[Funland] Cuộc sống ở Perth - Tây Úc

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,761
Động cơ
119,213 Mã lực
Cụ chưa biết ko có nghĩ là ko có.
Cũng giống như nhiều người kể cả ở Úc 50 năm cũng chưa chắc biết đến bây giờ vẫn có vượt biên vào Úc mặc dù cực kỳ khó và nguy hiểm, hoặc có 2 con gái đại gia Việt Nam sang du học ở Sydney, bố mua luôn cho căn penhouse giữa CBD để ở cho tiện. hoặc chuyện các cô gái làm nghề xxx sang Úc còn dễ ở lại hơn học tiến sỹ.
Cụ thông thạo mảng đen ở bên đấy nhỉ 😬 em hóng thôi chứ ko biết gì cả 😀 ước mơ của em sau này cho F1 sang đó nên vô hóng hớt .
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,028
Động cơ
496,164 Mã lực
Nơi ở
around the world
Cụ thông thạo mảng đen ở bên đấy nhỉ 😬 em hóng thôi chứ ko biết gì cả 😀 ước mơ của em sau này cho F1 sang đó nên vô hóng hớt .
Nó là trải nghiệm và kiến thức xã hội thôi cụ, kể cả ở Việt Nam cũng đầy cái mà phần lớn dân số Việt Nam từ lúc sinh ra đến lúc chết đi có khi cũng ko biết đến.
Cụ cứ cho nó học đại học, tiếng anh tốt, chịu khó chăm chỉ, có ý chí quyết tâm, tự lập, khát khao thành công thì ở đâu cũng sẽ sống được thôi.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,544
Động cơ
232,822 Mã lực
Tuổi
48
Hôm nay mới có thông báo sẽ tuyển thêm cảnh sát từ Anh và Ireland sang. Tiếng Anh giọng Ireland lại hay nữa nên em cũng mong sớm được thổi cồn nữa.
Mợ cẩn thận đấy.. hội cỏ ba lá Irish này nổi tiếng cục tính lắm đó :D .
 
  • Vodka
Reactions: Ute

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,676
Động cơ
114,623 Mã lực
Ở Úc mà lại như này thì cụ phải là người Úc mấy đời rồi còn gì, lấy đâu mà quyến luyến VN nữa
Không đến nỗi đâu cụ, nhiều người sang 10 năm đủ hết bố mẹ anh chị em bên đấy rồi :)
Dân lao động với học sinh du học mà không lấy PR được bằng skill thì chỉ có cưới giả hoặc cưới thật, còn chả có đường nào khác. Cưới giả bây giờ cũng 150-160K, cũng khá rẻ so với dạng business rồi. Nhiều bạn bên này học cả chục năm nay rồi vẫn chưa được PR, chạy visa suốt ngày rất mệt mỏi.
Kiểu nào chả có, chiến dịch "stop the boat" mới cách đây 10 năm chứ mấy, đỡ nhiều nhưng sao hết được. Kết hôn mà 160k là cụ không tìm được chỗ, cứ vào dịch vụ cho bọn nó làm giàu thôi :D Còn nhiều cách khác nữa, tóm lại gặp dân lao động (hoặc mấy vp tư vấn VN) sẽ biết nhiều chiêu lắm. Cả 188 không phải ai cũng trung thực 100% 😄 Nhưng giờ người trung thực 100% chắc nhiều hơn :)

Cụ chưa biết ko có nghĩ là ko có.

Cũng giống như nhiều người kể cả ở Úc 50 năm cũng chưa chắc biết đến bây giờ vẫn có vượt biên vào Úc mặc dù cực kỳ khó và nguy hiểm, hoặc có 2 con gái đại gia Việt Nam sang du học ở Sydney, bố mua luôn cho căn penhouse giữa CBD để ở cho tiện. hoặc chuyện các cô gái làm nghề xxx sang Úc còn dễ ở lại hơn học tiến sỹ.
Cụ excited kể chuyện người giàu thế, penthouse có gì là ghê gớm đâu :P
 

