Cùng nhau phân tích những bất hợp lý của " Đề án thu phí lưu hành xe"

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,627
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Vấn đề cốt lõi của câu chuyện thu Phí lưu hành ô tô xe máy và thu phí vào nội đô của Anh # là NS chi cho GTVT k có nên Anh ấy nghĩ cách móc túi người dân thoai
 

thik oto

Xe đạp
Biển số
OF-114349
Ngày cấp bằng
26/9/11
Số km
28
Động cơ
387,670 Mã lực
Theo các nhà kinh tế học việc thu phí lưu hành sẽ làm kích cầu gia tăng lạm phát vì mọi chi phí vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa sẽ đưa tất cả chi phí đó vào giá thành, thật kinh khủng nếu mà nó được áp dụng.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nhiều cụ đã so sánh giá xe ở VN với USA, nhưng e thử tính hài tý ạ:
GDP/người của VN khoảng 1,000$, Ở USA hơn 20,000$.
Theo xxx tính toán và công bố thì sức mua của đồng dollar ở VN cao gấp khoảng 4 lần USA (Công bố hồi 2005 hay sao ý e ko nhớ rõ)
Nhu cầu cuộc sống của 1 người VN và 1 người USA như nhau!
Để mua và chạy 1 chiếc Camry ở VN bây giờ khoảng 70,000 USD tương đương 70 năm thu nhập tb của 1 người lao động VN, trong khi đó thu nhập trong 70 năm của 1 người Mỹ là khoảng 1,400,000 USD nhân với sức mua tại VN 4 lần thành 5,600,000 USD!
Vậy nếu so sánh công bằng với Mỹ thì giá 1 chiếc Toy Camry ở Việt nam là NĂM TRIỆU SÁU TRĂM NGÀN ĐÔ LA!!! Trong khi giá ở Mỹ khỏang 20 nghìn đô la! => giá otô ở VN cao gấp 280 lần ở Mỹ các cụ nhé!
Và cái khoản chênh 280 lần đấy là để phát triển hạ tầng rồi các cụ nhé! ko hiểu #` # nó đưa mỹ với Sing ra dọa Dân nó có tính chuyện này kô?!
Em giật mình với cách tính của cụ. Nhưng phải nói là đúng
 

CIVIC-HN

Xe buýt
Biển số
OF-21844
Ngày cấp bằng
1/10/08
Số km
762
Động cơ
474,249 Mã lực
Huyết thư gửi đ/c # BT!!!?

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/giaoduc.net.vn/La-thu-thong-thiet-cua-mot-lai-xe-taxi-gui-Bo-truong-Thang/7687094.epi

Lá thư thống thiết của một lái xe taxi gửi Bộ trưởng Thăng

Thứ hai 09/01/2012 06:30
(GDVN) - Bộ trưởng cũng làm cha, chắc Bộ trưởng hiểu những lo lắng của tôi. Nhưng có lẽ, Bộ trưởng cũng chỉ hiểu được tí chút mà thôi...


LTS: Ít ngày vừa qua, trong số hàng trăm bức thư của độc giả gửi tới báo Giáo dục Việt Nam "luận bàn" về việc Bộ GTVT trình phương án lưu hành ô tô, xe máy. Trong số đó, lá thư của một độc giả là lái xe taxi mang rất nhiều tâm huyết. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bức thư này.

Thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi là một lái xe taxi đã sống và làm việc tại Thủ đô 5 năm qua. Tôi hiểu rằng ông là người có tâm với công việc, có tâm với sự phát triển của đất nước, điều đó đã thể hiện qua một số hành động và phát ngôn được coi là “mạnh mẽ” của Bộ trưởng trong thời gian đầu nhậm chức. Phải thú thực là tôi và nhiều người dân khác ở Thu đô mừng lắm, vì đã lâu rồi mới có một Bộ trưởng “nói lớn” như ngài, nhất là cái khoản chống tắc đường.

Tôi đồ rằng, Bộ trưởng lúc nào cũng trăm công nghìn việc, vì thế mà không phải việc gì ngài cũng nghĩ hết, nắm hết, nên tôi mạo muội gửi tới ngài vài dòng suy nghĩ về vấn đề thu phí lưu hành ô tô, xe máy đang làm nóng dư luận suốt cả tuần qua.

Ngài đã trình phương án thu phí lưu hành xe ô tô từ 20 đến 50 triệu/năm và xe máy từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/năm, được gọi là “phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”, có cả lý do “chống ùn tắc”. Phải thú thực, tôi đọc được tin này mà giật mình. Tôi đã lấy vợ và có một con nhỏ gần 2 tuổi. Vợ tôi là nhân viên bán hàng, thu nhập cũng rất khiêm tốn, chỉ có 1,5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống ở Thủ đô khá khó khăn, thưa Bộ trưởng, và chúng tôi cũng đang phải thuê nhà trọ giống như hàng trăm ngàn cặp vợ chồng trẻ khác đang "bám trụ" tại Thủ đô.
"Phí lưu hành" sẽ là gánh nặng với nhiều người lái taxi

Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu ngài và những người tư vấn chuyên môn cho ngài nghĩ gì, tính toán thế nào mà đưa ra một khung phí như vậy? Tôi thắc mắc là vì nếu cứ theo mức phí mà ngài đã trình thì mỗi tháng tôi sẽ phải đóng thêm khoảng 800 nghìn đồng (vì xe tôi chạy là xe cổ phần, phần còn lại do công ty đóng). Đây là số tiền khá lớn với một gia đình còn nghèo khó như chúng tôi, nhất là lại vào những lúc kinh tế khó khăn thế này. Tôi có mức thu nhập vào khoảng 8 triệu mỗi tháng, đó là nếu mọi thứ suôn sẻ, còn nếu không may gặp phải các sự cố trên đường thì cũng chẳng biết thế nào mà lần.

