[Funland] Cuộc sống ở Perth - Tây Úc

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,583
Động cơ
233,285 Mã lực
Tuổi
48
Giầu Việt Nam kín, ko có khu nào gọi là khu nhà giầu hay khu đại gia Việt Nam ở Nước ngoài cả cụ ah. Có lẻ tẻ thì biết mới biết, ko biết thì sẽ mãi ko biết.
Thôi cụ ơi kể chuyện người thường đi cho em hóng, kể chuyện người giàu làm gì mình có được hưởng cái gì đâu :D , như lần đi chơi Gold Coast thằng bạn cứ chở đi xem nhà của Jacky Chan bảo mua mấy chục triệu, em bảo nó mày dở hơi à đưa tao đến đây làm gì, đi chỗ thiết thực có ăn nhậu có gái thì không đưa :D
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,597 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Khu này có cái Chadstone shopping center to bằng mấy cái SVĐ Mỹ Đình. Cụ sang chơi nhớ mang theo nhiều tiền mua quà cho anh em OF nhé :-bd
Cụ nhìn ảnh mà biết được có khu shopping khổng lồ, vậy là thông thạo địa bàn này quá. Khi nào sang em nhất định sẽ hỏi cụ nên mua cái gì làm quà cho phù hợp. :D
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,399
Động cơ
495,559 Mã lực
Nơi ở
around the world
Thôi cụ ơi kể chuyện người thường đi cho em hóng, kể chuyện người giàu làm gì mình có được hưởng cái gì đâu :D , như lần đi chơi Gold Coast thằng bạn cứ chở đi xem nhà của Jacky Chan bảo mua mấy chục triệu, em bảo nó mày dở hơi à đưa tao đến đây làm gì, đi chỗ thiết thực có ăn nhậu có gái thì không đưa :D
Vâng, thì em thôi rồi có muốn nhắc đến chuyện giầu nghèo gì nữa đâu.
Ở Úc mỗi khi chiều đến thấy cảm giác bâng khuâng kinh khủng, 5-6h chiều là đóng cửa hết. Ai về nhà nấy, ra đường tối om, tất cả ở trong nhà sinh hoạt gia đình. Tối thứ 5,6,7 thì lại ăn chơi, thanh niên đi bar bay lắc ầm ầm.
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Hai ảnh cuối là thùng thư của hai nhà gần khu nhà em. Trong khi ở Việt Nam thư qua bưu điện đã gần như ko còn thì bên em thậm chí phổ biến ngang email và nhà ai cũng có một thùng thư ở sân trước.

CAD6F240-B53F-419B-9B53-C97A1996A3C0.jpeg
96744344-D5BF-42A6-972E-80D57A6955B8.jpeg
Mợ kể cs nghe thanh bình dễ chịu quá.
Em ở Brisbane đây cụ! Mùa đông Brisbane ấm hơn Syd và Mel nhưng so với Hà Nội thì lạnh hơn nhiều. Mùa đông vừa rồi có hôm nhiệt độ thấp nhất xuống đến 1 độ C, Ipswich thì xuống 0 độ C.
Ở Brisbane nhà dân thường ít khi lắp điều hòa nhiệt độ do khi hậu mùa hè giống như Đà Lạt bên mình. Bên này vào mùa hè có những hôm nhiệt độ lên tới 32 độ là Chính quyền thành phố đã cảnh báo người dân cẩn trọng vì.... nắng nóng rồi! :)
_____________
1. Tôi lần đầu đến Úc năm 2003, business trip trong 15 ngày, rong ruổi Syd-Can-Mel.
Lần 2 đến Úc dài hạn 2/2006-3/2013, study in Mel.
Lần 3 đến Úc 2018 (về đến VN ít tháng thì dịch covid-19 bùng phát), business trip 15 ngày, rong ruổi Syd-Can-Mel.
2. Cá nhân tôi thấy cuộc sông ở Úc quả thật là yên bình: (1) Khí hậu (vùng ven biển - Syd, Mel, Can) tốt vì luôn có gió biển thổi vào; (2) Con người thân thiện, gặp nhau ở đường là Say hello; (3) Tuân thủ luật pháp; (4) Chi phí cuộc sống rẻ so với thu nhập - ví dụ thời điểm 2006-2013 tôi học ở bển thì học bổng AusAid cỡ loanh quanh 2.800AUD/tháng, nếu nam giới sống 1 mình, chế độ share nhà, thì chi tiêu cuộc sống tất tần tật cỡ 1.300AUD/tháng là... bá vương (nữ còn ít hơn); tôi đi làm thêm có job 17AUD/h, ngày 8h cũng 150AUD, tuần 3 ngày; job khác làm t7, CN thì lương 25AUD/h, ngày 8h được 200AUD... => như bạn nào nói, nếu không phải mua nhà thì ổn.
3. Khí hậu cơ bản tuyệt vời. Tôi hưởng 6 mùa hạ ở Mel, ban ngày có thể 45oC, nhưng tầm 5h chiều là 20oC thôi. Mel về cơ bản 1 ngày có 4 mùa: Đông (đêm) - Xuân (sáng) - Hạ (11am-4pm) - Thu (4pm-10pm).
Mùa đông ở Mel thì lạnh hơn, có những sáng (6h) dậy đi làm mà kính xe o-tô phủ đá như tủ lạnh -> lấy xô nước lạnh dội lên cho đá tan/vỡ.
Ở Mel hoa nở 4 mùa, mùa nào hoa đấy, đẹp rực rỡ.
Mel có tên là Melbourne - The place to be => được viết luôn lên biển xe ô-tô đăng ký tại Mel.
4. Nhà ở Mel (house - nhà đôc lập) thường có nhà xây gạch và nhà gỗ => tôi đã từng làm job phụ xây nhà gỗ thì thấy họ dựng cột, đóng 1 bên vách gỗ (mặt ngoài) rồi cho vật liệu cách nhiệt, cách âm vào giữa (giống như rơm, rạ ở VN), rồi bịt vách gỗ mặt trong => nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa he => cơ bản không có nhiều nhà lắp điều hòa.
5. Tôi cũng muốn học xong thì ở lại. Cơ mà, do mình dốt (phạm vi chuyên môn của tôi nhiều dân Chi-na quá trời), lại bị ràng buộc nhiều thứ ở VN (có cả ràng buộc nhận học bổng, học xong phải quay về VN), thêm nữa... không đủ can đảm phá rào => không ở lại được. Luôn luôn tiếc, giờ vẫn tiếc.
6. Bữa nào rảnh rồi, tìm lại kho ảnh trong máy tính cũ sẽ post hầu các cụ cuộc sống, hoa trái, đủ các thứ cuộc sống học tập, lao động ở Úc (chủ yếu ở Mel) :x:x. Yêu lắm những cái hòm thư/báo - rât ngộ nghĩnh, đáng yêu.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,399
Động cơ
495,559 Mã lực
Nơi ở
around the world
Em oánh dấu để nghiên cứu sang Úc chơi với ông bạn. Từ khi hết dịch cứ giục sang chơi nhưng em chưa bố trí được thời gian.
Cụ mợ nào có thẻ APEC Business Travel Card đã dùng để đi Úc cho em xin ít kinh nghiệm.
Ông bạn em ở khu vực này.

