- Biển số
- OF-146690
- Ngày cấp bằng
- 22/6/12
- Số km
- 10,924
- Động cơ
- 472,277 Mã lực
Bài viết rất hay ah. Em cm đánh dấu để theo dõi.
Cấp cứu thì bệnh viện phải điểu trị thôi chứ bình thường bệnh viện họ đâu có điểu trị.Đúng rồi cụ. Các trường hợp vào bệnh viện điều trị mà không có tiền, không có bảo hiểm thì bệnh viện vẫn phải điều trị. Họ sẽ tính toán lại với chính phủ. Nói thêm, các bệnh viện ở Mỹ cũng như các công ty, hãng, xưỡng đều là của tư nhân. Chính phủ Mỹ chỉ có thu nhập bằng cách thu thuế. Riêng ngành bưu điện là thuộc về chính phủ quản lý, bởi vì ngành này hoạt động không có lời, chỉ từ lỗ tới lỗ nên không có tư nhân nào dám nhận, chính phủ Mỹ phải ôm và bù lỗ vì không lẽ để nước Mỹ không có bưu điện.
Đúng vậy. Bệnh thông thường thì phải qua bác sĩ gia đình khám và chữa. Nếu như không hết thì bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu đi gặp bác sĩ chuyên khoa.Cấp cứu thì bệnh viện phải điểu trị thôi chứ bình thường bệnh viện họ đâu có điểu trị.
Vâng cụ. Nhưng ý em nói hơi khác 1 chút. Kể cả bác sĩ gia đình hay bác sĩ chuyên khoa hay bệnh viện, nếu không có bảo hiểm thì khỏi điều trị, trừ cấp cứu vào viện như em nói ở trên. Ý bác viết ở trên dễ gây hiểu nhầm là không có bảo hiểm vẫn được điều trị nên em viết lại cho rõ thôi.Đúng vậy. Bệnh thông thường thì phải qua bác sĩ gia đình khám và chữa. Nếu như không hết thì bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu đi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện bên này chỉ vào khi cấp cứu hoặc ốm đau khẩn cấp đêm hôm, hoặc do bác sĩ chỉ định.
Đêm khó ngủ, viết lan man dài dòng đôi điều về nước Mỹ.
Nhiều năm trước tôi nhập cư vào Mỹ. Không muốn làm gánh nặng cho người đã bảo lãnh mình sang, tôi quyết định ra riêng sống tự lập về tài chính. Suốt mấy năm đầu, tôi quanh quẫn quanh khu Westminster, Little Saigon vì chỉ nơi đây mới có thể share phòng từ những đồng hương người Việt với giá rẻ. Tôi đi kiếm việc ở những liquor, cây xăng để có tiền sinh sống và tới trường vào buổi tối. Nước Mỹ trong tôi những năm đầu không có gì thú vị. Cuộc sống quay cuồng với công việc bán hàng nhàm chán, những đêm khuya từ trường quay về phòng trọ trên chiếc xe cũ mèm hư lên hư xuống, là những đêm chỉ ngủ có bốn, năm tiếng đồng hồ. Sau một năm ở Mỹ, trong giấc mơ tôi luôn thấy mình vẫn đang sống ở Sài Gòn, chứ không phải ở Mỹ. Bài hát tôi hay nghe mỗi đêm là bài “ Đêm nhớ về Sài Gòn”. Đôi khi tôi tự hỏi, mình có sai lầm khi sang đây hay không?
