Em chỉ nói lý thuyết nhé, ko nói thực tế
Trong giai đoạn đầu của việc tăng lạm phát (bàn về lạm phát cầu kéo chứ ko nói chi phí đẩy), tức là khi cung tiền nhiều (vì cơ bản chỉ có 2 công cụ là tài khóa (tăng chi tiêu chính phủ qua đầu tư công) và tiền tệ (giảm LS, tăng tín dụng)), thì tiền mặt sẽ mất giá, LS ngân hàng ko hấp dẫn, nên tiền sẽ rút khỏi kênh tiết kiệm vào các tsan tích lũy --> giá BĐS, Vàng, CK tăng mạnh.
Tuy nhiên, khi lạm phát nếu tiếp tục tăng trong trung/ dài hạn thì thường lãi suất sẽ phải tăng theo, một số nguyên nhân như:
1. Tiền gửi sẽ giảm (do LS thấp nên dân lấy tiền mua BĐS hết đó), các NHTM sẽ ko huy động được tiền để tiếp tục cho vay (như ở VN thời gian vừa rồi) --> thanh khoản kém, LS liên NH tăng cao --> dài hạn bắt buộc phải tăng LS huy động --> tăng ls cho vay.
2. Các NHTW sẽ phải tiết giảm cung tiền, vì lạm phát tăng cao sẽ làm suy giảm tiêu dùng, tức là cầu giảm, cầu giảm thì sxkd, đầu tư sẽ giảm về trung và dài hạn --> ko có tăng trưởng.
Tăng trưởng và lạm phát luôn luôn là bài toán đánh đổi, ko thể vừa thúc đẩy tăng trưởng mà lại ko có lạm phát đc, nhưng nếu vì tăng trưởng mà đẩy lạm phát cao lên, thì dài hạn sẽ ko thể tăng trưởng đc.
Tiết giảm cung tiền tức là thu tiền về --> thanh khoản của NHTM càng khan hiếm --> bắt buộc phải tăng ls huy động --> LS cho vay tăng. Ở VN có thêm 1 công cụ là Room tín dụng, ko cho NHTM cho vay tiền nữa.
Nói tóm lại là trung hạn thì khi lạm phát tăng, chắc chắn LS NH sẽ phải tăng. Tổng số tiền đi vay của DN+ cá nhân ở VN hơn 11tr tỷ (hình như >140% GDP) thì khi lãi suất tăng, chi phí tài chính của cả nền kinh tế sẽ tăng khủng khiếp. KT sẽ giảm tốc, DN khó khăn, BĐS sẽ ko có thanh khoản --> giá chững, trong khi LS gửi tiết kiệm cao --> giá BĐS giảm vì dân lại chọn gửi tiết kiệm.
Nhìn chung thì giá BĐS của 1 nên kt đang tăng trưởng thì đương nhiên là sẽ tăng, % tăng thường là cao hơn % tăng trưởng. Nhưng khi có những biến động về kt/xh như đợt dịch covid vừa rồi, nó mới xảy ra việc tăng cao đột biến.