View attachment 7677372
Dùng thẻ APEC đi lại thi thoảng thì ok ko ai hỏi, nhưng đi lại nhiều với tần suất cao mà ko có hoạt động kinh doanh gì nó sẽ hỏi, tùy trường hợp và mức độ nó có khả năng hủy.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,687
Động cơ
115,602 Mã lực
Em thấy nhà có 1 tầng qua những lần gọi video call với nhau. Ở Việt nam mình đích thị gọi là nhà cấp 4. :D
Ảnh dưới đây là nhà ông bạn, trước mặt là sân golf nên có vẻ thoáng.
Những ảnh này em chụp trên google maps chế độ xem phố.

View attachment 7677421
Nhà thì bé, ẩm thấp
Tường rào thì ngắn.
An ninh thì do đó, có vẻ tồi.
Nhường các bác tất.
:D :D :D :D

Cái Google map của bác, chụp bên bển trông rất sắc nét, chụp ở Hà Nội có được đẹp như thế không??
Hay, bác xài account VIP mới được vậy?
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,399
Động cơ
495,559 Mã lực
Nơi ở
around the world
Khu này có cái Chadstone shopping center to bằng mấy cái SVĐ Mỹ Đình. Cụ sang chơi nhớ mang theo nhiều tiền mua quà cho anh em OF nhé :-bd
Tòa Chadstone này đẹp thật nhưng mà mua sắm thì vào trung tâm CBD đi dạo phố mua sắm sướng hơn.
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em có bạn sang diện Ausaid, trong lúc đó vợ được grant PR, chồng về 2 năm sau quay lại. Giờ cả anh chị em bên vợ lẫn bên chồng đều ổn định ở Úc rồi.

Nói chung cuộc đời chả ai biết mà nói trước. Mình tự thấy mình không nhanh nhẹn máu me để làm giàu được thì cứ nơi nào sống sướng thì ở 😄

