn quân thứ hai của giặc tàu, các bợn cứ lo lắng vào chuyện tàu ém sẵn vũ khí và bộ binh để thực hiện nở hoa trong lòng địch, theo ý anh nếu các bợn cứ tin vào thông tin của bọn báo chí thì có ngày ăn cám và nếu thế thì quá xem thường 2 bộ siêu quyền lực nhất trong chính phủ mà phần 3 ngân sách dung để chi trả cho các thể loại an ninh, cớm chìm, tình báo QĐ mắc màn khắp nơi như thiên la địa võng.
 

TechNip2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-401751
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
597
Động cơ
235,209 Mã lực
Tiếp...
Vũng Áng có vị trí chiến lược về quốc phòng, là yết hầu của khu vực miền Trung, việc phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân ở đây là cực kỳ quan trọng. Lọc dầu Dung Quất được kỳ vọng như cú hích kinh tế vực dậy vùng miền Trung nghèo khó ra đời như một đứa con khó đẻ với hậu quả là giá xăng dầu tăng phi mã trong những năm gần đây để bù đắp lỗ cho dự án. Bao nhà đầu tư đến rồi đi, tiền bạc vốn liếng đổ vào nối đuôi nhau trôi theo những cồn cát trắng. ******* đến như ánh sáng cuối đường hầm, như mưa rào giữa hạ, ngoài tiềm năng về khai khoáng và công nghiệp nặng thì không có phép lạ nào có thể giúp đồng bào ở đây thoát nghèo. Để thi công khối lượng công việc khổng lồ cho dự án thì lao động địa phương, vốn đã rồng rắn vào Nam tìm việc đến quá nửa chắc chắn là không đủ. Thuê lao động Việt Nam ở vùng khác ư? Các bạn có đủ can đảm bỏ phố thị, miệt vườn xanh mướt để về vùng cát cháy gió Lào lao động quần quật trong năm mười năm với đồng lương chết đói hay không? Hỏi tức là trả lời.
Việc tuyển mộ lao động Trung Quốc nhanh nhiều rẻ là cần thiết để hoàn thành siêu dự án đúng tiến độ, một dự án mà vốn đầu tư bơm vào nền kinh tế gần 20% GDP và khi hoàn thành đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách gần 10 tỉ USD/năm không thể bỏ dở chỉ vì sự phản ứng bột phát của cần lao da đen mồ hôi dầu được kích động bởi bọn lề trái lưu vong muốn dìm nước ta trong khói lửa, bạo loạn và đói nghèo.
Việc Nhật Bản cùng Ấn Độ chính thức bắt tay lập liên minh chiến lược không nằm ngoài dự liệu của mình. Chuỗi ngọc trai khổng lồ đang dần hình thành siết chặt Trung Quốc với mắt xích cuối cùng là đất nước cong cong hình chữ S. Trong thời gian tới nhiệm vụ chiến lược của chúng ta là nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường trình độ quản lý để hấp thụ nguồn vốn khổng lồ của Nhật Bản được rút về từ Đại Lục. Tương lai những chiếc Lexus made in Vietnam trưng bày trong showroom ở Tokyo không còn là viển vông. Nhật đang dần chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp với một đồng Yên mạnh phục vụ cho ngành tài chính ngân hàng béo bở, đây chính là vận hội mới cho dân tộc ta để trở thành một công xưởng mới của thế giới trong kỷ nguyên đa cực hậu Mỹ.
Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau một cách nguy hiểm, lính dù Nga vô tình bị gió thổi tạt sang vùng chiến sự ở Uy Kiên đã đẩy lùi quân đội ngụy Kiev đông đảo nhưng ô hợp do phương Tây giật dây và giải phóng được vùng miền Đông.