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,761
Động cơ
119,213 Mã lực
Nó là trải nghiệm và kiến thức xã hội thôi cụ, kể cả ở Việt Nam cũng đầy cái mà phần lớn dân số Việt Nam từ lúc sinh ra đến lúc chết đi có khi cũng ko biết đến.
Cụ cứ cho nó học đại học, tiếng anh tốt, chịu khó chăm chỉ, có ý chí quyết tâm, tự lập, khát khao thành công thì ở đâu cũng sẽ sống được thôi.
Sống thì đâu cũng sống được em thì xác định già về quê sống 😂 nhưng quan điểm và ước mơ của em là muốn các cháu được bay nhẩy được đến những nước được coi là văn minh để sinh sống học tập 😀 mọi sự tuỳ duyên số và tính cách của các cháu vậy 😃
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,028
Động cơ
496,164 Mã lực
Nơi ở
around the world
Sống thì đâu cũng sống được em thì xác định già về quê sống 😂 nhưng quan điểm và ước mơ của em là muốn các cháu được bay nhẩy được đến những nước được coi là văn minh để sinh sống học tập 😀 mọi sự tuỳ duyên số và tính cách của các cháu vậy 😃
Đúng đó cụ, có những cháu bố mẹ phấn đấu gửi gắm bao nhiêu hi vọng mà sang nước ngoài được đôi tháng xin nghỉ ốm về Việt Nam xong nhất quyết ko sang nữa, bỏ lại tất cả. Cho nên cái gì cũng ko có công thức chung đâu cụ. Bây giờ đi đơn giản con đường chính ngạch nhất là visa working holiday 462 đấy cụ, trước năm 2017 chỉ bọn Châu âu với mấy nước Châu Á phát triển như Nhật, Hàn mới được cấp visa này, ko ngờ đến 2017 Úc nó cấp cho cả Việt Nam và số lượng visa còn tăng lên 10 lần sau vài năm. Cơ hội đổi đời của cực kỳ nhiều thanh niên Việt Nam có khát vọng.
Chứ như ông anh bạn em vừa rồi bỏ 5tr đô Úc làm visa 188c mà gần như ko khả thi, đành tìm cách đi nước khác rồi. Còn ông bạn khác hí hửng đầu năm nhận được thông báo chuẩn bị nộp hồ sơ 188b mà mới nhắn là ko ổn, đang xoay qua tìm cách cho con đi học cấp 1 rồi mẹ đi theo nuôi, bố tìm cách đường vòng khác. Trong khi đầy người đi con đường bò thì sau vài năm chịu khó cũng có Pr rồi, thế mới bảo sang bọn Tây cơ hội nó chia đều, cào bằng nhiều thứ, dân mình sang cứ giữ nguyên tư duy như ở Việt Nam thì khó sống lắm.
 

Vô đề

Xe máy
Biển số
OF-825705
Ngày cấp bằng
1/2/23
Số km
58
Động cơ
500 Mã lực
Đúng đó cụ, có những cháu bố mẹ phấn đấu gửi gắm bao nhiêu hi vọng mà sang nước ngoài được đôi tháng xin nghỉ ốm về Việt Nam xong nhất quyết ko sang nữa, bỏ lại tất cả. Cho nên cái gì cũng ko có công thức chung đâu cụ. Bây giờ đi đơn giản con đường chính ngạch nhất là visa working holiday 462 đấy cụ, trước năm 2017 chỉ bọn Châu âu với mấy nước Châu Á phát triển như Nhật, Hàn mới được cấp visa này, ko ngờ đến 2017 Úc nó cấp cho cả Việt Nam và số lượng visa còn tăng lên 10 lần sau vài năm. Cơ hội đổi đời của cực kỳ nhiều thanh niên Việt Nam có khát vọng.
Chứ như ông anh bạn em vừa rồi bỏ 5tr đô Úc làm visa 188c mà gần như ko khả thi, đành tìm cách đi nước khác rồi. Còn ông bạn khác hí hửng đầu năm nhận được thông báo chuẩn bị nộp hồ sơ 188b mà mới nhắn là ko ổn, đang xoay qua tìm cách cho con đi học cấp 1 rồi mẹ đi theo nuôi, bố tìm cách đường vòng khác. Trong khi đầy người đi con đường bò thì sau vài năm chịu khó cũng có Pr rồi, thế mới bảo sang bọn Tây cơ hội nó chia đều, cào bằng nhiều thứ, dân mình sang cứ giữ nguyên tư duy như ở Việt Nam thì khó sống lắm.
Em tìm hiểu qua thấy 188C có vẻ nhanh nhất (đủ tiền + điểm không cần phải trên 65), vậy mà bạn cụ không đạt, nếu được cụ có thể chia sẻ qua không.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,028
Động cơ
496,164 Mã lực
Nơi ở
around the world
Em tìm hiểu qua thấy 188C có vẻ nhanh nhất (đủ tiền + điểm không cần phải trên 65), vậy mà bạn cụ không đạt, nếu được cụ có thể chia sẻ qua không.
Bọn Úc nó thay đổi chính sách sau Covid đó cụ, bọn Úc lợn này chính trị cũng thay đổi như thay áo ấy mà. Giờ visa đầu tư, visa bảo lãnh bố mẹ nó ko ưu tiên, nó đang ưu tiên skilled visa, working visa, student visa.
Cái visa con có quốc tịch nộp tiền để bão lãnh bố mẹ sang giờ nó treo cho hàng chục năm, đợi cho đến hết đời chưa chắc đã có.
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Em chốt nốt bài hôm nay bằng việc giới thiệu địa điểm mua sắm tuyệt vời cho các mợ sang bên em du lịch: Op shop (các bác ở đây xin đừng cười em ☺).

