[Funland] Cuộc sống ở Perth - Tây Úc

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Xin góp với cụ chủ thớt vài tấm hình Perth.

Perth khu trung tâm giờ cũng vui, nhộn nhịp, cửa hàng giờ nhiều nơi cũng mở đến muộn tầm 10PM, khu ăn chơi như North Bridge thì đến sáng.

View attachment 7676671 View attachment 7676653 View attachment 7676662 View attachment 7676663 View attachment 7676668 View attachment 7676670
Bác chụp ảnh chuyên nghiệp quá, góc ảnh rộng lại sắc nét.

Em chưa được qua đêm trên city, có đi chơi cũng chỉ đến 8-9 giờ là về nhà ngủ. Còn nói đến North Bridge em biết mỗi nhà hàng Việt Nam Chopsticks, lên ăn xong đi bộ chơi tí là về. Đời sống tinh thần của dân ngoại ô như em có hơi tẻ nhạt. Nhà bác trên CBD đúng ko? Em ngưỡng mộ quá, trên ấy đông vui, nhộn nhịp cũng gần như ở Việt Nam rồi.
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Thỉnh thoảng lại có một vụ cá mập cắn vậy đi tắm cũng thấp thỏm nhỉ.
Úc có nhiều bờ biển và đi biển là một trong những hoạt động được ưa thích nên học sinh từ tiểu học đã có môn bơi được đưa vào làm môn chính học ở trường. Nhiều phụ huynh cũng cho con đi học bơi từ trước khi con vào tiểu học. Đến lớp 5 nhiều trường tổ chức học bơi ở biển. Phụ huynh nào ko yên tâm về cá mập thì có thể đến ngồi trông con bơi hoặc ko cho con tham gia. Nhưng hầu hết đều cho con học vì họ coi học bơi ở biển là học một kỹ năng sống quan trọng, một ngày nào đó có thể cứu mạng con họ hoặc một người nào đó. Học bơi ở biển con học được cách nhận biết dòng chảy xa bờ và các yếu tố an toàn khác. Sau này học ở biển em cũng cho con em đi học nhưng chắc chắn em sẽ xin nghỉ để cắp đít đến xem con học xong rồi lại cắp đít về. ☺
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Khu này có cái Chadstone shopping center to bằng mấy cái SVĐ Mỹ Đình. Cụ sang chơi nhớ mang theo nhiều tiền mua quà cho anh em OF nhé :-bd
_____________
Theo NGU NGHĨ mà em biết thì đô thị/chính quyền đô thị ở Mel được thiết kể kiểu city trong city - kiểu mà Thủ Đức đang (thí điểm manh nha) thực hiện. Ở Mel có 4 vùng đô thị chia Đông-Tây-Nam-Bắc, mỗi vùng đều có ít nhất 1 trung tâm mua sắm (shopping center): Chadstone shopping center, Northland shopping Center, Dandenong shopping Center...
Cơ mà, mấy cái này bản chất là super market, nó bán hằm bà lằng từ đồ ăn (rau-củ-quả-thịt-trứng-sữa...) cho đến quầy điện thoại, đồng hồ,.. vân vân và mây mây. TY NHIÊN, trung tâm mua sắm được xem là LỚN NHẤT của bang Victoria ở thành phố Melbourne theo em là cái DFO (Direct From Outlet) ở gần cái sân bay nội địa gì đấy, không phải Tulamarine International Airport (quên mất tên, tại lâu quá... không ghé =(( :x :))=)):-&, cũng lười search google). Chỗ DFO này chỉ bán hàng may mặc, thời trang..., không hề có thực phẩm. Giá cũng... được.
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Em đọc có các cụ mợ nói có thể tìm cách ở lại bằng cách xin visa du lịch rồi đổi sang visa du học. Cách này em nghĩ là khó vì từ khi em xin visa du lịch cho em cách đây 7 năm đã luôn có điều khoản “không được ở lại học quá 3 tháng”. Sau này em xin visa du lịch cho bố mẹ em sang chơi mấy lần cũng vậy, lần nào cũng kèm theo điều kiện này. Ngoài ra có những trường hợp trên visa du lịch còn có thêm điều kiện 8503 - No further stay, thì đúng 3 tháng là về, ko được phép gia hạn cũng như chuyển đổi sang visa khác. Các trường bên này cũng phải kiểm tra visa mới nhận học viên vào học. Nên nếu visa ghi ko được học quá 3 tháng họ cũng ko dám nhận.

