[Funland] Cuộc bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

MrTyphn

Xe tải
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
482
Động cơ
216,694 Mã lực
Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành
Trong bối cảnh nước Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược từ phía bắc, thì quân Chiêm Thành lại đánh phá dữ dội phía nam. Nước Đại Việt lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch..

Chiêm Thành là một đất nước của người Chăm nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam ngày nay, từng là một nước có nền văn minh phát triển cao. Dân nước này sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề biển. Họ là những nông dân, ngư dân, thương nhân và cướp biển. Quan hệ giữa hai nước Chiêm – Việt vốn từ lâu rất phức tạp. Chiêm Thành là một nước có truyền thống đối ngoại rất hiếu chiến, đối với lãnh thổ người Việt họ vẫn luôn nhòm ngó xâm lấn để cướp bóc và bành trướng. Nhưng kể từ thời vua Lê Hoàn trở đi, thế lực người Việt đã vươn lên mạnh mẽ lấn lướt người Chăm. Chiêm Thành khi thế yếu thì chấp nhận triều cống Đại Cồ Việt hay về sau là Đại Việt, nhưng hễ mạnh lên lại thường tấn công quấy nhiễu.

Người Việt cũng tỏ ra không hề khoan nhượng. Chỉ với thời gian tái lập quốc gia không lâu, từ thế kỷ thứ 10 đến nửa cuối thế kỷ 11, người Việt đã nhiều lần đánh bại và tàn phá các kinh đô của người Chăm, bắt hoặc giết các vua Chăm. Vua Lê Hoàn từng giết vua Paramesvaravarman I (Bề Mi Thuế), tàn phá kinh đô Indrapura (Đồng Dương) vào năm 982.

Các đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đều có chiến tranh với Chiêm Thành và thường là quân Việt giành phần thắng. Năm 1020 tướng Chiêm Thành là Bố Lệnh mang quân tấn công Đại Việt, vua Lý Thái Tổ sai thái tử Lý Phật Mã và tướng Đào Thạc Phụ đem quân chống lại. Quân Chiêm Thành bị đánh bại và chết đến quá nửa, tướng Bố Lệnh bị giết. Năm 1044 người Chăm bại trận trước cuộc tấn công của quân đội vua Lý Thái Tông. Vua Chiêm Thành là Jaya Sinhavarman II (Sạ Đẩu) tử trận cùng với 3 vạn quân, 5.000 người Chiêm Thành bị bắt, Quân Việt thừa thế chém giết dân Chiêm Thành không kể xiết.

Tình cảnh đến mức vua Lý Thái Tông thấy thương xót mà hạ lệnh: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". Kinh đô mới của người Chiêm là Vjiaya (Phật Thệ) cũng bị chiếm đóng một thời gian cho đến khi quân Việt chủ động rút lui. Đến năm 1069, vua Lý Thánh Tông lại đánh chiếm được kinh đô Vjiaya, bắt sống vua Rudravarman III (Chế Củ) cùng toàn bộ hoàng gia và nhiều tù binh, buộc vị vua này phải cắt đất ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (thuộc Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Ba châu này vốn là đất cũ của nước Văn Lang thưở xưa, đã trở thành lãnh thổ của Chiêm Thành trong thời Bắc thuộc.





Các cuộc chiến Việt – Chiêm được sử sách người Việt ghi chép đều nói nguyên nhân do phía Chiêm Thành khơi màu trước bằng những vụ cướp phá biên giới. Có thể hiểu điều này, vốn nước Chiêm Thành thường có tập quán cướp biển, bắt người để buôn bán nô lệ. Lại thêm nước Chiêm Thành đánh nhau với người Việt thường bị thua nên hễ thế nước mạnh lên là lập tức tổ chức đánh cướp người Việt hòng báo thù.

Kể từ lúc vua Rudravarman III cắt đất cho Đại Việt để chuộc thân, ông đã mất uy tín để lãnh đạo đất nước. Các sứ quân nổi lên cát cứ khắp nước Chiêm Thành. Vua Rudravarman III bị xua đuổi và phải lưu vong sang Đại Việt. Vào năm 1074, một hoàng thân xứ Panduranga nước Chiêm Thành tên là Thăn lên ngôi vua, lấy hiệu là Harivarman IV, chấm dứt thời kỳ loạn lạc. Harivarman IV là người có xuất thân đặc biệt, với cha là người của dòng tộc Cau, mẹ lại là người dòng tộc Dừa. Đây là hai dòng quý tộc lớn nhất của nước Chiêm Thành vẫn thường hay cạnh tranh với nhau.

Vì có xuất thân như vậy, cùng với tài năng của mình mà Harivarman IV đã thu phục được các quý tộc, đoàn kết dân chúng Chiêm Thành. Chỉ trong một thời gian ngắn (1074 – 1075), nước Chiêm Thành đã khôi phục lại sức mạnh của mình. Kinh đô Vjiaya và các đền đài bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh được sửa sang lại, nền kinh tế Chiêm Thành được khôi phục dưới sự cai trị của vị vua mới. Vua Harivarman IV đã chủ động kết thân với nước Tống, ông gởi cống phẩm, xin mở rộng buôn bán với Tống và được nước Tống chào đón nhiệt tình. Người Chiêm Thành nhờ đó mà có được nguồn nhập khẩu lương thực mới và nguồn ngựa chiến.

