[Funland] Cuộc bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
Lịch sử của Tàu là lịch sử nội chiến và bị ngoại bang hấp diêm. Tàu chưa bao giờ thắng một cuộc chiến tranh chính quy nào.
cháu thấy về trước rất đúng
còn vế sau thì chưa đúng. còn vì sao, cháu xin mời cụ dưới
 

MrTyphn

Xe buýt
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
563
Động cơ
216,675 Mã lực

kian

Xe tăng
Biển số
OF-430556
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
1,282
Động cơ
222,490 Mã lực
Tuổi
41
Cụ Lý tự hoạn để loại bỏ nghi ngờ trong triều là điều mà người bình thường không làm được.
Riêng điểm này đã cho thấy cụ phi thường rồi.
 

MrTyphn

Xe buýt
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
563
Động cơ
216,675 Mã lực
Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích
Nước Tống tuy ra vẻ bề trên nhưng vẫn sợ uy của triều Lý. Năm 1059 Lý Thánh Tông đã đem quân đánh vào Khâm Châu của Tống, cướp phá các động Tư Lãm, Cổ Vạn, Chiêm Lãng trên đất Tống, uy hiếp thành trì, thị uy rồi rút về.
Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt

Kể từ khi vương triều Lý thành lập cho đến thời vua Lý Thánh Tông thì quan hệ Tống – Việt nhìn chung là khá tốt. Hai nước thường xuyên gởi sứ giả qua lại, quan hệ buôn bán cũng rất phát triển. Người Tống mở các Bạc dịch trường nơi gần biên giới làm nơi trao đổi, buôn bán giữa thương nhân hai nước. Quan hệ thương mại với nước Tống là một phần quan trọng trong việc giao thương của Đại Việt. Các vua Lý tỏ ra nhún nhường với Tống, thường gởi cống phẩm và nhận các sắc phong của vua Tống. Thư từ của vua Đại Việt gởi cho vua Tống gọi là Biểu, một tên gọi dành cho văn bản cấp dưới gởi cho cấp trên. Thư từ, văn bản mà vua Tống gửi cho vua Đại Việt thì gọi là Chiếu, tên gọi dùng cho văn bản vua gởi cho cấp dưới. Mặc dù Đại Việt chấp nhận một mối quan hệ nước lớn, nước nhỏ đối với Tống nhưng cũng tỏ ra rất tự cường trong các chính sách đối nội và đối ngoại. Các vua Lý một mặt vẫn nhận sắc phong Vương của vua Tống, mặc khác vẫn tự xưng Đế, và các vấn đề về biên giới đối với nước Tống rất cương quyết.

Nước Tống tuy ra vẻ bề trên nhưng vẫn sợ uy của triều Lý. Minh chứng rõ nét là khi Nùng Trí Cao nổi lên dựng nước Nam Thiên, ông muốn thuần phục Tống để chống lại Việt nhưng nước Tống đã không dám nhận lời, vì sợ mất lòng triều Lý. Đặc biệt, vào năm 1059 Lý Thánh Tông đã đem quân đánh vào Khâm Châu của Tống, cướp phá các động Tư Lãm, Cổ Vạn, Chiêm Lãng trên đất Tống, uy hiếp thành trì, thị uy rồi rút về. Về nguyên cớ của cuộc tấn công này, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chỉ ghi chép ngắn gọn là “vì người Tống tráo trở”. Thực chất nguyên nhân cụ thể là chính sách thù địch của viên quan Tri châu tên là Tiêu Chú đối với Đại Việt. Tiêu Chú thường xuyên cho người chiêu dụ những tù trưởng biên giới nước ta bỏ Việt theo Tống, ngầm ngầm nuôi bọn du đãng để chống phá Đại Việt và thường dâng thư về triều Tống khuyên gây chiến. Vua Tống biết do cấp dưới mình khiêu khích trước, sợ sẽ bùng phát chiến tranh nên cũng làm lơ cho qua.

Nguyên bấy giờ phía Bắc nước Tống có nước Liêu của người Khiết Đan, nước Tây Hạ của người Đảng Hạng mới lập đều là những nước có quân đội mạnh, là những dân tộc thiện chiến thường xâm lấn quấy nhiễu nước Tống, buộc Tống phải cống nạp để yên ổn. Vì vậy bao nhiêu binh hùng tướng mạnh của Tống chủ yếu dùng để phòng thủ hướng bắc, không có đủ điều kiện để thi hành một chính sách cứng rắn đối với Đại Việt ở phương nam.