Các cụ mợ quan tâm đến thớt em, em rất vui. Em muốn trích bài từng cụ để trả lời nhưng nhiều quá em đọc hết các bài rồi tìm lại đúng bài để trích dẫn cũng mất nhiều thời gian nên em xin trả lời cụ hỏi về visa du lịch để thăm nhà bạn mà cụ có kèm ảnh vệ tinh trên Google Map. Xin visa du lịch Úc rất dễ, cụ còn ko cần phải dịch giấy tờ tiếng Việt sang tiếng Anh, cũng ko cần công chứng, chỉ cần scan màu hoặc chụp bằng app scanner trên máy điện thoại là nộp được. Cách làm là lập một tài khoản ImmiAccount, sau đó khai theo từng bước một, rất dễ hiểu và đơn giản. Quan trọng nhất là cụ làm hồ sơ rõ ràng, minh bạch, đầy đủ và có tính thuyết phục. Bạn cụ có thể viết thư mời rồi gửi cụ để cụ upload lên. Ko phải visa du lịch nào cũng chỉ được 3 tháng. Nếu muốn ở lại lâu hơn, cụ hoàn toàn có thể viết muốn ở 6 tháng, 12 tháng, tuy nhiên để ở dài như vậy với visa du lịch cụ phải có lý do thật thuyết phục và chứng minh được cụ có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi. Em mời bạn bè sang thường ko khuyến khích họ xin sang dài như vậy vào lần đầu, vì ko phải ai cũng nghỉ việc đi du lịch cả năm được. Còn bố mẹ thì em ghi ông bà muốn dành nhiều thời gian bên con gái, con rể và cháu ngoại trong khi hai đứa nó đi làm toàn thời gian ko về được Việt Nam. Em lập tài khoản ImmiAccount cho bố mẹ em, sau đó viết đơn xin như là chính bố mẹ em viết. Em cũng ko bảo lãnh gì cả, chỉ có thư mời của hai vợ chồng, đem ra nhà thuốc lấy công chứng chữ ký sau upload lên. Có điều bố mẹ em sang đây cũng buồn, chỉ có em nói được tiếng Việt. Ông bà rất thích bầu trời và các cảnh đẹp bên em, thích cuộc sống ko xô bồ, bon chen, nhìn nhau mà sống, thích hai mảnh vườn trước và sau nhà và sự nồng hậu, vui tính của người Úc. Nhưng ông bà cũng ko muốn ở đây lâu nên mỗi lần sang chỉ 3 tháng là bố mẹ em lại về. Việt Nam còn có bạn bè, anh em, hàng xóm, sau này chưa biết thế nào, nhưng trước mắt em nghĩ ông bà cứ thích thì sang chơi là được rồi.
 

Hit the Road

Xe hơi
Biển số
OF-544272
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
110
Động cơ
162,725 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tóm tắt Úc trong em là 5 bức ảnh bên dưới. Về VN thì thấy tiếc thật đấy, nhưng ko về thì chắc chắn sẽ là day dứt, dằn vặt đến cuối đời 🥲
Bao h có dịp thăm lại chốn xưa, mong là cụ nào trên OF này cho em quá giang chuyến từ Airport về Khách sạn đỡ tốn 5 chục đồng taxi nhé ạ! 😆😆, cà phê em mời 👍
203FF91A-38D2-4F15-9846-ADD6EDCA5459.jpeg
28860076-A7F9-499B-9CE1-711AFEE76D65.jpeg
E0F28B1F-827E-4DC2-88A2-66A26D7F9664.jpeg
23B6E0EE-AF62-479B-8080-9F5DB6A99741.jpeg
C6FBD800-3FD2-4B4F-A257-67BFF0B4C674.jpeg
 

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,909
Động cơ
684,644 Mã lực
Em đọc có các cụ mợ nói có thể tìm cách ở lại bằng cách xin visa du lịch rồi đổi sang visa du học. Cách này em nghĩ là khó vì từ khi em xin visa du lịch cho em cách đây 7 năm đã luôn có điều khoản “không được ở lại học quá 3 tháng”. Sau này em xin visa du lịch cho bố mẹ em sang chơi mấy lần cũng vậy, lần nào cũng kèm theo điều kiện này. Ngoài ra có những trường hợp trên visa du lịch còn có thêm điều kiện 8503 - No further stay, thì đúng 3 tháng là về, ko được phép gia hạn cũng như chuyển đổi sang visa khác. Các trường bên này cũng phải kiểm tra visa mới nhận học viên vào học. Nên nếu visa ghi ko được học quá 3 tháng họ cũng ko dám nhận.