Em cũng ghét ghét Sydney vì nó đắt, tại hồi xưa cứ đòi mua house chỗ đắt, xong lại đòi mua xong phải dư nhiều tiền để đầu tư nữa :)) Giờ nhiều lúc mệt mỏi chán nản :)) cũng muốn quay lại nơi ấy bình yên 😄
________________
1. Tôi đã kể trong thớt du học Úc về trường hợp 02 anh bạn tôi chơi cùng trong thời gian học ở Úc:
(1). 1 anh là giảng viên trẻ 1 trường ĐH ở ngoài Bắc, đi học (thạc sỹ) theo HB của CP Việt Nam. Sang bển, anh gặp 1 bạn nữ cũng là 1 giảng viên trẻ 1 trường ĐH nhưng ở miền Tây, cùng HB với anh (cũng học thạc sỹ) => họ cưới nhau ở Úc và sinh cháu đầu lòng ở đó.
(2). Học xong thạc sỹ, anh xin được HB PhD (hình như của trường mà anh học Ths). Chỗ này nói thêm là anh học về Toán, mà DHS Việt Nam học toán ở bển (cái trường đó) thì thường top 3 :x :x nên chuyện được HB của trường học PhD là không khó lắm - anh bạn tôi cũng thế.
=> chị ở lại theo visa của anh; anh đi học + đi làm; chị đi làm;
=> anh/chị sinh thêm 1 cháu.
(3). Anh dùng "thủ thuật" kéo dài thời gian học PhD thành 5 năm => gia hạn visa cho cả nhà. Trong thời gian này, chị học Master ngành accouting (nói thêm là ở Úc, bạn có background về toán, nhưng học master về acouting, finance, MBA... thoải mái, không có background thì học nhiều môn hơn, nộp nhiều tiền hơn, cứ pass môn thì tốt nghiệp).
(4). Anh học xong PhD thì chị xin được hoc bổng học PhD đúng ngành chính của chị => anh ở lại 5 năm theo visa của chị. Tất nhiên, anh/chị đành... bỏ trường ở VN, cũng không rõ giải quyết sao.
Xong, bây h cả nhà anh/chị ở lại, có job là giảng viên 02 trường ĐH của Úc.
____
Anh thứ 2 là giáo viên dạy môn sửa chữa o-tô của trường nghề ở Quảng Ngãi. Anh apply visa học TAFE (tất nhiên anh có người nhà di cư sau 1975 vẽ đường) => trở thành thợ sửa xe có tay nghề cực cao ở khu vực Tây Melbourne => được hỗ trợ của người nhà nên anh được PR => sau đó bốc cả gia đình sang Úc, mở cái gara sửa ô-tô được coi là thành công nhất phía Tây Melbourne của người nước ngoài.

2. Năm 2018 tôi quay lại Úc trong trip 15 ngày => dành 2 t7, 2 Cn thăm lại chốn xưa => bùi ngùi và tiếc lắm lắm, tiếc vô cùng là mình không đủ giỏi để... ở lại ❌((
 
  • Vodka
Reactions: K79

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
813
Động cơ
292,757 Mã lực
________________
1. Tôi đã kể trong thớt du học Úc về trường hợp 02 anh bạn tôi chơi cùng trong thời gian học ở Úc:
(1). 1 anh là giảng viên trẻ 1 trường ĐH ở ngoài Bắc, đi học (thạc sỹ) theo HB của CP Việt Nam. Sang bển, anh gặp 1 bạn nữ cũng là 1 giảng viên trẻ 1 trường ĐH nhưng ở miền Tây, cùng HB với anh (cũng học thạc sỹ) => họ cưới nhau ở Úc và sinh cháu đầu lòng ở đó.
(2). Học xong thạc sỹ, anh xin được HB PhD (hình như của trường mà anh học Ths). Chỗ này nói thêm là anh học về Toán, mà DHS Việt Nam học toán ở bển (cái trường đó) thì thường top 3 :x :x nên chuyện được HB của trường học PhD là không khó lắm - anh bạn tôi cũng thế.
=> chị ở lại theo visa của anh; anh đi học + đi làm; chị đi làm;
=> anh/chị sinh thêm 1 cháu.
(3). Anh dùng "thủ thuật" kéo dài thời gian học PhD thành 5 năm => gia hạn visa cho cả nhà. Trong thời gian này, chị học Master ngành accouting (nói thêm là ở Úc, bạn có background về toán, nhưng học master về acouting, finance, MBA... thoải mái, không có background thì học nhiều môn hơn, nộp nhiều tiền hơn, cứ pass môn thì tốt nghiệp).
(4). Anh học xong PhD thì chị xin được hoc bổng học PhD đúng ngành chính của chị => anh ở lại 5 năm theo visa của chị. Tất nhiên, anh/chị đành... bỏ trường ở VN, cũng không rõ giải quyết sao.
Xong, bây h cả nhà anh/chị ở lại, có job là giảng viên 02 trường ĐH của Úc.
____
Anh thứ 2 là giáo viên dạy môn sửa chữa o-tô của trường nghề ở Quảng Ngãi. Anh apply visa học TAFE (tất nhiên anh có người nhà di cư sau 1975 vẽ đường) => trở thành thợ sửa xe có tay nghề cực cao ở khu vực Tây Melbourne => được hỗ trợ của người nhà nên anh được PR => sau đó bốc cả gia đình sang Úc, mở cái gara sửa ô-tô được coi là thành công nhất phía Tây Melbourne của người nước ngoài.