Vua Harivarman IV nuôi chí báo thù Đại Việt. Có được đồng minh và đối tác thương mại mới, trong năm 1075 Chiêm Thành lập tức cắt đứt quan hệ với Đại Việt, ngưng triều cống, tung quân đánh phá ba châu Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý mà vua Rudravarman III đã chính thức cắt nhượng cho Đại Việt năm 1069. Trong bối cảnh nước Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược từ phía bắc, thì quân Chiêm Thành lại đánh phá dữ dội phía nam. Nước Đại Việt lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch.



Dấu tích kinh đô Chiêm Thành

Mùa thu năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã mang đại quân vào nam để đánh Chiêm Thành. Phía Chiêm Thành biết quân Đại Việt đông, thiện chiến và trang bị tốt nên chủ động tránh những trận giao chiến lớn. Quân Đại Việt đã đẩy lui được quân Chiêm Thành ra khỏi biên giới nhưng không gây được thiệt hại đáng kể cho quân Chiêm. Lý Thường Kiệt không dám đưa quân tiến sâu và đất Chiêm Thành như những lần viễn chinh trước của người Việt, vì ông hiểu rằng có một kẻ thù nguy hiểm hơn rất nhiều đang rình rập ở phía bắc. Một bài toán khó được đặt ra với vị Thái úy nước Đại Việt.

Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt cho tổ chức lại bộ máy chính quyền vốn còn sơ sài ở các châu mới sáp nhập, đổi tên châu Ma Linh thành Minh Linh, châu Địa Lý đổi thành châu Lâm Bình. Ông sai người vẽ lại bản đồ chi tiết ba châu Minh Linh, Bố Chính, Lâm Bình. Các dân chúng dũng cảm được chiêu mộ đến để khai khẩn đất đai. Vốn ngay từ thế kỷ X, cư dân người Việt và người Chăm đã chung sống với nhau trên vùng Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý nhưng mật độ vẫn còn thưa thớt.

Nay với việc tổ chức di dân quy mô lớn, Lý Thường Kiệt đã khiến số dân người Việt trở nên áp đảo so với người Chăm và làm cho mật độ dân cư vùng này dày hơn, tạo điều kiện cho việc cai trị và phòng thủ lâu dài của chính quyền Đại Việt. Ngoài những người dân nghèo tham gia vào cuộc khai khẩn vùng lãnh thổ mới còn có các thành phần tù tội bị lưu đày, các binh lính trá hình. Mọi việc được gấp rút sắp xếp đặt xong trong một quãng thời gian ngắn, ngay trong cuối thu năm 1075 Lý Thường Kiệt đem đại quân về bắc để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới, sau khi để lại một phần quân lực đồn trú ở biên thùy phía nam.

Mối nguy Chiêm Thành được giải tỏa ít nhiều đối với Đại Việt. Nhưng với binh lực vẫn còn gần như nguyên vẹn và ý chí báo thù, đội quân của vua Harivarman IV nước Chiêm Thành vẫn như mũi dao hiểm chực chờ đâm sau lưng nước Đại Việt.
 

MrTyphn

Xe tải
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
482
Động cơ
216,694 Mã lực
Chỉ có 7 vạn quân, Lý Thường Kiệt vẫn đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống




Trong thế bị dồn vào chân tường, quân đội Đại Việt thời Lý Nhân Tông chuẩn bị làm một việc mà đa phần người Tống khó có thể ngờ được

Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt

Kỳ 2: Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích

Kỳ 3: Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành

Trước sự khiêu khích và chuẩn bị xâm lược của Tống, triều đình nước Đại Việt đã ráo riết nghe ngóng và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Trong thời đại mà thông tin liên lạc còn hạn chế, từ việc xác minh rõ dã tâm của kẻ địch đến việc tìm biện pháp đối phó là không hề đơn giản mà phải dựa trên một nền tảng tình báo, thông tin kịp thời.

Khi đó, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, trọng trách điều hành đất nước nằm trong tay Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu và Thái úy Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt tuy là người tài danh bậc nhất đương thời và cũng là một trong những nhân vật kiệt xuất nhất sử Việt nhưng tài năng xuất chúng thiên về quân sự, không phải là người kiệt xuất về kinh tế. Còn về Linh Nhân Hoàng thái hậu là một người thông minh và có tầm nhìn, trước đây khi còn là Ỷ Lan Nguyên Phi dưới triều Lý Thánh Tông đã nổi tiếng về tài trị quốc an dân. Nhưng thực ra công lao đó ngoài tài năng của Ỷ Lan còn có phần trợ giúp đắc lực của một nhân vật mà tài đức cũng được xếp hàng đầu nước Đại Việt thời bấy giờ, đó là Thái sư Lý Đạo Thành. Ông là lão thần giữ chức Thái sư trong suốt thời kỳ trị vì của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng về tài kinh bang tế thế, thường được vua giao trông coi chính sự những lúc vua bận đi đánh dẹp. Uy vọng của Lý Đạo Thành rất lớn. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục triều Nguyễn nhận xét : “Đạo Thành là người thẳng thắn, mỗi khi dâng tấu sớ thì thể nào cũng nói đến sự lợi hay hại ở dân gian. Đối với quan lại nào là người hiền tài, ông đều cất dùng. Đời bấy giờ rất kính trọng ông”.

