[Funland] Cúng dường chùa Ba Vàng

Crocodile Post

Xe hơi
Biển số
OF-738982
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
103
Động cơ
63,906 Mã lực
Nhà em từ lâu đến giờ không đi chùa hoặc có đi chỉ vãn cảnh không cúng kiếng gì. Phật tại tâm mà ra. Giờ chùa chiền kinh doanh nhiều quá. Quảng Ninh có mấy chùa do tư nhân xây dựng thu tiền cứ như BOT trong đó có chùa Ba Vàng.
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vừa đọc bài này của sư Giới Đức (vị sư già dẫn đầu đoàn khất thực thường thực hiện vào Chủ Nhật ở Huế như ảnh dưới) thấy phải lẽ, chừng mực, đúng ngôn hạnh của tu sĩ, trích lại cho cụ nào vẫn quan tâm thì đọc tham khảo ạ.


Người Khất Thực
🌼
🌼
🌼
🌼

Mình là tu sĩ tầm thường
Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng
Có gì hãnh diện, khoe khoang?
Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời?
Xin ăn từng vá ơn người
Trú an hơi thở chẳng rời bước chân
Xả ly từng niệm tham sân
Thong dong y bát nẻo gần, lối xa
Thuở xưa, Phật cũng vậy mà
Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên
Cho tín tâm nở chợ triền
Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
Khởi tâm từ ái dịu dàng
Giữ tâm bình đẳng, hèn sang, giàu nghèo
Phủi buông bản ngã buộc đeo
Nhẹ như mây trắng, truông đèo thênh thang
Chiếc y là mảnh trăng vàng
Rạng ngời chánh pháp, đạo tràng sa-môn
Chút thanh khiết, chút tâm hồn
Nếp xưa, hạnh cũ, thiền môn giữ gìn!
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
Tôn giả Mahā Kassapa là con trai độc nhất của một gia tộc cự phú mà gia sản kim ngân không thua kém trưởng giả Cấp Cô Độc bao nhiêu. Trước khi xuất gia, chàng trai cùng người vợ thủ ước sống như vợ chồng nhưng giữ gìn phạm hạnh này – phải mất ba ngày mới bố thí hết gia sản, không giữ lại gì cho mình, rồi ra đi sống đời không nhà cửa lang thang tìm đạo. Sau khi gặp đức Phật, được ngài giác ngộ, tôn giả chọn nếp sống với 13 pháp đầu-đà khổ hạnh. Trên đường du phương hoằng pháp, tôn giả quan sát thấy rõ những kẻ cùng cực đói khổ trên đời này đều là do nhân nhiều đời kiếp với tâm keo kiệt bủn xỉn, chưa hề biết cho đi, san sẻ cho ai, giúp đỡ cho người vật dù một xu một cắc hay muỗng cháo, vá cơm. Hãy tạo duyên lành cho họ có cơ hội mở rộng tấm lòng, bố thí cúng dường cái gì đó để kiếp sau đỡ khổ hơn. Thế rồi, tôn giả tìm đến những xóm nhà lao động nghèo khổ, những gia đình Thủ-đà-la hay Chiên-đà-la để trì bình khất thực. Món cơm tấm trộn trấu cũng được. Món cháo siu nguội còn lại ngày hôm qua cũng được. Có lần đứng trước cửa nhà của một người nô lệ, căn nhà tồi tàn chỉ như chuồng bò xiêu vẹo. Một người đàn bà bước ra chào xá ngài với nước mắt: “Bạch ngài, con không có gì cả!” Tôn giả dịu dàng nói: “Không ai là không có gì, này nữ thí chủ!” Người đàn bà nói lời chân thật: “Mấy ngày hôm nay con chỉ xin được nước rửa gạo tấm của người hàng xóm để uống cần hơi”.Tôn giả mỉm cười nhẹ: “Thí chủ cầm hơi được thì ta cũng cầm hơi được mà!” Nghe nói vậy người đàn bà hối hả vào nhà, lấy “thực phẩm” ấy sớt vào bát cho ngài. Tôn giả trân trọng đón nhận rồi trải y hai lớp ngồi xuống và thọ dụng “vật thực” ấy ngay tại chỗ. Người đàn bà sung sướng, hoan hỷ quá, quỳ sập xuống, ràn rụa nước mắt. Lần thọ thực ấy của tôn giả là sau 7 ngày xuất diệt thọ tưởng định nên phước báu của người cúng dường được trổ quả tức khắc: Chư thiên xúc động, vua chúa xúc động, chư vị đại gia xúc động ai cũng muốn đến để chia phước. Kể tóm tắt là sau đó, người đàn bà thoát cảnh đói nghèo.