2. Năm 2018 tôi quay lại Úc trong trip 15 ngày => dành 2 t7, 2 Cn thăm lại chốn xưa => bùi ngùi và tiếc lắm lắm, tiếc vô cùng là mình không đủ giỏi để... ở lại ❌((
Vậy cứ một năm quay lại trốn xưa 1 lần vào dịp này thôi cụ. Làm quả vòng lặp này vài năm cho đỡ nhớ nước Úc như cách mà các bạn ở lại định cư ở bển về thăm Vietnam để hưởng không khí đón tết Việt nam :D
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
371
Động cơ
506,797 Mã lực
Con tôi cũng sang Úc học được 5 năm rồi. Thấy có vẻ rất thích ở lại đó. Nghĩ bụng nó thích ở đâu thì ở chứ bố mẹ nào cản được. Miễn học xong đừng xin bố tiền nữa là được:)

Trước dịch có qua thăm nó một lần thấy cuộc sống ở Úc thanh bình thật đấy.
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Đi Úc nếu khó thì rất khó, nhưng dễ thì lại rất dễ. Đơn giản nhất là xin Visa Du lịch xong sang đó chuyển sang Visa du học, rồi từ đấy làm gì thì tùy mục tiêu, sức chịu đựng, khả năng đánh đổi mà tiến tiếp hay lùi thôi.
Có đầy đường ngách, tùy sự đánh đổi, còn đường chính ngạch thì khó.
[/QUOTE]
________________
Với những trải nghiệm của tôi giai đoạn 2006-2013 ở Melbourne, thì NGU NGHĨ của tôi là đừng có chơi đường tiểu ngạch, và sự đánh đổi vô cùng đắt:
1. Chuyển tư visa du lịch sang visa du học thì thực tế rất là đơn giản. Không ít cty môi giới du học ở VN (và chi nhánh hoặc liên kết của họ ở bên Úc) làm được việc này.
Thông thường visa holder được tư vấn và chắc chắn xin visa học nghề (TAFE) chứ không học ĐH, ThS vì: (1) Úc ưu tiên cho học nghề, nhất là các nghề họ cần hoặc thiết thực với cuộc sống hàng ngày: cắt tóc; y tá; sửa chữa ô-tô...; (2) học phí rẻ (tôi không nhớ, chắc quãng 10.00AUD/khóa (???); (3) không yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ IELTS Academy (cần IELTS general)...
Nhưng cái giá phải trả đầu tiên là ứng viên phải nộp trước 1 khoản học phí nào đó + full bảo hiểm y tế mới được cấp COE nhập học => được cấp visa.
Vậy, nếu có visa rồi, sang Úc mà không học, làm gì thì làm => mất khoản tiền trên => khả năng cao cái BHYT (cực kỳ quan trọng nơi đất khách quê người) trở thành vô dụng do trường report trên hệ thống việc ứng viên bỏ học => về nguyên tắc Bộ di trú xóa visa, ứng viên thành cư trú bất hợp pháp.
2. Hệ lụy khi... bẻ lái sau khi có visa du học (chuyển từ visa du học sang):
- Chắc lại thuê nhà/share nhà "lậm" từ cộng đồng VN, Chị-na, chứ khó có khả năng tự thuê nhà => không ít trường hợp Việt Kiều không đồng ý cho thuê nhà (kể cả người VN) mà không có giấy tờ, vì họ tuân thủ luật pháp.
- Không có ID để mở bank account -> mệt phết vì chỉ đươc lam việc cash in hand, kiếm được cả triệu AUD thì cũng đành cuộn giây thun rồi ném gầm giường;
- Khó khăn khi đi lại bằng phương tiện công cộng, sử dụng các dịch vụ điện thoại...
- Nỗi lo nơm nớp khi ra ngoài đường, phải hôm bước chân trái gặp police check random ở các station, hay đơn giản thanh tra giao thông (cải trang thành người thường) check vé train/tram/bus thì... xong con ong.
- Để hạn chế các rủi ro về pháp lý, khả năng cao là phải di chuyển về các vùng ngoại ô xa xa chút, làm việc ở các farm/factory biệt lấp -> có tiền cũng có để làm gì đâu.
Túm cái váy lại, trade-off này không hề ngon, chẳng hề thấy win-win gì đâu :((:((
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,399
Động cơ
495,559 Mã lực
Nơi ở
around the world
Đi Úc nếu khó thì rất khó, nhưng dễ thì lại rất dễ. Đơn giản nhất là xin Visa Du lịch xong sang đó chuyển sang Visa du học, rồi từ đấy làm gì thì tùy mục tiêu, sức chịu đựng, khả năng đánh đổi mà tiến tiếp hay lùi thôi.
Có đầy đường ngách, tùy sự đánh đổi, còn đường chính ngạch thì khó.
________________
Với những trải nghiệm của tôi giai đoạn 2006-2013 ở Melbourne, thì NGU NGHĨ của tôi là đừng có chơi đường tiểu ngạch, và sự đánh đổi vô cùng đắt:
1. Chuyển tư visa du lịch sang visa du học thì thực tế rất là đơn giản. Không ít cty môi giới du học ở VN (và chi nhánh hoặc liên kết của họ ở bên Úc) làm được việc này.
