[Funland] Cuộc chiến chống tham nhũng nghành y tế ảnh hưởng đến việc chữa bệnh của Em.

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,734
Động cơ
264,438 Mã lực
Các thuốc cùng thành phần nhưng chưa chắc hiệu quả đã giống nhau đâu cụ ạ . Không thế mà thằng thuốc ngoại nó lại bán đắt hơn thuốc nội nhiều thế .
Ngay bọn em dùng thuốc để tê tủy sống , 2 thuốc ( cùng thành phần , tỉ trọng ...) của 2 hãng dược nổi tiếng hàng đầu thế giới nhưng thực tế hiệu quả , tác dụng phụ cũng khác nhau khá rõ .

P/s mà ngay coversyl của cùng hãng mà sản xuất ở Đức vs Pháp tác dụng phụ và hiệu quả cũng khác nhau đấy cụ .
Cùng 1 công thức, nhưng do các hãng SX khác nhau thì giá tiền và hiệu quả đương nhiên khác nhau.

Tuy nhiên ở VN, thì bản chất vẫn là ăn tiền trình dược để kê toa.

Người quen của em làm ngành y, em lạ gì. Sáng nào trình dược cũng xếp hàng trước cửa phòng khám, gửi vào 1 tờ báo, trên tờ báo có dán nhãn thuốc + 1 phong bì.
 

TalaMit

Xe tải
Biển số
OF-499007
Ngày cấp bằng
20/3/17
Số km
215
Động cơ
190,403 Mã lực
Những vật tư cao cấp, cho các phẫu thuật cấy ghép (xương khớp, tim mạch...) thường bệnh viện không mua luôn từ nhà cung cấp. Lý do rất đơn giản: Ai biết được chính xác bao giờ có bệnh nhân, bao nhiêu ca, chủng loại gì. Ví dụ van tim có nhiều cỡ, đốt sống cấy ghép có rất nhiều loại. Mua sẵn thì lúc thừa lúc thiếu. Thiếu thì không gọi hàng được ngay khi cần cấp cứu, thừa thì lúc quyết toán chịu trách nhiệm.

Thay vào đó bệnh viện sẽ yêu cầu các công ty đặt hàng theo kiểu ký gửi trong viện, mỗi loại vài cái, dư ra để cần có hàng dùng ngay. Số hàng này CHƯA XUẤT HÓA ĐƠN mà đến cuối tháng hoặc cuối quý, viện tổng kết lại dùng hết bao nhiêu thì công ty xuất hóa đơn chính xác số lượng đó.

Như vậy là đẩy phần rủi ro cho công ty, nhưng lại rất tiện lợi cho bệnh viện và cho cả bệnh nhân nữa.

NHƯNG, vấn đề là ở chỗ, thế là SAI :))

Sai về thủ tục, quy trình. Hàng hóa chưa mua sao ông nhận, sao ông xuất cho bệnh nhân dùng, để ngoài sổ sách à???

Bây giờ không làm sai nữa, thì hãng không đặt hàng sẵn trong viện, viện cần thì gọi, nhưng gọi gấp thì lúc có lúc không.

Cho nên thông cảm đi cụ/mợ ạ. Vấn đề này chưa giải quyết được vì tất cả đang muốn làm đúng thôi.

À, đây chỉ là suy đoán của em, không nhất thiết phải đúng thực tế trong trường hợp này :))
Vote bác, chắc bác làm trong ngành nên cũng thông hiểu.
Còn bác nào bên trên bảo cùng 1 hoạt chất, hàm lượng, bào chế giống nhau thì giống nhau thì có chỗ đúng, chỗ sai. Em uống paracetamol Việt 2 tiếng vẫn sốt 39 độ, uống thêm 1 viên efferagal thì 30p hạ sốt. Kinh nghiệm của bản thân và người nhà em thì cứ thuốc xịn, brandname là ngon, giá cả tương ứng với chất lượng nhé, hàng hãng thì cũng ko có hoa hồng cho bs đâu ạ nên các hãng nước ngoài sống cũng khó khăn ở VN lắm
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,070
Động cơ
540,373 Mã lực
Từ góc độ mình nhìn thì thế, chứ góc độ chuyên môn của bác sĩ thì khác cụ ạ. Phải xét tất cả các yếu tố liên quan mới đưa ra quyết định được, nếu không ai là người chịu trách nhiệm? Cái này em đọc trong cuốn "Để yên cho bác sỹ hiền" của bác sĩ Ngô Đức Hùng.
Thế lý giải sao trường hợp bệnh nhân đến đã có kết quả xét nghiệm của viện khác mà lại bắt xét nghiệm lại từ đầu?
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,131
Động cơ
4,525,912 Mã lực
Cụ phán vậy là không đúng rồi!