Từ khi vua Tống Thần Tông lên ngôi (năm 1067), đã tin dùng Vương An Thạch, phong làm Tể tướng (năm 1069). Tể tướng Vương An Thạch đã tiến hành cải cách mang tên Tân pháp để củng cố lại kinh tế, binh bị của nước Tống. Tân pháp đã mang lại một số thay đổi tích cực cho kinh tế, quân đội. Tiềm lực nước Tống được cải thiện nhiều, nhất là tập trung được các nguồn lực đất nước vào tay triều đình. Nhưng với những biện pháp quá mạnh tay, và hệ thống quan lại thi hành Tân pháp lại có kẻ tham nhũng nên đã vấp phải nhiều sự bất bình và kháng cự của dân chúng cùng giới quan lại thủ cựu. Tể tướng Vương An Thạch cùng vua Tống chủ trương đánh Đại Việt, nước mà ông cho là yếu hơn Liêu, Tây Hạ, vua Lý Nhân Tông lại còn nhỏ tuổi (Lý Nhân Tông, tên thật là Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi) để giải tỏa mâu thuẫn trong nước, dùng chiến công để lấy lại uy thế phe cải cách và uy thế nước Tống, chứng tỏ sự hiệu nghiệm của các Tân pháp, thôn tính mở rộng lãnh thổ, cuối cùng là mưu toan cướp bóc của cải và tài nguyên của Đại Việt để làm giàu cho Tống.

Vốn trong thời trị vì của Lý Thánh Tông, vua tôi nước Tống đã có ý nhòm ngó Đại Việt. Nhưng lúc này họ còn ngại thế lực Đại Việt đang cường thịnh, nội bộ lại đoàn kết. Đến khi biết nội tình Đại Việt có nhiều xáo trộn trong cuộc đổi ngôi, vua mới còn nhỏ thì vua Tống Thần Tông mới hạ quyết tâm. Các quan chức Tống đoán biết ý, đã xàm tấu với vua Tống rằng: "Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ."





Vua Tống cho mời viên Tri châu Quế là Tiêu Chú để bàn về việc đánh Đại Việt. Tiêu Chú vốn là người thông hiểu tình hình Đại Việt. Tuy trước đây y rất hiếu chiến, nhưng biết tình thế đã thay đổi nhiều nên tỏ ra rất thận trọng. Tiêu Chú đã tâu rằng : “Xưa, tôi cũng có ý ấy. Bấy giờ quân khê động một người ta có thể địch mười; khí giới sắc và cứng; người thân tín thì tay chỉ, miệng bảo, là điều khiển được. Nay, hai điều ấy không như trước; binh giáp không sẵn sàng, người tin chết quá nửa. Mà người Giao Chỉ lại sinh tụ, giáo hối đã mười lăm năm rồi. Bây giờ, nói quân Giao không đầy một vạn thì sợ sai”.

Vua Tống Thần Tông không thích lời tâu này. Lại thêm có viên Hình Bộ lang trung Thẩm Khởi tâu: “Giao Chỉ là đồ hèn mọn. Không lý gì không lấy được”. Vua Tống hài lòng với lời tâu hiếu chiến ấy, bèn giao cho Thẩm Khởi làm Quảng Tây kinh lược sứ. Khởi được phép tự tiện hành sự trước rồi tâu sau, lo chuẩn bị cho chiến tranh. Thẩm Khởi nhân đó mà chuyên quyền.



Bản đồ các nước thời Lý



Qua việc bổ nhiệm Thẩm Khởi, vua Tống đã thể hiện rõ ý định xâm lược. Vua tôi nước Tống bàn nhau: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu Hạ sẽ phải kiêng nể”.

Để thực hiện tham vọng xâm lược, nước Tống có nhiều nước đi chuẩn bị kỹ lưỡng.

