[Funland] Cùng tìm hiểu về 54 dân tộc anh em.

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em thấy Kinh tắm tiên cũng đẹp như Thái các cụ nhể :))
Cứ tiên là đẹp :)) đẹp như tiên mà :))
Cái này ở cầu Long Biên phải không các cụ ? :))
Tục làm vía: một nét phong tục độc đáo của dân tộc Thái

Phải nói rằng, tục làm vía không phải chỉ người Thái mới có, nó cũng là một phần trong phong tục của người Mông và thậm chí trong đời sống người Việt, nó ít nhiều đã từng tồn tại. Điều đáng nói là ở đâu phong tục ấy cũng luôn được gìn giữ và gắn bó mật thiết với đời sống con người. Theo lời anh Lò Văn Muôn, cán bộ văn hóa xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh cho biết: từ khi sinh ra đến khi trở về với cát bụi, một người Thái phải ít nhất hai lần được làm vía. Ngoài ra, người ta còn làm vía khi ốm đau bệnh tật, khi đi xa trở về, khi bị tai nạn; làm vía cho phụ nữ khi sinh, làm vía cho cô gái trước khi về nhà chồng, hay ông bà ngoại làm vía cho cháu khi năm hết tết đến, thậm chí là làm vía để cầu sinh được con gái, con trai... Vía trong tiếng Thái là “khoắn” (hồn vía) và “làm vía” hay “gọi vía” (họng khoắn) là gọi hồn vía trở về nhà bố mẹ, vợ con, trở về với thể xác, để vía không đi lang thang nơi đất người, nơi bờ suối, bờ sông, bờ vực hay tránh xa các loài vật nguy hiểm trong rừng... Đây là quan niệm của người Thái khi họ gọi vía cho người đi xa trở về, người bị tai nạn, ngã sông, ngã suối hay ốm đau.
http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=310&articleid=1617
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tục chọc sàn - Phong tục đẹp của người Thái
Khi mùa vụ xong xuôi, thóc ngô về nhà, đến gần 11 - 12 giờ đêm chàng trai tìm đến nhà các bạn gái để chọc sàn.
"Chọc sàn" là phong tục đẹp trong hôn nhân của trai gái dân tộc Thái. Từ quen nhau, yêu nhau qua ánh mắt, người con trai mới đến chọc sàn. Sau đó phải mất khoảng 3 - 6 năm, cha mẹ đến thưa chuyện, sau đám cưới người con trai đến ở rể và thêm đám cưới nữa... đôi lứa mới về ở một nhà.
Để tìm hiểu phong tục chọc sàn, tôi tìm gặp bà Tòng Thị Lải, ở bản Cáp Na 1, xã Tà Hừa (huyện Than Uyên), người biết rất nhiều làn điệu hát then trong chọc sàn.
Bà Lải kể lại: "Năm đó, tôi vừa tròn 16 tuổi, cái tuổi trăng tròn đẹp nhất thời con gái. Ở cùng bản với nhau, cùng chăn trâu, cắt cỏ, rồi năm tháng qua đi, tôi và ông ấy đều đã lớn. Khi "con mắt đã ưng, cái lòng đã thuận" cứ mỗi buổi tối ông đến đầu ngõ tỏ tình bằng những điệu đàn tính và câu hát giao duyên. Sau khi chọc sàn đúng chỗ tôi nằm, tôi nhận lời ông và sau 3 năm ở rể, tôi mới theo ông về nhà".
