[TT Hữu ích] Cuộc sống thường ngày ở Laval, tỉnh Québec, Canada qua ảnh!

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Hệ thống metro-tàu điện ngầm ở Montreal dự kiến năm 2050.

Hiện đang có tuyến màu xanh dương, xanh lá, vàng, cam.

1736480773358.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Hậu quả của xe dọn tuyết đi hơi quá. Năm ngoái nhà em cũng bị vậy, gọi điện lên thành phố báo để họ đến trồng lại cỏ chỗ đó cho mình.

1736480968921.png
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
6,005
Động cơ
367,176 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Chủ xe này chắc hẳn quá mệt để rửa mặt cho vợ hai của mình, cứ thế chạy ra đường.

View attachment 8925979
Bác nào đoán nổi con xe này?

View attachment 8926023
Cả hai trường hợp trên nếu chạy trên đường bên em thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát nhắc nhở và nếu gặp người nguyên tắc thì có khi còn bị phạt.

Ở hình 1 thì theo luật giao thông của Séc, khi anh lái xe tham gia hệ thống giao thông, anh phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho các lái xe khác. Trường hợp này cảnh sát sẽ quy vào khả năng có thể khi đang chạy xe, tuyết và băng trên xe rơi xuống đường, hoặc văng vào xe khác, gây nguy hiểm cho những người đang tham gia giao thông khác.

Cách đây hơn hai chục năm khi ra điều luật này, nhiều người dân Séc cũng phản biện là có thể do tuyết rơi dày quá, lại đang vội nên không thể gạt và quét hết tuyết được. Nhưng bên lập pháp cho rằng, nếu trong trường hợp như vậy thì lái xe nên chọn phương tiện khác để tham gia giao thông. Bởi người lái xe không thể khẳng định chắc chắn là trong khi chạy trên đường tuyết không rơi xuống và làm ảnh hưởng tới người khác.

Ở hình thứ hai, nếu xe đang dừng hay đỗ thì không sao, nhưng nếu đang tham gia giao thông thì cũng sẽ bị cảnh sát nhắc nhở hoặc phạt, với lý do là không đảm bảo an toàn cũng như không hợp lệ khi lái xe. Luật giao thông bắt buộc bất kỳ xe nào khi chạy trên đường phải có biển số xe và phải được nhìn rõ. Thậm trí mấy cái đèn chiếu sáng biển số nếu bị hỏng là phải thay luôn để đảm bảo cảnh sát hay bất kỳ ai, hoặc camera có thể nhìn rõ biển số xe.

Ngay cả những xe vừa mua từ cửa hàng, chưa có đăng ký biển của sở giao thông, thì cửa hàng bán xe phải cung cấp biển tạm cho người mua dán ở kính xe, thời hạn trong 7 ngày là phải ra đăng ký biển số mới. Điều này hạn chế việc khi tham gia giao thông trên đường chẳng may gây tai nạn và bỏ chạy thì các xe đều có biển số để truy tìm và xác minh. Ở bên Châu Âu còn bắt buộc phải có biển số cả trước lẫn sau để dễ dàng nhận diện, không như bên Mỹ chỉ cần mỗi biển sau là được.

Ngay cả khi đèn bị phủ kín tuyết như thế kia mà đang chạy thì cũng bị nhắc nhở vì làm hạn chế tầm nhìn của tài xế khác và có thể khiến họ đâm vào xe của mình. Nhiều người cũng tranh luận là khi chạy xe đèn sẽ sáng và tạo ra nhiệt, tuyết sẽ tự tan, nhưng bên lập pháp cho rằng có thể khi tuyết chưa tự tan thì khả năng xảy ra tai nạn ngẫu nhiên là bất khả kháng.

Nói chung là em thấy bên Châu Âu những luật lặt vặt như này họ áp dụng khá nhiều, với mục đích là hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra từ những lỗi nhỏ nhất.

Còn 1 vấn đề nữa là bên em biển trọn bất kỳ thì đều có 1 giá như nhau là 10 ngàn korun (tương đương khoảng 10 triệu VND) nên không nhất thiết phải giàu có thì mới mua được biển theo ý mình :)

Mấy thông tin trên em chia sẻ vì thấy có chút khác biệt với bên em, chứ không có ý chê bai hay gì khác đâu ạ.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Cả hai trường hợp trên nếu chạy trên đường bên em thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát nhắc nhở và nếu gặp người nguyên tắc thì có khi còn bị phạt.

Ở hình 1 thì theo luật giao thông của Séc, khi anh lái xe tham gia hệ thống giao thông, anh phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho các lái xe khác. Trường hợp này cảnh sát sẽ quy vào khả năng có thể khi đang chạy xe, tuyết và băng trên xe rơi xuống đường, hoặc văng vào xe khác, gây nguy hiểm cho những người đang tham gia giao thông khác.