Về nguyên tắc, tất cả các hàng hoá được cung cấp cho bv đều phải thông qua đấu thầu, nếu không bên bảo hiểm sẽ xuất toán, không thanh toán cho bệnh nhân. Vì thế, các bs trước khi sử dụng vật tư đều phải chắc chắn ràng hàng đó có trong danh mục trúng thầu của BV. Vật tư nào không có trong danh mục trúng thầu thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự mua bên ngoài.

Hàng hoá trúng thầu của từng nhà cung cấp sẽ được quy định về số lượng và đơn giá cho cả năm. Sau khi đã trúng thầu, tuỳ tính chất sử dụng của vật tư mà BV sẽ yêu cầu nhà cung cấp ký gửi hàng hoá tại kho của BV. Những hàng hóa thông thường (bông băng gạc bơm kim tiêm....) sẽ được yêu cầu ký gửi số lượng lớn, các hàng hoá có tính chất kỹ thuật cao hơn chút như nẹp vít chân tay, sọ não, xương ghép.. thì do hay sử dụng cho những ca cấp cứu ngoài giờ nên cũng đc yêu cầu ký gửi. Những hàng hoá kỹ thuật cao như khớp nhân tạo, vật tư phẫu thuật cột sống (như ca của cụ chủ thớt) thì có ca nào bs sẽ gọi nhân viên hãng đó mang dụng cụ chuyên dụng và vật tư vào để làm (kể cả ban đêm, ngày lễ ngày nghỉ nếu cần). Số lượng và chủng loại vật tư cụ thể dùng cho ca đó sẽ được bs xác nhận chuyển lên phòng VT để thanh toán sau này.

Việc xuất hoá đơn sẽ tuỳ BV, có BV yêu cầu ca nào xong xuất ca đó, có viện thì cuối tuần tổng kết xuất HĐ 1 lần, có viện thì 1 tháng 1 lần, có viện thì lại yêu cầu xuất HĐ khi hết số lượng hàng ký gửi trước khi nhập đợt hàng ký gửi mới. Vì vậy, kg có chuyện sai quy trình như cụ nói! Khi ký HĐ với BV từ đầu năm thì hàng hoá coi như đã được mua, BV dùng đến đâu gọi đến đó thôi!

Trường hợp của cụ thớt thì có thể rơi vào trường hợp loại vật tư (vít cột sống ít xâm lấn) đó đã hết số lượng thầu trong Hợp đồng như em nói ở trên. Vốn dĩ đây là loại vật tư ít dùng nên số lượng dự trù trong thầu không nhiều, đen cái là đến ca cụ thớt thì hết! Mà hết số lượng trong thầu thì có làm bên BHXH cũng sẽ kg thanh toán nên bs mổ phải check trước với phòng VT xem còn số lượng không? Nếu không còn thì phải đổi phương án mổ. Không phải là do những vụ việc gần đây mà BV kg đấu thầu mua sắm vật tư được mà là do chưa đến thời hạn đấu thầu. HĐ có giá trị 1 năm, mới 6 tháng đã có loại vật tư hết số lượng thì có muốn BV cũng kg thể mở thầu mới để mua thêm được, có xin làm thầu bổ sung mua tiếp thì cũng phải lên phương án trình duyệt BYT (nếu là BV tuyến TW), sở YT (nếu là tuyến tỉnh), bên KHĐT, bên TC, bên BHXH...nói chung là cũng vài tháng mới ra được cái quyết định cho tổ chức thầu bổ sung, rồi làm hồ sơ, gọi thầu, xét thầu.... Giờ đang thời điểm nhạy cảm, gì cũng đổ cho hậu quả của vụ VA thì oan quá :)

