Bđs lên hay xuống thì ko ai đoán trước được. Tuy nhiên tôi thì chỉ mong đất nước bình yên, mọi người hạnh phúc. Cho dù trong hoàn cảnh nào thì dồn quá nhiều nguồn lực tài chính và nhân lực, bỏ quên nghành khác thì đều là không tốt. Xin đừng biện hộ là bđs dẫn dắt các nghành khác, tôi làm trong nghành xd nên tôi hiểu ko phải hoàn toàn như vậy. Xin copy lại của facebook Long Trinh Van:
Hậu quả của nến kinh tế không tập trung vào sản xuất mà chỉ đầu cơ, phân lên bán nồ
Nếu bạn đi du lịch sang Sri Lanka và thử vô 1 siêu thị, hầu như không có bất cứ sản phẩm gì Made in Sri Lanka ngoại trừ trà và quần áo ngủ đơn giản. Tất cả đều là hàng nhập khẩu kể cả chai nước suối. Một quốc gia không tập trung vô lĩnh vực tự mình sản xuất mà chỉ đi gia công (may mặc) và nguồn thu dịch vụ (du lịch). Người dân không chịu theo con đường sản xuất vì cực mà chỉ mua bán qua lại và đầu tư bất động sản, giá nhà đất ở đây rất cao, nhất là khu vực ven biển thuộc thủ đô Colombo. Hai năm qua, du lịch tạm ngưng và nước ngoài ngừng cho vay nên nguồn tiền dự trữ ngoại tệ không đủ để nhập hàng hoá tiêu dùng. Họ không có hàng hoá thay thế nhập khẩu do không có nhà máy. Người dân có tiền nhiều cỡ nào cũng không có hàng hoá để mua vì các đơn vị nhập khẩu đã ngưng giao dịch (do không có ngoại tệ thanh toán nên các đối tác không giao hàng nữa). Siêu xe đắp chiếu, biệt thự cao cấp cũng tắt đèn vì thiếu xăng, thiếu điện. Nhiều người bệnh nan y đã qua đời ở bệnh viện vì thiếu dược phẩm. Nông dân bỏ vườn vì không có phân bón lẫn thuốc bảo vệ thực vật. Trẻ con thiếu sữa vì trong nước không có hãng sữa nội địa nào. Không có gì để xuất khẩu để lấy tiền ngoại tệ về cả. Doanh nghiệp nhà máy ít ỏi nên lương thấp, người đông mà không có việc làm do thiếu nhà máy. Củ gừng cũng bán tươi chứ không chế biến, con cá không bán kịp thì vứt bỏ hoặc phơi khô để dành ăn chứ không có chế biến thành Sp giá trị gia tăng. Quốc tế muốn giúp đỡ thì cũng không biết mua gì của họ ngoại trừ trà. Mà uống trà thì cũng 1-2 ly thôi, không thể uống ngày đêm được.
Việc khuyến khích sản xuất vẫn phải quốc sách của mọi quốc gia, mọi dân tộc muốn phồn vinh. Một tỉnh phải đầu tư vài chục khu công nghiệp ở nơi đất đai không trồng trọt tốt được để các doanh nghiệp đặt nhà máy. Các doanh nghiệp dù lĩnh vực gì cũng phải phát triển thêm mảng sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ trường tồn so với các doanh nghiệp dịch vụ thương mại. Mỗi người trẻ cần phải được khuyến khích dấn thân vô lĩnh vực sản xuất thay vì các lĩnh vực dễ dàng nhàn hạ. Ai hiểu biết thì sẽ hiểu được quy luật, khổ trước thì sướng sau, sướng trước thì khổ sau. Đời người cứ phải chui vào 2 cái túi khổ và sướng.