Tôn giả Subhūti là em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc, là một thương gia, là một triệu phú, sau khi gặp Phật, xuất gia, ông chọn núi rừng thanh vắng để ẩn cư, tu tập. Một lần nọ, tôn giả ôm bát đứng nơi một căn nhà nghèo khổ. Bên trong, người đàn bà Chiên-đà-la vừa chuẩn bị xong một bát cháo loãng định cho con ăn. Thấy tôn giả, bà nhìn quanh, đưa tay lục tìm chỗ này, chỗ nọ… Có lẽ thấy không còn vật thực nào khác nữa, bà bước ra, đổ hết bát cháo vào bát của ngài. Đứa bé khóc ngăn ngắt. Bàng hoàng cả người, tôn giả nói: “Thí chủ không còn gì! Cả cho mình và cho đứa trẻ. Thọ nhận thì ta đã thọ nhận rồi. Vậy hãy lấy cháo này cho trẻ nó ăn”. Nói ba lần như thế, người đàn bà cũng không chịu: “Thân phận con thấp hèn. Thấy ngài, được cúng dường gì cho ngài, con cảm giác như cọng cỏ khô mà hớp được một chút sương; như giữa sa mạc, một mầm xanh nhỏ nhoi lại được nhú lên! Ngài đừng lấy đi chút hy vọng cuối cùng của con trên cuộc đời này!” Thuở ấy, tôn giả đang còn phàm nên ngài đã chảy nước mắt và người đàn bà cũng chảy nước mắt. Quả thật, tôn giả đã không an tâm được khi nhận vật thực nơi những người quá nghèo khổ; ngài có cảm giác như tước đoạt hoặc bớt xén vào cái phần vật thực vốn đã quá ít ỏi của họ! Đức vua Bimbisāra nghe được chuyện, xúc động quá, tức khắc ông nói với quân hầu: “Các ngươi hãy tìm cho ra ngôi nhà của người nô lệ ấy. Trẫm sẽ ban thưởng xứng đáng, hậu hĩ; không chỉ là một giọt sương mà có thể là cả một cơn mưa rào!” Thế đấy, rồi người nữ nô lệ kia cũng thoát được cảnh khốn khổ.
Chuyện xưa là như vậy.
Nhiều năm nay, hễ đến ngày chủ nhật là chúng tôi đi trì bình khất thực. Thường thì tôi cùng chư sư, khi mười, mười hai, đôi khi mười tám, hai mươi vị ôm bát đi xin ăn khắp thành phố Huế, cả ngoại ô, kể cả một vài làng quê xa. Vật thực ngày nay, thời đại vật chất thịnh mãn này thì quá nhiều, quá sung mãn, và ai ai dường như cũng có khả năng đặt bát cúng dường cả. Không có cái cảnh“xót xa” như thuở trước. Chúng tôi không dám noi gương hai vị đại tôn giả ở trên – như vầng nhật nguyệt lồng lộng giữa trời cao - chỉ xin được như là hạt bụi dính trên đôi chân trần của quý ngài thôi. Chúng tôi là gì cơ chứ? Đời sống tu sĩ thời nay quá lợi dưỡng, quá đủ mọi thứ tiện nghi; và bản thân chúng tôi cũng vậy, thì một vài hôm sống theo hạnh xin ăn, chẳng lẽ lại không thực hiện nổi hay sao?
Chúng tôi, trên từng bước đi, ai cũng cảm nhận được rằng, khi đi trì bình khất thực như thế mình sẽ học được nhiều điều, và sự tu tập cũng khá hơn so với những lúc ở chùa với những công việc liên hệ bộn bề quanh năm. Và có một thông điệp rõ ràng là chúng tôi không thọ nhận tiền bạc đúng với giới điều quy định để phá bỏ hình ảnh xấu như ở những nơi khác đầy rẫy tu sĩ giả mạo kiếm ăn tà mạng.
Chúng tôi đều là tu sĩ còn lắm tham sân phiền não, xem việc đi trì bình khất thực là một pháp môn tu tập nên đã tự răn bảo mình những điều tâm niệm để luôn cố gắng thu thúc và hành trì.
Có mười điều tâm niệm như sau:
Điều một: Mình là một tu sĩ đi xin ăn, xin ăn cả “những người đi ăn xin” thì mình đúng là kẻ vô sản, bần hàn nhất trên thế gian. Vậy nếu có cơ sở chùa chiền, tu viện, tự viện, vàng bạc, tiền gởi ngân hàng… gì đó thì đều là của đàn-na tín thí, của Tam Bảo… chớ nào phải của mình đâu!
Điều hai: Mình là tu sĩ vô sản bần hàn như điều một, thì có gì đáng để tự hào, hãnh diện; chẳng có gì đáng để vênh váo, phô phang, kiêu căng, ngã mạn. Hãy học hạnh của tôn giả Sāriputta tự coi mình như miếng giẻ chùi chân, ai chùi chân bẩn chân dơ lên đấy cũng được cả.
Điều ba: Mình là tu sĩ đi xin ăn là thọ nhận tấm lòng quý kính, đức tin của mười phương đàn na tín thí – thì coi chừng, phải cẩn thận khi thọ dụng, nó là miếng sắt lửa địa ngục nung đỏ!