Trong cuộc đổi ngôi và tranh chấp quyền lực đầu thời vua Lý Nhân Tông, Lý Đạo Thành đã đứng về phía Thượng Dương Hoàng thái hậu vì theo luân lý Nho giáo. Vị Thái sư đã có nhiều động thái trái ý với Linh Nhân Hoàng thái hậu. Vì vậy sau khi Linh Nhân Hoàng thái hậu đắc thắng trong cuộc tranh quyền, bà đã tìm cách loại bỏ Lý Đạo Thành khỏi triều chính bằng cách điều đi trấn giữ ngoài biên. Ngay trong năm 1073, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả gián nghị đại phu, tri châu Nghệ An. Bấy giờ tuy lãnh thổ nước Đại Việt đã kéo dài tới châu Ma Linh (Quảng Trị), nhưng vùng được coi là trung châu vẫn chỉ là đồng bằng sông Hồng. Nghệ An vẫn là vùng biên thùy hẻo lánh. Ngoài Lý Đạo Thành còn có nhiều lão thần về phe của Thượng Dương Hoàng thái hậu cũng bị cho hưu trí hoặc giáng chức. Việc Lý Đạo Thành bị giáng chức đã làm cho nội bộ triều đình Đại Việt lục đục nghiêm trọng.





Tuy thô bạo và đầy mưu mô trong tranh chấp quyền lực, suy cho cùng Linh Nhân Hoàng thái hậu vẫn không đến nỗi là người vô đức. Bà tuy tìm cách loại bỏ các lão thần chống đối nhưng luôn tránh việc giết chóc như nhiều nhà chính trị vẫn làm, chỉ điều đi xa hoặc cho hưu trí, giáng chức, cô lập. Dưới sự điều hành của bà, Đại Việt tiếp tục phát triển ổn định. Sử sách và giai thoại dân gian cho biết rằng về sau Linh Nhân tỏ ra ăn năn với việc giết hại Thượng Dương Hoàng thái hậu cùng 72 tỳ nữ nên cho xây dựng nhiều chùa tháp, thường xuyên lui tới cửa Phật để sám hối, nghe giảng đạo và bỏ nhiều tiền để chuộc thân cho những con gái nhà nghèo bị bán làm nô tỳ.

Dù việc ăn năn này vô nghĩa đối với người đã chết, nhưng cũng cần được ghi nhận. Năm 1074, trước những nguy cơ ngoại xâm đến từ Tống và Chiêm Thành hiện rõ, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho triệu hồi Lý Đạo Thành về kinh, phong chức Thái phó Bình chương quốc quân trọng sự. Chức danh này là chức Tể tướng thời Lý, đứng đầu hàng quan văn, phụ trách toàn bộ về nội trị (trừ quân đội). Đây là hành động vừa mang tính thiết thực, chọn đúng người đúng việc vừa mang tính hòa giải của Linh Nhân Hoàng thái hậu. Ngoài ra, bà còn xuống chiếu trọng dụng trở lại các vị lão thần trái ý lúc trước. Động thái hòa giải của Linh Nhân đã được Lý Đạo Thành đáp lại. Ông đã hết lòng phò tá nhà vua mới. Vậy là bộ ba quyền lực bao gồm Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái phó Lý Đạo Thành đã đồng lòng phò tá vị vua nhỏ Lý Nhân Tông. Nhờ sự hòa giải quan trọng này, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc trước những thử thách lớn.

Tình hình ở biên cương phía bắc ngày một nghiêm trọng. Quan lại nước Tống hết sức dùng tiền bạc, lời lẽ dụ dỗ các tù trưởng ở biên giới phía Đại Việt theo Tống. Năm 1073, tù trưởng châu Ân Tình (thuộc Bắc Cạn ngày nay) tên là Nùng Thiện Mỹ nghe lời dụ dỗ của tri châu Thẩm Khởi nước Tống, đem 6.000 người theo Tống. Thẩm Khởi lại chiêu dụ cả tù trưởng Lưu Kỷ ở châu Quảng Nguyên, một người nắm giữ quân lực mạnh và đóng giữ vị trí trọng yếu. Trong năm 1073, Lưu Kỷ suýt nữa đã theo hàng nước Tống nhưng vua Tống Thần Tông không dám nhận.

Lý do là bởi vì Tống tuy muốn đánh nước ta nhưng vẫn chưa chuẩn bị được lực lượng, lại vướng phải những rắc rối ở biên thùy phía bắc với nước Liêu, chiến tranh Tống – Thổ Phồn vẫn chưa dứt. Vua Tống biết Lưu Kỷ là viên quan sát của Đại Việt ở biên thùy, đóng giữ vị trí trọng yếu. Nhận Lưu Kỷ chẳng khác nào tuyên chiến với Đại Việt. Thẩm Khởi hành động quá lộ liễu nên bị vua Tống bãi chức. Lưu Di lên thay làm Kinh lược sứ Quảng Tây. Vua Tống che mắt Đại Việt bằng việc cách chức vị viên quan hiếu chiến nhưng lại thay thế bằng một viên quan hiếu chiến khác.