Thông thường visa holder được tư vấn và chắc chắn xin visa học nghề (TAFE) chứ không học ĐH, ThS vì: (1) Úc ưu tiên cho học nghề, nhất là các nghề họ cần hoặc thiết thực với cuộc sống hàng ngày: cắt tóc; y tá; sửa chữa ô-tô...; (2) học phí rẻ (tôi không nhớ, chắc quãng 10.00AUD/khóa (???); (3) không yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ IELTS Academy (cần IELTS general)...
Nhưng cái giá phải trả đầu tiên là ứng viên phải nộp trước 1 khoản học phí nào đó + full bảo hiểm y tế mới được cấp COE nhập học => được cấp visa.
Vậy, nếu có visa rồi, sang Úc mà không học, làm gì thì làm => mất khoản tiền trên => khả năng cao cái BHYT (cực kỳ quan trọng nơi đất khách quê người) trở thành vô dụng do trường report trên hệ thống việc ứng viên bỏ học => về nguyên tắc Bộ di trú xóa visa, ứng viên thành cư trú bất hợp pháp.
2. Hệ lụy khi... bẻ lái sau khi có visa du học (chuyển từ visa du học sang):
- Chắc lại thuê nhà/share nhà "lậm" từ cộng đồng VN, Chị-na, chứ khó có khả năng tự thuê nhà => không ít trường hợp Việt Kiều không đồng ý cho thuê nhà (kể cả người VN) mà không có giấy tờ, vì họ tuân thủ luật pháp.
- Không có ID để mở bank account -> mệt phết vì chỉ đươc lam việc cash in hand, kiếm được cả triệu AUD thì cũng đành cuộn giây thun rồi ném gầm giường;
- Khó khăn khi đi lại bằng phương tiện công cộng, sử dụng các dịch vụ điện thoại...
- Nỗi lo nơm nớp khi ra ngoài đường, phải hôm bước chân trái gặp police check random ở các station, hay đơn giản thanh tra giao thông (cải trang thành người thường) check vé train/tram/bus thì... xong con ong.
- Để hạn chế các rủi ro về pháp lý, khả năng cao là phải di chuyển về các vùng ngoại ô xa xa chút, làm việc ở các farm/factory biệt lấp -> có tiền cũng có để làm gì đâu.
Túm cái váy lại, trade-off này không hề ngon, chẳng hề thấy win-win gì đâu :((:((
[/QUOTE]
Cụ nghĩ nó vậy thôi chứ thực tế chính phủ Úc nó mắt nhắm mắt mở cho làm chứ ko phải chính phủ Úc nó ko biết cụ ah.
Đầy trường mở ra chỉ để nộp học phí giữ visa chứ ko cần đi học, mà cái trò này ko phải dân Việt Nam nghĩ ra trước, mà toàn là bọn Tây nó làm. Dân Việt Nam mình bên đó trong tất cả các mảng từ đen đến sáng, từ tội phạm đến tri thức chưa là cái gì vì cộng đồng vừa bé vừa ko đoàn kết. China Town nó khủng thì ko phải bàn nhưng Thai Town, Korean Town nó nằm ngay trung tâm Sydney, Vietnamese Town cách xa mấy chục km, mà di sản Vietnamese Town cũng toàn là của người Việt gốc Hoa để lại. Bọn Châu Âu da trắng, đến cả bọn Mẫu Quốc như bọn Anh da trắng cũng sang Úc làm visa đi học để đi làm thợ xây đầy đó cụ.
Việc chuyển từ visa Du lịch sang visa Du học, trừ khi vào trường tử tế nhưng lại ko đi học thì có nguy cơ bị kiểm tra rồi hỏi han, rồi hủy visa chứ mấy trường đóng tiền để duy trì visa thì thoải mái đi, hoàn toàn hợp pháp, ko phải sợ gì cả, ko có vi phạm cái gì hết, Bảo hiểm, thuê nhà, Bank account cứ thoải mái đi.
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
E ở Úc 5 năm, đi làm lương $35-$40/h mà làm đc đồng nào xào hết đồng ấy. chả tích lũy đc xu nào. 2016 quyết định bỏ hết tất cả sau lưng về VN phụng sự đất nước :))
E cảm thấy về nước thật là quyết định sáng suốt, vì nếu ở đó thì giờ chắc vẫn đi ở nhà thuê, làm đc đồng nào xào đồng ấy, ko có tích lũy, ko có bạn bè. Còn bây h, sau khi về nước được 7 năm thì đã có 2 xe, 3 nhà, 2 mảnh đất... và quan trọng là ko có thứ gì phải trả góp :D
_________________
Đồng ý với cụ là nhà vẫn đi thuê, không có bạn bè, người thân. Cơ mà, nếu có job cơ bản thì không phải không có tích lũy, dù không lớn,
2013 tôi quyết định về nước, 1 trong các lý do là còn bố, mẹ ở VN (thời điểm đó tôi vẫn đang single but avaiable =((:x). Chứ kể cả hết học bổng, chỉ đi làm casual cũng đủ (không nói là có tích lũy) cho 1 thanh niên độc thân.
Thêm nữa, lý do để quyết định về vì... chưa có gia đình. Do chuyên môn của tôi quá thông dụng, cac bạn Chị-na đông quá, nên khả năng kiếm việc chắc cũng vất vả.
Sau 10 năm về nước, tôi: 1 vợ, 2 con, nhà thuê, cơm vợ nuôi, hàng ngày lướt OF.