Tôi đoán rằng ngài cũng biết lái ô tô, vì thế chắc hẳn ngài sẽ hiểu dân lái xe chúng tôi thường gặp những khó khăn và rủi ro gì. Chưa hết thưa Bộ trưởng, số tiền tôi kiếm được còn phải chi rất nhiều khoản khác nhau liên quan tới công việc và phần còn lại chi tiền thuê nhà, nuôi con… cũng hết sạch. Chẳng may, trong một tháng nào đó mà cháu nhỏ nhà tôi bị ốm, mà trẻ con thì rất hay ốm thưa Bộ trưởng, nhất là vào mùa Đông, thì coi như tháng ấy thu nhập của tôi cũng bị "chia 5 xẻ 7" vì không thể dồn toàn bộ thời gian cho công việc được nữa; rồi tiền khám bác sĩ, tiền mua thuốc cũng khoản lớn khoản nhỏ đội nón ra đi, bí bách quá thì sẽ phải đi vay mượn, rồi những tháng sau cố… bóp mồm bóp miệng mà trả nợ.

Bộ trưởng cũng làm cha, chắc Bộ trưởng hiểu những lo lắng của tôi. Nhưng có lẽ, Bộ trưởng cũng chỉ hiểu được tí chút mà thôi (được như vậy cũng là mừng lắm rồi), vì chắc là hoàn cảnh sống của tôi và Bộ trưởng khác nhau nhiều lắm, chỉ có những ai ở hoàn cảnh tương tự thì mới thực sự hiểu hết những khó nhọc mà chúng tôi đang cố gắng vượt qua. Khó khăn về tiền bạc có sức cản ghê gớm với những người lao động như chúng tôi, thưa Bộ trưởng, nó không hề đơn giản như những cái dốc trên đường, chỉ cần một động tác cơ học: nhấn ga, xe sẽ vượt qua.

Tôi sẵn sàng ủng hộ ngài nếu mọi chuyện thuận lợi để có thể kiếm thêm một khoản tiền bù vào con số 800 nghìn kia. Tuy nhiên, tôi e rằng càng về sau thì kiếm sống càng khó khăn thưa Bộ trưởng, phần vì kinh tế còn nhiều khó khăn nên ai cũng muốn tiết kiệm, đâm ra taxi cũng ít khách hơn; ngài cũng đã đề xuất thu phí 30-50 nghìn mỗi lần xe ô tô vào trung tâm, và chỉ riêng mức phí này cũng khiến chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn rồi. Mỗi ngày, tôi chỉ vào khu trung tâm 1 lần thôi thì một tháng cũng đã phải chi ra 900 nghìn, nếu chia ra ba phần: công ty, lái xe và khách hàng, nghĩa là tôi cũng phải chi thêm 300 nghìn/tháng.

Như vậy, cộng với khoản tiền 800 nghìn như vừa trình bày với ngài thì mỗi tháng tôi mất đứt 1,1 triệu (chính xác là 1.150 nghìn, vì phải cộng thêm 50 nghìn phí lưu hành chiếc xe máy cà tàng mà vợ tôi đang sử dụng). Bởi vậy, tôi rất mong ngài hãy suy xét lại mọi chuyện một cách thấu đáo hơn, để những người dân nghèo như chúng tôi không phải nai lưng ra mà chi trả những khoản phí một cách ấm ức.

Cũng có thể, ngài sẽ nghĩ rằng, tôi chỉ là một trường hợp cá biêt, mà theo lý luận của ngài thì cần phải hy sinh một bộ phận nhỏ để đạt được việc lớn, giống như khi đưa ra biện pháp đổi giờ chống ùn tắc ngài cũng đã nói cần hy sinh quyền lợi của một nhóm (công chức, viên chức) để đạt được cái đích lớn. Nhưng tôi rất mong rằng, ngài hãy ngẫm lại xem, khi chúng tôi cố gắng mua được một phần chiếc xe thì cũng đã phải chịu vô vàn khoản phí ở đó rồi, và khi xe chạy trên đường cũng đã trả phí khi qua các trạm, mua xăng cũng chịu phí… vậy mà bây giờ lại phải nộp thêm “phí lưu hành” thì có khác nào “phí chồng lên phí”.

Cách đây ít lâu, tôi đọc một bài báo có nói rằng: “Đổi giờ làm rồi thì Bộ trưởng Thăng sẽ làm gì? Chắc chắn là phải phát triển hạ tầng và giao thông công cộng, nếu không thì chỉ vài ba năm nữa “tắc sẽ hoàn tắc” khi mà mỗi năm có thêm vài nghìn sinh viên ra trường ở lại Thủ đô tìm cơ hội, và mỗi năm cũng có cả trăm nghìn công dân nhí ra đời. Giao thông phải đi đầu trong quá trình đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và cần phải đầu tư khoảng 41 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng. Tuy nhiên, cho tới lúc này thì kinh phí đầu tư cho giao thông cũng chưa biết “bới” ở đâu ra?