Năm 1073, nước Đại Việt chưa thể nhận diện rõ dã tâm xâm lược của Tống. Triều đình Đại Việt vẫn gởi những thư từ ngoại giao phàn nàn về việc cắt đứt thông thương đến vua Tống nhưng các quan chức biên giới Tống không thèm chuyển thư. Lưu Di vẫn làm những việc đóng chiến thuyền, trưng thu thuyền buôn vào thủy quân, cấm dân hai nước buôn bán. Từ năm 1073 đến 1075, đã có nhiều tin tức và đồn đoán về việc nước Tống có ý định tấn công Đại Việt.Nhất là việc các thành trì phía nam nước Tống tích cực mộ binh và huấn luyện. Có người Tống là Tư Bá Trường vì tư lợi mà ngầm viết thư cho vua Lý Nhân Tông tố giác ý định xâm lược, xui quân Đại Việt đánh trước và xin làm nội ứng.Những việc đó đã làm cho phía Đại Việt càng cảm nhận rõ hơn về chiến tranh đang đến gần.

Đại Việt cho tăng cường quân đội ở gần biên giới để đề phòng. Đầu năm 1075, triều đình Đại Việt sai người vượt biển đưa thư cho vua Tống (vì các quan lại biên giới trên bộ không chuyển thư nên phải đi vòng đường biển để đưa thư) đòi trả bọn Nùng Thiện Mỹ và những người phản Việt theo Tống, vua Tống không trả lời. Phía ta lại tiếp tục gởi một số thư từ nữa những Lưu Di dấu thư không thèm chuyển đi, y lại càng thả sức dụ dỗ dân chúng vùng biên giới.Bằng những dữ liệu như vậy cùng với các tin tức thám báo, phía Đại Việt đã không còn nghi ngờ gì nữa về âm mưu xâm lược của nước Tống.

Nhận biết rõ ý đồ của nước Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã tâu lên triều đình: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Lời tâu của ông nhận được sự tán thành của vua và các triều thần.Năm 1075, ngay sau khi đi tuần biên giới phía nam chống quân Chiêm Thành trở về, Lý Thường Kiệt bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cuộc Bắc chinh. Lý Thường Kiệt lĩnh chức Đại nguyên soái, thống lĩnh quân đội chuẩn bị một cuộc tấn công phủ đầu quy mô lớn đánh vào nội địa nước Tống. Thời bấy giờ, tổng quân số thường trực nước Tống khoảng chừng 100 vạn quân, còn quân đội thường trực nước Đại Việt có khoảng 7 vạn quân. Trong thế bị dồn vào chân tường, quân đội Đại Việt thời Lý Nhân Tông chuẩn bị làm một việc mà đa phần người Tống khó có thể ngờ được: Một đất nước nhỏ bé dám chủ động tấn công một đế chế đông dân, có lãnh thổ lớn hơn gấp hàng chục lần và quân đội thường trực cũng đông hơn mười mấy lần.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,636
Động cơ
415,659 Mã lực
Em đã từng đưa mấy tỷ tinh binh đến Bắc Kinh rồi đó :))
Sao cụ cho anh em hành quân xa thế, tội họ! Đi Đông Quản,Giang Môn cho gần, đỡ bao nhiêu nhọc nhằn cho binh sỹ, kéo pháo xa mệt lắm :P
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
13,163
Động cơ
813,465 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Bà Ỷ Lan dã man đấy chứ, bức chết Hoàng hậu + bỏ đói tới chết 72 cung nữ. 1 đứa trẻ 6 tuổi lên làm Vua, khi đó ban dải lụa cho Hoàng hậu tự sát thì chỉ có người lớn, trẻ con biết gì...

Dưới thời phong kiến xưa, đúng là mạng người như cỏ rác. Nhưng mà kiểu này chắc đôi khi không ziết họ thì họ xử mình đây mà.

Mợ kiếp, bao h nước Đại Việt mới lại sinh ra hào kiệt như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ để thằng hàng xóm xấu bụng nó bớt o ép. Ngẫm lại mà vẫn thấy tiếc giá như Nguyễn Huệ không mất sớm chắc nước ta đã không nhục như h.
Vâng đến lúc đấy thì bác nhớ xung phong đi chinh chiến nhá, em sợ chết, em ở nhà ;))
 

MrTyphn

Xe tải
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
482
Động cơ
216,694 Mã lực
Bà Ỷ Lan dã man đấy chứ, bức chết Hoàng hậu + bỏ đói tới chết 72 cung nữ. 1 đứa trẻ 6 tuổi lên làm Vua, khi đó ban dải lụa cho Hoàng hậu tự sát thì chỉ có người lớn, trẻ con biết gì...

Dưới thời phong kiến xưa, đúng là mạng người như cỏ rác. Nhưng mà kiểu này chắc đôi khi không ziết họ thì họ xử mình đây mà.



Vâng đến lúc đấy thì bác nhớ xung phong đi chinh chiến nhá, em sợ chết, em ở nhà ;))
Như kiểu từ xưa đến giờ cứ mặc định cô tấm là ngoan hiền, dịu dàng mà thực ra là ngoan độc nhở cụ nhở
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,062
Động cơ
555,721 Mã lực
Lịch sử VN cho thấy thịnh trị thì ít, nội bộ choảng nhau thì nhiều.
Chỉ có tinh thần dân tộc là bất diệt
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,733
Động cơ
365,069 Mã lực
Tuổi
54
Tàu nó làm mình Bắc thuộc hai lần đến nghìn năm đấy ah, k hiểu nó diệt kiểu gì mà giờ dân mình ghét Khựa kinh khủng
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
44,299
Động cơ
876,101 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Nó đấm mình mấy trăm phát
Mình tát nó được 1 cái
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,942
Động cơ
348,809 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Nhìn cái bản đồ Đại Việt 1069
Khơ Me vs Đại Lý to vật vã
thế mà chẳng xâm lược mềnh chuyến nào nhỉ? Hay là các cụ Lý nhỏ nhưng có võ?
Thời nhà Trần rực rỡ, Chiêm Thành cũng 3 lần tiến vào Thăng Long đến nỗi vua Trần phải lên thuyền bỏ trốn rồi đấy ạ.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
20,325
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Bà Ỷ Lan dã man đấy chứ, bức chết Hoàng hậu + bỏ đói tới chết 72 cung nữ. 1 đứa trẻ 6 tuổi lên làm Vua, khi đó ban dải lụa cho Hoàng hậu tự sát thì chỉ có người lớn, trẻ con biết gì...

