Kiểm tra độ co bóp trục cơ máy chính.
Thay lời chào sau một tời gian vắng mặt, nhà chùa copy câu nói mà hồi xưa có một thời cụ anhcobra lấy làm chữ ký: “Ta đã trở lại, lợi hại………như xưa.”
”
Bẩm các cụ. Trong ngành hàng hải, nhất là bộ phận máy có một môn gọi là Dự báo hư hỏng.
. Nghe oách xà lách thế thôi, thực ra cái môn Gia Cát Dự này cũng chả có gì là ghê gớm, chủ yếu là dựa vào các thông số của máy móc khi hoạt động, dựa vào các hiện tượng, tiếng máy quan sát được, nghe thấy được, dựa vào các số liệu đo đạc kiểm tra cộng với mớ kinh nghiệm do bản thân & do người khác tích lũy được. Từ đó mà đưa ra các hành động, các quyết định cần thiết để đảm bảo cho con tàu & máy móc chạy ngọt ngào.
Trên cái ô tô, đầy thứ nếu không hỏng thì chả bao giờ sờ đến nơi, còn trên tàu, hầu như tất cả các thiết bị máy móc đều phải định kỳ lôi ra bảo dưỡng, kiểm tra, xem hao mòn đến đâu, quá mức cho phép là thay thế.
Ví dụ như một con mô tơ điện lai bơm nước biển chẳng hạn, thông thường cứ theo định kỳ khoảng 10.000 giờ hoạt động thì sẽ lôi ra thay béng đôi vòng bi, cứ đủ 10.000h là thay, kể cả chưa hỏng.
Các chuyên gia đã tính toán hết rồi, Nếu đủ 10.000h thay đôi vòng bi, 10.000h sau mới phải sờ đến nó, và cũng chỉ thay thêm đôi vòng bi. Còn nếu để chạy cố, sẽ tiết kiệm được thêm 1000 hoặc 2000 h nữa là cùng, chắc chắn vòng bi sẽ hỏng. Nhưng cái sảy nảy cái ung, một cỗ máy là một thể thống nhất, mọi bộ phận, chi tiết đều có liên quan đến nhau nên khi vòng bi hỏng, vỡ bi chẳng hạn, nó sẽ kéo thêm một số thứ hỏng theo, ví dụ như xoay áo bi, xát cốt mô tơ, gãy khớp nối giảm chấn, gãy trục, hỏng phớt bơm, thậm chí là cháy nguyên mô tơ hay vỡ bơm. Thiệt hại lớn gấp bội so với đôi vòng bi. Chưa kể đến việc máy móc sau khi sửa chữa lại hoạt động không thể tin cậy như cũ.:77:
Ấy trên lý thuyết là thế, và trên thực tế thì các chủ tàu nước ngoài cũng thực hiện quy định này khá nghiêm ngặt, nên các tàu của họ có đến 15 tuổi thì tình trạng máy móc thiết bị vẫn ngon lành cành đào. Còn mấy công ty của Việt ta, bóc ngắn cắn dài, chưa hỏng là chưa thay nên lắm con tàu mới chạy được vài năm mà hỏng lên hỏng xuống, lắm con tàu khi mua lại của nước ngoài thì ngon lành, chạy 1 thời gian, dùng hết số phụ tùng dự trữ người ta để lại thì cũng bắt đầu ậm ạch. Chẳng qua là chả chịu cấp phụ tùng thay thế, tiếc tiền mà. Mặc dù điều này người ta biết thừa.