Điều bốn: Mình là tu sĩ đi xin ăn, khi nhận cái kẹo, cái bánh hay gói mì, hộp sữa thì đều phải trân trọng bình đẳng như nhau– vì đằng sau vật thực ấy là tấm lòng thành, là sự cung kính cúng dường của thập phương tín thí.
Điều năm: Mình là tu sĩ đi xin ăn thì đừng có “tâm viên, ý mã” mà phải thường trực chánh niệm, tỉnh giác; có thể tập trú năng lượng tâm từ, có thể tập trú tâm giải thoát cho thí chủ có phước mới xứng với phẩm hạnh của sa-môn.
Điều sáu: Mình là tu sĩ, mình là ông sư, mình là vị tăng, đại diện cho chư thánh phàm tăng ba đời – thì phải trang nghiêm, mẫu mực, sáu căn gìn giữ, phải lưu lại hình ảnh xuất trần tam y nhất bát như một biểu tượng thánh thiện và cao đẹp giữa lòng thế gian.
Điều bảy: Mình là tu sĩ thì đây là cơ hội cho mình an lạc trong từng bước chân, trong từng hơi thở tỉnh thức hiện tiền – vì khi ấy mình không tham sân si, không phiền não, không bị những hạt giống xấu ác nhiều đời ở trong tâm chi phối.
Điều tám: Mình là tu sĩ thì phải học hạnh của tôn giả Puṇṇā (Phú-lâu-na) như một thớt voi lâm trận, không sợ hãi bất kỳ một lằn tên mũi đạn nào từ những lời đàm tiếu, khinh thị, chê bai… kể cả sĩ nhục, chửi mắng của ngoại đạo, của ác kiến thế gian.
Điều chín: Mình là tu sĩ, trong lúc đi xin ăn, có thể bị xe tông, tai nạn hoặc cái chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào – thì mình sẽ mỉm cười đón nhận nhẹ nhàng và vô cùng thanh thản.
Điều mười: Mình là tu sĩ tầm thường, còn nhiều xấu ác, trước đây có lỡ phạm giới này, giới kia, nặng hay nhẹ thì ít nhất những thời gian ôm bát đi xin ăn như thế, tâm và trí mình cũng trắng bạch như vỏ ốc, mát mẻ, trong sáng và thanh tịnh dường bao!
Để kết luận, tôi xin tặng chư tăng khất sĩ mười phương bài thơ Người Khất Thực được làm tại chùa Như Ý, Nha Trang năm 1974 khi tôi ôm bát, đi chân đất từ Sài Gòn lang thang qua các tỉnh miền Trung:
bình bát, cơm ngàn nhà
thân chơi muôn dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua!
mây trắng đến miền xa
vui sao cảnh không nhà
bánh cơm ngoài cuộc thế
thong dong tháng ngày qua
con đường này muôn lối
đi nơi nào thì đi
dặm trần không tên tuổi
mây trời bay vô vi
hèn sang không hỏi nữa
bần phú, nước sông xanh
như chim ta ghé cội
như gió ta qua cành
con suối này ta ngủ
trăng vàng ta gối đầu
ưu tư là viên sỏi
rớt vào lòng biển sâu
hang núi ta ngồi chơi
nghe ve kêu mùa hạ
giặt y phơi cuối đồi
làm bài thơ trên đá
thức dậy giữa mờ sương
con trăng kia còn ngủ
ta ngồi quán vô thường
ta tập nghe hơi thở
nắng sớm đã lên rồi
hoa treo nhiều hạt ngọc
chim chóc hót um trời
ta đứng lên từ giã
như cô hạc ngàn năm
suối trong không tìm lại
như hoa nở một lần
thiên thu là hiện tại
nhất bất thiên gia phạn
cô thân vạn lý du
kỳ vi sinh tử sự
giáo hoá độ xuân thu!
mây trắng, cơm ngàn nhà
qua sông, gió đưa qua
mắt xanh xem người thế
lòng hồng thắm muôn xa
ta hỏi con chim nhỏ
dừng bên góc đồi sim
nơi nào suối nước uống
nơi nào bóng cây im
từ rừng ta xuống chợ
từ núi ta qua non
phố phường và đồng nội
ta đi, nẻo bụi mòn
gió hát ru ta ngủ
mây vàng đến đắp chăn
con sóc hiền đứng ngó
hạt đa rớt bên chân
lại thức dậy, lại đi
chân đưa ta về xóm
qua thắng cảnh núi sông
qua trăng tà, trăng lặn
miếu Bà, ta ngồi thiền
đền Ông, ta khất thực
ta nhận vật, không tiền
ta ăn chuối, ăn bánh
người thương cho ăn chay
người thương cho ăn mặn
trái hồng nở trên tay
phước hồng phô nhụy thắm
ta lại qua sông xanh
ta lại qua bến vàng
chân ta theo gió thổi
thong dong và lang thang
hoa trắng đơm ngàn nhà
vui chơi trăm dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua…