Cách đây hơn hai chục năm khi ra điều luật này, nhiều người dân Séc cũng phản biện là có thể do tuyết rơi dày quá, lại đang vội nên không thể gạt và quét hết tuyết được. Nhưng bên lập pháp cho rằng, nếu trong trường hợp như vậy thì lái xe nên chọn phương tiện khác để tham gia giao thông. Bởi người lái xe không thể khẳng định chắc chắn là trong khi chạy trên đường tuyết không rơi xuống và làm ảnh hưởng tới người khác.

Ở hình thứ hai, nếu xe đang dừng hay đỗ thì không sao, nhưng nếu đang tham gia giao thông thì cũng sẽ bị cảnh sát nhắc nhở hoặc phạt, với lý do là không đảm bảo an toàn cũng như không hợp lệ khi lái xe. Luật giao thông bắt buộc bất kỳ xe nào khi chạy trên đường phải có biển số xe và phải được nhìn rõ. Thậm trí mấy cái đèn chiếu sáng biển số nếu bị hỏng là phải thay luôn để đảm bảo cảnh sát hay bất kỳ ai, hoặc camera có thể nhìn rõ biển số xe.

Ngay cả những xe vừa mua từ cửa hàng, chưa có đăng ký biển của sở giao thông, thì cửa hàng bán xe phải cung cấp biển tạm cho người mua dán ở kính xe, thời hạn trong 7 ngày là phải ra đăng ký biển số mới. Điều này hạn chế việc khi tham gia giao thông trên đường chẳng may gây tai nạn và bỏ chạy thì các xe đều có biển số để truy tìm và xác minh. Ở bên Châu Âu còn bắt buộc phải có biển số cả trước lẫn sau để dễ dàng nhận diện, không như bên Mỹ chỉ cần mỗi biển sau là được.

Ngay cả khi đèn bị phủ kín tuyết như thế kia mà đang chạy thì cũng bị nhắc nhở vì làm hạn chế tầm nhìn của tài xế khác và có thể khiến họ đâm vào xe của mình. Nhiều người cũng tranh luận là khi chạy xe đèn sẽ sáng và tạo ra nhiệt, tuyết sẽ tự tan, nhưng bên lập pháp cho rằng có thể khi tuyết chưa tự tan thì khả năng xảy ra tai nạn ngẫu nhiên là bất khả kháng.

Nói chung là em thấy bên Châu Âu những luật lặt vặt như này họ áp dụng khá nhiều, với mục đích là hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra từ những lỗi nhỏ nhất.

Còn 1 vấn đề nữa là bên em biển trọn bất kỳ thì đều có 1 giá như nhau là 10 ngàn korun (tương đương khoảng 10 triệu VND) nên không nhất thiết phải giàu có thì mới mua được biển theo ý mình :)

Mấy thông tin trên em chia sẻ vì thấy có chút khác biệt với bên em, chứ không có ý chê bai hay gì khác đâu ạ.
Vâng

+ Mấy cái ảnh này là em thấy chia sẻ trên mạng xã hội thôi, chứ làm sao dám chạy ra đường trong tình trạng như vậy. Em đã gặp trên đường là có cảnh sát dừng xe và anh cảnh sát đó mang dụng cụ gạt tuyết cho lái xe luôn, chắc cũng có nhắc nhở nhưng như thế nghĩa là họ không phạt.

+ Có một lần em vừa dạy xong, chạy ra khỏi trường đi được 1 đoạn thì thấy xe cảnh sát nhấp nháy đèn phía sau, giật mình vì thấy mình không có chạy sai gì cả. Hóa ra một cô cảnh sát người đẹp như hoa hậu bước xuống xe hỏi em là xe của mày đúng không, lần sau nhớ cào tuyết ở biển số nhé, lý do là dạo này xe CR-V bị mất trộm nhiều nên gặp xe mày tao nghi là xe bị trộm do không check được biển số. Rồi cô ấy đi ra phía sau lau biển số cho em ạ.

+ Em nói người giàu mới chơi được biển chọn lựa tên mình hay đặc biệt gì đó là bởi vì tiền biển số là đóng hàng năm. Vì vậy người thường sẽ trả khoảng 270$ cho biển số thì người chọn biển phải trả cao hơn. Tiền bằng lái cũng đóng hàng năm vào ngày sinh nhật của lái xe, nhưng khoản này ít lắm, có khoảng 25$ tùy theo thành phố, Laval rẻ hơn Montreal. Còn tiền biển số là bao gồm cả bảo hiểm đường xá nữa.

Vài dòng thêm thông tin về biển số xe tới bác.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,335
Động cơ
135,772 Mã lực
Cả hai trường hợp trên nếu chạy trên đường bên em thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát nhắc nhở và nếu gặp người nguyên tắc thì có khi còn bị phạt.

Ở hình 1 thì theo luật giao thông của Séc, khi anh lái xe tham gia hệ thống giao thông, anh phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho các lái xe khác. Trường hợp này cảnh sát sẽ quy vào khả năng có thể khi đang chạy xe, tuyết và băng trên xe rơi xuống đường, hoặc văng vào xe khác, gây nguy hiểm cho những người đang tham gia giao thông khác.