Sự trở lại của hải đăng Lê Kiên Thành quý tử của lãnh tụ Lê Duẩn là dấu hiệu của những thay đổi lớn lao về chất trong bối cảnh tình hình thế giới rối bời. Thành là bạn thân của mình, trong các con của cụ Duẩn thì Thành giống cụ nhất cả về khuôn mặt lẫn tính cách cương nghị, quyết đoán. Hồi những năm 9x Thành là người sáng lập ngân hàng Technobank, khi đó là ngân hàng thương mại tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Trước nay mình vẫn coi thánh Duẩn là hải đăng sáng chói nhất trong lịch sử hiện đại của dân tộc ta, ảnh chân dung cụ mình vẫn trang trọng đặt trên bàn thờ tổ. Thành lộ diện sẽ mở đầu cho những cải cách kinh tế, chính trị sâu rộng hơn để con tàu Việt Nam tiếp tục vững vàng trên con đường XHCN. Theo thông tin mật thì gần như 100% chú mình tức hải đăng ************** sẽ nắm chức tổng sau Đại Hội Võ Lâm kỳ tới, thời kỳ xây dựng nền tảng vật chất, tích lũy vốn liếng cho công nghiệp hóa đã qua đi, thời kỳ tới là thời kỳ gian khổ, cam go nhất để biến Việt Nam lúa nước thành Việt Nam gang thép theo bài học mà cụ Xít Ta Lin đã làm để biến Nga Xô thành siêu cường công nghiệp. Thời kỳ này sẽ đòi hỏi nhiều hy sinh, mồ hôi xương máu, nhưng nó sẽ vĩnh viễn thay đổi đất nước ta, dân tộc ta, Tổ quốc thân yêu đang vẫy gọi các con viết thêm những trang sử mới.
Tình hình thế giới đang không thể thuân lợi hơn cho Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Bình là tay xỏ lá, dự đoán ngay sau khi tiếp thủ tướng Cà ri xong sẽ trở mặt triệu tập đám tướng tá sa lông nhắc nhở chuẩn bị tinh thần kéo xe tăng lên Askai Chin uống diệu. Vùng Đông Bắc Ấn Độ là khu vực biên giới trên bộ duy nhất giữa hai cường quốc hiện vẫn còn trong tình trạng tranh chấp. Binh sĩ hai bên mấy ngày qua vẫn đang trong tình trạng trực chiến, chỉ cần một khẩu súng cướp cò thì mùa đông hạt nhân trên toàn châu Á là không thể tránh khỏi. Giới lãnh đạo Trung Quốc xưa nay vẫn luôn coi thường Ấn hôi, hải đăng Giang Trạch Dân từng công khai tuyên bố rằng Ấn Độ luôn tự nghĩ mình là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc, chứ Trung Quốc chưa bao giờ đặt Ấn Độ ở vị trí đó. Tinh thần dân tộc của đất nước thờ bò đang dâng ngùn ngụt khi được thổi bùng lên bởi vị thủ tướng húng chó nhất trong lịch sử. Liên minh Ấn-Nhật đã được xác lập với Việt Nam là chìa khóa để siết chặt con rồng Trung Hoa, theo thông tin mình nhận được thì thủ tướng Abe đã hơn một lần đề nghị Việt Nam cùng các nước lớn trong khu vực thiết lập thế ỷ giốc theo diệu kế Liên Hoành của hải đăng Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
Cuộc tập trận lịch sử của Nga la tư cũng là một sự kiến đáng lưu tâm, một sự kiện thay cho ngàn lời nói và hành động thân mật của Pu hói và Tập bệu trên hang ghế đầu tại Quảng trường đỏ. Vài năm trước các chuyên gia Nga đã cảnh báo chính quyền nước này về sự phát triển nhanh chóng bất thường của một số lĩnh vực của Trung Quốc. Về dân sự là đường sắt cao tốc, quân sự là tăng thiết giáp. Cả hai lĩnh vực này đều phục vụ mục tiêu đánh chiếm thần tốc một khu vực bình nguyên rộng lớn nào đó, khả năng cao nhất chính là vùng Viễn Đông của Nga. Hạm đội Thái Bình Dương đóng ở Vladivostok sẽ không giúp ích gì nhiều khi vài triệu quân da vàng mũi tẹt tràn lên xâm lược khu vực thưa dân lạnh lẽo với bố phòng lỏng lẻo, chơi với Trung Quốc cũng như đá phò đứng đường mà không dùng bao, sướng chả bao lâu mà tai họa giang mai, nổ bô luôn chờ chực. Với hơn 1500 xe tăng hiện đại nhất cùng dàn tên lửa đủ để đập bẹp bất kỳ cuộc đổ bộ bộ binh nào, người Nga đã chi hàng tỉ USD khoe cơ bắp để dằn mặt người láng giếng đồng minh khốn nạn đồng thời nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu cho đội quân dũng cảm nhưng nghiện rượu của đế chế Nga. Nghi kị lịch sử sẽ khiến Nga Trung luôn giữ một khoảng cách chính trị an toàn như chính những bãi mìn dày đặc dọc biên giới hai nước.