Trường hợp cụ thớt thì em đoán được BV nào rồi :)
Có vấn đề nữa em cũng chia sẻ để các cụ hiểu và thông cảm hơn cho việc thiếu thuốc và VTYT trong thời gian gần đây. Đó là 2 năm vừa rồi dịch dã liên miên, số lượng BN khám và điều trị tại các BV rất ít nên lượng thuốc và VTYT sử dụng kg nhiều. Các BV khi lên kế hoạch đấu thầu năm nay phải căn cứ vào số lượng hàng sử dụng của 3 năm gần nhất nên số lượng cũng kg nhiều (hơi dài dòng 1 chút nhưng các cụ hiểu thế này: ví dụ, BV dự kiến ký HĐ thầu mới vào ngày 1.1.2022 để dùng cho cả năm 2022 thì kế hoạch đấu thầu phải được xây dựng và trình duyệt 6 tháng trước đó, tức là 6.2021 do quy trình oẳn là là vằn em nói ở trên). Tháng 6 năm ngoái thì dịch đang bung bét, ai biết được bao giờ hết dịch mà dự trù nhiều vật tư thuốc cho thầu năm sau? Vậy mà thực tế là năm nay, từ tháng 2 trở đi lượng bệnh nhân đến các BV đông khủng khiếp, thậm chí em biết có những BV đã lên lịch mổ hết tháng 7 rồi! Vì vậy, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc quá tải BV và thiếu thuốc + VTYT thời gian gần đây ở các BV.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,334
Động cơ
81,644 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cùng 1 công thức, nhưng do các hãng SX khác nhau thì giá tiền và hiệu quả đương nhiên khác nhau.

Tuy nhiên ở VN, thì bản chất vẫn là ăn tiền trình dược để kê toa.

Người quen của em làm ngành y, em lạ gì. Sáng nào trình dược cũng xếp hàng trước cửa phòng khám, gửi vào 1 tờ báo, trên tờ báo có dán nhãn thuốc + 1 phong bì.
Vâng , e chỉ giải thích về hiệu quả thôi chứ chuyện hoa hồng e ko bàn . Cv của e hiện cũng ko kê đơn nên ko rõ
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Các thuốc cùng thành phần nhưng chưa chắc hiệu quả đã giống nhau đâu cụ ạ . Không thế mà thằng thuốc ngoại nó lại bán đắt hơn thuốc nội nhiều thế .
Ngay bọn em dùng thuốc để tê tủy sống , 2 thuốc ( cùng thành phần , tỉ trọng ...) của 2 hãng dược nổi tiếng hàng đầu thế giới nhưng thực tế hiệu quả , tác dụng phụ cũng khác nhau khá rõ .

P/s mà ngay coversyl của cùng hãng mà sản xuất ở Đức vs Pháp tác dụng phụ và hiệu quả cũng khác nhau đấy cụ .
Cùng nhóm 1 thì tôi khá ngạc nhiên về vụ này, bác ạ.
Tôi ý thức chuyện 2 thuốc có 2 xuất xứ => nó khác nhau.
Nhưng cùng nhóm 1 và lại "của 2 hãng dược nổi tiếng hàng đầu thế giới", mà hiệu quả khác nhau khá rõ thì tôi thực sự ngạc nhiên.

Nó chênh lệch đôi chút thôi chứ bác, tạm tính 1 cách thô thiển là +/- 10% chẳng hạn??!!
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,489
Động cơ
623,437 Mã lực
Toàn xét nghiệm vớ vẩn, ko cần thiết thôi cụ ơi.
Cu con nhà e bị ho, biết thừa là viêm phế quản nhưng vào BV Nhi họ bắt làm đủ thứ, đến đầu giờ chiều kết luận viêm phế quản. Kết luận xong kê đủ các loại thuốc, em check và vứt hết, chỉ mua đúng loại thuốc chính!
Cụ chưa hẳn đã đúng khi vứt hết đi chỉ mua thuốc chính. Đành ràng thuốc chính chữa được bệnh nhưng người ta còn tính đến các tác dụng phụ của nó nên mới cần thuốc bổ trợ. Ví dụ nó gây hại cho gan thì phải bổ sung thêm giải độc gan vào là đúng, hay ngoài chữa bệnh còn phải bồi bổ sức khỏe nên phải thêm vitamin... cái này nếu BS có đủ thời gian và tận tình thì hoàn toàn có thể giải thích cho bệnh nhân.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Những vật tư cao cấp, cho các phẫu thuật cấy ghép (xương khớp, tim mạch...) thường bệnh viện không mua luôn từ nhà cung cấp. Lý do rất đơn giản: Ai biết được chính xác bao giờ có bệnh nhân, bao nhiêu ca, chủng loại gì. Ví dụ van tim có nhiều cỡ, đốt sống cấy ghép có rất nhiều loại. Mua sẵn thì lúc thừa lúc thiếu. Thiếu thì không gọi hàng được ngay khi cần cấp cứu, thừa thì lúc quyết toán chịu trách nhiệm.