(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)


1661005217695.png



1661003158007.png

1661003125931.png




1661003470456.png
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
Ông trụ trì này thì tự coi mình như phật sống
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nhà em từ lâu đến giờ không đi chùa hoặc có đi chỉ vãn cảnh không cúng kiếng gì. Phật tại tâm mà ra. Giờ chùa chiền kinh doanh nhiều quá. Quảng Ninh có mấy chùa do tư nhân xây dựng thu tiền cứ như BOT trong đó có chùa Ba Vàng.
Thu tiền như BOT của cụ là thế nào?
Ai công đức thì nhận, không công đức thì vẫn thoải mái ngắm cảnh, lễ lạt chứ có bó buộc gì đâu?
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
-Xư Minh trc làm giảng viên trường Đh Ktqd nên đi tu cũng ko quên nghề làm…kinh tế đâu?:D :))
Hình như mới làm ở viện nghiên cứu thôi, vì làm giảng viên thì phải học cao hơn, ông này mới tốt nghiệp đại học thôi.
Dù tiến sỹ ở VN cũng chẳng hơn mấy ông đại học. Nhưng ý là ông này chưa làm giảng viên
 

joienguyenvn

Xe hơi
Biển số
OF-462879
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
146
Động cơ
202,372 Mã lực
Tuổi
34
Thu tiền như BOT của cụ là thế nào?
Ai công đức thì nhận, không công đức thì vẫn thoải mái ngắm cảnh, lễ lạt chứ có bó buộc gì đâu?
Hình như xây Chùa có nhiều trường hợp là do tư nhân bỏ vốn xây dựng thì phải. Thường dưới danh nghĩa công đức, nhưng sẽ có thỏa thuận hoặc nhận lại gì đó từ địa phương hoặc tiền công đức.

Cái ý 2 của cụ thì nó có vấn đề như thế này. Hiệu ứng tâm lý đám đông. Ai tạo được hiệu ứng này thì sẽ được nhiều. Cụ tưởng tượng ông A làm thì ông B làm theo, ko làm thì thấy "sai sai". Và tự những người trong nhóm sẽ bảo nhau, bảo người bên cạnh là phải thế này thế này mới hợp lý...

Mà như tôi thấy, công đức mà dùng tiền có khi còn tạo nghiệp nếu tiền này làm cho người tu nổi tham ái, tức là người công đức đang cản trở đường tu của họ. Vì cho họ nhiều hơn những gì họ cần.

Nếu xây Chùa, thì nên xin góp bao nhiêu xi măng, cát, sỏi thì còn có công đức vô lượng hơn.