Giờ thì tôi đã dần hiểu ra, có thể ngài vừa đi một nước cờ “độc” để thu được khoản phí lớn (chắc là nhằm đầu tư cho hạ tầng, tôi tạm hiểu như vậy), mà đúng là nếu không có cách “độc” như vậy thì hẳn ngài sẽ lo lắng lắm, vì kinh phí đầu tư cho giao thông không biết tới bao giờ mới “bới” đủ? Và tôi lại liên tưởng xa xôi, lỡ chẳng may vào một ngày đẹp trời, lãnh đạo một Bộ nào đó lại đề xuất thêm phương án thu phí của xe máy, ô tô, rồi họ cũng đưa ra “lý do thuyết phục" như trên vừa nói thì chẳng hiểu là chúng tôi sẽ xoay trở thế nào với cuộc sống?

Thưa Bộ trưởng, tôi đã lái xe chạy khắp các con đường ở Thủ đô suốt 5 năm qua nên tôi rất hiểu và dám khẳng định với ngài, việc thu phí mà ngài đề xuất không có tác dụng chống tắc đường, vì rằng hàng triệu người dân vẫn phải ra đường kiếm sống bằng chính phương tiện mình sở hữu chứ không thể chờ đợi vào xe bus và cũng không thể đi bộ. Hà Nội của chúng ta đã rất chật và dân số vẫn tăng lên đều đặn qua các năm, đường xá thì không thể mở rộng ra được nữa, vậy thì loanh quanh cũng vẫn sẽ tắc mà thôi. Ngài không thể lùa bớt xe cộ ra khỏi Hà Nội, mà cũng không thể mở rộng các con phố ra được. Vậy thì ngài sẽ chống tắc thế nào đây?

Mọi khó khăn đổ dồn lên vai người dân vào đúng lúc kinh tế đang khó khăn thế này thì có nên không, thưa Bộ trưởng? Các cụ ta còn có câu “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, với mức thu nhập GDP bình quân của Việt Nam hiện nay thì cách làm này của Bộ trưởng chẳng khác gì bắt đứa trẻ vừa sinh ra phải chạy ngay mà không cần biết lẫy. Điều đó chỉ có trong chuyện Thánh Gióng thôi, thưa ngài Bộ trưởng.

Nguyễn Xuân Trung (Lái xe taxi tại Hà Nội)
 

DUCHOPHE

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-50755
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
3,231
Động cơ
479,659 Mã lực
Ở HN khó sống ... mà sao các bác cứ bám Hà Lội làm giề...về quê mà sống cho nó khỏe có hơn không , ở quê giờ thiếu giề cách kiếm tiền ( nuôi tôm, trồng trọt, VAC...)
 

ngabee

Xe buýt
Biển số
OF-17177
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
708
Động cơ
514,960 Mã lực
Bác này lái taxi mà văn rất chuẩn, lời lẽ mộc mạc mà lạ xoáy đúng chỗ=D>
 

mê ô tô

Đi bộ
Biển số
OF-34476
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
3
Động cơ
475,120 Mã lực
Đừng bám trụ ở HN nữa, về quê làm ăn cho đỡ tắc đường anh taxi gì nhé :)
 

isabinh

Xe điện
Biển số
OF-168
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,734
Động cơ
604,647 Mã lực
Đây rồi, sáng kiến là từ đây chứ đâu
''ĐB Nguyễn Đức Hiền (Nghệ An): Bộ trưởng từng là lãnh đạo cao cấp của Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Vậy những kinh nghiệm nào trong thời gian công tác này giúp cho Bộ trưởng nâng cao hiệu lực quản lý ở lĩnh vực ngành như hiện nay? Thứ hai là do kiềm chế lạm phát nên kinh phí dành cho giao thông năm 2011 chỉ bằng khoảng 1/5 so với các năm khác trong khi nhu cầu đầu tư lớn. Xin Bộ trưởng cho biết `kinh nghiệm từng quản lý các doanh nghiệp lớn và là Tư lệnh ngành hiện nay, Bộ trưởng có sáng kiến gì để huy động vốn, khắc phục hạn chế nêu trên?''
ke ke
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bo-truong-Thang-Xin-noi-that-la-toi-chua-biet/76654.gd
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,655 Mã lực
Kinh tế suy thoái, làm ăn khó khăn thế mà năm nào ông BTC cũng "thu vượt dự kiến". Năm 2011 vừa roài, thu ngân sách nhà nước đã 650 nghìn tỷ, chiếm 30% GDP. Thu nhiều đến mức có 1 chị đại biểu Quốc hội than là "tỷ lệ huy động ngân sách/ GDP của Việt Nam cao vào hàng nhất thế giới", hơn cả Thái, khựa. Đấy là còn chưa kể đến khoản thuế "vô hình" của Chính phủ khi để lạm phát lên đến gần 20%.

Cả nước có ~ 1,7 triệu phương tiện ô tô, xe cơ giới lưu hành và độ 20 triệu xe máy đang lưu hành, nếu thu đủ như bài toán của anh # đặt ra, mỗi năm NSNN sẽ thu được thêm quãng chừng 50 nghìn tỷ VND nữa. Với khoản thu này, ai dám đảm bảo là đường hết tắc, rằng bố mẹ ko phải xếp hàng từ 2h sáng để xin học cho con, để bệnh nhân ung thư sắp chết phải năm ghép 3 ông 1 giường?. Rồi thì dân đen và con cháu chúng ta ko phải ngửa mặt lên trời để mơ ước quay lại thời thực dân- phong kiến để cho nó nhân đạo hơn!
 

