Chuyến bay đầy kịch tính của GT-6
Để bay lên mặt trăng, trên tàu không gian sẽ có hai module, chúng sẽ tách nhau để một module xuống mặt trăng và khi xong việc, module này quay lại ghép nối với module chính, để phi hành gia chuyển sang module chính trở về trái đất
NASA đã thử nghiệm việc hai tàu không gian tiếp cận nhau (không ghép nối)
Theo kế hoạch, NASA sẽ phóng hai tàu
1. Tàu GTA-6, chữ A có nghĩa là Agena, một con tàu không người lái, sẽ làm tàu đích để tàu GT-6 có người lái tìm đến
2. Tàu GT-6, có hai phi hành gia sẽ thực hành áp sát GTA-6
Hôm 25/10/1965, GTA-6 phóng lên trước, nhưng do trục trặc, nên Agena tách khỏi tên lửa đẩy Titan hơi sớm, khi chưa đạt tới quỹ đạo trái đất, và Agena tự động phát nổ để tránh gây tai hoạ cho mặt đất. Do vậy GT-6 (có người lái) hoãn lại không phóng lên nữa
Thay thế cho GTA-6, NASA phóng GT-7, có hai phi hành gia bên trong. GT-7 sẽ bay nhiều ngày đợi GT-6 bay lên
Ngày 4/12/1965, GT-7 được phóng lên với tư cách làm tàu đích để GT-6 tìm tới điểm hẹn. GT-4 vẫn ở trên quỹ đạo trái đất đợi GT-6 tìm đến
Tám ngày sau, hôm 12/12/1965, NASA phóng GT-6 có hai phi hành gia bên trong (Schirra Jr., chỉ huy và Thomas P. Stafford)
Tên lửa khởi động, xì khói ở đ.ít, nhưng không nhắc lên được khỏi bệ. Nguy cơ tàu phát nổ. Sau này nguyên nhân cho tháy giắc nối tín hiệu bị lóng và bung ra nên tàu không nhận được tín hiệu nhấc khỏi bệ
Theo tập dượt thì Schirra Jr., chỉ huy tàu, khi nhận ra trục trặc sẽ nhấn nút thoát hiểm, tên lửa sẽ phóng cả hai phi hành gia ra cách tàu 600 mét. Cú phóng này khá mạnh, nếu sống được thì cũng thành tật.
Ngồi trong tàu Schirra Jr., hoàn toàn không cảm nhận thấy trục trặc, nên không nhân nút thoát hiểrn. Đó cũng là may cho hai phi hành gia này
Nhân viên cứu hoả phun bọt và cứu được con tàu sắp phát nổ. Đến lúc này cả hai phi hành gia mới nhận ra mình suýt mất mạng
Thế là GT-6 phải huỷ bỏ
NASA phải cấp tốc sửa chữa khiếm khuyết và ba ngày sau GT-6 được phóng lên quỹ đạo trái đất thành công, nhưng lần này tàu mang tên GT-6A, (trong bài khi sử dụng GT-6A cũng đồng nghĩa GT-6)
GT-6 chỉ bay trên quỹ đạo trái đất 2 ngày, nhưng ngay ngày đầu tiên nó thành công khi tìm thấy “điểm hẹn“ và áp sát chỉ cách GT-7 30 cm. Cả hai bay sát nhau 5,5 giờ liền, mở ra cho NASA thấy việc lắp ghép trong tương lại là trong tầm tay
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, GT-6 trở về trái đất hôm 16/12/1965, và hai ngày sau, hôm 18/12/1965, GT-7 cũng trở về trái đất sau 14 ngày trên không gian
Đây là lần đầu tiên cả bốn phi hành gia Hoa Kỳ có mặt trên không gian và hai tàu áp sát nhau chỉ 30 cm
Tháng 8/1962, hai phi hành gia Xô Viết bay trên hai con tàu Vostok 3 và Vostok 4, nhưng cặp này chỉ thiết lập liên lạc vô tuyến với nhau, nhưng chúng không có khả năng điều chỉnh quỹ đạo để gặp nhau và chỉ cách nhau không quá vài km, trong khi GT-6 và GT-7 đến gần nhau một foot (30 cm) và có thể ghép nối nếu chúng được trang bị