Về hậu cần lực lượng, ba thành nằm trên đường tiếp vận của quân Tống sang biên giới Đại Việt là Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu đã trở thành những nơi tích trữ lương thảo, khí giới, mộ tân binh để huấn luyện. Quế Châu cũng được lệnh tăng cường mộ binh trữ lương, huấn luyện quân sĩ, trưng thu thuyền buôn vào làm thuyền chiến. Toàn lộ Quảng Tây nước Tống có đến hàng vạn tân binh được tuyển, tập trung huẩn luyện ở các thành trì. Triều đình Tống dự định sẽ gom số tân binh miền nam Tống và số quân thiện chiến miền bắc Tống để tấn công Đại Việt.

Để yên ổn ở biên thùy phía bắc, rảnh tay ở phía nam, vua Tống đã theo lời Vương An Thạch chấp nhận cắt đất 700 dặm ở Hà Đông cho nước Liêu. Vương An Thạch cũng lên kế hoạch lôi kéo Chiêm Thành, vương quốc Khmer vào một liên minh chống Đại Việt. Tình báo được tăng cường sang nước ta thăm dò tin tức, sai viên chuyển vận sứ Quảng Nam Tây Lộ (tên gọi của Quảng Tây đời Tống) là Đỗ Kỷ báo cáo chi tiết về chính trị, địa thế, dân số, đường sá của Đại Việt. Quan chức Tống ở biên giới cấm không cho dân chúng hai nước qua lại buôn bán nữa. Quảng Tây kinh lược sứ Thẩm Khởi của Tống còn cho người sang chiêu dụ các tù trưởng ở các châu động biên giới Đại Việt. Nước Tống một mặt đẩy mạnh quá trình chuẩn bị xâm lược, một mặt lại hết sức đề phòng kế hoạch sẽ bị lộ khiến Đại Việt có sự đề phòng. Tuy nhiên hai điều này vốn mâu thuẫn nhau nên tình báo của Đại Việt đã sớm biết được ý đồ của nước Tống. Vì hoạt động khiêu khích quá lộ liễu mà Thẩm Khởi đã bị vua Tống bãi chức, cho Lưu Di lên thay. Đến lượt mình, Lưu Di vẫn đẩy mạnh những việc mà Thẩm Khởi đã làm càng khiến cho kế hoạch xâm lược của Tống thêm bại lộ. Viên quan giữ thành Ung Châu là Tô Giám đưa thư cho Lưu Di bảo rằng “chớ làm những sự khiêu khích giặc”. Lưu Di không nghe theo, lại trách Giám bàn nhảm và cấm Giám không được bàn nữa.

Nhìn chung, tuy chính sách của vua tôi nước Tống có nhiều đều bất nhất nhưng tựu chung vua Tống đã quyết chí đánh chiếm nước ta. Vấn đề chỉ là nhanh hay chậm, sự chuẩn bị tới đâu mà thôi. Thời gian càng lâu, sự tập trung binh lực và của cải đổ vào cuộc chiến sẽ càng lớn. Cho đến năm 1075, nước Tống đã có những kho tàng, những trạm tiền tiêu lợi hại ở vùng Quảng Tây, đặc biệt là ba căn cứ Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu tạo thành một thế liên hoàn. Từ đây, tuyến đường xâm lược đã rộng mở cả thủy lẫn bộ tiến vào Đại Việt.

 

visa_man

Xe hơi
Biển số
OF-441834
Ngày cấp bằng
1/8/16
Số km
127
Động cơ
211,160 Mã lực
Tuổi
44
có lẽ Champa thi thoảng oánh mềnh nên giừ ko còn nước đó nữa:D
Champa là 1 phần của xứ Đông Lào bây giờ nhé cụ. Đang có í kiến phải đưa lịch sử Champa vào giáo dục học đường đó :D
 

MrTyphn

Xe buýt
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
563
Động cơ
216,675 Mã lực
Em đã từng đưa mấy tỷ tinh binh đến Bắc Kinh rồi đó :))
Hồi trước em đi QC cũng định giả thù dân tộc nhưng mà chả biết tiếng tăm giề, lại còn cái tội nhập cảnh trái phép nên lại tụt vòi:))
 

quyenxo84

Xe điện
Biển số
OF-64914
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
3,022
Động cơ
459,709 Mã lực
Nơi ở
Anygard
Website
anygard.vn
Cụ Lý tự hoạn để loại bỏ nghi ngờ trong triều là điều mà người bình thường không làm được.
Riêng điểm này đã cho thấy cụ phi thường rồi.
Em đọc giả sử thì cụ Kiệt bị trúng mê hồn tán rồi bị hoạn ợ :). Và đổ vấy lên phía bên kia
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Nhà cháu thấy cái này hay quá nên pót lên mong cccm ủng hộ xe mới ạ.
Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt
Đăng lúc: 29/03/2016 05:58