Cách đây hơn hai chục năm khi ra điều luật này, nhiều người dân Séc cũng phản biện là có thể do tuyết rơi dày quá, lại đang vội nên không thể gạt và quét hết tuyết được. Nhưng bên lập pháp cho rằng, nếu trong trường hợp như vậy thì lái xe nên chọn phương tiện khác để tham gia giao thông. Bởi người lái xe không thể khẳng định chắc chắn là trong khi chạy trên đường tuyết không rơi xuống và làm ảnh hưởng tới người khác.

Ở hình thứ hai, nếu xe đang dừng hay đỗ thì không sao, nhưng nếu đang tham gia giao thông thì cũng sẽ bị cảnh sát nhắc nhở hoặc phạt, với lý do là không đảm bảo an toàn cũng như không hợp lệ khi lái xe. Luật giao thông bắt buộc bất kỳ xe nào khi chạy trên đường phải có biển số xe và phải được nhìn rõ. Thậm trí mấy cái đèn chiếu sáng biển số nếu bị hỏng là phải thay luôn để đảm bảo cảnh sát hay bất kỳ ai, hoặc camera có thể nhìn rõ biển số xe.

Ngay cả những xe vừa mua từ cửa hàng, chưa có đăng ký biển của sở giao thông, thì cửa hàng bán xe phải cung cấp biển tạm cho người mua dán ở kính xe, thời hạn trong 7 ngày là phải ra đăng ký biển số mới. Điều này hạn chế việc khi tham gia giao thông trên đường chẳng may gây tai nạn và bỏ chạy thì các xe đều có biển số để truy tìm và xác minh. Ở bên Châu Âu còn bắt buộc phải có biển số cả trước lẫn sau để dễ dàng nhận diện, không như bên Mỹ chỉ cần mỗi biển sau là được.

Ngay cả khi đèn bị phủ kín tuyết như thế kia mà đang chạy thì cũng bị nhắc nhở vì làm hạn chế tầm nhìn của tài xế khác và có thể khiến họ đâm vào xe của mình. Nhiều người cũng tranh luận là khi chạy xe đèn sẽ sáng và tạo ra nhiệt, tuyết sẽ tự tan, nhưng bên lập pháp cho rằng có thể khi tuyết chưa tự tan thì khả năng xảy ra tai nạn ngẫu nhiên là bất khả kháng.

Nói chung là em thấy bên Châu Âu những luật lặt vặt như này họ áp dụng khá nhiều, với mục đích là hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra từ những lỗi nhỏ nhất.

Còn 1 vấn đề nữa là bên em biển trọn bất kỳ thì đều có 1 giá như nhau là 10 ngàn korun (tương đương khoảng 10 triệu VND) nên không nhất thiết phải giàu có thì mới mua được biển theo ý mình :)

Mấy thông tin trên em chia sẻ vì thấy có chút khác biệt với bên em, chứ không có ý chê bai hay gì khác đâu ạ.
Cảm ơn thông tin của cụ! Em nghĩ cụ thảo luận thoải mái đi, ko cần phải đưa câu cuối vào làm gì.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Cảm ơn thông tin của cụ! Em nghĩ cụ thảo luận thoải mái đi, ko cần phải đưa câu cuối vào làm gì.
Cụ yên tâm, cụ ấy sẽ trao đổi nhiệt tình vì em sẽ nhiệt tình tiếp nhận.

+ Năm 2012 là em có bằng lái ở Việt Nam nhưng không dám đi, vì sợ quệt vào người đi bộ hay xe đạp. Vì vậy coi như cái bằng để đó.

+ Năm 2021 em mới đăng ký thi bằng lái ở bên này, trước đó vẫn nghĩ đi lại trong thành phố thì bus và metro là đủ. May mắn là em có bằng lái Việt Nam nên đặt lịch hẹn thi luôn chứ không phải đi học lại ở trường lái. Đầu tiên là thi lý thuyết, cứ tài liệu trên trang chủ của họ, ôn cho thật nhuyễn, nhất là những bài về sa hình. Ngày thi thì không giới hạn thời gian làm bài, cụ cứ làm cho thật cẩn thận, bao giờ xong cũng được, đương nhiên là trong giờ hành chính thôi.

+ Xong lý thuyết thì em tìm thầy dạy thực hành, 35$ một giờ, mỗi buổi là 2h. Lên xe là thầy yêu cầu lái luôn trên phố, ban đầu em còn lóng ngóng cả vụ cầm vô lăng, còn phải nhớ chân phanh, chân ga.

+ Sau vài buổi học với thầy là đến ngày thi, thuê luôn xe của thầy. Người chấm ngồi cạnh, giải thích bài thi rồi lái thôi. Cứ lái đúng tốc độ cho phép, nghe theo hiệu lệnh của người chấm, sang làn trái, sang làn phải, rẽ trái...Hôm em thi còn gặp đúng xe cứu hỏa chạy cắt ngang, dừng xe gấp luôn. Rồi người chấm thấy cái xe bus trước mặt, yêu cầu em rẽ phải, thế là em nhanh nhẹn tạt vào đuôi bus luôn, chứ trước đây là em chạy lên trên rồi tạt đầu xe bus á.