Hai năm qua, những nền kinh tế bình yên và vẫn mạnh lên gồm TQ, Hàn Quốc, Đức, Israel, Đài Loan, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ....đều là những quốc gia sản xuất, ngoại tệ đầy ắp do sản xuất và xuất cảng. Nhận thức của xã hội nói chung phải đi theo hướng khuyến khích sản xuất, đánh giá tài năng và đạo đức của một người doanh nhân dựa trên thành tựu sản xuất của họ
Hậu quả của nến kinh tế không tập trung vào sản xuất mà chỉ đầu cơ, phân lên bán nồ
Nếu bạn đi du lịch sang Sri Lanka và thử vô 1 siêu thị, hầu như không có bất cứ sản phẩm gì Made in Sri Lanka ngoại trừ trà và quần áo ngủ đơn giản. Tất cả đều là hàng nhập khẩu kể cả chai nước suối. Một quốc gia không tập trung vô lĩnh vực tự mình sản xuất mà chỉ đi gia công (may mặc) và nguồn thu dịch vụ (du lịch). Người dân không chịu theo con đường sản xuất vì cực mà chỉ mua bán qua lại và đầu tư bất động sản, giá nhà đất ở đây rất cao, nhất là khu vực ven biển thuộc thủ đô Colombo. Hai năm qua, du lịch tạm ngưng và nước ngoài ngừng cho vay nên nguồn tiền dự trữ ngoại tệ không đủ để nhập hàng hoá tiêu dùng. Họ không có hàng hoá thay thế nhập khẩu do không có nhà máy. Người dân có tiền nhiều cỡ nào cũng không có hàng hoá để mua vì các đơn vị nhập khẩu đã ngưng giao dịch (do không có ngoại tệ thanh toán nên các đối tác không giao hàng nữa). Siêu xe đắp chiếu, biệt thự cao cấp cũng tắt đèn vì thiếu xăng, thiếu điện. Nhiều người bệnh nan y đã qua đời ở bệnh viện vì thiếu dược phẩm. Nông dân bỏ vườn vì không có phân bón lẫn thuốc bảo vệ thực vật. Trẻ con thiếu sữa vì trong nước không có hãng sữa nội địa nào. Không có gì để xuất khẩu để lấy tiền ngoại tệ về cả. Doanh nghiệp nhà máy ít ỏi nên lương thấp, người đông mà không có việc làm do thiếu nhà máy. Củ gừng cũng bán tươi chứ không chế biến, con cá không bán kịp thì vứt bỏ hoặc phơi khô để dành ăn chứ không có chế biến thành Sp giá trị gia tăng. Quốc tế muốn giúp đỡ thì cũng không biết mua gì của họ ngoại trừ trà. Mà uống trà thì cũng 1-2 ly thôi, không thể uống ngày đêm được.
Việc khuyến khích sản xuất vẫn phải quốc sách của mọi quốc gia, mọi dân tộc muốn phồn vinh. Một tỉnh phải đầu tư vài chục khu công nghiệp ở nơi đất đai không trồng trọt tốt được để các doanh nghiệp đặt nhà máy. Các doanh nghiệp dù lĩnh vực gì cũng phải phát triển thêm mảng sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ trường tồn so với các doanh nghiệp dịch vụ thương mại. Mỗi người trẻ cần phải được khuyến khích dấn thân vô lĩnh vực sản xuất thay vì các lĩnh vực dễ dàng nhàn hạ. Ai hiểu biết thì sẽ hiểu được quy luật, khổ trước thì sướng sau, sướng trước thì khổ sau. Đời người cứ phải chui vào 2 cái túi khổ và sướng.
Hai năm qua, những nền kinh tế bình yên và vẫn mạnh lên gồm TQ, Hàn Quốc, Đức, Israel, Đài Loan, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ....đều là những quốc gia sản xuất, ngoại tệ đầy ắp do sản xuất và xuất cảng. Nhận thức của xã hội nói chung phải đi theo hướng khuyến khích sản xuất, đánh giá tài năng và đạo đức của một người doanh nhân dựa trên thành tựu sản xuất của họ