Trong ngành nhựa - hóa chất của em, em không đánh giá cao China. Kỹ thuật của họ khá kém cỏi, dẫn đến giá thành và chất lượng bất hợp lý.
Kinh nghiệm của em là trừ những ngành China có lợi thế lớn về nguyên liệu, máy móc, ngoài ra nếu VN ta không cạnh tranh nổi thì nghĩa là ta đang làm sai cái gì đó. Nếu ta làm đúng thì China không thể cạnh tranh do chi phí chuyên chở cao và hậu mãi kém !
Em nghĩ cụ có nhận định chưa đúng lắm , TQ họ làm trùm mảng đó đó cụ ,tất cả kỹ thuật hay con người ,nguyên liệu họ đều hơn mình và có so thì so với thế giới chứ VN chưa đủ tuổi .
Tất nhiên Trung Quốc là công xưởng của thế giới, họ rất mạnh về sản xuất trong rất nhiều ngành và nhiều phân khúc sản phẩm. Còn Việt Nam thì khá yếu về sản xuất.
Tuy nhiên nói thế không phải là ngành sản xuất ở Việt Nam thua kém và không thể cạnh tranh với TQ ở tất cả các ngành sản xuất, ở tất cả những phân khúc sản phẩm.
Vẫn có những ngành như ngành sản xuất đồ gỗ, Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh sòng phẳng với Trung Quốc cả ở sân nhà Việt Nam và sân quốc tế. Doanh thu xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam xếp thứ 2 Châu Á, thứ 5 thế giới. Trong nước cũng tiêu thụ đồ gỗ sản xuất ở Việt Nam là chính.
Ngành gỗ này thực hiện số hóa, tự động hóa mạnh nhất trong các ngành sản xuất ở Việt Nam. Số lượng công nhân trên doanh thu rất thấp thể hiện năng suất và mức độ tự động hóa rất cao.
Tất nhiên ngành gỗ là 1 ngoại lệ, hiếm có ngành sản xuất nào mà Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với TQ được như thế. Tuy vậy trong các ngành kỹ thuật có nhiều ngách để đánh bại hàng China. Cứ học truyền thống cha ông thôi. Dàn trận đánh nhau quy ước quy mô lớn thì thường mình thua. Nhưng đánh du kích, đánh trên địa bàn mình thông thuộc, đánh ở những chỗ hẹp không thể cho đông quân vào v.v... thì các cụ nhà mình vẫn bóp được quân Tàu.
Có những ngách sản phẩm đặc thù, quy mô nhỏ Tàu nó chê, có những ngách lại mang tính đặc thù, địa phương, có những ngách thì giao tiếp ngôn ngữ là quan trọng v.v... thì mình vẫn ăn được China cụ ạ.
Ví dụ máy CNC sản xuất gỗ thì mua của TQ. Nhưng phần mềm để thiết kế đồ gỗ và điều khiển cái máy đó thì người Việt lại chiếm lợi thế vì thường xuyên phải nâng cấp, xử lý các vấn đề phát sinh, đào tạo thay thế nhân sự nghỉ việc v.v... Mỗi lần phát sinh mà phải mời chuyên gia từ Trung Quốc sang thì rất lâu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Trao đổi online thì vướng rào cản ngôn ngữ v.v...