Ở Úc công nhận khó giữ tiền vì chi phí cao, mà cũng vì lương cao nên tiêu cũng thoáng hơn vì dễ kiếm lại được. Nhưng ở Úc đúng là sống yên bình, sạch sẽ, văn minh, thiên nhiên và khí hậu tuyệt vời, nếu có cả gia đình bố mẹ anh chị em ở cùng nhau nữa thì Úc là nơi đáng sống. Chỉ có điều nếu sống ở Úc mà ko có người thân thì sẽ quyến luyến quê nhà lắm. Nhất là các cụ đã lớn tuổi.
Ở Việt Nam kiếm tiền dễ hơn, vui hơn, đỡ nhọc thân hơn, nhưng lại ô nhiễm kinh khủng, đông đúc tắc đường phát sợ, cái được nhất là gần bố mẹ anh chị em, người thân ruột thịt.
Đến bây giờ ý nghĩ về việc đi về hay ở lại vẫn luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống của rất nhiều những người Việt Nam tầm trung tuổi đang sống ở Úc.
_______________
ĐỎ: mãi không quên, mãi ước muốn quay trở lai.
 

km18 yenson

Xe tăng
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
1,317
Động cơ
248,872 Mã lực
Tuổi
44
Giờ cụ định cư ở tp nào vậy. E năm 90 lỡ vì lúc đó Tây đông sáp Nhập chứ ko thì giờ chắc cũng tịch đức. Giờ nhà vẫn còn anh em bà con bên đó nhiều nhưng không có ý định qua nữa.
Em chuyển khá nhiều chỗ,từ leipzig qua Stuttgart rồi về hanover,cụ về thời đó chắc cũng cầm đc ít DM gọi là
 

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
813
Động cơ
292,757 Mã lực
Nước Úc đẹp êm đềm, đi đến đâu dù trung tâm hay ngoại ô thì đi 1 đoạn là gặp roundabout, town nào cũng có woolworths và đối diện là Coles, con người thân thiện. Tìm đường đi sang cũng không quá khó, sang rồi kiểu gì cũng sống được khi có job. Mà không có job thì dần dần chịu khó cũng có job. Như mợ chủ đây ở bển chắc lái xe từ tốn, văn phong trên OF chấm phẩy đâu ra đấy chứ nếu còn ở Vietnam sáng đi Lead đi làm là khả năng cao phi lên vỉa hè rồi.

Khu em ở Can trước đây (Currong - h phá bỏ rồi), có đến trên 50% du học sinh Viet mình ở lại. Nhiều người h chịu khó đi làm với mua mấy cái nhà/cho thuê nên cơ bản cuộc sống h là thoải mái, trước dịch về check in các khu resort ở Vietnam còn nhiều hơn so với người bạn học nhưng quay trở về :)
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Người Việt mới sang như em, ko tính những người xuất sắc, người ko có gì ngoài tiền và hoàn cảnh đặc biệt, thì đều mong muốn có một việc làm ở xứ người. Cho tới khi đi làm, em mới thực sự có được cảm giác thực sự hòa nhập với xã hội và làm chủ cuộc sống mới.

Mơ ước luôn là tìm được công việc tương tự công việc mình từng làm. Nhưng mới chân ướt chân ráo sang một đất nước khác, ko phải ai cũng đủ may mắn để có ngay công việc như vậy. Nên mơ ước thường bắt đầu bằng “một công việc”. Trên các hội nhóm người Việt ở đây, ko thiếu người từng làm kỹ sư, giảng viên, ngân hàng, quản lý ở Việt Nam, bắt đầu bằng các công việc gọi là vớ vẩn, như làm nhà hàng, siêu thị, dọn văn phòng, làm móng, nối mi. Ai ko tự tin về tiếng Anh thì làm cho người Việt, chấp nhận bị trả lương thấp hơn mức lương quy định tối thiểu. Phần lớn những ai vượt qua được định kiến việc chân tay - ngày xưa, bây giờ, tiếp tục cố gắng và kiên định với mơ ước ban đầu sẽ tìm được công việc tốt hơn ko sớm thì muộn. Như câu nói “you don’t have to see the whole staircase, just take the first step.”

Em cũng bắt đầu bằng công việc thu ngân siêu thị. Em sang được mấy tháng thì đẻ. Ở nhà chồng nuôi đến khi con 2,5 tuổi thì em đi học. Ở nhà hơn 2 năm em ko còn tự tin như trước nên quyết định đi học. Em học 2 chứng chỉ ngắn hạn ở TAFE hết 1 năm rưỡi về hành chính kế toán. Đi học rồi em tự tin hơn nhiều. Việc đầu tiên em apply là làm hành chính cho council (chính quyền địa phương) gần nhà với mơ ước được đi bộ đi làm. Ko được nhận. Bà hàng xóm làm ban kế hoạch của hội đồng động viên em chờ cơ hội lần sau. Em viết mail hỏi làm thực tập ko lương, cũng ko hồi đáp. Vẫn mong muốn đi làm gần nhà vì em mới có bằng lái xe ko lâu, lái xe ko tự tin, nên em nhắm tới siêu thị Coles cách nhà 7 phút đi bộ. Đồng thời gửi tiếp hồ sơ cho việc được đăng tuyển trên blackboard của trường, là nơi em đang làm bây giờ. Lúc đó em gần học xong khóa thứ 2. Coles em được nhận. Thế là em thành thu ngân siêu thị. Em nhớ cảm giác khi anh phỏng vấn em gọi điện thông báo, em vui ko thể tả. Đấy là công việc đầu tiên ở Úc của em. Em gọi điện cho chồng, bố mẹ chồng, chị chồng, bố mẹ em ở nhà, rồi sang nhà bà hàng xóm khoe vì bà sang trông con cho em đi phỏng vấn, sau đó lên khoe với giảng viên và các bạn em chơi trong lớp. Ai cũng chúc mừng em có công việc đầu tiên, ko ai nói đó là công việc chân tay sao mà vui thế cả 😊