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nét đẹp văn hóa trong tục chọc sàn là những lời tỏ tình, giao duyên của các đôi trai gái dân tộc Thái khi đến tuổi "cập kê". Khi mùa vụ xong xuôi, thóc ngô về nhà, đến gần 11 - 12 giờ đêm chàng trai tìm đến nhà các bạn gái để chọc sàn. Hành trang mà những chàng trai mang theo đơn giản chỉ là nhạc cụ gồm: Sáo, nhị, tính tẩu, đàn môi và một đoạn gỗ nhỏ dài 40 - 50cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm.
Chàng thổi sáo, đánh đàn tính tẩu gửi gắm tình yêu, lời tỏ tình đến người con gái mình thích qua những câu hát da diết, yêu thương: "Dậy nhé em dậy đi nhé/Khuya khuya rồi anh mới tới/Dậy cất chiếu dựa phiên nhé/Dậy cất chăn màn lên sào nhé em ơi/Dậy buộc tóc, dậy chải đầu/Giấc ngủ không thay được mối tình đầu em ơi...".
Nàng nằm trong nhà như thấu hiểu được nỗi niềm, tấm lòng của chàng trai. Khi đến gần sàn, chàng trai lấy một đoạn gỗ nhỏ chọc lên đúng chỗ nàng nằm (theo tục người Thái gian đầu thờ tổ tiên, gian tiếp bố mẹ ngủ, rồi đến gian con trai, con gái). Nếu cảm thấy ưng cái bụng thì nàng ra mở cửa mời chàng trai vào nhà. Họ ngồi có thể ở trong nhà hoặc ngoài sân tâm sự đến gần sáng. Những đêm sau, chỉ cần nghe tiếng đàn tính tẩu, giọng hát là nhận ra chàng trai của mình.
Sau vài đêm chuyện trò, chàng trai thổ lộ chuyện muốn cưới cô gái về làm vợ. Nếu cô gái đồng ý, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ và đưa bố mẹ đến hỏi cưới. Sau đó là giai đoạn ở rể. Đây là giai đoạn thử thách lòng kiên trì của chàng trai, họ sẽ phải trở thành trụ cột chính của gia đình, hàng ngày cùng đi làm với gia đình nhà gái. Trong suốt thời gian ở rể, bố mẹ cô gái sẽ theo dõi chàng trai đối xử với con gái mình như thế nào và con gái mình có ưng thuận người chồng đó không. Cứ thế thời gian trôi đi, khoảng 3 - 6 năm ở rể (tùy theo nhà gái yêu cầu), chàng trai còn phải một lần tạ ơn bố mẹ vợ đã sinh ra, nuôi dưỡng, chăm sóc người vợ cho mình và phải thêm một lần cưới nữa mới đưa vợ về nhà. Những lần cưới đó đều phải mời cả bản đến uống rượu chia vui.
Với xu thế phát triển của xã hội, một số phong tục tập quán đẹp của các dân tộc địa phương đang bị mai một và lãng quên, trong đó tục chọc sàn của dân tộc Thái ở huyện Than Uyên cũng mất dần.
Theo ông Lò Văn Sơi, ở xã Mường Cang (người được bà con gọi là nghệ nhân dân gian đàn tính) cho biết: "Tục chọc sàn của dân tộc Thái ở Than Uyên hiện nay gần như đã mất hẳn. Cùng với đó, những điệu hát then, làn điệu tính tẩu cũng dần bị mai một. Hiện tôi đang sưu tầm những bài hát then, nhạc cụ của dân tộc Thái để tập hợp con cháu trong bản truyền lại cho thế hệ trẻ, góp phần gìn giữ được những nét đẹp trong tục chọc sàn của đồng bào Thái.
Vietdiscovery(st)
http://vietdiscovery.com/tieng-viet/kham-pha-mien-bac/53-505/tuc-choc-san-phong-tuc-dep-cua-nguoi-thai.html