Hãy đi op shop các mợ ạ, op shop là viết tắt của opportunity shop, là cửa hàng bán đồ cũ, đồ quyên góp của người dân hoặc đồ thanh lý hết mùa của các shop hoặc nhãn hàng chính thống khác. Ko giống như đa số cửa hàng bán đồ si-đa ở mình, op shop bên em to gần bằng một tầng siêu thị, bán đầy đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, đồ trang trí nhà cửa, đồ điện tử, sách, đĩa, nồi niêu xoong chảo, bát đĩa, nội thất, tranh ảnh đầy đủ cả. Quần áo cũng được phân loại theo size hoặc theo màu, treo lên cẩn thận. Người Úc cũng tin rằng sử dụng đồ cũ là góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế mua mới sẽ giảm được lượng xả thải. Lợi nhuận của các op shop phần lớn sẽ dùng để hỗ trợ người nghèo nên quyên góp và mua đồ tại các op shop cũng là một cách giúp đỡ cộng đồng. Còn em thì chủ yếu đi op shop vì thói quen đổi $1 sang 16 nghìn quen rồi ko bỏ được. Hồi em mới sang, chồng em đưa đi mua đồ, từ K-mart (ko phải Korean Mart như ở mình mà K-mart là nhà phân phối bán hàng phân khúc bình dân), Target, đến Myer, David Jones là hai nhà phân phối bán lẻ hàng từ trung đến cao cấp em đều quy đổi ra tiền đồng rồi cứ xuýt xoa mãi nên khi biết đến op shop thì chân ái của đời em đã đến. Ngoại trừ giày dép, 90% quần áo của em với con em là hàng op shop. 1 chiếc váy ở Myer $230, em tìm được cái tương tự $10. Nếu chịu khó tìm, nhiều hàng mới còn nguyên tag cũng có. Nhà em có một bộ sưu tập đủ loại lọ hoa với cốc uống trà in nhiều hình rất độc đáo em mua 100% op shop với giá từ $1-$8, và bộ sưu tập tranh. Cuối tuần nào rảnh là em lại tót đi op shop.

Dưới đây là hình em lấy trên hội op shops trên Facebook. Các mợ sang em cứ thấy cửa hàng nào đề Good Sammy, Vinnies, Salvos, Paraquad thì vào. Đảm bảo các mợ sẽ thích.