Thời gian ở Mỹ trôi nhanh, rất nhanh. Cuộc sống dần dà ổn định, tôi mua được chiếc xe mới đầu tiên trong đời để có thể chạy đi học xa, thuê được một căn phòng có phòng tắm riêng. Có tiền để đi chơi Las Vegas cho biết thế nào là kinh đô của cờ bạc, ăn chơi, sắm cho mình chiếc máy ảnh đắt tiền. Nước Mỹ trong tôi đã có hình dạng khác. Đó là những con người tốt bụng. Từ chú Ba, người chủ liquor tốt bụng luôn khuyến khích tôi với câu nói : nếu không muốn đứng bán hàng suốt đời thì phải ráng học lại “. Từ chị chủ nhà tốt bụng luôn để dành những thức ăn trong tủ lạnh cho tôi mổi đêm đi học về khuya. Từ cô giáo gốc người Thái Lan trong trường đã tận tình giúp tôi xin học bổng, từ những bạn bè cho tôi quá giang từ trường về nhà dù họ cũng rất bận rộn. Đến những người bạn Mỹ kiên nhẫn giúp tôi vượt qua những bài luận văn Anh ngữ đầy khó khăn.
Giờ đây sau nhiều năm sống trên đất Mỹ, nước Mỹ trong tôi giờ đây không chỉ là những cửa hàng xa hoa lộng lẫy, hay thành phố Las Vegas không ngủ bao giờ. Nước Mỹ chính là những con người tốt bụng mà ta có thể gặp ở mọi nơi . Từ những người vô gia cư sẵn sàng chia sẻ cho nhau chiếc mền hay điếu thuốc giữa màn đêm lạnh giá, từ những cô thợ nails cần cù, kiên nhẫn xoa bóp chân khách để kiếm tiền nuôi con ăn học Đại học và cũng rất hào phóng đóng góp việc cứu trợ cho đồng bào trong nước từ những đồng tiền tip đẩm công sức mình. Từ những nhóm học sinh đũ mọi màu da mỗi sáng thứ Bảy ra bãi biển nhặt rác....
Nước Mỹ cũng là nơi cho 2 đứa con của tôi một nền tảng học vấn thực sự, học để trở thành người có tư duy độc lập.... Nước Mỹ cũng cho tôi bằng sức lao động lương thiện có khả năng tài chính để giúp đỡ họ hàng ở quê.
Cho nên bây giờ mỗi khi có dịp trò chuyện với những bạn bè cũ ở Việt Nam, tôi vẫn thường nói, nếu cho chọn lựa lại lần nữa thì tôi vẫn sẽ đi sang đây.
khoảng hơn 1 nghìn .Cậu mợ em đang ở San Jose, hai ông bà nói đang làm 2 việc cứ ra khỏi nhà từ sáng tối mới về. Tích cóp đã mua xong 1 cái nhà ở Đà Nẵng, hai ông bà bảo chờ nhận sổ hưu thì về ĐN ở. Không rõ sổ hưu bên đó thì tháng được bao nhiêu em cũng không hỏi.
Có em đây cụ, mặc dù bên Mỹ phở cũng được nhưng không ngon bằng ở VN. Em nghĩ do thổ nhưỡng, dù gia vị như nhau nhưng em thấy không ngon ( đậm đà) như ở VN. Nhớ sau dịch khi các chuyến bay dc nối lại, em bay về VN nhưng cố quá cảnh ở HN 1 đêm để dc ăn tô phở Bắc và uống ly cf trứng ở Giảng. Đối với em quê hương luôn là chùm khế ngọt.Em kể có nhiều cụ không tin. Em có anh bạn người Mỹ gốc Việt (bố người Việt, mẹ người Mỹ, sinh ra lớn lên ở Mỹ), trước đây làm sếp của em ở cty cũ nhưng sau khi nghỉ thì coi nhau như anh em thân thiết. Cậu ấy cực thích sống ở VN, ăn các món ăn Việt, đặc biệt là Phở bò HN (fan ruột của 1 quán phở bên LB). Có những lần nghỉ lễ, hắn ta bay sang VN chỉ vì 1 lý do là muốn được ăn Phở.
Lần gần đây nhất gặp nhau cách đây mấy tháng, hắn kể bên chỗ hắn ở (Portland) giờ tệ nạn với người vô gia cư nhiều lắm, sống và xả thải bừa bãi trên phố.
Bản thân em nếu giờ được lựa chọn nơi để sống, em vẫn chọn VN.
Tiểu bang mình sống là:
Thành phố mình sống là Little Saigon.
