Chúng ta hãy đi từ luận điểm chính: tiền tệ.
Bình thường, trong 1 nền kt, luôn có 1 số lượng tiền tệ nhất định lưu thông. Khi bđs sốt nóng, lượng tiền lớn đổ vào nó, tiền trở nên khan hiếm, để đảm bảo sức mua ổn định của đồng tiền, bắt buộc phải phát hành thêm 1 số lượng tương đương với giao dịch tăng giá. Vần đề đặt ra: tiền là vật ngang giá chung cho mọi loại hàng hóa (không phải chỉ dành riêng cho bđs), khi phát hành thêm vào lưu thông, nó sẽ gây lạm phát. Vậy tại sao người ta vẫn phát hành được ồ ạt (như nước Mỹ hiện tại) - đó là do nghiệp vụ NỢ.
Vậy tại sao phải nợ? Bởi tăng giá bđs đơn giản giống như tự viết thêm số 0 vào tờ tiền - nó tạo cảm giác chứ không làm tăng giá trị của đồng tiền đó.
Giá tài sản càng tăng nhiều, tăng ảo thì nợ càng lớn. Đến 1 mức độ nó sẽ vỡ, đó là điều không thể tránh khỏi. Muốn tránh đổ vỡ lớn thì phải thu về bằng được, xử lý tình huống ngắn hạn là bán tài sản NN, dài hạn là thắt lưng buộc bụng, tăng lãi suất và tăng thuế. Nôm na: ăn trước thì phải trả sau, đời cha ăn đời con, cháu trả - không bùng được.
Thắt lưng buộc bụng (tiết kiệm), tăng LS và tăng thuế thì lại làm nền kt giảm phát - 1 vòng luẩn quẩn, nợ kiểu đó hôm nay là giết chết tương lai.
Nhưng sự ích kỷ tham nhũng, bệnh thành tích và cơ chế nhiệm kì .... Người Trung quốc đã nhận ra ...