Dưới thời phong kiến xưa, đúng là mạng người như cỏ rác. Nhưng mà kiểu này chắc đôi khi không ziết họ thì họ xử mình đây mà.



Vâng đến lúc đấy thì bác nhớ xung phong đi chinh chiến nhá, em sợ chết, em ở nhà ;))
Đưa lên giàn thiêu chứ lão. Cơ mà thời trung cổ chuyện ấy cũng không ghê gớm như bi giờ.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,436
Động cơ
344,990 Mã lực
Em đã từng đưa mấy tỷ tinh binh đến Bắc Kinh rồi đó :))
Thế lúc tàn cuộc chiến,rút quân về,theo sau cụ có còn 1 binh 1 tốt nào ko,hay là"quân địch chết 3,quân ta chết sạch"hở cụ?:))So di,nhà cháu fun mở hàng sáng sớm!=))
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,300
Động cơ
269,041 Mã lực
Thời Lý thì em không biết nhưng thời Trần thì nghe đâu thằng Champa cũng 3 lần đánh vào Thăng Long.
Tuy nhiên chiến lược của các cụ nhà mình xuyên suốt cả nghìn năm vẫn đúng "giữ vững biên giới phía bắc, mở rộng biên giới phía nam", ăn nhau ở cái đầu chứ húng lên là không ổn.

Người Trung Quốc cũng nói y thế đấy !
 

MrTyphn

Xe tải
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
482
Động cơ
216,694 Mã lực
Cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt - Kỳ 5
Lý Thường Kiệt phạt Tống, tấn công toàn biên giới, chém tướng phá đồn
Đăng lúc: 12/04/2016 09:00



Nắm thời cơ, vào tháng 11.1075 bộ binh Đại Việt tấn công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Tây Bình của Tống nằm gần biên giới lần lượt bị chiếm nhanh chóng

Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt

Kỳ 2: Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích

Kỳ 3: Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành

Kỳ 4: Chỉ có 7 vạn quân, Lý Thường Kiệt vẫn đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

Để bẻ gãy cuộc xâm lược của nước Tống ngay từ trong trứng nước, triều đình Đại Việt đã quyết định hành động theo kế hoạch của Thái úy Lý Thường Kiệt mở một cuộc tấn công phủ đầu quy mô lớn vào đất Tống. Mục tiêu cụ thể của cuộc tấn công này chính là ba thành Ung Châu (thuộc Nam Ninh, Quảng Tây ngày nay), Khâm Châu, Liêm Châu (thuộc Quảng Tây ngày nay). Đó là những điểm tập kết lương thảo, khí giới, nhân lực của quân Tống dành cho cuộc xâm lược Đại Việt, cũng là những đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến đường vận chuyển của nước Tống về phía nam. Chính Thái úy Lý Thường Kiệt là người được giao quyền tổng chỉ huy trong chiến dịch sống còn này.

Thoạt nhìn tương quan lực lượng hai nước, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống chẳng khác nào tự sát, lấy trứng chọi đá. Dân số ước tính của nước Tống thời bấy giờ khoảng 40 triệu người, quân số có tới hơn 100 vạn quân thường trực. Trong khi đó dân số Đại Việt thời này ước tính khoảng 4 triệu người, quân thường trực có chừng 7 vạn. Nhưng xét kỹ sẽ thấy, bấy giờ năm 1075 quân đội nước Tống đa phần lính tráng tinh nhuệ vẫn đóng ở biên thùy phía bắc để phòng thủ hai nước Liêu, Hạ. Số quân ở phía nam kém hơn, và cũng ít hơn. Quân số toàn lộ Quảng Tây của Tống ít hơn quân số Đại Việt.
Nước Tống rộng lớn, để tập trung được số quân đông cho các trận chiến cần phải có đủ thời gian di chuyển trên những quãng đường dài để tập họp. Kể cả thông tin liên lạc từ lộ Quảng Tây tới triều đình Tống và ngược lại cũng là cả một vấn đề lớn. Tin tức từ biên giới Tống – Việt về đến Biện Kinh nước Tống thời bấy giờ trung bình mất khoảng một tháng rưỡi. Nếu gặp phải những đội quân cơ động nhanh, dùng chiến thuật tốc chiến để diệt từng điểm một trên lãnh thổ thì quân Tống ắt sẽ gặp cảnh khốn đốn vì thông tin liên lạc chậm và không kịp điều quân cứu viện. Đó chính là chìa khóa để nước nhỏ có thể đánh thắng, thậm chí thôn tính nước lớn.

Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy toàn đội quân Bắc chinh đông tới khoảng 10 vạn quân, xuất quân vào tháng 10.1075. Trong đó bộ binh gồm phần lớn là quân các châu động phía Bắc do tướng Tông Đản làm tổng chỉ huy, dưới trướng Tông Đản là các tù trưởng ở các châu động biên giới phía bắc Đại Việt. Bao gồm Lưu Kỷ tri châu Quảng Nguyên, Hoàng Kim Mãn tri châu Môn, Thân Cảnh Phúc tri Lạng Châu, Vi Thủ An tri châu Tô Mậu… Mỗi tù trưởng đều có quân bản bộ chừng vài ngàn. Khi có chiến sự, triều đình sẽ điều động họ tham chiến. Các tù trưởng đều tự cầm quân của mình, phối hợp với nhau dưới trướng một tổng chỉ huy chung. Tổng binh lực cánh bộ binh chừng 4 vạn quân, tập kết ở các châu Quảng Nguyên, châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu phụ trách tấn công biên giới Tống từ phía Tây Nam. Quân đội các châu động đi đánh trận mang cả vợ con đi theo. Cả đoàn người vừa quân lính vừa gia đình đông đến 6 – 7 vạn người, đánh đến đâu cướp kho lương của địch làm lương ăn đến đấy.

Chủ lực là quân chính quy triều đình gồm khoảng 6 vạn quân do Lý Thường Kiệt đích thân chỉ huy đóng ở châu Vĩnh An với một đội chiến thuyền hùng hậu. Thuyền chiến dùng trong chiến dịch này là loại thuyền biển to lớn, chở theo cả tượng binh. Cánh quân này phụ trách tấn công từ phía ven biển các châu Khâm, Liêm. Quân đội Đại Việt thời Lý tuy thời bình không đông, nhưng khi có chiến tranh thì lập tức điều động được một số lượng lớn quân lính. Đó là nhờ chính sách Ngụ Binh Ư Nông nổi tiếng. Các trai tráng trong nước đều được thống kê hộ tịch gọi là các Hoàng nam. Các Hoàng nam khỏe mạnh nhất sẽ sung quân nhưng vẫn ở nhà làm ruộng và luyện tập trong thời bình, chỉ giữ lại một số quân nhất định trong đội ngũ. Số quân làm ruộng sẽ được điều động khi có chiến tranh.



Dân chúng Đại Việt thời Lý rất thượng võ, người dân đa phần tráng kiện. Khi có chiến tranh lớn đe dọa đến tồn vong của đất nước thì tất cả Hoàng nam sẽ nhập ngũ, số dân chúng còn lại cũng tổ chức thành các đội dân binh hay giúp việc hậu cần. Nhờ chính sách hộ tịch chặt chẽ và chính sách quân ngũ ưu việt, dân tộc Việt thời Lý thực sự là một dân tộc chiến binh. Thời điểm Lý Thường Kiệt tấn công phủ đầu nước Tống, cấm quân tinh nhuệ bậc nhất của Đại Việt không tham chiến mà nhận nhiệm vụ trú phòng tại kinh thành Thăng Long vì quân vương còn nhỏ. Tuy vậy đa phần quân lính trong số 6 vạn quân theo Lý Thường Kiệt bắc chinh cũng là những quân lính dày dặn trận mạc, chất lượng hơn hẳn quân Tống ở biên thùy phía nam.

Đầu tiên, cánh quân của tù trưởng Vi Thủ An từ Tô Mậu được lệnh tấn chiếm trại Cổ Vạn của Tống vào ngày 27.10.1075 mở màn cho chiến dịch. Trại này nhanh chóng bị chiếm. Đó là bước thăm dò và là mồi nhử quân Ung Châu rời thành. Quân Tống thấy quân châu động chiếm trại, đã điều quân đồn trú từ thành Ung Châu xuống các trại biên giới để phòng bị. Nhưng mặc khác vì thấy quân tấn công chỉ là quân của tù trưởng, phía Tống vẫn cho rằng đây chẳng qua là vụ đánh phá mang tính cục bộ ở biên giới. Vua Tống hạ chỉ cho quan lại biên giới không làm lớn chuyện hòng che giấu âm mưu chuẩn bị đánh chiếm nước ta.

Nắm thời cơ, vào tháng 11.1075 bộ binh Đại Việt tấn công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Tây Bình của Tống nằm gần biên giới lần lượt bị chiếm nhanh chóng. Quân Tống bị thiệt hại nặng nề, hầu như không còn quân che chắn hướng Tây Nam cho thành Ung Châu. Các tướng giữ trại của Tống là Lâm Mậu Thăng, Tô Tá, Ngũ Cử, Quách Vĩnh Nghiêm đều bị giết. Tông Đản cho hội quân thẳng tiến thành Ung Châu như vào chốn không người. Cánh quân của Tông Đản vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm cứ các châu động biên thùy làm bàn đạp tấn công thành Ung Châu, vừa dẫn dụ và tiêu diệt một phần lớn sinh lực quân đồn trú từ thành Ung Châu kéo tới. Ngoài ra, cánh quân này cũng hoàn thành nhiệm vụ nghi binh, đánh lạc hướng quân Tống. Tạo điều kiện cho đại quân của Lý Thường Kiệt đánh úp từ phía Đông Nam thuận lợi.