+ Em thi phát là được ngay, tuy người chấm có góp ý là khi em quan sát trước khi rẽ thì nhớ quay hết đầu.

+ Vậy là cũng gần 4 năm cầm lái ở bên này và em chưa đụng vô ai cả, cũng chưa bị cảnh sát dừng vì vi phạm (có 1 lần vì chưa lau biển số thôi). Lái xe bên này yên tâm hơn bên mình vì hệ thống thưởng phạt phân minh (vi phạm thì mất tiền mà còn bị trừ điểm bằng lái, trừ hết thì thi lại) nên em vẫn bảo toàn được số điểm.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
6,005
Động cơ
367,176 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Vâng

+ Mấy cái ảnh này là em thấy chia sẻ trên mạng xã hội thôi, chứ làm sao dám chạy ra đường trong tình trạng như vậy. Em đã gặp trên đường là có cảnh sát dừng xe và anh cảnh sát đó mang dụng cụ gạt tuyết cho lái xe luôn, chắc cũng có nhắc nhở nhưng như thế nghĩa là họ không phạt.

+ Có một lần em vừa dạy xong, chạy ra khỏi trường đi được 1 đoạn thì thấy xe cảnh sát nhấp nháy đèn phía sau, giật mình vì thấy mình không có chạy sai gì cả. Hóa ra một cô cảnh sát người đẹp như hoa hậu bước xuống xe hỏi em là xe của mày đúng không, lần sau nhớ cào tuyết ở biển số nhé, lý do là dạo này xe CR-V bị mất trộm nhiều nên gặp xe mày tao nghi là xe bị trộm do không check được biển số. Rồi cô ấy đi ra phía sau lau biển số cho em ạ.

+ Em nói người giàu mới chơi được biển chọn lựa tên mình hay đặc biệt gì đó là bởi vì tiền biển số là đóng hàng năm. Vì vậy người thường sẽ trả khoảng 270$ cho biển số thì người chọn biển phải trả cao hơn. Tiền bằng lái cũng đóng hàng năm vào ngày sinh nhật của lái xe, nhưng khoản này ít lắm, có khoảng 25$ tùy theo thành phố, Laval rẻ hơn Montreal. Còn tiền biển số là bao gồm cả bảo hiểm đường xá nữa.

Vài dòng thêm thông tin về biển số xe tới bác.
Vậy thì bên em đỡ tốn tiền nuôi xe với nuôi bằng hàng năm hơn bên mợ rồi. Bên em mua xe thì khi ra làm biển số không chọn, kiểu tự động họ đưa theo thứ tự thì chỉ mất 800 Korun và hàng năm không mất thêm tiền phí biển xe gì nữa cả. Chỉ khi đổi xe, kể cả là giữ biển số mới hay xin biển mới thì cũng vẫn giá là 800 Korun, đấy là lệ phí làm thủ tục đăng ký xe.

Nếu chọn mua biển theo ý của mình, chẳng hạn như biển HVB HANOI thì em phải trả 10 000 Korun và biển đó là tài sản của em. Em muốn dùng biển này cho xe nào cũng được, miễn là phải có thông báo và làm đăng ký cho xe được gắn vào, lệ phí đăng ký cũng là 800 Korun.

Còn tiền bằng thì chỉ mất 1 lần học và thi lúc đầu, giá trọn gói là 18 ngàn Korun, có hạn là 10 năm. Hết hạn thì đi gia hạn không mất thêm đồng lệ phí nào cả. Hàng năm cũng không mất phí bằng lái xe hàng năm. Bằng lái xe bên em cũng có 12 điểm, bị trừ hết phải thi lại, nhưng bắt buộc phải có thêm phần thi về tâm lý do bác sỹ tâm lý kiểm tra, so với thi lấy bằng bình thường. Mức phí kiểm tra tâm lý là 3000 Korun, thi không đạt thì lần sau thi lại, mỗi lần là 1000 Korun.

Bảo hiểm xe bên em là bắt buộc loại 1 chiều, còn loại 2 chiều thì không bắt buộc. Giá bảo hiểm phụ thuộc vào dòng xe, công xuất của xe, loại nhiên liệu động cơ và năm sản xuất. Có thể trả bảo hiểm theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Như xe Mer C đời 2018 thì 1 năm bảo hiểm 2 chiều bên em hết 15 ngàn korun, xe VW Sharan đời 2015 thì 1 năm hết 12 ngàn bảo hiểm 2 chiều.

Có 1 khoản nữa người đi xe phải đóng đó là phí chạy trên đường cao tốc. Nếu ai không đi cao tốc thì không phải đóng, còn lại nếu đi thì mua phí 1 năm hết 2440 korun ạ. Còn lại thì không phải đóng thêm gì hàng năm hết cả. Nếu xe mới thì 5 năm phải đi kiểm tra kỹ thuật và khí thải 1 lần, sau đó thì cứ 2 năm 1 lần đi kiểm tra bất kể là xe cũ hay mới, đều giống nhau hết.