Sau khi Lý Thánh Tông mất, triều đình rơi vào cuộc đấu đá giữa phe của hoàng thái phi Ỷ Lan được Thái úy Lý Thường Kiệt ủng hộ và phe của Thượng Dương hoàng thái hậu được thái sư Lý Đạo Thành phò tá. Nhà Tống nhân cơ hội đó nhòm ngó nước ta.
1. Sự hùng cường của vương triều Lý và quốc hiệu Đại Việt


Những triều đại phong kiến đầu tiên hậu Bắc thuộc trị quốc chủ yếu bằng võ, các quan đa phần là võ tướng. Các vua thu phục nhân tâm bằng uy tín cá nhân, chuẩn mực đạo đức phong kiến chưa thực sự hoàn thiện để có thể duy trì một hệ thống thế tập. Ngai vàng liên tục đổi họ, mỗi một vị vua qua đời là để lại một khoảng trống quyền lực để rồi các phe phái trong hoàng tộc hoặc quý tộc phong kiến nhảy vào tranh giành. Do đó mà gây ra những cuộc nội chiến liên miên. Đó là mầm họa rất nguy hiểm cho đất nước.

Vào thế kỷ XI, khi vương triều Lý thành lập thì những rường mối cho một chính quyền phong kiến thế tập mới thực sự được hoàn thiện. Vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn là nhân vật được sự hậu thuẫn của giới tăng lữ Phật giáo, lại là một người được học tập cả sách Nho và sách Phật. Lý Công Uẩn làm quan dưới triều Lê Long Đĩnh được phong đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, uy tín và đức độ bậc nhất triều đình. Năm 1009, ông được triều thần suy tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh chết.

Cuộc đổi ngôi này êm thắm hiếm thấy bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian trị vì, vua Lý Thái Tổ đã thiết lập lại trật tự cho nhà nước quân chủ. Ông thường xuyên phải đi đánh dẹp những phiên thần không quy phục triều đình, sửa sang văn trị, trọng nông nghiệp, mở rộng giao thương. Dưới thời ông, tam giáo Nho, Phật, Lão đều được phát triển, bổ khuyết cho nhau để hình thành một hệ thống tư tưởng mới cho đất nước.

Nếu như Nho giáo dạy người trung quân, ái quốc giúp thuận lợi cho xây dựng nhà nước quân chủ, thì đạo Phật làm góp phần làm nên một xã hội hài hòa, thuận lợi cho phát triển đời sống nhân dân. Đặc biệt, Lý Thái Tổ đã cho định đô ở thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long, đánh dấu một thời kỳ mới của dân tộc. Người Việt đã không còn giữ thế thủ ở đô thành Hoa Lư hiểm trở, mà đã hiên ngang với một kinh đô mới nằm giữa đồng bằng cao thoáng, nhằm phát triển mọi mặt từ kinh tế, văn hóa đến sức mạnh quân sự.







Bản đồ nước Việt thời Lý



Các vua đầu triều Lý đều là những bậc minh quân. Nhờ vậy mà thế nước ngày một vững mạnh. Trải qua các đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông thì nước Đại Cồ Việt đã dần vươn lên trở thành một đất nước thịnh vượng, văn minh và mạnh mẽ. Năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi tên nước thành Đại Việt. Từ đây, quốc hiệu Đại Việt đã cùng dân tộc ta trải qua biết bao vinh quang, cay đắng, những thăng trầm trong tiến trình lịch sử.