isabinh

Xe điện
Biển số
OF-168
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,734
Động cơ
604,647 Mã lực
có bài cảu bác này cũng chí lý
Thư ngỏ gửi ông ĐLT
Kính gửi ông Đinh La Thăng, Những ngày gần đây và nhất là sau khi ông trở thành Bộ trưởng, những bước đi của ông đã và đang gây được ấn tượng mạnh mẽ trong dân chúng. Có cả ý kiến ủng hộ và ý kiến phản đối. Có người coi ông như “Bao Thanh Thiên” đã mạnh tay “khai đao” ở phủ Khai Phong, và cũng có người coi ông như Don Quixote, huyễn hoặc đánh nhau với cối xay gió…
Bản thân tôi là người ủng hộ những bước đi ban đầu của ông, tuy nhiều người cho là không mới, nhưng cần quyết tâm và sự đồng thuận mạnh mẽ trong mọi tầng lớp và nhóm lợi ích của xã hội và thậm chí hy sinh của một nhóm ít để phục vụ đa số. Tôi thấy so sánh như vậy chỉ mang tính ước lệ thôi, còn trong cả hai nhân vật ấy đều có những tố chất cần cho lúc này, nhất là khi “vận mệnh” của nước nhà đang trong “nước sôi lửa bỏng” trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội và ổn định chính trị.
Bao Thanh Thiên thành công và được người dân quý mến, thì hầu hết người Việt đều biết. Ông là ông quan thanh liêm, luôn lấy pháp luật làm đầu, trung với nước, hiếu với dân và có một đội ngũ giúp việc đồng thuận, chí công vô tư, mưu lược, văn võ song toàn: Công Tôn Sách, Triển Chiêu,…. Ai bảo Bao Thanh Thiên mặt sắt đen sì, khai đao không ghê tay, khi ta thấy ông mạnh mẽ bao nhiêu khi khai đao kẻ gian thần, tặc tử và ông đau lòng, run rẩy bao nhiêu khi đứng giữa tình và pháp luật?
Và trong ông cũng thấy những tố chất của Don Quixote: thương dân đau đớn và có lúc bất lực với sự bất công và luôn nén vào trong để đưa ra những quyết định đúng lúc nhất. Tôi chỉ là một người dân và không có chuyên ngành về GTVT nên những ý kiến về vấn đề này, nếu có nêu ra cũng dựa trên chủ quan và “góp vui”. “Trả lại tên cho em”. Đó là vỉa hè và lòng đường.
Tôi có anh bạn người nước ngoài hay sang Việt Nam từ hồi bao cấp, nói: Vỉa hè ở nước mày tiện thật, họ dùng làm đủ thứ: giặt, chẻ củi, nhóm bếp, buôn bán và thậm chí là “William Cường” cho trẻ con. Mà đây chính là nơi đem lại thu nhập cho cấp “phường”. Để trả lại tên cho đúng nghĩa của nó, liệu có phải đánh nhau với “cối xay gió” không?
Tôi luôn phân vân khi thấy nhiều giải pháp được thực hiện trong nhiều lĩnh vực (không chỉ GTVT) dựa trên phương pháp “thử và sai” (try on error). Một trong những phương pháp phân tích dựa trên phân loại (taxonomy) để trả lời các câu hỏi, sau đó phân tích và đưa ra ma trận ưu tiên và lộ trình: • Who (Ai) – Chủ thể tham gia giao thông là ai • When (Khi nào) – Thời gian họ tham gia giao thông • Why (Tại sao) -- Mục đích và động cơ họ tham gia giao thông • Where (Ở đâu) -- Họ đi trên trục đường nào • What (cái gì) – Phương tiện tham gia giao thông • How (Như thế nào) – Xử lý của người tham gia giao thông ra sao Những nút giao thông nên được rà soát lại, xem thời gian đèn tín hiệu, vạch kẻ, bố trí phần đi bộ, ốc đảo có hợp lý không.
Tôi đã đọc bài trên báo mạng và đồng cảm với bài viết về cách rẽ trái cổ điển hoặc không qua “vòng xuyến di động”, mà ở một số ngã tư như Kim Mã – Núi Trúc, CSGT nhượng bộ. Những nghiên cứu khoa học sẽ giúp sửa đổi và ban hành những quy định bắt buộc tuân thủ, ví dụ, cách rẽ phải trái tùy tiện của ô tô (nhất là taxi) Những giải pháp ít tốn kém hơn và trong bộ phận quản lý và quản trị có thể ưu tiên.
Tôi nghĩ vấn đề giao thông không chỉ nằm ở cấp Bộ GTVT và cần sự đồng thuận và đồng bộ với nhiều bộ ngành liên quan, ví dụ như sức ép về tăng dân số ở nội thành do lượng SV các trường đại học, cao đẳng, một số loại bệnh viên, chợ đầu mối và chợ trung chuyển như chợ Long Biên và xây dựng nhà cao tầng trong nội đô. Ngày xưa các chợ này ở ngoại thành, nhưng giờ đây không còn là ở ngoại thành nữa! …
Những giải pháp trước mắt Ông đưa ra tôi hoàn toàn ủng hộ, vì cần có một người theo “luật trị” như Bao Thanh Thiên và trái tim và lòng tin như Don Quixote. Nhưng những gì ông đề xuất gần đây, tôi thấy nản lòng. Nếu thăm dò sự ủng hộ, có lẽ tôi cho 3 điểm. Về việc thu phí xe máy, theo ông là quá thấp, chỉ có 50.000đồng mỗi tháng. Nhưng ông có hiểu mức độ lạm phát và thu nhập của mỗi người dân hiện nay ra sao, khi bữa ăn của họ đã bị cắt giảm khẩu phần đi quá nhiều rồi.
Điệp khúc sẽ lặp tiếp theo với điện, nước và chi phí cho sinh hoạt khác. Đâu chỉ đơn giản là 50.000đồng, nhiều cái 50.000đồng phải chi tiếp cho mỗi tháng. Hơn nữa có bao giờ mọi loại phí – phí chồng phí lại đổ lên đầu dân như hiện nay không? Điều này sẽ dẫn tới vòng xoáy lạm phát, liệu chỉ tiêu 9% cho 2012 như chính phủ đề ra có đạt được không? Ông nói “công bằng”, vậy có thật sự công bằng không, khi việc đánh phí chỉ dựa trên mỗi một tiêu chí là phân khối của xe máy-ô tô.
Phải chăng để nhẹ cho mình trong việc quản lý, nên đổ lên đầu dân với cách tính phí đơn giản và đỡ phiền hà? Xe lưu hành nhiều hay ít phụ thuộc vào xăng tiêu thụ. Vậy sao không tính phí vào xăng? Mà chúng tôi đã chịu phí xăng rồi, lại cả phí bình ổn giá nữa? Và ông có biết giá xe ô tô ở VN đắt gấp đôi ở các nước khác không, khi họ chịu mọi loại phí để sở hữu? Tôi đồng ý, có những người rất giầu, với họ 20 triệu đến 50 triệu đồng một năm không thành vấn đề, xe của họ cỡ vài tỉ trở lên.
Tôi biết có người chỉ sau vài năm làm việc (kiểm định chất lượng đường cao tốc Thăng Long), đã mua xe ô tô cho cả vợ cả chồng và vợ chê màu không đẹp lại bán mua cái khác, nhưng có người gọi là có ô tô, nhưng giá trị chỉ vài trăm triệu và dùng cho cả gia đình mấy anh chị em khi có việc cần thì đi, hơn nữa cả năm đi khoảng 3000 km, có người có xe ô tô chở hàng loại nhỏ, là phương tiện kiếm sống, thay xích lô hoặc taxi. Có người một tháng đã đi cả chục nghìn km.
Vậy cào bằng phí theo phân khối xe như vậy có công bằng không? Chúng ta không nên so sánh với Singapor khi mức thu nhập trung bình của họ là 43.000USD đầu người, của Anh là 35.000USD, trong khi ở VN là 1175USD và đa số là người nghèo. Hơn nữa diện tích ở Sing chỉ bằng 3 quận ở Hà Nội (đâu cũng là trung tâm) và hệ thống giao thông của họ là tuyệt vời và văn hóa giao thông của họ văn minh hơn ở VN nhiều.
Mà phí ông đề xuất vào nội thành (8 euros ở Anh so với 30.000VND ở VN), nếu tính theo mức sống thì mức phí ở VN phải bằng 1/30 ở Anh. Như vậy có thật sự công bằng không? Tôi thấy ở Pháp người ta tính giá vé xe bus, metro theo vùng, vành đai, như vậy có phải hợp lý không? Càng vào trung tâm thì phí càng cao, như vậy người dân tính toán: đi thường xuyên ví dụ như đi làm trong cùng một vùng thì chịu phí tháng theo vùng đó. Còn đi vào trung tâm, một tháng đôi ba lần thì chịu phí cao hơn cho mỗi lần sử dụng phương tiện. Ông nói phí để tránh ùn tắc và tai nạn, vậy với mật độ xe đông có khi còn ít tan nạn hơn?
Ai cũng biết ùn tắc giao thông là một vấn nạn, nhưng ai cũng biết không chỉ do xe nhiều, mà còn nhiều nguyên nhân khác như tôi đã nói ở trên. Nếu nói để bù đắp vào chi phí bảo hành đường, thì ông có biết là làm đường ở VN đắt gấp 3 ở Mỹ, mà chất lượng vì sao nhanh xuống cấp trầm trọng không? Số tiền lãng phí và mất mát đó chính người dân đã phải gánh chịu rồi và thất thoát đi đâu? Tôi đã đọc trên một bài báo mạng (báo lề phải) là nếu không tham nhũng thì lương công chức có thể tăng gấp ba rồi!?
Mặc dù, tính CPI thì năm vừa rồi chỉ tăng 18,6%, nhưng nếu ông phải đi chợ, nấu cơm thì ông sẽ thấy chi phí thực chất cho ăn mặc dịch phụ tăng 100% so với năm ngoái, vì lẽ chủ yếu thu nhập được chi cho nhu yếu phẩm mà trọng số gán cho phần này nhỏ (40%) so với rổ hàng hóa tính CPI.
Vậy, các bộ đều thi nhau đánh thuế, thì dân sẽ ra sao và chỉ số CPI sẽ tăng đến đâu? Tóm lại tôi thấy, cái gì không quản được thì cấm, và theo tôi biết mọi chương trình, dự án chính phủ điện tử mà chúng ta được vay vốn của World Bank để triển khai ở VN nhằm minh bạch và tránh tham nhũng luôn có câu “people-centric, customer-focus” (tập trung vào người dân và người tiêu dùng, vì lợi ích của họ) mà chúng tôi luôn phải viết trong đề án liệu có đúng trong trường hợp này không?
Và trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng cũng nói “… một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể.” Trong khi đó tôi thấy mọi cái khó đều đổ lên đầu người dân? Vài lời cá nhân như vậy, tôi nghĩ cũng là ý nguyện của nhiều người. Tôi chân thành chúc ông mạnh khỏe.
Nghiêm Mỹ | 13 phút trước

