- Biển số
- OF-482877
- Ngày cấp bằng
- 9/1/17
- Số km
- 3,995
- Động cơ
- 255,800 Mã lực
Thưa cụ anh, đây là mấy người bạn thân là người Nga, cứ đến Xanh là kiểu gì em cũng phải đến nhà họ ăn cơm ít nhất 1 bữa. Câu chuyện bên mâm cơm mấy thế hệ họ đã kể vài lần. Chuyện buồn nên em ít khi hỏi, họ kể gì em biết nấy. Duy nhất đọng trong tâm trí em là câu chuyện “sáng kiến” này vì em nhớ là do 1 công nhân bình thường nghĩ ra, 1 loại gỗ gây gù đó ở Xanh, họ nghiền ra, trộn với bột mỳ, again - bột vỏ cây là chính. Nướng bánh và phát cho quân và dân Xanh pê tec pua, giúp họ trụ vững trong trận chiến vệ quốc khốc liệt đó. Tất nhiên có những lần em cũng được đến thăm các khu di tích và nghe hướng dẫn giới thiệu lịch sử thì cố nhắc đến cả câu chuyện đó. Dù sao cũng là trí nhớ cá nhân em qua các câu chuyện kể, em chưua nghiên cứu gì. Để túc tắc em hỏi lại các bạn Nga nhé! Nhưng mà phục họ thật!Em có thấy bức hình nói về " chiếc bánh nướng trộn mùn cưa", em nghĩ là tuyên truyền bôi nhọ nên em bỏ đi, để em tìm kiếm lại
Giờ em mới biết là không phải "mùn cưa" một là bột gỗ đặc biệt. Cám ơn cụ
Trang này nói ăn bánh mì trộn mùn cưa, viết
"Thậm chí đến nay, công thức chế tạo món bánh mỳ làm bằng mùn cưa này vẫn là bí mật của Nga"
Em nghe nói khoảng 1 triệu đến 1,5 thường dân Leningrad chết (con số thống kê sẽ khác nhau) vì đạn pháo không kích và chết đói và thiếu đến mức có chỗ phải ăn cả thịt người. Em nghe dân Nga nói thế, chứ chưa nghe bánh "mùn cưa"Nhìn lại chuỗi ngày “địa ngục” trong cuộc bao vây Leningrad đẫm máu nhất lịch sử
(Kiến Thức) - Cuộc bao vây Leningrad trong Chiến tranh Thế giới thứ hai kéo dài 872 ngày, khiến 400 nghìn tới hơn 1,5 triệu người thiệt mạng - chủ yếu là do chết vì đói và lạnh.kienthuc.net.vn
Trang này
Cuộc bao vây Leningrad kéo dài tổng cộng 872 ngày và gây nên những tác động tàn phá đối với người dân Nga. Hơn 650.000 người dân Leningrad đã thiệt mạng chỉ tính trong năm 1942 vì đói, nhiễm khí độc, bệnh tật, và pháo kích từ các vị trí của Đức bên ngoài thành phố. Tuyến đường duy nhất mà hàng tiếp tế có thể đi vào thành phố là thông qua Hồ Ladoga, khiến người Nga phải sử dụng các xe trượt băng trong mùa đông. Nhưng các nguồn lực được đưa qua chỉ đủ để kéo dài sự đau khổ của người dân Leningrad. Ngay cả những câu chuyện về ăn thịt người cũng đã bắt đầu rò rỉ ra khỏi thành phố.19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad
Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga. Quân đội của Hitler … Continue...nghiencuuquocte.org
Còn chuyện canibalism thì cũng có thể lắm! Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của các cuộc chiến từ thời La mã cho đến các cuộc Thập tự chinh ở Châu âu, dân và quân phải ăn 1 phần nào của xác chết đã được lịch sử ghi nhận ạ