Lương em casual được $27/h ngày thường, $33/h ngày thứ 7, $39 CN, $52 ngày lễ. Casual là lao động phù động, khi cần họ gọi, ko được hưởng quyền lợi nghỉ ốm, nghỉ phép năm vẫn có lương nên lương cao hơn 25% so với lao động ký hợp đồng part time - full time. Em làm phù động được 2 tháng thì sếp bảo cho em vào part time vì em làm tốt, thực ra các sếp đều được khuyến khích đưa nhân viên vào hợp đồng part time để tiết kiệm quỹ lương. Ký hợp đồng ngoài các quyền lợi về nghỉ phép còn được chọn ngày giờ mình thích đi làm, đồng thời siêu thị có trách nhiệm bố trí tối thiểu 15 giờ / tuần nên mặc dù lương thấp hơn em vẫn nhận.

Làm thu ngân siêu thị ở Coles rất bận. Bên em lương cao nên họ tận dụng nhân lực hết công suất. Bất cứ khi nào vắng khách họ sẽ chỉ để 1-2 quầy mở, thu ngân ở các quầy đóng sẽ được điều đi xếp lại hàng khách bỏ lại ko mua hoặc đi thu hộp giấy rỗng ở các kệ. Nhân viên thu ngân cũng được xếp lịch rất sát, ko khi nào thừa người. Đến giờ cao điểm, sếp quản lý cả siêu thị cũng xuống làm thu ngân như thường để tận dụng nhân lực. Nên em vào làm là luôn tay luôn chân, rất hiếm khi được nghỉ đứng chơi ko vài phút. Hồi đó mới đi làm, lần đầu kiếm được tiền nên em rất ham. Ca 7-10 tiếng em nhận đều, đứng cả buổi đến giữa tuần nhận lương lại quên hết mệt mỏi.

Ở Úc hay ở đâu cũng vậy, làm retail là làm dâu trăm họ. Em làm thu ngân, ngày phục vụ bao nhiêu lượt khách nên tiếp xúc với đủ loại người. Nhiều khách rất dễ thương, cũng ko it khách thương ko dễ. 6 tháng làm thu ngân siêu thị Coles em ko hề hối tiếc hay xấu hổ mà luôn biết ơn nơi cho em công việc đầu tiên và kể về thời gian này với tất cả mọi người em biết và quen sau này. Từ 6 tháng làm thu ngân, em hiểu hơn về văn hóa Úc, người Úc, giao tiếp và đoán ý người khác tốt hơn, năng động hơn, nhẫn nại, bao dung, tử tế và khiêm nhường hơn. Dù vậy đây cũng là công việc vất vả cả về tinh thần và thể chất, em cũng xác định ko làm mãi được nên sau 1 tháng làm part time việc văn phòng ở chỗ làm mới, em viết mail cho sếp lớn báo em sẽ nghỉ việc ở siêu thị và available cả tuần, nếu sếp cần em luôn sẵn sàng nhận việc, sếp mail lại offer luôn hợp đồng full time nên sau 6 tháng ở Coles, đến 31/12/2021 - sau khi ở lại làm nốt mùa bận rộn nhất năm của ngành bán lẻ em nghỉ việc ở siêu thị.

