Nước Mỹ không phải là thiên đường cho người lớn, nhưng thật sự là nơi tốt nhất cho trẻ em.
Nhớ hồi con em còn bé mới học lớp 2, nó đi học về khoe với em: hôm nay trong giờ học con giơ tay phản đối lại lời thầy giáo dạy. Em mới lo lắng hỏi nó tại sao và rồi thầy giáo bảo sao? Nó trả lời là thầy giáo bảo nó nêu ý kiến của nó về việc đó, sau đó thầy phân tích cho cả lớp về việc đó. Cuối cùng nó nhận ra là ý kiến của nó sai, nhưng thầy lại cho nó điểm thưởng vì có suy nghĩ độc lập.
Em nghĩ chính vì tôn trọng tư duy độc lập của học sinh như vậy mà các trường Đại học của Mỹ giành nhiều giải Nobel về khoa hoc.
Theo thống kê thì hệ thống Đại học California xếp ở vị trí đầu bảng với 38 người giành giải, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel Hóa học và 12 người đoạt giải Nobel Vật lý. Trong đó, người đầu tiên giành giải Nobel là nhà vật lý
Ernest Lawrence đoạt giải năm 1939 nhờ tạo ra máy gia tốc cyclotron đầu tiên.
Xếp thứ hai là Đại học Harvard với 33 người, trong đó có 11 người đoạt giải Nobel Y học và 8 người đoạt giải Nobel Vật lý.
Xếp thứ ba là một trường ngoài Mỹ - Đại học Cambridge (Anh) - với 28 người giành giải.
Có 9 trong số 12 trường đại học của Mỹ đã hơn 10 lần được xướng tên trong các mùa Nobel, trong đó có Stanford (23), MIT (20) và Chicago (19).
Ảnh trường CSU Long Beach, California, nơi em từng học.