http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2012/01/phi-luu-hanh-xe-rau-ong-giau-cam-cam-ba-ngheo/
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,982
Động cơ
1,252,270 Mã lực
em dự phương án của bác Thăng là bắt chước kụ Bá Kiến ngày xưa "Hãy đập bàn, đập ghế đòi cho được 5 đồng nhưng rồi thì lại vứt trả lại năm hào “vì thương anh túng quá!”. Phương án này không áp dụng nhưng sẽ có một phương án nào đó "chuối nhưng không chuối bằng phương án này" cho mà xem.
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,333
Động cơ
460,321 Mã lực
Em xin bổ sung:
- Nếu thu phí lại phải đầu tư máy móc và con người cho việc thu và chuyển tiền (có khi thu được không bằng tiền chi), và nếu phí này chỉ duy trì vài năm thì những người này lại thất nghiệp.
- Việc so sánh với các nước phát triển cũng đúng nhưng phải so sánh toàn diện chứ đừng kiểu "người ta làm được thì VN làm cũng được", nếu em mua xe rẻ như ở Mỹ thì em chịu phí này liền...
- "Công bằng xã hội" em nghĩ nên dùng từ chính xác, em suy nghĩ mãi là tại sao người nhiều tiền thì mới có 4b => nộp nhiều tiền để đảm bảo công bằng xã hội, "công bằng" , cùng là 4b cái thì 20 cái thì 50.... bây giờ em mới hiểu ở VN ra đường cứ xe to phải đền xe nhỏ "Công bằng" mà.
- Có tác động đến chính trị và ổn định xã hội, cái gì cũng có giới hạn của nó,, đừng để cái gì quá sức chịu đựng của người dân
 