Em sẽ viết tiếp về siêu thị, hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng ở Úc ở bài sau.
_________
VOTE chủ thớt đã xóa bỏ tư tưởng "công việc casual nó không sang cái thằng người" để hòa nhập được cuộc sống ở Úc. Cái hay ở Úc trong cuộc sống, công việc là sự bình đẳng, đa số không phân biệt sang - hèn.
Tôi cứ ước ao là áp dụng đươc quy tắc đánh giá người lao động ở Úc vào môi trường làm việc ở VN: Hồi tôi ở Úc, đi làm part-time cho 1 hãng sản xuất, in ân quần áo, chỉ duy nhất 1 anh supervisor được quyền nhận xét và report tôi với chủ hàng, và chính anh ấy được ủy quyền quyết định mức lương + xếp các shift làm việc cho từng nhân viên (có tôi). Ở văn phòng tôi làm hiên nay ở VN, vô số người (chính thức và không chính thức) có quyền nhận xét về công việc tôi làm, nản không bàn phím nào tả xiết :((:-&
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Hồi 2007-2010 em ở Mel thấy có nhiều job khá buồn cười mà giờ VN vẫn chưa thấy có.
Có 1 job là đứng ở ngã 4 đếm các loại ô tô chạy qua, 3,4 chú cầm 1 dụng cụ đếm trong tay cứ xe chạy qua thì bấm, kêu lách tách khá vui tai. Chắc giờ job này tuyệt chủng vì đếm bằng camera rồi.
Một job ở ngã tư nữa là lau kính ô tô chớp nhoáng trong lúc chờ đèn đỏ, 1$ 1 lần lau. Job này siêu gọn nhẹ, chỉ cần đúng cái bình xịt nước xà phòng + chổi lau kính là kiếm tiền đc rồi (job này tương lai ở VN chắc sẽ có)
Một job nữa là đi chấm điểm bài kiểm tra của bọn học sinh, em kiếm đc job này, làm dễ, lương cũng khá, mỗi tội buồn ngủ kinh khủng khiếp (nếu bị bắt quả tang ngủ gật 3 lần là nó đuổi luôn). Chấm điểm thấy bọn hs Úc đầu gấu hơn hs VN nhiều lần, bài kiểm tra cuối năm mà bọn nó vẽ bậy vào bài, trả lời lăng nhăng rất nhiều.
Còn 1 job là đi làm bồi thẩm viên, đăng kí xong lâu lâu nó gọi đi tham gia xét xử. Job này t.Anh phải rất rất tốt mới làm đc, em đăng kí xong nó p.vấn mà t.Anh lởm quá nó ko nhận.
____________
Há há...
Job đếm xe thì em... Pi-nô-CHÊ vì thông thường phải đi xa, là job nhân lại của DHS Việt Nam, bị cắt phế cao lắm (VN ăn thịt VN).
Job 2 lau kính xe quả thật em ứ biết.
Job 3 chấm điểm HS Úc em cũng ứ biết. Nhưng em có vài semester(s) nhận được job tutor cho sinh viên bậc master, lương cao ra phết =((:x; Cơ mà rất bất tiện về thời gian vì bị fix lịch, ví dụ hôm nào có shift tutorial là coi như mất cả ngày, không còn đi làm được việc gì khác (tutorial có các shift 9-10h; 10-11h; 13-14h; 14-15h; 15-16h; cơ mà phải đến trước 15mins, về sau 15mins, rồi review bài cho SV (mỗi shift 20 SV) trong ngày gửi GS). Sau, GS cho em cái job ấy chuyển trường khác, môn em làm tutor nó khác hẳn chuyên ngành em học (em không học toán; nhưng lại tutor môn Toán do em show thành tích đạt được hồi cấp 3 ở VN về môn Toán); em lại kiếm được job bên ngoài lương cũng cao (lương giờ cao; số giờ làm cao => tổng lương ngày cao), linh hoat thời gian :x.
Job cuối thì em có nghe về việc phiên dịch các cuộc làm việc của tòa, police, council vớinguuwowiiff gốc Việt. Cơ mà, em... dốt, nên chịu =))
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy có 1 điều VN cải thiện rất dễ & cải thiện được ngay lập tức, là mua mỗi thành phố vài trăm cái xe hút bụi để hàng ngày hút bụi khắp đường đi, là HN sẽ đáng sống hơn thêm 80% ngay.

Nhưng người ta chả làm. Bẩn kinh khủng.
_____________
Không thể làm được!
Vì quy hoạch lởm => xây dựng, sửa chữa, đào lên, lấp xuống thường xuyên;
Vì ý thức chưa cao, không nói là vô cùng thấp;
Vì... không thể làm được :(( :((
Hồi ở bển, câu thường trực trên mồm em là: 1 cái áo sơ-mi tao có thể mặc cả tuần mà cổ áo không đen => không phải giặt áo. Môi trường tuyệt vời. Tất nhiên, khí hậu khô cũng là điều kiện.
 

PotusTan

Xe tăng
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
1,006
Động cơ
194,023 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cửa thấp lè tè, toàn nhà cấp 4 thì phải ạ.
____
Bác funny vãi =((:x.
S đất cỡ 800m2, măt tiền cỡ 25m, đường trước nhà 2 xe Howo đua.
3 mặt còn lại giáp nhà hàng xóm.
S nhà cỡ 120m2, 3-4 bedrooms, 2-3 toilets, 1 living room, 1 kitchen room, garage for at least 2 car (park vườn, vỉa hè thoải mái).
 

Ute

Xe hơi
Biển số
OF-739931
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
182
Động cơ
72,426 Mã lực
Cám ơn bạn! Mình cũng chưa lên Perth lần nào mặc dù có gia đình người bạn thân cũng đang định cư ở đấy. Nếu bạn lên Syd hoặc Bris thì nhắn mình. Mình sẽ rất hân hạnh được tiếp đón. Mình sẽ inbox số phone cho bạn để tiện liên lạc. Regards!
Khi nào đến Perth thăm bạn bác nhắn em nhé. Em chưa được đi bang nào khác ngoài WA, mỗi lần có tiền lại về Việt Nam nên chưa đi được đâu cả. Khi nào đến Sydney em nhất định sẽ nhắn bác. Trước mắt em nghĩ đến mỗi Sydney với Melbourne vì em nghe nhiều mà chưa được đi 😊
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top