Các cụ mợ quan tâm đến thớt em, em rất vui. Em muốn trích bài từng cụ để trả lời nhưng nhiều quá em đọc hết các bài rồi tìm lại đúng bài để trích dẫn cũng mất nhiều thời gian nên em xin trả lời cụ hỏi về visa du lịch để thăm nhà bạn mà cụ có kèm ảnh vệ tinh trên Google Map. Xin visa du lịch Úc rất dễ, cụ còn ko cần phải dịch giấy tờ tiếng Việt sang tiếng Anh, cũng ko cần công chứng, chỉ cần scan màu hoặc chụp bằng app scanner trên máy điện thoại là nộp được. Cách làm là lập một tài khoản ImmiAccount, sau đó khai theo từng bước một, rất dễ hiểu và đơn giản. Quan trọng nhất là cụ làm hồ sơ rõ ràng, minh bạch, đầy đủ và có tính thuyết phục. Bạn cụ có thể viết thư mời rồi gửi cụ để cụ upload lên. Ko phải visa du lịch nào cũng chỉ được 3 tháng. Nếu muốn ở lại lâu hơn, cụ hoàn toàn có thể viết muốn ở 6 tháng, 12 tháng, tuy nhiên để ở dài như vậy với visa du lịch cụ phải có lý do thật thuyết phục và chứng minh được cụ có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi. Em mời bạn bè sang thường ko khuyến khích họ xin sang dài như vậy vào lần đầu, vì ko phải ai cũng nghỉ việc đi du lịch cả năm được. Còn bố mẹ thì em ghi ông bà muốn dành nhiều thời gian bên con gái, con rể và cháu ngoại trong khi hai đứa nó đi làm toàn thời gian ko về được Việt Nam. Em lập tài khoản ImmiAccount cho bố mẹ em, sau đó viết đơn xin như là chính bố mẹ em viết. Em cũng ko bảo lãnh gì cả, chỉ có thư mời của hai vợ chồng, đem ra nhà thuốc lấy công chứng chữ ký sau upload lên. Có điều bố mẹ em sang đây cũng buồn, chỉ có em nói được tiếng Việt. Ông bà rất thích bầu trời và các cảnh đẹp bên em, thích cuộc sống ko xô bồ, bon chen, nhìn nhau mà sống, thích hai mảnh vườn trước và sau nhà và sự nồng hậu, vui tính của người Úc. Nhưng ông bà cũng ko muốn ở đây lâu nên mỗi lần sang chỉ 3 tháng là bố mẹ em lại về. Việt Nam còn có bạn bè, anh em, hàng xóm, sau này chưa biết thế nào, nhưng trước mắt em nghĩ ông bà cứ thích thì sang chơi là được rồi.
E ao ước về hưu được như ô bà nhà Mợ đây ạ.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Em chốt bài cuối hôm nay bằng sự khác biệt giữa lễ tang ở Úc và ở Việt Nam.

Em mới đi 2 lễ tang và 1 lễ tưởng niệm ở Úc. Lễ tang ở Úc được tổ chức tại nhà tang lễ, thường chỉ trong vài tiếng đồng hồ và có giờ bắt đầu cụ thể. Có người chủ trì đám tang như ở mình có MC đám cưới. Nếu đám cưới ở Việt Nam MC giới thiệu cô dâu chú rể biết nhau như thế nào, thì ông chủ trì đám ma bên này cũng giới thiệu về cuộc đời của người đã mất, từ khi sinh ra, lớn lên, sự nghiệp, gia đình, sở thích và những điều đặc biệt về người đó, có những điều được nhắc tới một cách hài hước có thể làm người tham dự bật cười. Sau đó là trình chiếu file ảnh của người đã mất, với những bản nhạc được lựa chọn đặc biệt, đó có thể là một bản nhạc rất vui - là bài hát ưa thích của người đã khuất, hoặc một bài nhạc phù hợp với lễ tang. Mỗi lần xem trình chiếu ảnh em đều vừa mỉm cười vừa khóc. Sau đó người thân sẽ lên chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ về người đã khuất. Rồi ông chủ trì mời mọi người lần lượt đi lên phía quan tài, đặt lá hương thảo hoặc hoa, hoặc viết lời từ biệt lên quan tài. Kết thúc lễ tang mọi người có thể ra về hoặc ở lại an ủi và động viên gia chủ. Sau đó người nhà đi theo quan tài đến nơi hỏa táng hoặc chôn cất.

Em mới đi 2 lễ tang, cảm nhận thấy lễ tang bên này nhẹ nhàng hơn ở nhà, dù mọi người cũng khóc nhưng ai nấy đều kiềm chế được cảm xúc. Lễ tang ở Úc thường được tổ chức từ hai đến vài tuần sau khi người mất còn ở Việt Nam thường tổ chức ngay sau đó nên em nghĩ thời gian cũng là yếu tố quan trọng cho việc kiểm soát cảm xúc.