mapbe

Xe hơi
Biển số
OF-110858
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
190
Động cơ
391,520 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, VN
Nếu E đã đóng phí đó rồi mà vẫn bị kẹt xe tắc đường thì ... có được đền bù không ạ? Hỏi thế này mới là E ngố chứ!
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,627
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Túm lại PA của anh # đưa lên anh 3 có dám ký k?
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,506
Động cơ
475,189 Mã lực
có 1 thực tế là từ ngày có BT mới e thấy lạm phát tăng cao...dân kinh doanh toàn đổ tội tại chí phí phương tiện tăng tróng mặt nên giá cả cũng tăng...kinh nhất là mấy ông thu phí trông giữ xe... vé không đưa nhưng cứ thu mấy chục k (vào túi ai thì đã có 1 thớt tìm hiểu rồi ....nhưng chắc vẫn chưa tìm ra túi ai đầy vì chủ nhân dấu kỹ lắm)...đúng là nhờ có BT mới mà nguồn thu của 1 số người tăng đáng kể.
 

Can Khuong

Xe tải
Biển số
OF-44185
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
449
Động cơ
467,950 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
có bài cảu bác này cũng chí lý
Thư ngỏ gửi ông ĐLT
Kính gửi ông Đinh La Thăng, Những ngày gần đây và nhất là sau khi ông trở thành Bộ trưởng, những bước đi của ông đã và đang gây được ấn tượng mạnh mẽ trong dân chúng. Có cả ý kiến ủng hộ và ý kiến phản đối. Có người coi ông như “Bao Thanh Thiên” đã mạnh tay “khai đao” ở phủ Khai Phong, và cũng có người coi ông như Don Quixote, huyễn hoặc đánh nhau với cối xay gió…
Bản thân tôi là người ủng hộ những bước đi ban đầu của ông, tuy nhiều người cho là không mới, nhưng cần quyết tâm và sự đồng thuận mạnh mẽ trong mọi tầng lớp và nhóm lợi ích của xã hội và thậm chí hy sinh của một nhóm ít để phục vụ đa số. Tôi thấy so sánh như vậy chỉ mang tính ước lệ thôi, còn trong cả hai nhân vật ấy đều có những tố chất cần cho lúc này, nhất là khi “vận mệnh” của nước nhà đang trong “nước sôi lửa bỏng” trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội và ổn định chính trị.
Bao Thanh Thiên thành công và được người dân quý mến, thì hầu hết người Việt đều biết. Ông là ông quan thanh liêm, luôn lấy pháp luật làm đầu, trung với nước, hiếu với dân và có một đội ngũ giúp việc đồng thuận, chí công vô tư, mưu lược, văn võ song toàn: Công Tôn Sách, Triển Chiêu,…. Ai bảo Bao Thanh Thiên mặt sắt đen sì, khai đao không ghê tay, khi ta thấy ông mạnh mẽ bao nhiêu khi khai đao kẻ gian thần, tặc tử và ông đau lòng, run rẩy bao nhiêu khi đứng giữa tình và pháp luật?
Và trong ông cũng thấy những tố chất của Don Quixote: thương dân đau đớn và có lúc bất lực với sự bất công và luôn nén vào trong để đưa ra những quyết định đúng lúc nhất. Tôi chỉ là một người dân và không có chuyên ngành về GTVT nên những ý kiến về vấn đề này, nếu có nêu ra cũng dựa trên chủ quan và “góp vui”. “Trả lại tên cho em”. Đó là vỉa hè và lòng đường.
Tôi có anh bạn người nước ngoài hay sang Việt Nam từ hồi bao cấp, nói: Vỉa hè ở nước mày tiện thật, họ dùng làm đủ thứ: giặt, chẻ củi, nhóm bếp, buôn bán và thậm chí là “William Cường” cho trẻ con. Mà đây chính là nơi đem lại thu nhập cho cấp “phường”. Để trả lại tên cho đúng nghĩa của nó, liệu có phải đánh nhau với “cối xay gió” không?
Tôi luôn phân vân khi thấy nhiều giải pháp được thực hiện trong nhiều lĩnh vực (không chỉ GTVT) dựa trên phương pháp “thử và sai” (try on error). Một trong những phương pháp phân tích dựa trên phân loại (taxonomy) để trả lời các câu hỏi, sau đó phân tích và đưa ra ma trận ưu tiên và lộ trình: • Who (Ai) – Chủ thể tham gia giao thông là ai • When (Khi nào) – Thời gian họ tham gia giao thông • Why (Tại sao) -- Mục đích và động cơ họ tham gia giao thông • Where (Ở đâu) -- Họ đi trên trục đường nào • What (cái gì) – Phương tiện tham gia giao thông • How (Như thế nào) – Xử lý của người tham gia giao thông ra sao Những nút giao thông nên được rà soát lại, xem thời gian đèn tín hiệu, vạch kẻ, bố trí phần đi bộ, ốc đảo có hợp lý không.
Tôi đã đọc bài trên báo mạng và đồng cảm với bài viết về cách rẽ trái cổ điển hoặc không qua “vòng xuyến di động”, mà ở một số ngã tư như Kim Mã – Núi Trúc, CSGT nhượng bộ. Những nghiên cứu khoa học sẽ giúp sửa đổi và ban hành những quy định bắt buộc tuân thủ, ví dụ, cách rẽ phải trái tùy tiện của ô tô (nhất là taxi) Những giải pháp ít tốn kém hơn và trong bộ phận quản lý và quản trị có thể ưu tiên.
Tôi nghĩ vấn đề giao thông không chỉ nằm ở cấp Bộ GTVT và cần sự đồng thuận và đồng bộ với nhiều bộ ngành liên quan, ví dụ như sức ép về tăng dân số ở nội thành do lượng SV các trường đại học, cao đẳng, một số loại bệnh viên, chợ đầu mối và chợ trung chuyển như chợ Long Biên và xây dựng nhà cao tầng trong nội đô. Ngày xưa các chợ này ở ngoại thành, nhưng giờ đây không còn là ở ngoại thành nữa! …