 

Mợ Anna

Xe máy
Biển số
OF-432771
Ngày cấp bằng
26/6/16
Số km
68
Động cơ
214,440 Mã lực
Nền chính trị Campuchia giống như một con điếm tự hào về nghề nghiệp của mình. Điều đó chẳng có gì sai nếu nó không công khai nhổ vào mặt những người khách hàng quen thuộc để bày tỏ lòng trung thành với thằng khách to nhất. Trung Quốc lớn gấp 3 lần cả khối ASEAN xét về dân số và 4 lần quy mô kinh tế.
Việc loại bỏ Campuchia khỏi ASEAN sẽ chính thức biến nước này thành chư hầu của Trung Quốc. Điều tiếp theo có thể hình dung là Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia, ngay cạnh biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Chúng ta không sẵn sàng cho một tình huống như thế này.
Thực tế là các tuyên bố chung của khối ASEAN dù có đề cập đến biển Đông đi nữa cũng không làm xây xước mảy may tham vọng của TQ, điều được chứng minh thông qua các cuộc họp của một tổ chức có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều là G7, thế nên đừng vì tìm kiếm tiếng nói chung mà tạo thêm một kẻ thù. Có thể làm cách khác là thay đổi cơ chế đồng thuận thành đa số tán thành. Ít rủi ro và ít gây tổn thương hơn trong khi lợi ích thu được vẫn vậy.
Điều đáng quan tâm là cái mà Trung Quốc nhắm đến là thay đổi trật tự, trước hết là thay đổi người cai trị ở biển Đông. Mỹ sẽ không thể duy trì vĩnh viễn sự thống trị tại Thái Bình Dương mà sẽ phải chia sẻ điều này với TQ, dù có muốn hay không, vì sức mạnh hải quân của TQ đang phát triển nhanh chóng. Mỹ hiểu rõ điều này hơn ai hết, thế nên Mỹ không tìm cách đập bẹp TQ vì họ không còn làm được điều này giống như thập niên 90 nữa, cái mà chú Sam tìm kiếm là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không. Đánh mất tự do hàng hải, các tuyến đường biển từ Hawaii xuống Philippines và Hoa Đông sẽ bị cắt đứt, và Mỹ chính thức biến thành một cường quốc khu vực giống hệt như Nga ngày nay. Đó là điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Biển Đông hoặc là nơi chứng kiến thêm một kì tích Mỹ nữa, hoặc chứng kiến sự kết thúc của một siêu cường. Có lẽ giới tinh hoa của Mỹ đã nhìn ra điều này, nhưng Obama là một tổng thống hoà bình, Trump là người không thích sự can thiệp quốc tế, còn lại duy nhất Hillary Clinton với sứ mệnh lẽ ra không nên đặt lên vai một người đàn bà, nhất là khi bà đã mãn kinh từ rất lâu.
Trong bàn cờ quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng Campuchia như một con tốt. Lịch sử chứng minh rằng việc trở thành con cờ sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp cho nước nhỏ hơn, chẳng hạn như cuộc diệt chủng Khơ me đỏ. Tuy nhiên thời điểm đó vẫn sẽ còn xa, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim, tận hưởng lợi ích của một con cờ.
Ván cờ mà Trung Quốc đang chơi, Việt Nam không thể chơi như một đối thủ cùng đẳng cấp. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu những diễn biến quốc tế, duy trì sự cân bằng trong khu vực chứ không tìm cách phá vỡ nó.
Cụ phân tích hay quá, dễ hiểu. Like!