02CA44E2-9EFA-4372-A40F-3BB42103199B.jpeg
1D38F636-0BF8-420A-B672-8F9B3F714C23.jpeg
EA0978EF-22D2-4DE7-8D67-F7E10C8049E1.jpeg
4456CFEA-E2D8-476F-BE35-774F2168C65C.jpeg
535C0272-4BA0-4FBB-AC7A-8D0A2FD1FD81.jpeg
FE3086E7-611E-4F6E-A68B-48607E1787E5.jpeg
586DCB2E-E983-4425-92BD-144A5C8EF6E5.jpeg
694B4FFB-27AE-4F8A-9B3B-04BDE4D067A3.jpeg
C20E1F7C-6B87-4ABD-9730-7FC7B452D41A.jpeg
AC833A71-80F6-41E3-B49D-96A49345A2D7.jpeg
0DA0E521-8FAD-48F6-B8C7-AA60DCFD417C.jpeg
2DAD2F75-771F-40E0-9A0F-1094F2531D78.jpeg
B915F219-9C8F-4CA7-A991-5513D9A2B158.jpeg
BADB2B7C-F22A-4EA1-972F-60A93E067BFD.jpeg
A43D098E-C079-4F0A-AAB4-EC6410DD3CE8.jpeg
7F9F7881-FA06-4D9F-90C3-D337B25426E4.jpeg


482D8E9F-72E4-45F0-A572-CF1428B8E061.jpeg
05BAC230-25AB-4A28-855E-3C037D146013.jpeg


5FCF72B5-54E0-45CD-B6E3-2A2259B59B3A.jpeg
FF278B63-634B-47D8-A808-114AC3BDF9BD.jpeg
 

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,101
Động cơ
330,286 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Em chốt nốt bài hôm nay bằng việc giới thiệu địa điểm mua sắm tuyệt vời cho các mợ sang bên em du lịch: Op shop (các bác ở đây xin đừng cười em ☺).

Hãy đi op shop các mợ ạ, op shop là viết tắt của opportunity shop, là cửa hàng bán đồ cũ, đồ quyên góp của người dân hoặc đồ thanh lý hết mùa của các shop hoặc nhãn hàng chính thống khác. Ko giống như đa số cửa hàng bán đồ si-đa ở mình, op shop bên em to gần bằng một tầng siêu thị, bán đầy đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, đồ trang trí nhà cửa, đồ điện tử, sách, đĩa, nồi niêu xoong chảo, bát đĩa, nội thất, tranh ảnh đầy đủ cả. Quần áo cũng được phân loại theo size hoặc theo màu, treo lên cẩn thận. Người Úc cũng tin rằng sử dụng đồ cũ là góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế mua mới sẽ giảm được lượng xả thải. Lợi nhuận của các op shop phần lớn sẽ dùng để hỗ trợ người nghèo nên quyên góp và mua đồ tại các op shop cũng là một cách giúp đỡ cộng đồng. Còn em thì chủ yếu đi op shop vì thói quen đổi $1 sang 16 nghìn quen rồi ko bỏ được. Hồi em mới sang, chồng em đưa đi mua đồ, từ K-mart (ko phải Korean Mart như ở mình mà K-mart là nhà phân phối bán hàng phân khúc bình dân), Target, đến Myer, David Jones là hai nhà phân phối bán lẻ hàng từ trung đến cao cấp em đều quy đổi ra tiền đồng rồi cứ xuýt xoa mãi nên khi biết đến op shop thì chân ái của đời em đã đến. Ngoại trừ giày dép, 90% quần áo của em với con em là hàng op shop. 1 chiếc váy ở Myer $230, em tìm được cái tương tự $10. Nếu chịu khó tìm, nhiều hàng mới còn nguyên tag cũng có. Nhà em có một bộ sưu tập đủ loại lọ hoa với cốc uống trà in nhiều hình rất độc đáo em mua 100% op shop với giá từ $1-$8, và bộ sưu tập tranh. Cuối tuần nào rảnh là em lại tót đi op shop.

Dưới đây là hình em lấy trên hội op shops trên Facebook. Các mợ sang em cứ thấy cửa hàng nào đề Good Sammy, Vinnies, Salvos, Paraquad thì vào. Đảm bảo các mợ sẽ thích.