Quốc Huy
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,134
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
Thời nhà Trần rực rỡ, Chiêm Thành cũng 3 lần tiến vào Thăng Long đến nỗi vua Trần phải lên thuyền bỏ trốn rồi đấy ạ.
Lúc Chế Bồng Nga đánh ra Thăng Long mấy lượt là về cuối đời Trần rồi cụ ạ.
Chứ Thời Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông - Anh Tông - Minh Tông trị vì thì chỉ Nguyên Mông dám láo thôi, còn lại lân bang ngoan hết!
sử còn gọi là Anh Minh thịnh thế là bởi dân cường nước thịnh, nạn ngoại xâm được trừ bỏ.
 

MrTyphn

Xe tải
Biển số
OF-434454
Ngày cấp bằng
4/7/16
Số km
482
Động cơ
216,694 Mã lực
Cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt - Kỳ 6
Lý Thường Kiệt vượt Thập Vạn đại sơn, bắt sống hàng ngàn tù binh Tống
Đăng lúc: 15/04/2016 10:02



Cùng với cánh quân của Tông Đản ở phía Tây Nam, cánh quân của Lý Thường Kiệt từ Khâm Châu vượt qua Thập Vạn Đại Sơn thẳng tiến thành Ung Châu từ phía Đông Nam. Trước khi tiến quân ông hạ lệnh giết hết 8.000 tù binh vì không đủ quân trông coi số tù binh này.
Các kỳ trước


Kỳ 1: Từ cuộc chiến nội cung nhà Lý đến cuộc Bắc phạt phá Tống của Lý Thường Kiệt

Kỳ 2: Nhà Lý nhiều lần uy hiếp nhà Tống sau khi bị khiêu khích

Kỳ 3: Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt nam chinh đại phá Chiêm Thành

Kỳ 4: Chỉ có 7 vạn quân, Lý Thường Kiệt vẫn đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

Kỳ 5: Lý Thường Kiệt phạt Tống, tấn công toàn biên giới, chém tướng phá đồn
Trong khi các hướng quân Tống đang dồn sự chú ý về phía cánh quân phía Tây của Tông Đản thì giữa tháng 11.1075 Lý Thường Kiệt bất ngờ xuất kích từ châu Vĩnh An, dùng binh thuyền vượt biển đổ bộ lên cảng Khâm. Ngày 20.11.1075 Quân Đại Việt nhanh chóng tràn vào thành Khâm Châu bắt quan giữ thành Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái cùng toàn bộ thuộc hạ, thu nhiều của cải. Khi quân của Lý Thường Kiệt tấn công vào thành, Trần Vĩnh Thái vẫn chưa hay biết mà đang bày rượu uống. Thành Liêm Châu bây giờ mới phòng bị thì đã muộn, ba ngày sau Liêm Châu cũng bị hạ gọn gàng bởi lực lượng Đại Việt đông hơn gấp nhiều lần. Quan giữ thành là Lỗ Khánh Tôn cùng thuộc hạ bị giết chết. Quân Đại Việt bắt hơn 8000 tù binh tại thành Liêm Châu, ép làm khuân vác thu gom của cải đem xuống thuyền. Vậy là cánh quân của Lý Thường Kiệt chiếm trọn hai châu quan trọng của Tống là Khâm, Liêm mà chẳng thiệt hại gì lớn.

Cùng lúc với cuộc tấn công bằng đường biển, một cánh quân chính quy triều đình cũng xuất phát từ châu Vĩnh An theo đường bộ tấn chiếm các trại Như Hồng, Như Tích, Để Trạo của Tống và nhanh chóng chiếm lĩnh các trại này, các chúa trại phía Tống đều bị giết. Mọi thứ diễn ra đúng như toan tính của Thái úy Lý Thường Kiệt.



Trang phục của quân nhà Lý

Chiến cuộc Ung – Khâm – Liêm diễn ra vô cùng chớp nhoáng và nhanh chóng nhưng triều đình Tống vẫn chưa có hành động gì nhiều do thông tin chậm. Trong khi quân Tống đã bị đánh tan tác ở Khâm Châu, Liêm Châu và tuyến biên giới Ung Châu trong tháng 11.1075 thì đến đầu tháng 12.1075 triều đình nhà Tống mới nhận được tin quân Đại Việt hội quân gần biên giới. Cứ thế các tin tức thất thủ Khâm Châu, Liêm Châu … về đến triều đình Tống đều phải mất khoảng thời gian một tháng sau khi sự việc diễn ra. Nhờ có những sự chậm trễ này mà quân ta có thêm phần lợi thế.

Cùng với cánh quân của Tông Đản ở phía Tây Nam, cánh quân của Lý Thường Kiệt từ Khâm Châu vượt qua Thập Vạn Đại Sơn thẳng tiến thành Ung Châu từ phía Đông Nam. Trước khi tiến quân ông hạ lệnh giết hết 8.000 tù binh vì không đủ quân trông coi số tù binh này. Đồng thời ông cho một cánh quân từ Liêm Châu tiến về phía Đông Bắc đánh chiếm Bạch Châu, Dung Châu để làm nơi trú chân đề phòng viện binh của Tống, giết chết hàng loạt quan quân giữ thành. Tuy mục tiêu chính yếu tiếp theo của cuộc tiến công là hạ thành Ung Châu nhưng với việc tiến chiếm các thành Bạch Châu, Dung Châu thì quân Đại Việt càng làm cho sự phán đoán của quân Tống thêm mù mờ.