Ở Hải Phòng em chưa đi lễ tang tổ chức ở nhà tang lễ, nên em ko biết, chỉ đi lễ tang ở tại gia đình người mất, mỗi lần đi lễ tang ông, bà của bạn học và đồng nghiệp, sẽ là đến theo đoàn, chờ được gọi tên đoàn sau đó xếp hàng vào thắp hương xong đi ra. Còn lễ tang họ hàng, người thân, em rất ko thích phải nghe những câu khóc to “sao nhà cao cửa rộng ko ở?”, “con cái mồ côi cho ai nuôi?”. Nghe rất đau lòng dù đám ma đã rất tang thương.

Em xin bổ sung thêm một ý nữa về đám tang. Chỗ làm hiện tại của em có nhiều đồng nghiệp và khách hàng là người thổ dân, em nhận thấy có những điểm tương đồng về văn hóa giữa người thổ dân và người Việt, một trong số đó là “nghĩa tử là nghĩa tận”. Người thổ dân có tính cộng đồng rất cao (tính cộng đồng này tương đối khác so với tính cộng đồng của người Úc nói chung). Trong khi người Úc da trắng tổ chức lễ tang chỉ mời người thật thân thiết và người nhà, thì người thổ dân mời rất đông người tới dự. Nếu được mời mà ko về thì bạn coi như ko còn được yêu quý và tôn trọng nữa. Lễ tang cũng được tổ chức kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Nên đồng nghiệp thổ dân chỗ em được thêm quyền lợi nghỉ 5 ngày phép cultural leave ngoài compassionate leave. Và họ thường nghỉ đi đám tang khá thường xuyên.


Em sẽ kể những khác biệt khác sau. Chúc các cụ ngủ ngon!
 
Chỉnh sửa cuối:

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,909
Động cơ
684,644 Mã lực
Tóm tắt Úc trong em là 5 bức ảnh bên dưới. Về VN thì thấy tiếc thật đấy, nhưng ko về thì chắc chắn sẽ là day dứt, dằn vặt đến cuối đời 🥲
Bao h có dịp thăm lại chốn xưa, mong là cụ nào trên OF này cho em quá giang chuyến từ Airport về Khách sạn đỡ tốn 5 chục đồng taxi nhé ạ! 😆😆, cà phê em mời 👍
203FF91A-38D2-4F15-9846-ADD6EDCA5459.jpeg
28860076-A7F9-499B-9CE1-711AFEE76D65.jpeg
E0F28B1F-827E-4DC2-88A2-66A26D7F9664.jpeg
23B6E0EE-AF62-479B-8080-9F5DB6A99741.jpeg
C6FBD800-3FD2-4B4F-A257-67BFF0B4C674.jpeg
Đẹp quá cụ.
Úc thì e chưa đến, mong được đến Mel để xem đua F1 ở Albert Park và tennis ở sân Rod Laver ạ.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,408
Động cơ
495,542 Mã lực
Nơi ở
around the world
Em đọc có các cụ mợ nói có thể tìm cách ở lại bằng cách xin visa du lịch rồi đổi sang visa du học. Cách này em nghĩ là khó vì từ khi em xin visa du lịch cho em cách đây 7 năm đã luôn có điều khoản “không được ở lại học quá 3 tháng”. Sau này em xin visa du lịch cho bố mẹ em sang chơi mấy lần cũng vậy, lần nào cũng kèm theo điều kiện này. Ngoài ra có những trường hợp trên visa du lịch còn có thêm điều kiện 8503 - No further stay, thì đúng 3 tháng là về, ko được phép gia hạn cũng như chuyển đổi sang visa khác. Các trường bên này cũng phải kiểm tra visa mới nhận học viên vào học. Nên nếu visa ghi ko được học quá 3 tháng họ cũng ko dám nhận.