 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lạ kỳ phong tục đón tết của người Thái

Không giống như một số dân tộc ít người khác, một năm thường có nhiều cái Tết, người Thái trên cao nguyên Mộc Châu chỉ ăn tết chung với Tết Nguyên đán của cả nước. Tuy nhiên, tục đón năm mới của người Thái lại có nhiều điều thú vị, mang đậm bản sắc riêng. Theo tập tục, người Thái bắt đầu ăn tết từ ngày 25 tháng Chạp Âm lịch cho tới hết mồng 10 tháng Giêng của năm mới.
"Độc, lạ"... cơm cúng tất niên

Cũng như các dân tộc khác trên mọi miền đất nước, mâm cơm trong ngày Tết của người Thái được chuẩn bị kỹ càng và chu đáo. Tuy nhiên, dù có thay đổi nhưng mâm cơm cúng tết của dân tộc Thái vẫn giữ được nét cầu kỳ riêng biệt.
Thầy mo bản Áng, Hà Văn Nhanh kể rằng, xưa kia mâm cơm cúng trong ngày Tết của người Thái không thể thiếu các món ăn như cơm mới, cá đồ, cá chua, cơm đồ xôi trộn con cá, chuột khô, thịt hươu, nai khô, cơm cốm, măng khô... Riêng món thịt hươu, thịt nai thường có được nhờ săn bắn và chuẩn bị từ trước đó khoảng nửa tháng. Và theo phong tục xưa, đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng Tết.
"Cỗ cúng có nhiều món lắm! Rất nặng, phải bê lên đặt xuống tới những 9 lần mới đặt được tới bàn thờ tổ tiên. Người Thái quan niệm, cỗ cúng tết phải đủ đầy, nhiều thịt, nhiều cá,... thì tiên tổ mới phù hộ cho làm nương được mùa, cái bụng no quanh năm"
Tục đón giao thừa "Pông Chay"...
Tiếp lời thầy mo Nhanh, bà Đinh Thị Loan (vợ thầy Nhanh) vui vẻ kể lại, sau khi chuẩn bị tươm tất để đón Tết, người Thái sẽ cúng tất niên vào đêm 30. Người Thái có tục đón giao thừa "Pông Chay". Thường cả nhà không ai ngủ, đèn luôn sáng, hương nhang không được tàn. Cả nhà ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bán rán, đồ cá, moọc, nạp... thỉnh thoảng chủ nhà lại đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến.
Đúng giờ giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm,... hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén... Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu". Sau bài cúng, con cái trong nhà thay phiên nhau túc trực để tiếp đón tổ tiên - bà Loan kể tỉ mỉ.
người Thái, dân tộc Thái, đón tết, phong tụcGia đình người Thái chuẩn bị mâm cơm đón Tết.Ngày nay, ở một số nơi tổ chức các hoạt động tập thể đêm giao thừa, có hoạt động văn hóa đã trở thành tập tục khá riêng biệt và độc đáo của người dân tộc Thái như hái hoa dân chủ. Hoạt động văn hóa này thường do đoàn thanh niên, có nơi do hội phụ nữ... tổ chức.
Một phong tục của người Thái không thể thiếu được trong sáng ngày mùng 1 đầu năm, đó là tục đi lấy nước ở suối về. Người Thái quan niệm rằng, nước là điều may mắn, đem lại sự sống, sự tốt tươi. Cả làng đi lấy nước nếu nhặt được đồ trong khi đi lấy nước thì họ cho là may mắn và vui mừng mang về nhà.
http://www.tinmoi.vn/la-ky-phong-tuc-don-tet-cua-nguoi-thai-011293789.html
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Lễ hội gội đầu chiều 30 tết của người Thái



Người Thái trắng ở Quỳnh Nhai, Sơn La có hẳn một lễ hội gội đầu vào chiều 30 tết. Tất cả già làng, trưởng bản, từ già đến trẻ hò nhau xuống bến sông để tổ chức lễ gội đầu. Quan niệm của người Thái, lễ gội đầu là lễ quan trọng mở đầu của các lễ hội trong năm. Bước vào năm mới mọi người trong thôn bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, tống tiễn tai ương, nhọc nhằn, bệnh tật xuôi theo dòng nước (sông, suối) đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu con người có sức khoẻ, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Sau khi gội đầu xong, tất cả mọi người đều tham gia các hoạt động như ném còn, tó má lẹ, múa xoè cùng các trò chơi dân gian khác. Mọi người từ bến về đến nhà bắt đầu chuẩn bị cúng giỗ tổ tiên. Đàn ông là người trụ cột trong gia đình mới bắt đầu được đến bàn thờ tổ tiên gọi là “nả hóng” để quét dọn sạch sẽ, thay bát hương, sắp xếp lại những thứ trên bàn thờ và cúng tổ tiên, đón năm mới tại gia đình.
Còn một số tục khác như :
Tục gọi hồn vào dịp Tết.
Tục gõ sạp ngày tế.
Các cu tham khảo thêm ở đây.
http://www.tinmoi.vn/phong-tuc-don-tet-doc-dao-cua-nguoi-thai-01745064.html
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Nụ cười cô gái Thái, Điện Biên.

Thiếu nữ dân tộc Thái bên khung dệt thổ cẩm
Chẹp, chẹp
 

sondong

Xe điện
Biển số
OF-85751
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
3,167
Động cơ
441,881 Mã lực
Tắm tiên gì chả thấy hình. Hay tại em mắt kém nhey?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tắm tiên gì chả thấy hình. Hay tại em mắt kém nhey?
Tại mắt cụ quá kém :))
Lạ kỳ tục rước dâu vào nửa đêm

Người dân nơi đây tin rằng, buổi ngày ma quỷ nhiều và nếu rước dâu thì sẽ rước xui xẻo, cuộc sống sau này không hạnh phúc.