Thay vào đó bệnh viện sẽ yêu cầu các công ty đặt hàng theo kiểu ký gửi trong viện, mỗi loại vài cái, dư ra để cần có hàng dùng ngay. Số hàng này CHƯA XUẤT HÓA ĐƠN mà đến cuối tháng hoặc cuối quý, viện tổng kết lại dùng hết bao nhiêu thì công ty xuất hóa đơn chính xác số lượng đó.

Như vậy là đẩy phần rủi ro cho công ty, nhưng lại rất tiện lợi cho bệnh viện và cho cả bệnh nhân nữa.

NHƯNG, vấn đề là ở chỗ, thế là SAI :))

Sai về thủ tục, quy trình. Hàng hóa chưa mua sao ông nhận, sao ông xuất cho bệnh nhân dùng, để ngoài sổ sách à???

Bây giờ không làm sai nữa, thì hãng không đặt hàng sẵn trong viện, viện cần thì gọi, nhưng gọi gấp thì lúc có lúc không.

Cho nên thông cảm đi cụ/mợ ạ. Vấn đề này chưa giải quyết được vì tất cả đang muốn làm đúng thôi.

À, đây chỉ là suy đoán của em, không nhất thiết phải đúng thực tế trong trường hợp này :))
Chả sai gì đâu bác ạ.
Bà dì tôi đặt sten ở Việt Đức, alo 1 phát có 1 chú mò đến ngay, đưa Phiếu thu và thu tiền, cash hoặc chuyển khoản đều được.

Còn việc: "Sai về thủ tục, quy trình. Hàng hóa chưa mua sao ông nhận, sao ông xuất cho bệnh nhân dùng, để ngoài sổ sách à???":
Họ không nhập kho, không nhận hàng và do đó, không có cái gì để xuất hàng cả.
Trong kho cũng không tồn tại cái vật tư đó.
Khi cần, tự Bên B đến đàm phán với Bệnh nhân, tự chào giá và tự thu tiền.
Là bác sĩ nghe đồn vậy.

Còn chuyện sau khi bán xong, Bên B làm thủ tục Nhập kho ở Viện và Viện xuất miễn phí cho 1 bệnh nhân cụ thể nào đó, là việc khác.
Tương tự vậy, cậu bạn tôi bên 1 Công ty TBYT bảo, văn phòng luôn có nghĩa vụ trực 24/365, thực sự là 365 ngày, vì những vụ như thế.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,489
Động cơ
623,437 Mã lực
Nói thật với cụ là những ông bác sỹ cứ hở mồm ra bảo "đi xét nghiệm đi" và lý luận cùn kiểu Hùng Ngố thì gọi là bác sỹ lười, bác sỹ ko dám chịu trách nhiệm. Từ khi mòn đít trên ghế nhà trường các thầy đã dạy rồi là bao giờ cũng bắt đầu bằng tứ chẩn: Vọng (Nhìn) – Văn (Nghe) – Khấn (Hỏi) – Thiết (Suy đoán) ... nhanh nhất và ít tốn kém nhất để chẩn đoán ra bệnh, chứ lúc nào ông cũng đòi đi chiếu chụp, xét nghiệm sinh hoá đủ hết ông mới khám mới cho thuốc thì là ông kém, lâu dần ông bị phụ thuộc vào nó, chả dám làm gì, như ra mặt trận đánh nhau cứ đòi phải áo gíap súng ống đâỳ đủ mới ra...
Thời buổi này mà các BS đạt đến trình độ Vọng (Nhìn) – Văn (Nghe) – Khấn (Hỏi) – Thiết (Suy đoán) mà đã ra bệnh thì phải là cực giỏi, số lượng rất ít không thể đủ để phục vụ cho toàn dân được mà chỉ đủ để phục vụ cho giới tầng trên trong XH thôi. Mà giới đó họ không quan trọng tiền. Thành ra giới bình dân phải phụ thuộc vào BS kém hơn, phải dựa vào máy móc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. BHYT cũng giúp người ta gánh các chi phí xét nghiệm đó. Tất nhiên nếu BS kém quá thì cũng lạm dụng xét nghiệm.
Mà cũng chỉ BS tuyến viện TW mới có điều kiện đọc xét nghiệm, BS bệnh viện tỉnh chẳng có mấy xét nghiệm để đọc nên phán sai tùm lum. Thậm chí thuốc cũng chẳng biết mà kê vì nhiều loại thuốc mới, phương pháp chữa mới các BS tuyến TW cũng phải cắp sách đi học mới biết được.
 