Xe cũ hơn 20 năm thì cũng giống như xe cũ sau 5 năm, tức là cứ 2 năm kiểm tra kỹ thuật 1 lần, nếu đạt yêu cầu kỹ thuật và khí thải thì được dán tem 2 năm tiếp, còn không đạt thì phải mất tiền tiêu hủy. Thường tùy xe sẽ có mức giá hủy từ 2000 tới 6000 Korun. Mỗi lần đi kiểm tra gia hạn thì phí kỹ thuật là 1800 Korun, phí kiểm tra khí thải là 1200 Korun. Xe được đánh giá 3 mức là A, B và C. Mức A là tốt, mức B là phải sửa theo yêu cầu và tới kiểm tra lại (lệ phí phải đóng lại), còn C thì đa số phải tiêu hủy.
 
Chỉnh sửa cuối:

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Em copy một bài trên Facebook để các cụ tham khảo thêm về gợi ý của Trump.

Nếu Canada trở thành tiểu bang 51 của Hoa Kỳ?

Tổng thống Donald Trump nêu ý tưởng sát nhập Canada thành tiểu bang 51 của Hoa Kỳ.

I. Trong lịch sử Hoa Kỳ, nhiều vùng đất đã được mua lại, sát nhập hoặc giành được qua các thỏa thuận quốc tế, chiến tranh, và ngoại giao. Dưới đây là danh sách các tiểu bang nổi bật được hình thành thông qua quá trình này:

1. Louisiana Purchase (1803)
- Mua từ: Pháp.
- Giá: 15 triệu USD.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của 15 tiểu bang ngày nay, bao gồm: Louisiana, Arkansas, Missouri, Iowa, Minnesota (phía Tây sông Mississippi), North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma, Montana, Wyoming, Colorado (phía Đông), và New Mexico (phía Đông Bắc).

2. Florida (1819)

- Mua từ: Tây Ban Nha.
- Giá: 5 triệu USD (qua hiệp định Adams-Onís).
- Hình thành tiểu bang: Florida (1845).

3. Texas Annexation (1845)
- Sát nhập từ: Cộng hòa Texas (một quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Mexico năm 1836).
- Hình thành tiểu bang: Texas (1845).

4. Oregon Country (1846)

- Thỏa thuận với: Anh.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của các tiểu bang ngày nay:Oregon, Washington, Idaho, Montana (phía Tây), và Wyoming (phía Tây).

5. Mexican Cession (1848)

- Đạt được qua: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo sau Chiến tranh Mỹ-Mexico.
- Giá: 15 triệu USD.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của các tiểu bang ngày nay: California, Nevada, Utah, Arizona, Colorado, New Mexico, và Wyoming (phía Tây).

6. Gadsden Purchase (1854)

- Mua từ: Mexico.
- Giá: 10 triệu USD.
- Lãnh thổ: Một phần của các tiểu bang ngày nay: Arizona và New Mexico (phía Nam).

7. Alaska Purchase (1867)

- Mua từ: Nga.
- Giá: 7.2 triệu USD.
- Hình thành tiểu bang: Alaska (1959).

8. Hawaii Annexation (1898)

- Sát nhập từ: Vương quốc Hawaii (bị lật đổ năm 1893, trở thành Cộng hòa Hawaii).
- Hình thành tiểu bang: Hawaii (1959).

9. Puerto Rico và Guam (1898)

- Đạt được qua: Hiệp ước Paris sau Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha.
- Tình trạng hiện tại:
- Puerto Rico: Lãnh thổ chưa hợp nhất (có thể trở thành tiểu bang trong tương lai).
- Guam: Lãnh thổ chưa hợp nhất.

10. Virgin Islands (1917)

- Mua từ: Đan Mạch.
- Giá: 25 triệu USD.
- Lãnh thổ hiện tại: Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.
Tổng diện tích các vùng đã sáp nhập hoặc mua lại chiếm khoảng 80,77% tổng diện tích đất của Hoa Kỳ ngày nay.

II. Các ý tưởng sáp nhập Canada trong lịch sử:
Canada từng là một mục tiêu tiềm năng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812. Tuy nhiên, nỗ lực này thất bại, và kể từ đó, Hoa Kỳ chủ yếu duy trì quan hệ ngoại giao với Canada thay vì sáp nhập.