02CA44E2-9EFA-4372-A40F-3BB42103199B.jpeg
1D38F636-0BF8-420A-B672-8F9B3F714C23.jpeg
EA0978EF-22D2-4DE7-8D67-F7E10C8049E1.jpeg
4456CFEA-E2D8-476F-BE35-774F2168C65C.jpeg
535C0272-4BA0-4FBB-AC7A-8D0A2FD1FD81.jpeg
FE3086E7-611E-4F6E-A68B-48607E1787E5.jpeg
586DCB2E-E983-4425-92BD-144A5C8EF6E5.jpeg
694B4FFB-27AE-4F8A-9B3B-04BDE4D067A3.jpeg
C20E1F7C-6B87-4ABD-9730-7FC7B452D41A.jpeg
AC833A71-80F6-41E3-B49D-96A49345A2D7.jpeg
0DA0E521-8FAD-48F6-B8C7-AA60DCFD417C.jpeg
2DAD2F75-771F-40E0-9A0F-1094F2531D78.jpeg
B915F219-9C8F-4CA7-A991-5513D9A2B158.jpeg
BADB2B7C-F22A-4EA1-972F-60A93E067BFD.jpeg
A43D098E-C079-4F0A-AAB4-EC6410DD3CE8.jpeg
7F9F7881-FA06-4D9F-90C3-D337B25426E4.jpeg


482D8E9F-72E4-45F0-A572-CF1428B8E061.jpeg
05BAC230-25AB-4A28-855E-3C037D146013.jpeg


5FCF72B5-54E0-45CD-B6E3-2A2259B59B3A.jpeg
FF278B63-634B-47D8-A808-114AC3BDF9BD.jpeg
Mô hình này hay quá mợ, ở Việt Nam Chưa có, mặt bằng khoảng 5000m là làm được
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
836
Động cơ
282,963 Mã lực
Chồng em biết chứ. Hồi em sang đây lần đầu, lúc hai đứa còn chưa cưới nhau, đi order đồ ăn, bạn đứng quầy mắt xanh lá cây đẹp ko tả được, em đứng hình một lúc, lấy đồ ăn xong đi ra vồ lấy chồng thốt lên, anh có nhìn thấy mắt nó xanh lá cây ko, ối dồi ôi đẹp thế. May sao úp sọt được nên chồng em cũng lấy cho, ko giờ em chắc cũng ế đến già.

Trai đẹp mình mê là bình thường. Em nghĩ mợ cũng mê giống em. Mỗi tội em kém mợ là mê trai có phần lộ liễu thôi ☺
Mắt xanh lá khéo nó đeo lense. :D