 

Stormyman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-1999
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,621
Động cơ
1,290,076 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Asean mà để Campuchia ra khỏi hiệp hội là mắc mưu bạn tốt 16 chữ vàng đấy các cụ ah.. Ngay lập tức nó sẽ biến thành căn cứa quân sự của Tàu làm bàn đạp để đẩy ta xuống biển. Không những thế, việc này sẽ tạo nên tiền lệ xấu để một số nước khác đang nhận viện trợ khủng của Tàu như Lào, Mianmar có cơ hội tách nốt ra và khối ASEAN sẽ tan rã.. Chia để trị là chính sách ngoại giao của bạn tốt lúc này..
 

Mợ Anna

Xe máy
Biển số
OF-432771
Ngày cấp bằng
26/6/16
Số km
68
Động cơ
214,440 Mã lực
Thời cuộc đổi thay. Chỉ mới 10 năm trước thôi khu vực ASEAN vẫn là một tổ chức đoàn kết, hình mẫu cho hợp tác quốc tế, xứ Đông Dương vẫn thuộc Việt Nam, Lào và Campuchia là hai đàn em trung thành và điều khiển được. Tình hữu nghị khăng khít gắn bó trong quá khứ chỉ càng làm cho sự chia rẽ hiện nay thêm cay đắng. Cụ nói Cam không thể là ngư ông đắc lợi? Nhưng chính xác hiện nay nó là như thế đấy. Không có giải thích nào khác cho việc chính phủ Campuchia tuyên bố các nước ASEAN cần đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông và nước này sẽ bác bỏ mọi phán quyết của PCA từ một tháng trước khi phán quyết được tuyên. Campuchia đã bày tỏ lòng trung thành với TQ và đâm dao vào giữa tim khối ASEAN. Nói nhổ vào mặt là còn dùng mĩ từ nhẹ nhàng.
Em cho rằng cách nhìn nhận của cụ về Trung Quốc hơi mang tính thiếu thực tế. Việc Trung Quốc nhất định chiếm biển Đông dứt khoát không phải là bệnh hình thức (mà em cũng không hiểu sao cụ lại phát ngôn như vậy), và nó cũng không hẳn xuất phát từ tài nguyên hay chiếm quyền giao thương. Hãy nhìn thế này, tự do hàng hải quốc tế như thời điểm hiện nay là cực kì có lợi cho Trung Quốc, nó đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế Trung Quốc thời hậu Mao, chưa bao giờ Mỹ đe doạ ngăn trở tàu bè của Trung Quốc và nước này chưa bao giờ đứng trước nguy cơ bị cắt đứt nguồn cung ứng hàng hải quốc tế, vào thời điểm này càng không khi lực lượng hải quân Tq trên thực tế đã là số hai ở Thái Bình Dương sau Mĩ và trong vòng một thập niên nữa sẽ vượt trội Mỹ về số lượng chiến thuyền. Vậy tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng giành quyền kiểm soát biển Đông, chiếm các đảo mà các nước khác đang giữ, tạo căng thẳng không có lợi về ngoại giao? Nguyên nhân cho hành động có phần điên khùng này nằm rất sâu trong văn hoá bá quyền của TQ mà thế giới quan dựa trên quyền lợi của phương Tây không lí giải nổi. Nó nằm ở tư duy sùng bái mở rộng lãnh thổ, tôn sùng sức mạnh cứng, xem việc chiếm hữu chỉ thực sự là chiếm hữu khi anh giữ một cái gì đó cụ thể, ví dụ như một hòn đá, một hòn đảo, không phải sức mạnh mềm khi anh chi phối đối tượng trên thực tế nhưng vẫn để cho các bên được san sẻ lợi ích. TQ chỉ xem tình thế của họ là an toàn và không thể thay đổi được khi danh chính ngôn thuận các đảo trên biển Đông nằm dưới sự quản lý hành chính của TQ, không phải khi tàu bè của họ tràn ngập biển Đông. Kể cả khi quyền lợi trên biển của TQ được đảm bảo, nước này vẫn cảm thấy không an toàn và bất định, cách duy nhất để ăn no ngủ kĩ là chiếm hẳn nó, cho người Trung Quốc lên đó canh giữ, khi đó sức mạnh Đại hán mới được đảm bảo một cách trọn vẹn.