Các cụ mợ quan tâm đến thớt em, em rất vui. Em muốn trích bài từng cụ để trả lời nhưng nhiều quá em đọc hết các bài rồi tìm lại đúng bài để trích dẫn cũng mất nhiều thời gian nên em xin trả lời cụ hỏi về visa du lịch để thăm nhà bạn mà cụ có kèm ảnh vệ tinh trên Google Map. Xin visa du lịch Úc rất dễ, cụ còn ko cần phải dịch giấy tờ tiếng Việt sang tiếng Anh, cũng ko cần công chứng, chỉ cần scan màu hoặc chụp bằng app scanner trên máy điện thoại là nộp được. Cách làm là lập một tài khoản ImmiAccount, sau đó khai theo từng bước một, rất dễ hiểu và đơn giản. Quan trọng nhất là cụ làm hồ sơ rõ ràng, minh bạch, đầy đủ và có tính thuyết phục. Bạn cụ có thể viết thư mời rồi gửi cụ để cụ upload lên. Ko phải visa du lịch nào cũng chỉ được 3 tháng. Nếu muốn ở lại lâu hơn, cụ hoàn toàn có thể viết muốn ở 6 tháng, 12 tháng, tuy nhiên để ở dài như vậy với visa du lịch cụ phải có lý do thật thuyết phục và chứng minh được cụ có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi. Em mời bạn bè sang thường ko khuyến khích họ xin sang dài như vậy vào lần đầu, vì ko phải ai cũng nghỉ việc đi du lịch cả năm được. Còn bố mẹ thì em ghi ông bà muốn dành nhiều thời gian bên con gái, con rể và cháu ngoại trong khi hai đứa nó đi làm toàn thời gian ko về được Việt Nam. Em lập tài khoản ImmiAccount cho bố mẹ em, sau đó viết đơn xin như là chính bố mẹ em viết. Em cũng ko bảo lãnh gì cả, chỉ có thư mời của hai vợ chồng, đem ra nhà thuốc lấy công chứng chữ ký sau upload lên. Có điều bố mẹ em sang đây cũng buồn, chỉ có em nói được tiếng Việt. Ông bà rất thích bầu trời và các cảnh đẹp bên em, thích cuộc sống ko xô bồ, bon chen, nhìn nhau mà sống, thích hai mảnh vườn trước và sau nhà và sự nồng hậu, vui tính của người Úc. Nhưng ông bà cũng ko muốn ở đây lâu nên mỗi lần sang chỉ 3 tháng là bố mẹ em lại về. Việt Nam còn có bạn bè, anh em, hàng xóm, sau này chưa biết thế nào, nhưng trước mắt em nghĩ ông bà cứ thích thì sang chơi là được rồi.
Đấy là mợ nghĩ vậy thôi, bọn Úc về cơ bản là dễ tính, trong cả luật pháp nó cũng ko quá khắt khe. Đổi visa du lịch sang visa du học là trò xưa như trái đất ở Úc rồi, mợ tìm bọn thợ xây da trắng hỏi xem , mà cứ tìm bọn Anh da trắng làm thợ xây hỏi là biết. còn bây giờ đám thanh niên Việt Nam sang bằng visa working holiday 462 nó cũng sang đến Úc là tìm cách đổi sang visa du học ngay. Cứ tìm cách ở lại chính ngạch đã, con đường tìm PR là con đường dài, hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.
 

Babetta7579

Xe tải
Biển số
OF-362518
Ngày cấp bằng
11/4/15
Số km
321
Động cơ
260,445 Mã lực
Em cám ơn cụ đã quan tâm! 😍 Gia đình em cũng mới sang hồi giữa năm 2022 và đang về Vn ăn Tết AL và giải quyết nốt một số việc tại quê nhà. Tháng 3 này em quay lại Brisbane và hầu chuyện cụ thêm ạ! :)
Chắc cụ chưa quen thôi, visa 188,888 ở Úc nhiều lắm cụ, ở Bris cũng như Syd và Mel
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,434
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Em chốt bài cuối hôm nay bằng sự khác biệt giữa lễ tang ở Úc và ở Việt Nam.

Em mới đi 2 lễ tang và 1 lễ tưởng niệm ở Úc. Lễ tang ở Úc được tổ chức tại nhà tang lễ, thường chỉ trong vài tiếng đồng hồ và có giờ bắt đầu cụ thể. Có người chủ trì đám tang như ở mình có MC đám cưới. Nếu đám cưới ở Việt Nam MC giới thiệu cô dâu chú rể biết nhau như thế nào, thì ông chủ trì đám ma bên này cũng giới thiệu về cuộc đời của người đã mất, từ khi sinh ra, lớn lên, sự nghiệp, gia đình, sở thích và những điều đặc biệt về người đó, có những điều được nhắc tới một cách hài hước có thể làm người tham dự bật cười. Sau đó là trình chiếu file ảnh của người đã mất, với những bản nhạc được lựa chọn đặc biệt, đó có thể là một bản nhạc rất vui - là bài hát ưa thích của người đã khuất, hoặc một bài nhạc phù hợp với lễ tang. Mỗi lần xem trình chiếu ảnh em đều vừa mỉm cười vừa khóc. Sau đó người thân sẽ lên chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ về người đã khuất. Rồi ông chủ trì mời mọi người lần lượt đi lên phía quan tài, đặt lá hương thảo hoặc hoa, hoặc viết lời từ biệt lên quan tài. Kết thúc lễ tang mọi người có thể ra về hoặc ở lại an ủi và động viên gia chủ. Sau đó người nhà đi theo quan tài đến nơi hỏa táng hoặc chôn cất.