Chắc cụ nói đến Eden ở Virginia, gần DC.Em đến đúng chỗ này rồi, ăn phở ở đó. Rồi đến cả khu Eden ở Washington.
Khi lấy ra phải đóng thuế !Mợ này không đi làm nhưng nói chính xác.
Hàng tháng em bỏ vào quỹ 401k là 6% lương, công ty cũng bỏ vào đó cho em số tiền tương đương, số tiền này chính phủ không tính thuế. Khi về hưu ngoài tiền lương hưu do chính phủ trả, em cũng có thêm tiền từ quỷ 401k này để dùng. Trung bình tiền 401k của một người Mỹ khi về hưu là vài trăm nghìn ( 200k tới 600k) tùy mức lương khi còn làm việc.
Đó là tiền đầu tư, Còn tiền hưu cũng giống như vậy nữa, và hưu thì không được lãnh 1 lần , nếu như vợ tiền hưu ít hoặc không có tiền hưu thì được lãnh ké hưu của chồng, nhung % ít hơn , và ngược lạiCảm ơn mợ đã giải thích, vậy nếu đột xuất nghỉ việc và không đi làm nữa thì thế nào ạ?
Vậy thì quỹ này có vẻ cũng giống như ở VN là người lao động góp một phần, công ty góp một phần dành cho lương hưu khi về già nhỉ.
2 vợ chồng không con cùng đi làm thu nhập bình thường cũng chẳng được miễn giảm là mấyÀ hình như nó liên quan đến nộp thuế đúng ko cụ? Con e e nó bảo trc độc thân ck nó nộp nhiều thuế lắm. Từ lúc lấy vk dc miễn giảm rất nhiều. Con e e nó ở nhà ko đi làm ạ
Hình đẹp quá cụ chủ, phải công nhận mấy cái Japanese Tea Gardens này vào không biết chán. Nó cũng lên quan đến một phần lịch sử mà nuớc Mỹ muôn lãng quên khi đua các gia đình người vào các tại tập trung sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Thêm cái hay của người Nhật là sau khi chiến tranh kết thúc nước Nhật dưới sự tái thiết của tướng Douglas MacArthur họ nhanh có những mối quan giao kết nghĩa khôn ngoan với xã hội Mỹ như kết nghĩa như kết nghĩa với các thành phố lớn, ngoại giao hoa anh đào, giao luu văn hoá, xây dựng nhà máy đầu tư ở Mỹ...Em đoán là trong cái Japanese Tea Garden ở Los cũng sẽ có nhiều cây cối, tranh ảnh tượng là quà tặng của chính phủ và nhân dân Nhật giống cái trên San Francisco, phải không cụ chủ.Japanese Garden.
Người Nhật đến nước Mỹ định cư rất sớm từ hàng trăm năm trước. Người Mỹ gốc Nhật hiện có khoảng 2 triệu người, định cư chủ yếu ở bờ Tây nước Mỹ - cụ thể là các bang California, bang Hawaii và bang Washington. Người Nhật rất thích vườn hoa, khi đến định cư tại Mỹ họ lập ra rất nhiều vườn hoa có phong cảnh hữu tình xây cất theo lối Nhật, đồi núi, hồ nước, suối và thác nước nhân tạo, có cầu gỗ, có khu nhà ngồi ngắm nhìn phong cảnh, có những cột đèn theo lối Nhật, thơ mộng và cổ truyền, có đền thờ theo đạo Shinto, có cổng trời...
Hôm trước, chở một người bạn từ Việt Nam sang chơi, đi thăm vườn hoa Nhật Bản ( ở Los Angeles, California) có chụp một số ảnh, mời các bạn cùng xem cho biết một chút văn hóa của cộng đồng người Nhật trên đất Mỹ.
Thường thì bình quân từ 50 tới 300k cứ trừ đi 1/3 cho các thứ ở hãng , cầm về nhà 2/3 rồi chi cái gì thì lại đóng thuế Cái đómức lương của người lao động ở đây là Gross phải ko bác ? Cali tính thuế thu nhập bn % ?