Những giải pháp trước mắt Ông đưa ra tôi hoàn toàn ủng hộ, vì cần có một người theo “luật trị” như Bao Thanh Thiên và trái tim và lòng tin như Don Quixote. Nhưng những gì ông đề xuất gần đây, tôi thấy nản lòng. Nếu thăm dò sự ủng hộ, có lẽ tôi cho 3 điểm. Về việc thu phí xe máy, theo ông là quá thấp, chỉ có 50.000đồng mỗi tháng. Nhưng ông có hiểu mức độ lạm phát và thu nhập của mỗi người dân hiện nay ra sao, khi bữa ăn của họ đã bị cắt giảm khẩu phần đi quá nhiều rồi.
Điệp khúc sẽ lặp tiếp theo với điện, nước và chi phí cho sinh hoạt khác. Đâu chỉ đơn giản là 50.000đồng, nhiều cái 50.000đồng phải chi tiếp cho mỗi tháng. Hơn nữa có bao giờ mọi loại phí – phí chồng phí lại đổ lên đầu dân như hiện nay không? Điều này sẽ dẫn tới vòng xoáy lạm phát, liệu chỉ tiêu 9% cho 2012 như chính phủ đề ra có đạt được không? Ông nói “công bằng”, vậy có thật sự công bằng không, khi việc đánh phí chỉ dựa trên mỗi một tiêu chí là phân khối của xe máy-ô tô.
Phải chăng để nhẹ cho mình trong việc quản lý, nên đổ lên đầu dân với cách tính phí đơn giản và đỡ phiền hà? Xe lưu hành nhiều hay ít phụ thuộc vào xăng tiêu thụ. Vậy sao không tính phí vào xăng? Mà chúng tôi đã chịu phí xăng rồi, lại cả phí bình ổn giá nữa? Và ông có biết giá xe ô tô ở VN đắt gấp đôi ở các nước khác không, khi họ chịu mọi loại phí để sở hữu? Tôi đồng ý, có những người rất giầu, với họ 20 triệu đến 50 triệu đồng một năm không thành vấn đề, xe của họ cỡ vài tỉ trở lên.
Tôi biết có người chỉ sau vài năm làm việc (kiểm định chất lượng đường cao tốc Thăng Long), đã mua xe ô tô cho cả vợ cả chồng và vợ chê màu không đẹp lại bán mua cái khác, nhưng có người gọi là có ô tô, nhưng giá trị chỉ vài trăm triệu và dùng cho cả gia đình mấy anh chị em khi có việc cần thì đi, hơn nữa cả năm đi khoảng 3000 km, có người có xe ô tô chở hàng loại nhỏ, là phương tiện kiếm sống, thay xích lô hoặc taxi. Có người một tháng đã đi cả chục nghìn km.
Vậy cào bằng phí theo phân khối xe như vậy có công bằng không? Chúng ta không nên so sánh với Singapor khi mức thu nhập trung bình của họ là 43.000USD đầu người, của Anh là 35.000USD, trong khi ở VN là 1175USD và đa số là người nghèo. Hơn nữa diện tích ở Sing chỉ bằng 3 quận ở Hà Nội (đâu cũng là trung tâm) và hệ thống giao thông của họ là tuyệt vời và văn hóa giao thông của họ văn minh hơn ở VN nhiều.
Mà phí ông đề xuất vào nội thành (8 euros ở Anh so với 30.000VND ở VN), nếu tính theo mức sống thì mức phí ở VN phải bằng 1/30 ở Anh. Như vậy có thật sự công bằng không? Tôi thấy ở Pháp người ta tính giá vé xe bus, metro theo vùng, vành đai, như vậy có phải hợp lý không? Càng vào trung tâm thì phí càng cao, như vậy người dân tính toán: đi thường xuyên ví dụ như đi làm trong cùng một vùng thì chịu phí tháng theo vùng đó. Còn đi vào trung tâm, một tháng đôi ba lần thì chịu phí cao hơn cho mỗi lần sử dụng phương tiện. Ông nói phí để tránh ùn tắc và tai nạn, vậy với mật độ xe đông có khi còn ít tan nạn hơn?
Ai cũng biết ùn tắc giao thông là một vấn nạn, nhưng ai cũng biết không chỉ do xe nhiều, mà còn nhiều nguyên nhân khác như tôi đã nói ở trên. Nếu nói để bù đắp vào chi phí bảo hành đường, thì ông có biết là làm đường ở VN đắt gấp 3 ở Mỹ, mà chất lượng vì sao nhanh xuống cấp trầm trọng không? Số tiền lãng phí và mất mát đó chính người dân đã phải gánh chịu rồi và thất thoát đi đâu? Tôi đã đọc trên một bài báo mạng (báo lề phải) là nếu không tham nhũng thì lương công chức có thể tăng gấp ba rồi!?
Mặc dù, tính CPI thì năm vừa rồi chỉ tăng 18,6%, nhưng nếu ông phải đi chợ, nấu cơm thì ông sẽ thấy chi phí thực chất cho ăn mặc dịch phụ tăng 100% so với năm ngoái, vì lẽ chủ yếu thu nhập được chi cho nhu yếu phẩm mà trọng số gán cho phần này nhỏ (40%) so với rổ hàng hóa tính CPI.
Vậy, các bộ đều thi nhau đánh thuế, thì dân sẽ ra sao và chỉ số CPI sẽ tăng đến đâu? Tóm lại tôi thấy, cái gì không quản được thì cấm, và theo tôi biết mọi chương trình, dự án chính phủ điện tử mà chúng ta được vay vốn của World Bank để triển khai ở VN nhằm minh bạch và tránh tham nhũng luôn có câu “people-centric, customer-focus” (tập trung vào người dân và người tiêu dùng, vì lợi ích của họ) mà chúng tôi luôn phải viết trong đề án liệu có đúng trong trường hợp này không?
Và trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng cũng nói “… một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể.” Trong khi đó tôi thấy mọi cái khó đều đổ lên đầu người dân? Vài lời cá nhân như vậy, tôi nghĩ cũng là ý nguyện của nhiều người. Tôi chân thành chúc ông mạnh khỏe.
Nghiêm Mỹ | 13 phút trước