III. Nếu giả sử Canada trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, cuộc sống của một người Canada bình thường sẽ có những thay đổi đáng kể. Dưới đây là 7 điều có thể thay đổi căn bản:

1. Bảo hiểm y tế sẽ trở thành gánh nặng tài chính
- Hiện tại ở Canada: Hệ thống chăm sóc sức khỏe công (universal healthcare) được tài trợ thông qua thuế, mang lại các dịch vụ y tế miễn phí hoặc chi phí thấp cho người dân.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Hệ thống y tế của Mỹ chủ yếu dựa vào bảo hiểm y tế tư nhân, và người dân phải tự chi trả phí bảo hiểm hàng tháng hoặc trả tiền khi sử dụng dịch vụ y tế. Gánh nặng tài chính: Các gia đình có thể phải chi trả hàng ngàn đô mỗi năm cho bảo hiểm. Bất bình đẳng y tế: Những người thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế.

2. Thay đổi hệ thống thuế và phúc lợi
- Hiện tại ở Canada: Hệ thống thuế của Canada tương đối cao nhưng cung cấp nhiều phúc lợi công như giáo dục đại học giá rẻ, hỗ trợ thất nghiệp, và hưu trí.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Người Canada sẽ phải chịu hệ thống thuế của Mỹ, nơi: Thuế thu nhập cá nhân thấp hơn, nhưng đổi lại ít phúc lợi xã hội hơn. Bất bình đẳng kinh tế cao hơn: Lớp trung lưu và thu nhập thấp có thể phải đối mặt với ít hỗ trợ tài chính hơn trong các trường hợp thất nghiệp hoặc khẩn cấp.

3. Quyền sở hữu súng sẽ gia tăng

- Hiện tại ở Canada: Quyền sở hữu súng được kiểm soát chặt chẽ với các quy định nghiêm ngặt.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Luật súng sẽ được nới lỏng: Tiểu bang Canada sẽ phải tuân theo tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ, bảo đảm quyền sở hữu súng. Gia tăng bạo lực súng đạn: Canada hiện có tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp hơn Mỹ, nhưng nếu luật súng thay đổi, điều này có thể tăng lên đáng kể.

4. Tiền học phí và chi phí giáo dục đại học sẽ tăng cao

- Hiện tại ở Canada: Học phí đại học tại Canada được trợ cấp bởi chính phủ, giúp sinh viên chỉ phải trả một phần nhỏ so với Mỹ.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Học phí đại học sẽ tăng cao: Sinh viên Canada có thể phải trả hàng chục ngàn đô mỗi năm, giống như sinh viên Mỹ hiện tại. Khoản vay sinh viên trở thành gánh nặng: Nợ sinh viên, một vấn đề phổ biến ở Mỹ, sẽ trở thành gánh nặng tài chính lớn cho các gia đình Canada.
5. Án tử hình ở Canada:
- Án tử hình đã chính thức bị bãi bỏ trong hệ thống pháp luật Canada từ năm 1976.
- Mỹ: Vẫn áp dụng án tử hình ở 27/50 tiểu bang. Phương pháp hành hình phổ biến: Tiêm thuốc độc, treo cổ, hoặc ghế điện.

6. Phá thai

- Canada: Phá thai được hợp pháp hoàn toàn ở Canada từ năm 1988, sau khi Tòa án Tối cao phán quyết rằng luật cấm phá thai vi phạm quyền tự do cá nhân trong Hiến chương Quyền và Tự do Canada. Người dân không phải trả phí trực tiếp cho phá thai tại các bệnh viện hoặc phòng khám công.
- Mỹ: Phá thai không được bảo vệ liên bang từ tháng 6 năm 2022 sau khi Tòa án Tối cao Mỹ lật lại phán quyết Roe v. Wade (1973) trong vụ kiện Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization. Hiện nay, phá thai được quyết định bởi từng tiểu bang: Một số bang: Hợp pháp và tiếp tục bảo vệ quyền phá thai (ví dụ: California, New York). Nhiều bang khác: Hạn chế hoặc cấm phá thai hoàn toàn (ví dụ: Texas, Alabama). Không có trợ cấp liên bang cho phá thai. Ở các bang cho phép, người dân phải tự trả tiền hoặc dùng bảo hiểm tư nhân.

7. Trợ tử (Euthanasia)

- Canada: Hợp pháp từ năm 2016 với tên gọi Medical Assistance in Dying (MAiD) – Hỗ trợ y tế để chết.
- Mỹ: Không hợp pháp ở cấp liên bang. Hiện chỉ có 10 tiểu bang (bao gồm Oregon, Washington, California, Colorado, Vermont, và Hawaii) cùng Quận Columbia (Washington D.C.) cho phép trợ tử theo luật Death with Dignity (Chết với nhân phẩm).

1736539434844.png
 

winner88

Đi bộ
Biển số
OF-744448
Ngày cấp bằng
28/9/20
Số km
6
Động cơ
60,542 Mã lực
Tuổi
36
ông Trump chắc nói mõm thôi anh ơi. Việc sát nhập vậy e thấy ko khả thi lắm. Mà a có vote cho sát nhập ko ?
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
ông Trump chắc nói mõm thôi anh ơi. Việc sát nhập vậy e thấy ko khả thi lắm. Mà a có vote cho sát nhập ko ?
Dạ, em là mợ, không phải là anh đâu.

Đương nhiên là em vẫn yêu Cà ná điên của em rồi.