Chuyện kể rằng, vua Lý Thánh Tông tuổi đã gần tứ tuần mà chưa có con trai nối ngôi, nên ngày ngày cầu khấn mong sinh được hoàng tử. Vua thường đi chơi khắp các chùa quán, dân gian thấy xa giá đến đâu thì rủ nhau xúm lại xem. Vua đi cầu tự ở chùa Dâu, thấy dọc đường mọi người đổ xô ra đón, duy chỉ có người con gái hái dâu đứng ở phía xa, tựa vào gốc cây lan mà hát. Vua lấy làm thích, đưa người con gái ấy vào cung, phong làm Ỷ Lan Phu Nhân. Được vua yêu, ít năm sau Ỷ Lan sinh hoàng tử, đặt tên là Lý Càn Đức. Ngay sau khi sinh ra, hoàng tử Càn Đức đã được vua Lý Thánh Tông phong làm Đông cung Thái tử. Trăm họ vui mừng, bá quan phấn khởi. Số mệnh của cậu bé Lý Càn Đức đã được định sẵn, sinh ra để làm quân chủ nước Đại Việt.

Ỷ Lan được vua phong làm Thần Phi, sau vua lại phong là Ỷ Lan Nguyên Phi, đứng đầu các phi tần, chỉ sau Thượng Dương hoàng hậu. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, lấy cớ là nước Chiêm Thành đã lâu không sai sứ sang chầu và thường quấy nhiễu biên giới phía nam. Ỷ Lan Nguyên Phi được vua tin cậy giao cho làm Nhiếp chính, cùng Thái sư Lý Đạo Thành trông coi chính sự. Bấy giờ, vua đánh Chiêm Thành lâu ngày mà không dứt điểm được, bèn lui quân. Thuyền ngự về đến châu Cư Liên, nghe tin Ỷ Lan Nguyên Phi trị quốc tài giỏi, trong nước muôn dân ca tụng. Vua khẳng khái nói : "Kìa, một người đàn bà còn làm được như thế, ta là tài trai mà không hạ được nước Chiêm Thành nhỏ xíu, chả hóa ra xoàng lắm ru ?”. Nói xong bèn dẫn quân quay trở lại đánh tiếp. Lúc này sĩ khí lên cao, quân Đại Việt đại thắng. Đô thành Vjiaya của Chiêm Thành bị chiếm, vua Chiêm là Chế Củ cùng 5 vạn dân Chiêm bị bắt. Chế Củ dâng ba châu Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý để chuộc mạng. Vua bằng lòng, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phương nam, bờ cõi phía nam cũng được yên.

Mọi chuyện diễn rất tốt đẹp kể từ sau chiến thắng với Chiêm Thành. Nước Đại Việt bấy giờ là một đất nước thanh bình, thịnh vượng với nền nông nghiệp phát triển, với những công trình cung điện, chùa chiền tráng lệ. Các nghề thủ công như đúc đồng, điêu khắc, làm gốm, làm mộc… đều phát triển rực rỡ. Thuyền buôn Đại Việt giương buồm đi khắp nơi trên vùng biển Đông Nam Á, đến các nước Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp, Java… để buôn bán các sản phẩm như gia vị, hương liệu, tơ lụa, đồ gốm, thổ sản … Nước Đại Việt còn có nguồn lợi mỏ vàng, mỏ đồng ở phía Bắc. Người Việt ở các vùng có mỏ vàng trở nên giàu có, hay mua người Tống về để làm nô tì. Hải cảng Vân Đồn tấp nập ghe thuyền ngoại quốc đến buôn bán. Dười triều Lý Thánh Tông, nước Chân Lạp cũng thường gởi sứ sang dâng cống phẩm. Nước Tống khi đó quả không dám vọng động nhòm ngó xuống phương Nam.

2. Ấu chúa và cuộc đấu đá nội bộ

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, hưởng dương 50 tuổi. Thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi vua. Sử gọi là vua Lý Nhân Tông. Vua còn nhỏ tuổi chưa hiểu chuyện để trị nước, triều đình và nội cung rơi vào cuộc đấu đá cạnh tranh quyền lực giữa phe của hoàng thái phi Ỷ Lan được Thái úy Lý Thường Kiệt ủng hộ và phe của Thượng Dương hoàng thái hậu được thái sư Lý Đạo Thành phò tá.