http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2012/01/phi-luu-hanh-xe-rau-ong-giau-cam-cam-ba-ngheo/
có bài cảu bác này cũng chí lý

Em thấy bài này rất hay! vodka!
Nếu Bộ trưởng là người tâm huyết và vì dân vì nước thì cái cần làm đầu tiên là làm trong sạch bộ máy, đấu tranh triệt để chống tham nhũng, khi bộ máy trong sạch rồi thì chất lượng công trình tự nhiên sẽ có chất lượng, uy tín bộ GTVT tăng cao, vốn sẽ rất dễ huy động và Bộ trưởng sẽ còn thăng tiến nữa.
Tuy nhiên cái cần làm ngay thì Bộ trưởng không làm có phải vì Bộ trưởng cũng tham nhũng? vậy thì Bộ trưởng huy động tiền từ túi dân một cách trắng trợn, không minh bạch, không công bằng như thế phải chăng để có tiền làm dự án và kiếm "tí" hoa hồng? Một công trình như đường cao tốc trung lương xuống cấp ngay sau khi khánh thành mà bộ trưởng hồn nhiên nói "Thật ra tôi chưa biết ....? thì cái tầm và cái tâm của bộ trưởng để ở đâu?
Các bộ khác cũng vậy thôi, Bộ trưởng cứ xem xét xem. toàm thành phần bần nông, hiện tại lương tháng hơn mười triệu mà sao các vị giàu thế? vậy mà chúng tôi thu nhập cả GĐ hơn 50 triệu một tháng mà nhà chửa có để ở và chắc là mãi mãi không có nhà riêng mà ở nếu cứ bị tận thu như thế này!
Bộ trưởng nói việc thu phí là sự đột phá! than ôi! bộ trưởng đột phá nhầm rồi! cái tăng thuế, phí và lệ phí đã làm lâu rồi, bộ trưởng chỉ bắt chước thôi, đột phá cái nỗi gì? bộ trưởng bảo vệ quan điểm của mình bằng cách so sánh với mấy nước giàu? vậy ở Mỹ người ta mua cái xe giá bao nhiêu? bằng 1/3 của VN thì sao bộ trưởng không so sánh, đó là chưa nói dân mỹ giàu gấp mấy chục lần dân ta.
Thật sự thất vọng về những bộ trưởng như thế này!
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,097
Động cơ
535,349 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mỗi nhiệm kỳ chỉ có 4 năm, vì thế tầm nhìn của lãnh đạo cũng chỉ cần nhìn xa 2 năm (xem chén được cái gì), còn 2 năm thì lo hạ cánh an toàn (xóa dấu vết) hoặc sang chỗ khác (chạy chọt các cửa). Làm gì có tính vĩ mô ở đây :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top