Em đưa bài đó để chia sẻ thêm chút thông tin về sự khác nhau của hai đất nước thôi.

Tặng các cụ hai đồ vật không thể thiếu ở cửa vào trường em, cái xẻng để xúc tuyết và cái thùng đựng muối rải cho tan tuyết.


20250110_071302.jpg
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
3,377
Động cơ
708,924 Mã lực
Tuổi
23
Em copy một bài trên Facebook để các cụ tham khảo thêm về gợi ý của Trump.

Nếu Canada trở thành tiểu bang 51 của Hoa Kỳ?

Tổng thống Donald Trump nêu ý tưởng sát nhập Canada thành tiểu bang 51 của Hoa Kỳ.

I. Trong lịch sử Hoa Kỳ, nhiều vùng đất đã được mua lại, sát nhập hoặc giành được qua các thỏa thuận quốc tế, chiến tranh, và ngoại giao. Dưới đây là danh sách các tiểu bang nổi bật được hình thành thông qua quá trình này:

1. Louisiana Purchase (1803)
- Mua từ: Pháp.
- Giá: 15 triệu USD.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của 15 tiểu bang ngày nay, bao gồm: Louisiana, Arkansas, Missouri, Iowa, Minnesota (phía Tây sông Mississippi), North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma, Montana, Wyoming, Colorado (phía Đông), và New Mexico (phía Đông Bắc).

2. Florida (1819)

- Mua từ: Tây Ban Nha.
- Giá: 5 triệu USD (qua hiệp định Adams-Onís).
- Hình thành tiểu bang: Florida (1845).

3. Texas Annexation (1845)
- Sát nhập từ: Cộng hòa Texas (một quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Mexico năm 1836).
- Hình thành tiểu bang: Texas (1845).

4. Oregon Country (1846)

- Thỏa thuận với: Anh.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của các tiểu bang ngày nay:Oregon, Washington, Idaho, Montana (phía Tây), và Wyoming (phía Tây).

5. Mexican Cession (1848)

- Đạt được qua: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo sau Chiến tranh Mỹ-Mexico.
- Giá: 15 triệu USD.
- Lãnh thổ: Toàn bộ hoặc một phần của các tiểu bang ngày nay: California, Nevada, Utah, Arizona, Colorado, New Mexico, và Wyoming (phía Tây).

6. Gadsden Purchase (1854)

- Mua từ: Mexico.
- Giá: 10 triệu USD.
- Lãnh thổ: Một phần của các tiểu bang ngày nay: Arizona và New Mexico (phía Nam).

7. Alaska Purchase (1867)

- Mua từ: Nga.
- Giá: 7.2 triệu USD.
- Hình thành tiểu bang: Alaska (1959).

8. Hawaii Annexation (1898)

- Sát nhập từ: Vương quốc Hawaii (bị lật đổ năm 1893, trở thành Cộng hòa Hawaii).
- Hình thành tiểu bang: Hawaii (1959).

9. Puerto Rico và Guam (1898)

- Đạt được qua: Hiệp ước Paris sau Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha.
- Tình trạng hiện tại:
- Puerto Rico: Lãnh thổ chưa hợp nhất (có thể trở thành tiểu bang trong tương lai).
- Guam: Lãnh thổ chưa hợp nhất.

10. Virgin Islands (1917)

- Mua từ: Đan Mạch.
- Giá: 25 triệu USD.
- Lãnh thổ hiện tại: Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.
Tổng diện tích các vùng đã sáp nhập hoặc mua lại chiếm khoảng 80,77% tổng diện tích đất của Hoa Kỳ ngày nay.

II. Các ý tưởng sáp nhập Canada trong lịch sử:
Canada từng là một mục tiêu tiềm năng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh 1812. Tuy nhiên, nỗ lực này thất bại, và kể từ đó, Hoa Kỳ chủ yếu duy trì quan hệ ngoại giao với Canada thay vì sáp nhập.

III. Nếu giả sử Canada trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, cuộc sống của một người Canada bình thường sẽ có những thay đổi đáng kể. Dưới đây là 7 điều có thể thay đổi căn bản:

1. Bảo hiểm y tế sẽ trở thành gánh nặng tài chính
- Hiện tại ở Canada: Hệ thống chăm sóc sức khỏe công (universal healthcare) được tài trợ thông qua thuế, mang lại các dịch vụ y tế miễn phí hoặc chi phí thấp cho người dân.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Hệ thống y tế của Mỹ chủ yếu dựa vào bảo hiểm y tế tư nhân, và người dân phải tự chi trả phí bảo hiểm hàng tháng hoặc trả tiền khi sử dụng dịch vụ y tế. Gánh nặng tài chính: Các gia đình có thể phải chi trả hàng ngàn đô mỗi năm cho bảo hiểm. Bất bình đẳng y tế: Những người thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế.