Em mới đi 2 lễ tang, cảm nhận thấy lễ tang bên này nhẹ nhàng hơn ở nhà, dù mọi người cũng khóc nhưng ai nấy đều kiềm chế được cảm xúc. Lễ tang ở Úc thường được tổ chức từ hai đến vài tuần sau khi người mất còn ở Việt Nam thường tổ chức ngay sau đó nên em nghĩ thời gian cũng là yếu tố quan trọng cho việc kiểm soát cảm xúc.

Ở Hải Phòng em chưa đi lễ tang tổ chức ở nhà tang lễ, nên em ko biết, chỉ đi lễ tang ở tại gia đình người mất, mỗi lần đi lễ tang ông, bà của bạn học và đồng nghiệp, sẽ là đến theo đoàn, chờ được gọi tên đoàn sau đó xếp hàng vào thắp hương xong đi ra. Còn lễ tang họ hàng, người thân, em rất ko thích phải nghe những câu khóc to “sao nhà cao cửa rộng ko ở?”, “con cái mồ côi cho ai nuôi?”. Nghe rất đau lòng dù đám ma đã rất tang thương.

Em xin bổ sung thêm một ý nữa về đám tang. Chỗ làm hiện tại của em có nhiều đồng nghiệp và khách hàng là người thổ dân, em nhận thấy có những điểm tương đồng về văn hóa giữa người thổ dân và người Việt, một trong số đó là “nghĩa tử là nghĩa tận”. Người thổ dân có tính cộng đồng rất cao (tính cộng đồng này tương đối khác so với tính cộng đồng của người Úc nói chung). Trong khi người Úc da trắng tổ chức lễ tang chỉ mời người thật thân thiết và người nhà, thì người thổ dân mời rất đông người tới dự. Nếu được mời mà ko về thì bạn coi như ko còn được yêu quý và tôn trọng nữa. Lễ tang cũng được tổ chức kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Nên đồng nghiệp thổ dân chỗ em được thêm quyền lợi nghỉ 5 ngày phép cultural leave ngoài compassionate leave. Và họ thường nghỉ đi đám tang khá thường xuyên.


Em sẽ kể những khác biệt khác sau. Chúc các cụ ngủ ngon!
Ở HN chủ yếu ra nhà tang lễ, cũng thường chỉ viếng tầm 1-2h thôi. Khá văn minh và sạch sẽ, cũng k kèn sáo khóc lóc ỉ ôi gì nhiều.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
Dễ hơn nhiều chứ, bên Úc thuế nó đánh kiểu người giầu chia cho người nghèo, càng lương với thu nhập chính ngạch cao thì thuế nó cắt càng nhiều. Làm giầu ở Úc quá khó, đến dân buôn ma tuý ở Úc thấy đại gia Việt Nam sang còn tắt điện.
Ở Úc sống dễ thở thôi, chứ khó làm giầu, khó kiếm nhiều tiền nếu ko làm mảng tối,.
Ở Việt Nam thật ra nhiều người thu nhập sạch cao lắm, chưa đến tầm đại gia triệu phú, tỷ phú USD nhưng kiếm tiền ở Việt Nam dễ bởi vì thuế thấp, đông dân, nền kinh tế hoạt động năng động chứ ko phải 5-6 tối là shop đóng cửa sạch như bên Úc.
Cụ phải so sánh trung bình chứ lôi mấy đại gia ra so sánh làm gì. Mà đại gia Việt so sánh với đại gia Úc thì làm gì có cửa.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
_____________
Không thể làm được!
Vì quy hoạch lởm => xây dựng, sửa chữa, đào lên, lấp xuống thường xuyên;
Vì ý thức chưa cao, không nói là vô cùng thấp;
Vì... không thể làm được :(( :((
Hồi ở bển, câu thường trực trên mồm em là: 1 cái áo sơ-mi tao có thể mặc cả tuần mà cổ áo không đen => không phải giặt áo. Môi trường tuyệt vời. Tất nhiên, khí hậu khô cũng là điều kiện.
Cái quan trọng là phải giáo dục ý thức cả quan lẫn dân thì mới khá lên được.
 

Anhdex

Xe tăng
Biển số
OF-744637
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
1,758
Động cơ
119,213 Mã lực
Em đánh dấu vào hóng lấy động lực phấn đấu cho con 😬
 

otowa

Xe máy
Biển số
OF-826508
Ngày cấp bằng
16/2/23
Số km
85
Động cơ
2,495 Mã lực
Tuổi
44
Bác chụp ảnh chuyên nghiệp quá, góc ảnh rộng lại sắc nét.