Chỉnh sửa cuối:

FUN PLUS

Xe buýt
Biển số
OF-713786
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
917
Động cơ
157,170 Mã lực
Nơi ở
Hệ mặt trời
Cái ung nhọt nghành y này to quá rồi nên nhổ đi. Dân đang quen với ung nhọt giờ nhổ đi lại thấy thiếu.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,437
Động cơ
333,842 Mã lực
Tất nhiên nếu BS kém quá thì cũng lạm dụng xét nghiệm tùm lum.
Khoán đấy cụ ạ ! phải đạt KPI vì xét nghiệm, chụp , chiếu là máy in tiền cho BV ...........Còn kém thì đương nhiên rồi , 100 ông thì chắc 10 đến 15 ông tay nghề ok , còn 85 ông kia làng nhàng thôi ........
 

mabu44

Xe điện
Biển số
OF-119202
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
2,112
Động cơ
569,519 Mã lực
Các bố đình công kiểu phản ứng miếng bánh bị đụng chạm thôi, rồi đè hết vào dân, nhiều khi hàng vẫn còn nhưng cứ tạo khan giả để nhờ dân phản ánh với báo đài, xã hội. Nói gì thì nói, hệ thống ăn chia đã quá lâu và quá nhiều. Ngành Y, Dược là không thể mặc cả, cụ nào đi mua thuốc mà mặc cả đc chưa?? hay cụ nào đi mổ mà mặc cả xin giảm giá đc chưa?? thế nên em ủng hộ làm quyết liệt để đỡ khổ cho dân.
 

Manhpbk

Xe điện
Biển số
OF-37388
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
4,569
Động cơ
535,007 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Website
temxacthuc.vn
Giờ mỗi chung cư & đất nền là sẵn, à cả cổ phiếu nữa .....chứ cái gì cũng thiếu & cũng yếu ;))
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,437
Động cơ
333,842 Mã lực
Các bố đình công kiểu phản ứng miếng bánh bị đụng chạm thôi, rồi đè hết vào dân, nhiều khi hàng vẫn còn nhưng cứ tạo khan giả để nhờ dân phản ánh với báo đài, xã hội. Nói gì thì nói, hệ thống ăn chia đã quá lâu và quá nhiều. Ngành Y, Dược là không thể mặc cả, cụ nào đi mua thuốc mà mặc cả đc chưa?? hay cụ nào đi mổ mà mặc cả xin giảm giá đc chưa?? thế nên em ủng hộ làm quyết liệt để đỡ khổ cho dân.
Cứ như War II , Stalin ra lệnh cho các nhà máy trong khoảng thời gian nhất định phải cung cấp cho quân đội những mặt hàng được yêu cầu , nếu trễ thì GĐ xuống làm culi hoặc đày ra Sebiri ....Anh nào chống lôi ra đòm.....Đâu vào đấy ngay , tất cả lại ngoan như cún !
 

StarCity_81

Xe hơi
Biển số
OF-443071
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
186
Động cơ
211,876 Mã lực
Các cụ các mợ bị ốm cứ ra bệnh viện tư như Vinmec, Tâm Anh mà chữa, ở đấy họ chẳng thiếu gì đâu ạ. Các cụ, mợ chỉ việc chi tiền còn lại BV sẽ chăm sóc chu đáo. Vào mấy cái viện công làm gì mang thêm bực mình.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Cụ phán vậy là không đúng rồi!