Người Tống vừa lo sợ quân Đại Việt chiếm Ung Châu, vừa ngại Lý Thường Kiệt sẽ tiến quân về phía đông bắc để chiếm các thành trì khác thuộc lộ Quảng Đông. Điều này càng làm cho lực lượng quân Tống thêm phân tán, vua Tống không dám điều quân từ các thành trì lộ Quảng Đông xuống để đánh với quân Đại Việt mà hạ lệnh cho các thành này cố thủ. Một lần nữa quân Tống trúng kế nghi binh của Lý Thường Kiệt. Do đó, quân Đại Việt rảnh tay dốc gần như toàn lực bao vây thành Ung Châu. Nhìn chiến cuộc Ung – Khâm – Liêm sẽ thấy rằng quân Đại Việt luôn áp đảo về quân số tại điểm nóng chiến trường, trong khi đó tổng lực lượng quân Tống ở hai lộ Quảng Tây, Quảng Đông so với quân Đại Việt cũng không đến mức quá chênh lệch nhưng luôn luôn bị phân tán dẫn đến hoàn toàn bị áp đảo về quân số.

Vậy là cả hai cánh quân Đại Việt đều ra quân đại thắng, thừa thế chẻ tre thẳng tiến thành Ung Châu. Thành này thời bấy giờ nổi tiếng là cứng và chắc, thành cao hào sâu, khí giới tối tân bậc nhất. Cuộc chiến khốc liệt thật sự đang chờ đón đoàn quân Đại Việt.

Sau khi hạ các thành Khâm, Liêm, Bạch, Dung và các điểm phòng thủ tuyến biên giới, hai cánh quân của Tông Đản và Lý Thường Kiệt đã tiến quân bao vây thành Ung Châu . Lo ngại dân chúng nước Tống vì tự tôn dân tộc mà ứng nghĩa ngăn cản quân đội Đại Việt, Lý Thường Kiệt cho soạn thảo các văn bản kể tội triều đình Tống, nêu rõ danh nghĩa xuất quân của Đại Việt gọi là Phạt Tống Lộ Bố Văn rồi cho người niêm yết dọc đường tiến quân. Có nhiều bản Bố Văn khác nhau. Một trong những bản Bố văn điển hình viết :

"Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch", khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.

Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!

Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!

Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi !"

Một đoạn Bố văn khác thì viết: “Có những dân Giao Chỉ làm phản rồi trốn sang Trung Quốc. Các quan lại dung nạp và giấu đi. Ta đã khiến sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời. Ta lại sai sứ vượt bể sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì vậy, quân ta tới đuổi bắt dân trốn ấy...”

Lại có đoạn Bố văn tố cáo việc triều đình Tống chuẩn bị đánh Đại Việt: “… Quan coi Quế Châu đã kiểm điểm dân các động và đã tuyên bố rõ rằng muốn sang đánh Giao Chỉ…”

Những bản Bố văn truyền ra đem lại nhiều hiệu quả. Đây là đòn dân vận cao tay của Lý Thường Kiệt ngay trên lãnh thổ của nước đối địch. Việc tiến quân được thuận lợi, quân ta chỉ phải đương đầu với quân triều đình Tống mà không vấp phải sự kháng cự tự phát của dân chúng, nhất là các tuyến hậu cần được an toàn.

Hiệu quả của các bố văn được người Việt đời sau kể lại : “Dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam, rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp”.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,759
Động cơ
74,901 Mã lực
cũng ko hẳn thế đâu
Những lần Chế ra oánh Thăng Long là thời Đại Việt đã suy rồi, Champa mạnh hơn
cũng may, cụ Khát Chân có người chỉ điểm mới làm nên chuyện. Chứ không, cuối triều Trần cũng mệt vs cha Chế đấy ạ
Em nói câu "yếu ra gió" là có ý. Champa dù có mạnh hơn nhưng cũng mới chỉ đánh được theo kiểu đột kích cướp xong về, chứ chưa đánh được kiểu chiếm đất.
Mới cả sau khi Chế Bồng Nga tạch thì không có thế hệ kế cận nên thế nước yếu là đúng
 

dustin

Xe tải
Biển số
OF-439231
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
248
Động cơ
213,030 Mã lực
Bà Ỷ Lan dã man đấy chứ, bức chết Hoàng hậu + bỏ đói tới chết 72 cung nữ. 1 đứa trẻ 6 tuổi lên làm Vua, khi đó ban dải lụa cho Hoàng hậu tự sát thì chỉ có người lớn, trẻ con biết gì...

Dưới thời phong kiến xưa, đúng là mạng người như cỏ rác. Nhưng mà kiểu này chắc đôi khi không ziết họ thì họ xử mình đây mà.



Vâng đến lúc đấy thì bác nhớ xung phong đi chinh chiến nhá, em sợ chết, em ở nhà ;))
Em cũng chả ham đánh nhau. Ý em là có các cụ lãnh đạo như thế thì nước ta sẽ hùng cường, không bị bọn Khựa nó o ép như giờ, cũng không bị lãnh đạo bởi 1 bọn lú tay sai cho khựa.
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,134
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
Em nói câu "yếu ra gió" là có ý. Champa dù có mạnh hơn nhưng cũng mới chỉ đánh được theo kiểu đột kích cướp xong về, chứ chưa đánh được kiểu chiếm đất.
Mới cả sau khi Chế Bồng Nga tạch thì không có thế hệ kế cận nên thế nước yếu là đúng
phong độ nhất thời
đẵng cấp là mãi mãi
cụ nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top