Nhưng việc Trung Quốc chiếm trọn biển Đông đối với Mỹ là rất nguy hiểm vì nó cắt đứt đường giao thương của Mĩ với Đông Á, xoá bỏ sự hiện diện hạm đội Mỹ trên một nửa Thái Bình Dương, hạ cấp Mĩ từ siêu cường xuống cường quốc, với Nhật nó sẽ làm mất tuyến đường huyết mạch cung cấp 90% dầu thô nhập khẩu, mặt hàng có ý nghĩa sống còn với nước này, với Đông Nam Á tất cả khu vực sẽ trở thành tù nhân của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc là không thể chấp nhận được với tất cả khu vực. Sự đối chọi lợi ích là khủng khiếp và rõ ràng. Trừ những nước đặc thù như Campuchia, tất cả các quốc gia ven biển hay có can dự lợi ích biển ở Thái Bình Dương phải đặt mình vào vị trí chống lại Trung Quốc. Một khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, nhất định chiến tranh sẽ xảy ra - nếu Trung Quốc phạm sai lầm.
Trung Quốc dĩ nhiên hiểu rõ ván bài mà họ đang chơi. Sự hiểu rõ ấy thể hiện qua việc nước này không vội vàng. Họ tuyên bố quyền lợi, nhưng không dùng vũ lực, trừ khi nắm chắc phần thắng và không sợ bị trừng phạt. Họ mở rộng các đảo đang chiếm giữ thành các căn cứ quân sự có thể tiếp nhận máy bay một cách hạn chế. Họ đe doạ áp đặt ADIZ nhưng chưa làm. Tất cả đều là phép thử. Phép thử cho một cuộc chiến sẽ kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ không thay đổi. Lúc này TQ chưa làm được, họ biết thế, nhưng không có nghĩa là một trăm năm sau vẫn không được. TQ tuyên bố biển Đông là của họ từ cách đây nửa thế kỉ, bây giờ vẫn vậy, và một thế kỉ sau nữa cũng vẫn vậy. Đây là một đất nước kì lạ, đông dân nhất thế giới nhưng lại ít đa dạng nhất, người dân TQ phục tùng quyền lực hơn bất cứ quốc gia lớn nào khác. Một đất nước khao khát lãnh thổ, tự xem mình là tâm điểm thế giới, tự hào về những cuộc chinh phục, mở rộng, chiếm trọn, trừng phạt những kẻ không nghe lời. Một hệ tư tưởng đồng nhất, không thay đổi trong suốt 2000 năm, kể từ Tần vương Chính thống nhất giang sơn về một mối. Đây là một cuộc chiến kéo dài giữa TQ vs những kẻ man di mọi rợ, giữa văn hoá và dã man, giữa đại quốc và tiểu quốc.
Đây là điều đáng sợ. Nước Mĩ có thể thay đổi, một tổng thống mới lên phủi tay nói: kệ con mẹ mày, thế là Mĩ rút khỏi Đông Á. Nhưng TQ sẽ không thay đổi. Nước này không phải là một nước dân chủ và sẽ vĩnh viễn không bao giờ như vậy. Hệ tư tưởng của TQ vô cùng đặc thù, nói thậm xưng thì giống như côn trùng, nó không có sự tiến hoá sau hàng triệu triệu năm. Khi rủi ro lớn hơn lợi ích, Mĩ sẽ rút đi, còn TQ thì sẽ ở lại.
Nói đi cũng phải nói lại, VN cũng là một đất nước rất kì lạ.
Không bõ công em chong đèn đọc of đêm khuya :-bd
Em cũng hóng sự kỳ lạ của đất nước Việt Nam qua phân tích của cụ ạ ~o).
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,499 Mã lực
Out Cam ra khỏi khối thì VN là nước lo nhất.. Sự kiện năm 79 vẫn còn chưa nguội
E nghĩ cụ nhầm... Asean nên cảnh cáo Campuchia ngay, đừng để đến khi nó làm càn thêm thì nguy.
Campuchia bh không phải kiểu Khơ me đỏ ngày xưa nữa mà phải ngại
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top