Về nguyên tắc, tất cả các hàng hoá được cung cấp cho bv đều phải thông qua đấu thầu, nếu không bên bảo hiểm sẽ xuất toán, không thanh toán cho bệnh nhân. Vì thế, các bs trước khi sử dụng vật tư đều phải chắc chắn ràng hàng đó có trong danh mục trúng thầu của BV. Vật tư nào không có trong danh mục trúng thầu thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự mua bên ngoài.

Hàng hoá trúng thầu của từng nhà cung cấp sẽ được quy định về số lượng và đơn giá cho cả năm. Sau khi đã trúng thầu, tuỳ tính chất sử dụng của vật tư mà BV sẽ yêu cầu nhà cung cấp ký gửi hàng hoá tại kho của BV. Những hàng hóa thông thường (bông băng gạc bơm kim tiêm....) sẽ được yêu cầu ký gửi số lượng lớn, các hàng hoá có tính chất kỹ thuật cao hơn chút như nẹp vít chân tay, sọ não, xương ghép.. thì do hay sử dụng cho những ca cấp cứu ngoài giờ nên cũng đc yêu cầu ký gửi. Những hàng hoá kỹ thuật cao như khớp nhân tạo, vật tư phẫu thuật cột sống (như ca của cụ chủ thớt) thì có ca nào bs sẽ gọi nhân viên hãng đó mang dụng cụ chuyên dụng và vật tư vào để làm (kể cả ban đêm, ngày lễ ngày nghỉ nếu cần). Số lượng và chủng loại vật tư cụ thể dùng cho ca đó sẽ được bs xác nhận chuyển lên phòng VT để thanh toán sau này.

Việc xuất hoá đơn sẽ tuỳ BV, có BV yêu cầu ca nào xong xuất ca đó, có viện thì cuối tuần tổng kết xuất HĐ 1 lần, có viện thì 1 tháng 1 lần, có viện thì lại yêu cầu xuất HĐ khi hết số lượng hàng ký gửi trước khi nhập đợt hàng ký gửi mới. Vì vậy, kg có chuyện sai quy trình như cụ nói! Khi ký HĐ với BV từ đầu năm thì hàng hoá coi như đã được mua, BV dùng đến đâu gọi đến đó thôi!

Trường hợp của cụ thớt thì có thể rơi vào trường hợp loại vật tư (vít cột sống ít xâm lấn) đó đã hết số lượng thầu trong Hợp đồng như em nói ở trên. Vốn dĩ đây là loại vật tư ít dùng nên số lượng dự trù trong thầu không nhiều, đen cái là đến ca cụ thớt thì hết! Mà hết số lượng trong thầu thì có làm bên BHXH cũng sẽ kg thanh toán nên bs mổ phải check trước với phòng VT xem còn số lượng không? Nếu không còn thì phải đổi phương án mổ. Không phải là do những vụ việc gần đây mà BV kg đấu thầu mua sắm vật tư được mà là do chưa đến thời hạn đấu thầu. HĐ có giá trị 1 năm, mới 6 tháng đã có loại vật tư hết số lượng thì có muốn BV cũng kg thể mở thầu mới để mua thêm được, có xin làm thầu bổ sung mua tiếp thì cũng phải lên phương án trình duyệt BYT (nếu là BV tuyến TW), sở YT (nếu là tuyến tỉnh), bên KHĐT, bên TC, bên BHXH...nói chung là cũng vài tháng mới ra được cái quyết định cho tổ chức thầu bổ sung, rồi làm hồ sơ, gọi thầu, xét thầu.... Giờ đang thời điểm nhạy cảm, gì cũng đổ cho hậu quả của vụ VA thì oan quá :)

Trường hợp cụ thớt thì em đoán được BV nào rồi :)
Đấu thầu là chuyện đương nhiên rồi nên em không nhắc tới.