Nhưng đúng là mắt tụi Tây nhiều đứa màu đẹp thật, tôi cũng hai lần đứng hình rồi. Một lần là một em da trắng có đôi mắt màu rất khó tả, hơi xám, hơi ghi, mà nhìn kỹ lại hơi ánh blue rất nhạt. Còn lần khác là một em Latino có đôi mắt xanh nước biển tuyệt đẹp, nhìn mấy giây mà cảm giác như chết chìm trong đó.
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,054
Động cơ
480,908 Mã lực
Quanh năm 2018 gì đó ở biển Brighton Le Sands cá mập nó còn chui qua cả lưới chống cá mập, may mà nó chưa kịp cắn ai thì dân nhìn thấy ko thì có người toi là chắc. Đến tối chính quyền kéo lưới lên thấy có lỗ thủng từ bao giờ. Hết hồn với cá mập Úc, nước biển thì lạnh như nước đá, 1 năm được vài ngày nước ấm tắm được còn đâu thò chân xuống là đóng băng rồi.
Trong khu vực chăng lưới sưởi ấm nước biển mà tắm chứ, Úc thiếu gì than đá.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,028
Động cơ
496,164 Mã lực
Nơi ở
around the world
Ở Úc nếu nói đúng là hi sinh đời bố củng cố đời con thì trường hợp này có vẻ sát nghĩa nhất:
- Bố mẹ sang Úc đi làm, đi học,.... sau đó sinh con trên đất Úc rồi nuôi con trên đất Úc đến 10 tuổi với điều kiện bố mẹ phải ở tại Úc trong suốt thời gian đó với visa hợp pháp, đi làm đóng thuế,... thì vào sinh nhật 10 tuổi đứa bé sẽ được nhận Quốc tịch Úc, tuy nhiên phải đến 18 tuổi đứa bé mới được quyền bảo lãnh bố mẹ trong khi visa bảo lãnh bố mẹ càng ngày càng khó. Tức là bố mẹ sẽ hi sinh ít nhất là 10 năm để mang lại cơ hội thành công dân Úc cho con mình, còn bố mẹ thì ko chắc chắn sẽ có PR. Trường hợp này em đã thấy 1 gia đình Nam Mỹ thành công nhưng Việt Nam thì em chưa biết có gia đình nào thành công hay ko.
Ở Úc chế độ chăm sóc trẻ em và bà bầu cực kỳ tốt, ko phân biệt bố mẹ là công dân, thường trú nhân hay sinh viên. Khi sinh xong thông tin em bé sẽ được gửi về địa phương nơi ở, sau đó sẽ có người của chính quyền đến kiểm tra em bé miễn phí, rồi các trung tâm chăm sóc trẻ em cũng đặt lịch kiểm tra miễn phí, mẹ em bé sau sinh được quan tâm đặc biệt, thậm chí chính quyền sẵn sàng làm 1 tài khoản riêng bí mật cho bà mẹ để gửi tiền hỗ trợ vào đó ko cho bố biết, đi đâu có em bé đi cùng sẽ luôn được nhường, ví dụ vào chỗ đỗ xe mà kể cả các xe khác xếp hàng trước đó đợi đến lượt nhưng mình bảo là tôi có trẻ sơ sinh đi cùng là tây hay ta đều nhường ngay.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,028
Động cơ
496,164 Mã lực
Nơi ở
around the world
Trong khu vực chăng lưới sưởi ấm nước biển mà tắm chứ, Úc thiếu gì than đá.
Mình thấy lạnh chứ bọn dân địa phương nó có thấy lạnh đâu cụ.
Vào mùa hẻ, có những hôm trời nóng đến gần 40 độ, trên nắng vỡ đầu, nhưng thò chân xuống nước biển lạnh như nước đá, mà bọn tây nó bế trẻ con tầm quanh đôi 3 tháng nhúng xuống nước biển như giặt quần áo.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,294
Động cơ
689,159 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chốt nốt bài hôm nay bằng việc giới thiệu địa điểm mua sắm tuyệt vời cho các mợ sang bên em du lịch: Op shop (các bác ở đây xin đừng cười em ☺).

Hãy đi op shop các mợ ạ, op shop là viết tắt của opportunity shop, là cửa hàng bán đồ cũ, đồ quyên góp của người dân hoặc đồ thanh lý hết mùa của các shop hoặc nhãn hàng chính thống khác. Ko giống như đa số cửa hàng bán đồ si-đa ở mình, op shop bên em to gần bằng một tầng siêu thị, bán đầy đủ các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, đồ trang trí nhà cửa, đồ điện tử, sách, đĩa, nồi niêu xoong chảo, bát đĩa, nội thất, tranh ảnh đầy đủ cả. Quần áo cũng được phân loại theo size hoặc theo màu, treo lên cẩn thận. Người Úc cũng tin rằng sử dụng đồ cũ là góp phần bảo vệ môi trường vì hạn chế mua mới sẽ giảm được lượng xả thải. Lợi nhuận của các op shop phần lớn sẽ dùng để hỗ trợ người nghèo nên quyên góp và mua đồ tại các op shop cũng là một cách giúp đỡ cộng đồng. Còn em thì chủ yếu đi op shop vì thói quen đổi $1 sang 16 nghìn quen rồi ko bỏ được. Hồi em mới sang, chồng em đưa đi mua đồ, từ K-mart (ko phải Korean Mart như ở mình mà K-mart là nhà phân phối bán hàng phân khúc bình dân), Target, đến Myer, David Jones là hai nhà phân phối bán lẻ hàng từ trung đến cao cấp em đều quy đổi ra tiền đồng rồi cứ xuýt xoa mãi nên khi biết đến op shop thì chân ái của đời em đã đến. Ngoại trừ giày dép, 90% quần áo của em với con em là hàng op shop. 1 chiếc váy ở Myer $230, em tìm được cái tương tự $10. Nếu chịu khó tìm, nhiều hàng mới còn nguyên tag cũng có. Nhà em có một bộ sưu tập đủ loại lọ hoa với cốc uống trà in nhiều hình rất độc đáo em mua 100% op shop với giá từ $1-$8, và bộ sưu tập tranh. Cuối tuần nào rảnh là em lại tót đi op shop.