Nguyên bấy giờ Ỷ Lan Hoàng thái phi là mẹ đẻ của vua, lại là người có tài trị quốc, từng có kinh nghiệm nhiếp chính lúc tiên đế Lý Thánh Tông thân chinh nên được nhiều triều thần ủng hộ. Nhưng Thái sư Lý Đạo Thành là người trọng lễ giáo, ông đã cùng những người ủng hộ suy tôn Thượng Dương Hoàng Thái Hậu - người vợ chính thức của tiên đế Lý Thánh Tông lên làm Nhiếp chính. Thượng Dương Hoàng thái hậu tuy có được danh chính ngôn thuận nhưng là người không thông hiểu chính trị và thiếu uy tín.

Ỷ Lan vốn tự phụ mình là người có công sinh ra vua lại giỏi giang hơn, có nhiều công lao hơn mà không được dự quyền chính nên sinh lòng ghen ghét, bất phục. Cô gái hái dâu vùng Kinh Bắc ngày nào giờ đã trở thành người phụ nữ đầy tham vọng và mưu mô. Bà đã cố gắng thuyết phục Thái úy Lý Thường Kiệt về phe của mình trong cuộc chiến tranh giành quyền lực để làm áp lực lên vua nhỏ Lý Nhân Tông và triều thần. Mặc khác, với thân phận là mẹ đẻ của vua, Ỷ Lan Hoàng thái phi đã nói riêng với vua : "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú qúy người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua Lý Nhân Tông đã vì chữ hiếu với mẹ đẻ mà ra tay, Thượng Dương Hoàng thái hậu bị giam lỏng trong cung Thượng Dương cùng với 72 tì nữ của bà.



Hình tượng Ỷ Lan trên sân khấu



Năm 1073, vua Lý Nhân Tông cùng một số triều thần lại thể theo tục lệ tùy táng vốn thịnh hành trong giới quý tộc thời trung đại, bắt Thượng Dương Hoàng thái hậu và 72 tì nữ phải chết theo tiên đế Lý Thánh Tông. Sau khi Thượng Dương Hoàng thái hậu chết, Ỷ Lan Hoàng thái phi được vua phong làm Linh Nhân Hoàng thái hậu, giữ vai trò nhiếp chính, cùng với Thái úy Lý Thường Kiệt làm phụ chính. Vua phong cho Lý Thường Kiệt chức Đôn Quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, gia hiệu Thượng phụ công, đứng đầu cả hai ban văn võ. Thái sư Lý Đạo Thành và toàn bộ những người ủng hộ Thượng Dương hoàng thái hậu đã hoàn toàn thất thế. Thái sư Lý Đạo Thành lãnh chức Tả gián nghị đại phu, được điều ra coi châu Nghệ An. Đối với một vị Thái sư thì chức vụ này chẳng khác gì bị đi đày. Vốn đây là một bước đi loại trừ địch thủ chính trị tại trung ương của Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu.

Đánh giá về sự kiện này, sử thần Ngô Sĩ Liên triều Hậu Lê đã có nhận xét dưới cái nhìn của đạo đức Ngo gia : Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư? Vì ghen là thường tình của đàn bà, huống chi lại mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với vua. Bấy giờ vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích, mà không biết là lỗi to. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng vì can gián việc ấy ?

Những sự tranh giành về quyền chính, đấu đá nội bộ này của Đại Việt đã không lọt khỏi tai mắt của thám tử nước Tống. Đây là một trong những tiền đề quan trọng khơi dậy dã tâm xâm lược Đại Việt của vua tôi nước Tống. Tuy quốc lực Đại Việt đầu thời vua Lý Nhân Tông vẫn rất vững mạnh, nhân tài vật lực dồi dào nhưng với nội bộ thiếu đoàn kết, nước ta đã trở thành miếng mồi mà nước Tống nhắm tớ
Có mấy cái không hẳn đúng
Theo ĐVSKTT:
Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 1 Canh Dần, nhật thực.
Sai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệt
bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu
Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở. Cho Thường Kiệt làm Thái úy.

như vậy là sau khi đánh Tống xong Lý thường kiệt mới là thái uý, vậy thì Ỷ Lan không thể giựa vào Thái uý Lý thường Kiệt để đấu với Thượng Dương và Lý Đạo Thần được
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Em đọc giả sử thì cụ Kiệt bị trúng mê hồn tán rồi bị hoạn ợ :). Và đổ vấy lên phía bên kia
Cụ cũng ngâm cứu lịch sử nhỉ?em tưởng cụ chỉ biết chọc vào quả táo =))
 

longlh1306

Xe máy
Biển số
OF-353761
Ngày cấp bằng
5/2/15
Số km
98
Động cơ
265,450 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ cho em hỏi, cụ sử dụng nguồn thông tin nào để viết bài thế ạ, cháu cũng quan tâm lịch sử nước nhà muốn tìm hiểu sâu hơn.
 