Còn ký gửi thì chỉ có vật tư kỹ thuật cao mới ký gửi cụ ạ. Vật tư tiêu hao thông thường chả công ty nào ký gửi đâu, bệnh viện phải dự trù hàng tháng để mua có hóa đơn. Nhập kho bệnh viện BẮT BUỘC PHẢI CÓ HÓA ĐƠN. Làm gì có quy trình nào cho cụ ký gửi hàng với dùng hàng ký gửi :))
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,131
Động cơ
4,525,912 Mã lực
Các cụ các mợ bị ốm cứ ra bệnh viện tư như Vinmec, Tâm Anh mà chữa, ở đấy họ chẳng thiếu gì đâu ạ. Các cụ, mợ chỉ việc chi tiền còn lại BV sẽ chăm sóc chu đáo. Vào mấy cái viện công làm gì mang thêm bực mình.
Có tiền để "chỉ việc chi" thì đơn giản quá, bệnh nhân tuyến dưới cứ chấp nhận kg thanh toán bảo hiểm, phi thẳng lên tuyến trên khám chữa dịch vụ cho nhanh :). Mà em nói thật, mấy bv mà cụ kể ở trên ấy, chuyên môn kg so đc với các bv lớn đâu và chi phí tốn hơn nhiều lần.
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,131
Động cơ
4,525,912 Mã lực
Đấu thầu là chuyện đương nhiên rồi nên em không nhắc tới.

Còn ký gửi thì chỉ có vật tư kỹ thuật cao mới ký gửi cụ ạ. Vật tư tiêu hao thông thường chả công ty nào ký gửi đâu, bệnh viện phải dự trù hàng tháng để mua có hóa đơn. Nhập kho bệnh viện BẮT BUỘC PHẢI CÓ HÓA ĐƠN. Làm gì có quy trình nào cho cụ ký gửi hàng với dùng hàng ký gửi :))
Cụ kg hiểu những gì em viết ở trên ah? HĐ em ký với BV từ đầu năm là HĐ nguyên tắc, có giá trị hết năm, có số lượng và đơn giá từng loại vật tư. Khi HĐ có hiệu lực tức là coi như viện đã mua, hàng hoá chuyển 1 phần vào viện để dùng dần, dùng tới đâu xuất HĐ tới đó và kg gọi là hàng ký gửi. HĐ cung cấp VTYT với BV nó kỳ lắm: em ký HĐ bán 100 con vít cột sống, nếu trong năm dùng hết lúc nào em nghỉ lúc đó, nếu kg hết thì em cũng kg xuất hoá đơn đc phần còn lại :). Kể cả hàng đã chuyển vào viện để ở kho rồi mà chưa xuất hoá đơn, cuối năm kg dùng hết thì công ty cũng đến mà mang về cụ nhé!

Hàng VTYT thông thường như bông băng gạc thì đúng như cụ nói, xuất hoá đơn theo lô khi giao hàng nhưng VTYT kỹ thuật cao (khớp, nội soi khớp, cột sống...) thì không phải đặt cơ số hàng ở đó. Lý do là khi mổ phải có nhân viên của hãng vào phụ mổ bằng các bộ dụng cụ chuyên dụng của hãng đó. Có những bv tuyến tỉnh thì hãng cũng để dụng cụ và vật tư ở đó cho các bs làm những ca cấp cứu do điều kiện xa xôi, hãng kg thể lên trong đêm được, còn lại thì 100% các ca kỹ thuật cao đều có người của hãng phục vụ và kg để lại đồ ở đó.

Em là thằng cung cấp hàng kỹ thuật cao ở các BV nên chắc chắn em kg lạ gì quy trình ở đó rồi!
 

Mesocsic

Xe điện
Biển số
OF-738060
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
2,235
Động cơ
83,464 Mã lực
Nơi ở
Đông Y Dương Quang
Thế lý giải sao trường hợp bệnh nhân đến đã có kết quả xét nghiệm của viện khác mà lại bắt xét nghiệm lại từ đầu?
Chưa có quy định cấm ko được làm lại cụ ạ.
Việc liên thông và công nhận kết quả của nhau hiện đang làm. Do cơ quan quản lý triển khai chứ Bs làm chuyên môn chứ ko can thiệp được vào việc đó.
cụ chụp MRI ở Đống Đa. Xong lên VĐ bảo mổ theo kết quả MRI đó thì mời cụ về DĐ mổ cho theo yêu cầu.
ko Bs nào nghe đâu cụ ạ.
có tội vạ j Bs toi ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top