Dưới đây là hình em lấy trên hội op shops trên Facebook. Các mợ sang em cứ thấy cửa hàng nào đề Good Sammy, Vinnies, Salvos, Paraquad thì vào. Đảm bảo các mợ sẽ thích.

02CA44E2-9EFA-4372-A40F-3BB42103199B.jpeg
1D38F636-0BF8-420A-B672-8F9B3F714C23.jpeg
EA0978EF-22D2-4DE7-8D67-F7E10C8049E1.jpeg
4456CFEA-E2D8-476F-BE35-774F2168C65C.jpeg
535C0272-4BA0-4FBB-AC7A-8D0A2FD1FD81.jpeg
FE3086E7-611E-4F6E-A68B-48607E1787E5.jpeg
586DCB2E-E983-4425-92BD-144A5C8EF6E5.jpeg
694B4FFB-27AE-4F8A-9B3B-04BDE4D067A3.jpeg
C20E1F7C-6B87-4ABD-9730-7FC7B452D41A.jpeg
AC833A71-80F6-41E3-B49D-96A49345A2D7.jpeg
0DA0E521-8FAD-48F6-B8C7-AA60DCFD417C.jpeg
2DAD2F75-771F-40E0-9A0F-1094F2531D78.jpeg
B915F219-9C8F-4CA7-A991-5513D9A2B158.jpeg
BADB2B7C-F22A-4EA1-972F-60A93E067BFD.jpeg
A43D098E-C079-4F0A-AAB4-EC6410DD3CE8.jpeg
7F9F7881-FA06-4D9F-90C3-D337B25426E4.jpeg


482D8E9F-72E4-45F0-A572-CF1428B8E061.jpeg
05BAC230-25AB-4A28-855E-3C037D146013.jpeg


5FCF72B5-54E0-45CD-B6E3-2A2259B59B3A.jpeg
FF278B63-634B-47D8-A808-114AC3BDF9BD.jpeg
Giá tiền sách cũ bên đó như thế nào ạ mợ?
 

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,761
Động cơ
119,213 Mã lực
Các cụ mợ cho xin ít hình ảnh thực tế tự chụp hàng ngày đi 😀
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,315
Động cơ
589,859 Mã lực
Năm nay cty em có kế hoạch cho đi Perth giao lưu đối tác và tham quan khu trồng nấm Truffles. Nếu e đc đi thì em liên hệ cụ chủ thớt hẹn cốc cafe bên đó nhé.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
796
Động cơ
292,738 Mã lực
Nay em viết tiếp về các cơ quan nhà nước ở Úc. Ở các thành phố khác em ko rõ, ở Perth, em có ấn tượng họ mới gần hơn với định nghĩa “là công bộc của dân”.

Khi em mới được nhận vào khối dịch vụ công của bang, một trong những nội dung training là tính liêm chính, tôn trọng tiền thuế của người dân, tiết kiệm ngân sách, không tham ô dù chỉ một cái ghim giấy hay gian dối giờ làm. Đến gần Giáng sinh, luôn có email từ trên xuống nhắc nhở ko được nhận quà từ các nhà cung cấp hoặc nhà thầu dưới bất kỳ hình thức nào và phải khai báo quà tặng giá trị cao (trên 100$ - khoảng 1,6 triệu tiền mình) nếu có. Giáng sinh chỗ em làm cũng tổ chức tiệc, nhưng nhà nước không hỗ trợ tiền tiệc mà mọi người tự bỏ tiền túi ra đóng. Em làm hai văn phòng khác nhau nên đi hai lần tiệc, mọi người đều vui vẻ đóng tiền để đi liên hoan cuối năm, ai không muốn đi thì không đi, ko ai trách ép.