Em chưa được qua đêm trên city, có đi chơi cũng chỉ đến 8-9 giờ là về nhà ngủ. Còn nói đến North Bridge em biết mỗi nhà hàng Việt Nam Chopsticks, lên ăn xong đi bộ chơi tí là về. Đời sống tinh thần của dân ngoại ô như em có hơi tẻ nhạt. Nhà bác trên CBD đúng ko? Em ngưỡng mộ quá, trên ấy đông vui, nhộn nhịp cũng gần như ở Việt Nam rồi.
Em chụp bằng điện thoại đấy bác :) điện thoại giờ chụp ảnh cũng rất đẹp. Nhà em cũng ở ngoài CBD, ảnh chụp lúc đi vào CBD chơi.

Hóng bác viết tiếp về cuộc sống bên này, bác viết hay quá, em đọc thấy một phần cuộc sống mình trong đó.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,687
Động cơ
115,602 Mã lực
Ở HN chủ yếu ra nhà tang lễ, cũng thường chỉ viếng tầm 1-2h thôi. Khá văn minh và sạch sẽ, cũng k kèn sáo khóc lóc ỉ ôi gì nhiều.
Hà Nội tôi đánh giá cá nhân là văn minh hơn trước nhiều rồi. Ít ò e í, nhưng vẫn còn.
Hải Phòng dù có cả nhà tang lễ đẹp rộng rãi, nhưng ít được sử dụng thì phải.
Mọi người toàn làm tại nhà, dù nhà họ từ chật chội đến rất chật chội.

Đồng nghiệp tôi bẩu, phong tục nó thế. Khá khó hiểu.

Còn cái sự " kèn sáo khóc lóc ỉ ôi " thì nông thôn vẫn còn nhiều hủ tục lắm.
 
  • Vodka
Reactions: Ute

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
Đấy là mợ nghĩ vậy thôi, bọn Úc về cơ bản là dễ tính, trong cả luật pháp nó cũng ko quá khắt khe. Đổi visa du lịch sang visa du học là trò xưa như trái đất ở Úc rồi, mợ tìm bọn thợ xây da trắng hỏi xem , mà cứ tìm bọn Anh da trắng làm thợ xây hỏi là biết. còn bây giờ đám thanh niên Việt Nam sang bằng visa working holiday 462 nó cũng sang đến Úc là tìm cách đổi sang visa du học ngay. Cứ tìm cách ở lại chính ngạch đã, con đường tìm PR là con đường dài, hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.
Dân lao động với học sinh du học mà không lấy PR được bằng skill thì chỉ có cưới giả hoặc cưới thật, còn chả có đường nào khác. Cưới giả bây giờ cũng 150-160K, cũng khá rẻ so với dạng business rồi. Nhiều bạn bên này học cả chục năm nay rồi vẫn chưa được PR, chạy visa suốt ngày rất mệt mỏi.
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,434
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Hà Nội tôi đánh giá cá nhân là văn minh hơn trước nhiều rồi. Ít ò e í, nhưng vẫn còn.
Hải Phòng dù có cả nhà tang lễ đẹp rộng rãi, nhưng ít được sử dụng thì phải.
Mọi người toàn làm tại nhà, dù nhà họ từ chật chội đến rất chật chội.

Đồng nghiệp tôi bẩu, phong tục nó thế. Khá khó hiểu.

Còn cái sự " kèn sáo khóc lóc ỉ ôi " thì nông thôn vẫn còn nhiều hủ tục lắm.
Em thấy ở HN nhà nào k có xiền hoặc kiểu ở mấy làng cũ họ mới tổ chức tại nhà. Còn lại đều tổ chức ở nhà tang lễ. Thấy dễ chịu hơn nhiều.
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Nay em viết tiếp về các cơ quan nhà nước ở Úc. Ở các thành phố khác em ko rõ, ở Perth, em có ấn tượng họ mới gần hơn với định nghĩa “là công bộc của dân”.

Khi em mới được nhận vào khối dịch vụ công của bang, một trong những nội dung training là tính liêm chính, tôn trọng tiền thuế của người dân, tiết kiệm ngân sách, không tham ô dù chỉ một cái ghim giấy hay gian dối giờ làm. Đến gần Giáng sinh, luôn có email từ trên xuống nhắc nhở ko được nhận quà từ các nhà cung cấp hoặc nhà thầu dưới bất kỳ hình thức nào và phải khai báo quà tặng giá trị cao (trên 100$ - khoảng 1,6 triệu tiền mình) nếu có. Giáng sinh chỗ em làm cũng tổ chức tiệc, nhưng nhà nước không hỗ trợ tiền tiệc mà mọi người tự bỏ tiền túi ra đóng. Em làm hai văn phòng khác nhau nên đi hai lần tiệc, mọi người đều vui vẻ đóng tiền để đi liên hoan cuối năm, ai không muốn đi thì không đi, ko ai trách ép.