2. Thay đổi hệ thống thuế và phúc lợi
- Hiện tại ở Canada: Hệ thống thuế của Canada tương đối cao nhưng cung cấp nhiều phúc lợi công như giáo dục đại học giá rẻ, hỗ trợ thất nghiệp, và hưu trí.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Người Canada sẽ phải chịu hệ thống thuế của Mỹ, nơi: Thuế thu nhập cá nhân thấp hơn, nhưng đổi lại ít phúc lợi xã hội hơn. Bất bình đẳng kinh tế cao hơn: Lớp trung lưu và thu nhập thấp có thể phải đối mặt với ít hỗ trợ tài chính hơn trong các trường hợp thất nghiệp hoặc khẩn cấp.

3. Quyền sở hữu súng sẽ gia tăng

- Hiện tại ở Canada: Quyền sở hữu súng được kiểm soát chặt chẽ với các quy định nghiêm ngặt.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Luật súng sẽ được nới lỏng: Tiểu bang Canada sẽ phải tuân theo tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ, bảo đảm quyền sở hữu súng. Gia tăng bạo lực súng đạn: Canada hiện có tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp hơn Mỹ, nhưng nếu luật súng thay đổi, điều này có thể tăng lên đáng kể.

4. Tiền học phí và chi phí giáo dục đại học sẽ tăng cao

- Hiện tại ở Canada: Học phí đại học tại Canada được trợ cấp bởi chính phủ, giúp sinh viên chỉ phải trả một phần nhỏ so với Mỹ.
- Nếu trở thành tiểu bang Mỹ: Học phí đại học sẽ tăng cao: Sinh viên Canada có thể phải trả hàng chục ngàn đô mỗi năm, giống như sinh viên Mỹ hiện tại. Khoản vay sinh viên trở thành gánh nặng: Nợ sinh viên, một vấn đề phổ biến ở Mỹ, sẽ trở thành gánh nặng tài chính lớn cho các gia đình Canada.
5. Án tử hình ở Canada:
- Án tử hình đã chính thức bị bãi bỏ trong hệ thống pháp luật Canada từ năm 1976.
- Mỹ: Vẫn áp dụng án tử hình ở 27/50 tiểu bang. Phương pháp hành hình phổ biến: Tiêm thuốc độc, treo cổ, hoặc ghế điện.

6. Phá thai

- Canada: Phá thai được hợp pháp hoàn toàn ở Canada từ năm 1988, sau khi Tòa án Tối cao phán quyết rằng luật cấm phá thai vi phạm quyền tự do cá nhân trong Hiến chương Quyền và Tự do Canada. Người dân không phải trả phí trực tiếp cho phá thai tại các bệnh viện hoặc phòng khám công.
- Mỹ: Phá thai không được bảo vệ liên bang từ tháng 6 năm 2022 sau khi Tòa án Tối cao Mỹ lật lại phán quyết Roe v. Wade (1973) trong vụ kiện Dobbs v. Jackson Women’s Health Organization. Hiện nay, phá thai được quyết định bởi từng tiểu bang: Một số bang: Hợp pháp và tiếp tục bảo vệ quyền phá thai (ví dụ: California, New York). Nhiều bang khác: Hạn chế hoặc cấm phá thai hoàn toàn (ví dụ: Texas, Alabama). Không có trợ cấp liên bang cho phá thai. Ở các bang cho phép, người dân phải tự trả tiền hoặc dùng bảo hiểm tư nhân.

7. Trợ tử (Euthanasia)

- Canada: Hợp pháp từ năm 2016 với tên gọi Medical Assistance in Dying (MAiD) – Hỗ trợ y tế để chết.
- Mỹ: Không hợp pháp ở cấp liên bang. Hiện chỉ có 10 tiểu bang (bao gồm Oregon, Washington, California, Colorado, Vermont, và Hawaii) cùng Quận Columbia (Washington D.C.) cho phép trợ tử theo luật Death with Dignity (Chết với nhân phẩm).

View attachment 8927401
Cảm ơn cô giáo.
Giờ tôi mới biết là, Trợ giúp tự sát cũng được công nhận ở Canada và nhiều bang ở US.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
20250109_144842.jpg


Tuyết khi đã bị xe cộ và người chà đạp.
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Ở Quebec nói riêng và ở Canada nói chung thì, cái gì có thể thiếu chứ tuyết thì miễn phí, luôn có ạ.

1736794803940.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Từ đầu tháng 1 đến giờ là rơi cứ lai rai, giờ cũng đang ṛơi kìa.

1736794854051.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Tuyết này ngậm nhiều nước nên dính lắm, bám vào cây tạo nên những khung cảnh thú vị.

1736794899916.png
 

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Hàng thông xanh trên núi cũng hóa trắng miên man.

1736795354940.png
 
  • Vodka
Reactions: rfs

huedonganh

Xe điện
Biển số
OF-347468
Ngày cấp bằng
20/12/14
Số km
3,408
Động cơ
379,234 Mã lực
Nơi ở
Laval
Nắng rực rỡ kết hợp với tuyết trắng là khung cảnh cực đẹp.

1736795397153.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top