Em đi đăng ký kết hôn, làm thẻ y tế, đăng ký thi lái xe, đi bệnh viện, đến đồn cảnh sát lấy công chứng giấy tờ, cơ quan bảo trợ xã hội xin hỗ trợ tiền gửi trẻ đều được tiếp đón rất lịch sự, chừng mực, tùy vào tính chất cơ quan họ còn rất vui vẻ, thậm chí hài hước. Cả hai bên đều có cùng một mục đích là giải quyết cho được việc của người dân nên mọi yêu cầu thường được xử lý nhanh gọn, cán bộ tiếp đón hết sức tạo điều kiện trong khả năng có thể. Tuy nhiên cũng có trường hợp yêu cầu ngoài khả năng xử lý theo quy trình chính sách, cần thêm thời gian hoặc giấy tờ nên người dân bất mãn, nổi khùng, nên hầu hết các điểm dịch vụ công đều có biển ghi “xin hãy tôn trọng nhân viên của chúng tôi, mọi hành vi lăng mạ hay hành hung sẽ không được chấp nhận”. Cá nhân em thấy khi mình tới các cơ quan làm việc, mình cũng cư xử lịch sự, chừng mực và tôn trọng họ thì mọi việc đều được giải quyết rất nhanh chóng.

Cảnh sát ở Úc cũng rất dễ thương, họ có một nhiệm vụ nữa là xây dựng thiện cảm với người dân nên đa phần rất thân thiện, nhất là với trẻ em. Một lần em đưa con em lúc ấy mới gần 3 tuổi đến đồn cảnh sát nộp lại 2 chiếc nhẫn nhặt được ở công viên, xong xuôi ký tá giấy tờ, con em bảo mẹ bế con lên để con chào cô, em bế con lên chào cô trực quầy, xong bảo con em ngưỡng mộ các cô chú lắm. Thế là cô trực quầy bảo hai mẹ con chờ chút nhé, xong đi vào bảo một chú cảnh sát mũ mão đầy đủ đi ra, hỏi con em có muốn đi thăm quan đồn không, rồi dẫn hai mẹ con đi thăm quan đồn, cho con em ngồi vào ghế lái xe cảnh sát, bật đèn, chỉ chỗ hú còi. Đi qua văn phòng cô chú nào cũng tươi cười vẫy chào con em, đến lúc về còn tặng con em mũ với phù hiệu cảnh sát bằng giấy. Đến mỗi sự kiện gì có cảnh sát giữ trật tự, chỉ cần con em ra chào, các chú sẽ khuỵ gối xuống cho bằng chiều cao của con em rồi bắt chuyện, rất thân thiện. Một lần em bị dừng xe thổi nồng độ cồn, em hí hửng lắm vì chú cảnh sát đẹp trai quá, xong cứ hỏi cái này hoạt động thế nào, chị thổi thế đúng chưa, chú cũng nhiệt tình vui vẻ trả lời em đầy đủ xong chúc em lái xe an toàn. Tuy nhiên cảnh sát bên em giờ lâm vào cảnh thiếu nhân lực vì lượng tuyển vào ko bằng lượng đi ra vì nhiều nguyên nhân. Hôm nay mới có thông báo sẽ tuyển thêm cảnh sát từ Anh và Ireland sang. Tiếng Anh giọng Ireland lại hay nữa nên em cũng mong sớm được thổi cồn nữa.

Úc cũng là đất nước đa sắc tộc, cùng với luật bình đẳng, không phân biệt kì thị, khi đến làm việc trực tiếp hoặc qua điện thoại tại bất kỳ điểm dịch vụ công nào, nếu ai không tự tin nói được tiếng Anh, thì có thể yêu cầu phiên dịch, họ sẽ sắp xếp cho phiên dịch, hoàn toàn miễn phí.

Để làm phiên dịch ở Úc, không phải cứ biết 2 tiếng là được mà phải thi lấy chứng chỉ hành nghề. Trước đây thì chỉ cần tốt nghiệp khóa học phiên dịch, còn hiện tại đều phải thi lấy chứng chỉ. Họ cũng không khuyến khích người nhà làm phiên dịch nên luôn đề xuất phiên dịch khi nhận thấy khách hàng gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.

Các bài sau em sẽ kể tiếp về người thổ dân Úc.
Cuối 2007 em mang 1 tập photo bằng và bảng điểm qua police station làm công chứng. Lúc đó gần 5pm là sắp kết thúc ca làm việc. Ở nhà là có khi đi về rồi. Nhưng bạn cảnh sát hỗ trợ em nhiệt tình cho đến khi hết thì thôi, chắc quá h lamd việc đến 30 phút. Thiện cảm vô cùng ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top