Em đi đăng ký kết hôn, làm thẻ y tế, đăng ký thi lái xe, đi bệnh viện, đến đồn cảnh sát lấy công chứng giấy tờ, cơ quan bảo trợ xã hội xin hỗ trợ tiền gửi trẻ đều được tiếp đón rất lịch sự, chừng mực, tùy vào tính chất cơ quan họ còn rất vui vẻ, thậm chí hài hước. Cả hai bên đều có cùng một mục đích là giải quyết cho được việc của người dân nên mọi yêu cầu thường được xử lý nhanh gọn, cán bộ tiếp đón hết sức tạo điều kiện trong khả năng có thể. Tuy nhiên cũng có trường hợp yêu cầu ngoài khả năng xử lý theo quy trình chính sách, cần thêm thời gian hoặc giấy tờ nên người dân bất mãn, nổi khùng, nên hầu hết các điểm dịch vụ công đều có biển ghi “xin hãy tôn trọng nhân viên của chúng tôi, mọi hành vi lăng mạ hay hành hung sẽ không được chấp nhận”. Cá nhân em thấy khi mình tới các cơ quan làm việc, mình cũng cư xử lịch sự, chừng mực và tôn trọng họ thì mọi việc đều được giải quyết rất nhanh chóng.

Cảnh sát ở Úc cũng rất dễ thương, họ có một nhiệm vụ nữa là xây dựng thiện cảm với người dân nên đa phần rất thân thiện, nhất là với trẻ em. Một lần em đưa con em lúc ấy mới gần 3 tuổi đến đồn cảnh sát nộp lại 2 chiếc nhẫn nhặt được ở công viên, xong xuôi ký tá giấy tờ, con em bảo mẹ bế con lên để con chào cô, em bế con lên chào cô trực quầy, xong bảo con em ngưỡng mộ các cô chú lắm. Thế là cô trực quầy bảo hai mẹ con chờ chút nhé, xong đi vào bảo một chú cảnh sát mũ mão đầy đủ đi ra, hỏi con em có muốn đi thăm quan đồn không, rồi dẫn hai mẹ con đi thăm quan đồn, cho con em ngồi vào ghế lái xe cảnh sát, bật đèn, chỉ chỗ hú còi. Đi qua văn phòng cô chú nào cũng tươi cười vẫy chào con em, đến lúc về còn tặng con em mũ với phù hiệu cảnh sát bằng giấy. Đến mỗi sự kiện gì có cảnh sát giữ trật tự, chỉ cần con em ra chào, các chú sẽ khuỵ gối xuống cho bằng chiều cao của con em rồi bắt chuyện, rất thân thiện. Một lần em bị dừng xe thổi nồng độ cồn, em hí hửng lắm vì chú cảnh sát đẹp trai quá, xong cứ hỏi cái này hoạt động thế nào, chị thổi thế đúng chưa, chú cũng nhiệt tình vui vẻ trả lời em đầy đủ xong chúc em lái xe an toàn. Tuy nhiên cảnh sát bên em giờ lâm vào cảnh thiếu nhân lực vì lượng tuyển vào ko bằng lượng đi ra vì nhiều nguyên nhân. Hôm nay mới có thông báo sẽ tuyển thêm cảnh sát từ Anh và Ireland sang. Tiếng Anh giọng Ireland lại hay nữa nên em cũng mong sớm được thổi cồn nữa.

Úc cũng là đất nước đa sắc tộc, cùng với luật bình đẳng, không phân biệt kì thị, khi đến làm việc trực tiếp hoặc qua điện thoại tại bất kỳ điểm dịch vụ công nào, nếu ai không tự tin nói được tiếng Anh, thì có thể yêu cầu phiên dịch, họ sẽ sắp xếp cho phiên dịch, hoàn toàn miễn phí.

Để làm phiên dịch ở Úc, không phải cứ biết 2 tiếng là được mà phải thi lấy chứng chỉ hành nghề. Trước đây thì chỉ cần tốt nghiệp khóa học phiên dịch, còn hiện tại đều phải thi lấy chứng chỉ. Họ cũng không khuyến khích người nhà làm phiên dịch nên luôn đề xuất phiên dịch khi nhận thấy khách hàng gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.

Các bài sau em sẽ kể tiếp về người thổ dân Úc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top