Phong tục độc đáo
Một đám cưới người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An)

Ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, người dân tộc Thái chiếm đa số và tồn tại rất nhiều phong tục lạ kỳ. Trong số này, tục rước dâu đêm là độc đáo nhất. Khi nhắc tới, người dân nơi đây rất tự hào. Chúng tôi đã tìm gặp nhiều người, để hiểu hơn về phong tục truyền thống đó. Một người dân tên là Vừ Hai Ngoan (60 tuổi) cho biết, khi họ lớn lên thì đã thấy làng bản tồn tại phong tục đó. Cha ông họ kể lại, tục rước dâu đêm đã tồn tại từ hàng trăm năm nay và không hề mai một.
......................................................
Thử thách khắc nghiệt khi đón dâu
Theo phong tục này, cách 2 giờ trước khi đồng hồ điểm ngày mới (tức 22h), mọi lễ vật cũng như công việc chuẩn bị cho việc đón dâu từ phía nhà trai đã được chuẩn bị sẵn, đoàn rước bắt đầu lên đường. Lễ vật gồm: 1 con lợn quay nặng khoảng 30 kg, 1 mâm cỗ gồm xôi, gà và 10 lít rượu nếp, nhà trai còn phải chuẩn bị một cái chiêng để khi đón dâu về, vừa đi vừa gõ. Mục đích là để thông báo với mọi người về việc con nhà người đã thành con nhà mình, thứ nữa là xua đuổi tà ma, những điều xấu.
Chú rể và cô dâu trước nghi lễ rửa chân
Bắt đầu chạm ngõ nhà gái, nhà trai không được đón tiếp tưng bừng như những đám cưới thông thường mà họ phải vượt qua một thử thách không hề nhỏ, đó là cửa nhà gái đóng kín, không gian tĩnh lặng. Để được vào nhà, đàng trai phải vượt qua một cuộc thi đối đáp với yêu cầu, phải làm vừa lòng nhà gái. Thông thường, nghe tiếng nhà trai đến, nhà gái sẽ cất lời theo dạng đối và nhà trai phải đáp lại. Chủ đề là những tài sản của nhà gái và tất nhiên, nhà trai phải đáp làm sao đó để nhà gái thấy được sự thịnh vượng của họ. Chỉ khi nhà gái thấy vừa lòng, lúc ấy cửa mới được mở ra.
Xem thêm

http://m.nguoiduatin.vn/la-ky-tuc-ruoc-dau-vao-nua-dem-a20135.html

 

hienlatrung

Xe buýt
Biển số
OF-24473
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
758
Động cơ
497,910 Mã lực
Nơi ở
La gia trang
Em chờ xem có cụ nào sưu tầm được phong tục tập quán của ng tày bọn em không ? :D
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Món ăn đặc sản của người Thái là món Rêu đá

Ngoài ra còn có khoảng 200 món ăn khác.
Ví dụ như :
Món ăn “pà pỉng tộp, cáy pỉng” độc đáo của người Thái.

Gà nướng


.........v........v...

 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,628
Động cơ
893,675 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đây là tìm hiểu những nết đẹp và những phong tục tập quán của từng dân tộc, cụ có tài liệu nào thì post lên với em nhá.
Mai em ra công ty tìm lại mấy cái thẻ đợt trước em đi làm khu nghỉ đông ở bản Lẳng Lơ (gần bản Lác) - Mai Châu, có một số ảnh phong tục tập quán của người Thái Trắng hay đáo để.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Mai em ra công ty tìm lại mấy cái thẻ đợt trước em đi làm khu nghỉ đông ở bản Lẳng Lơ (gần bản Lác) - Mai Châu, có một số ảnh phong tục tập quán của người Thái Trắng hay đáo để.
Vậy thì hay quá, cụ có thì phọt lên cho nó xôm nhé. =D>
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,867
Động cơ
422,560 Mã lực
Tày cùng chung nhóm ngôn ngữ với Thái.Trong số dân Thái ở Vn thì Thái Mai Châu,Hòa Bình là gần với người Thái Lan nhất.
Công chúa Thái Lan năm nào cũng đến bản Lác ở vài ngày,ông Thạt Sỉn trước cũng có ghé Mai Châu.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tày cùng chung nhóm ngôn ngữ với Thái.Trong số dân Thái ở Vn thì Thái Mai Châu,Hòa Bình là gần với người Thái Lan nhất.
Công chúa Thái Lan năm nào cũng đến bản Lác ở vài ngày,ông Thạt Sỉn trước cũng có ghé Mai Châu.
Em nghe nói người thái có thể hiểu được Tiếng của người Thái Lan vậy tỷ lệ là bao nhiêu % cụ ơi ? :-??
 

ldt_tx

Xe tăng
Biển số
OF-29045
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
1,835
Động cơ
1,321,676 Mã lực
Em hóng thớt này. Cụ chủ nên để link ở trang 1 của từng dân tộc cho ló chuyên nghiệp.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top