Chekmate

Xe điện
Biển số
OF-187022
Ngày cấp bằng
26/3/13
Số km
2,497
Động cơ
245,850 Mã lực
Xem bản đồ mới thấy các cụ "mở mang bờ cõi" giỏi thật :D Mình bị bọn Đại Tống nó xơi mất 1 miếng nhỏ ở mạn sau Móng Cái, nhưng xơi lại của bọn Đại Lý miếng to ở mạn Điện Biên - Lai Châu. Còn phía Nam thì xóa xổ vương quốc Chăm Pa, bụng phình thêm ra ở đoạn Nam kỳ lục tỉnh, bảo sao các bạn Cam bốt suốt ngày sang đòi đất. Khơ me thì buồn nhể.
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Công nhận với cụ chả hiểu sao em thấy nó cũng nhiều nhân tài vãi lái ra mà tại sao nó chưa thắng được cuộc chiến nào trong lịch sử
Tại chúng nó thần thánh hoá mấy cái sách lược của Tôn Tẫn... quá ấy mà. Thêm nữa đánh nhau toàn là đàn ông. Khối nhà ko có con nối dõi nên tâm lý ko muốn đánh đấm gì cả. Ảnh hưởng nặng của Khổng Tử, Lão Tử.
Bây h cũng vẫn vậy thôi, vẫn thua như thường.
 

quyenxo84

Xe điện
Biển số
OF-64914
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
3,022
Động cơ
459,709 Mã lực
Nơi ở
Anygard
Website
anygard.vn
Cụ cũng ngâm cứu lịch sử nhỉ?em tưởng cụ chỉ biết chọc vào quả táo =))
Em biết chọc vào nhiều chỗ lắm :)) cụ không biết đấy thôi kaka
Em thích đọc truyện dã sử.
Mấy cái này trong Động Đình hồ ngoại sử, Lĩnh Nam chích quái, Cẩm khê di hậu hay Anh Hùng Đông A nói chung truyện của Yên tử cư sĩ đều có đề cập ợ hehe
 
Chỉnh sửa cuối:

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
Em biết chọc vào nhiều chỗ lắm :)) cụ không biết đấy thôi kaka
Em thích đọc truyện dã sử.
Mấy cái này trong Động Đình hồ ngoại sử, Lĩnh Nam chích quái, Cẩm khê di hậu hay Anh Hùng Đông A đều có đề cập ợ hehe
Cụ thật là NHÂN VĂN,thế mà nhìn cụ lại ko toát lên cái vẻ ý nhỉ?hihi
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,297
Động cơ
-697 Mã lực
:)) Nhìn mặt e ngu ngu thế thôi chứ khôn phết đới ạ
hehe!nhìn mặt cụ ko có chữ ngu,tại cụ khôn quá,nên em tưởng cụ ko ngâm cứu mấy món sách vở,lịch sử,mà chỉ lo kiếm tiền,tìm bệnh,chữa máy =))
 

kian

Xe tăng
Biển số
OF-430556
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
1,282
Động cơ
222,490 Mã lực
Tuổi
41
Đời Tống là hèn yếu nhất trong lịch sử các triều đại chính của Trung Quốc. Các quốc gia xung quanh thay nhau giã cho đại quốc ra bã.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,197
Động cơ
396,449 Mã lực
Cháu thật ngày xưa cái đảo Hải Nam ngon thế thì ko chiếm.
Đánh mấy cái vớ vẩn làm gì cho tốn cơm
Chiếm cái đảo đấy bằng thuyền đánh cá hả cụ. Cụ có độ trăm cái thuyền, Nó đổ ra đó tầm 5000 cái thì các cụ giữ vào mắt à.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top