Mà bản thân người công đức cái gì cũng dũng tiền cho tiện, và nhanh rồi người nhận cầm tiền mua gì muốn thì mua thì tôi thấy đã không có tâm bằng người công đức tịnh vật, như nắm cơm chẳng hạn, rồi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Hình như xây Chùa có nhiều trường hợp là do tư nhân bỏ vốn xây dựng thì phải. Thường dưới danh nghĩa công đức, nhưng sẽ có thỏa thuận hoặc nhận lại gì đó từ địa phương hoặc tiền công đức.

Cái ý 2 của cụ thì nó có vấn đề như thế này. Hiệu ứng tâm lý đám đông. Ai tạo được hiệu ứng này thì sẽ được nhiều. Cụ tưởng tượng ông A làm thì ông B làm theo, ko làm thì thấy "sai sai". Và tự những người trong nhóm sẽ bảo nhau, bảo người bên cạnh là phải thế này thế này mới hợp lý...

Mà như tôi thấy, công đức mà dùng tiền có khi còn tạo nghiệp nếu tiền này làm cho người tu nổi tham ái, tức là người công đức đang cản trở đường tu của họ. Vì cho họ nhiều hơn những gì họ cần.

Nếu xây Chùa, thì nên xin góp bao nhiêu xi măng, cát, sỏi thì còn có công đức vô lượng hơn.

Mà bản thân người công đức cái gì cũng dũng tiền cho tiện, và nhanh rồi người nhận cầm tiền mua gì muốn thì mua thì tôi thấy đã không có tâm bằng người công đức tịnh vật, như nắm cơm chẳng hạn, rồi.
Không phải Hình như mà chùa Bái Đính do một ông tư nhân xây, chùa Ba Vàng do bá tánh công đức xây nên, người góp của , người góp công. Nói ông tặng sắt thép xi măng có tâm hơn ông góp tiền nó kỳ kỳ sao đó.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
889
Động cơ
477,659 Mã lực
Không phải Hình như mà chùa Bái Đính do một ông tư nhân xây, chùa Ba Vàng do bá tánh công đức xây nên, người góp của , người góp công. Nói ông tặng sắt thép xi măng có tâm hơn ông góp tiền nó kỳ kỳ sao đó.
Người Phật tử, khi cúng dường, bố thí với tâm thiện lành, lòng từ bi độ nhân nhưng cũng cần có trí tuệ. Biết phân biệt cách cúng dường cho một nhà sư tu hành còn dang dở nơi rừng sâu suối thẳm chỉ có rất ít nhu cầu, khác với việc cùng dường cho một nhà tu hành đã phát nguyện bồ đề, hành bồ tát đạo, đứng ra làm phật sự giúp người, giúp đời.
Chùa nào năng làm việc thiện, giáo hóa chúng sinh, thường kỳ giảng chính pháp, tổ chức khóa tu cho mọi tầng lớp phật tử, nhất là học sinh sinh viên, là nơi sinh hoạt tôn giáo lành mạnh cho phật tử và nhân dân trong vùng, giúp đỡ đồng hành cùng chính quyền phát triển an dân, trụ trì và tăng đoàn sống đời tu đạm hạnh...vv đều xứng là nơi trao gửi tài vật của Phật tử cả.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Người Phật tử, khi cúng dường, bố thí với tâm thiện lành, lòng từ bi độ nhân nhưng cũng cần có trí tuệ. Biết phân biệt cách cúng dường cho một nhà sư tu hành còn dang dở nơi rừng sâu suối thẳm chỉ có rất ít nhu cầu, khác với việc cùng dường cho một nhà tu hành đã phát nguyện bồ đề, hành bồ tát đạo, đứng ra làm phật sự giúp người, giúp đời.
Chùa nào năng làm việc thiện, giáo hóa chúng sinh, thường kỳ giảng chính pháp, tổ chức khóa tu cho mọi tầng lớp phật tử, nhất là học sinh sinh viên, là nơi sinh hoạt tôn giáo lành mạnh cho phật tử và nhân dân trong vùng, giúp đỡ đồng hành cùng chính quyền phát triển an dân, trụ trì và tăng đoàn sống đời tu đạm hạnh...vv đều xứng là nơi trao gửi tài vật của Phật tử cả.
Ồ, tôi không phải là phật tử nhưng chùa ở nơi rừng sâu núi thẳm hay ở nơi phố xá tôi cũng đã qua.
 

Xe bọ xít

Xì hơi lốp
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,160
Động cơ
548,954 Mã lực
Năm 2007 đã có 500 tỷ để xây chùa rồi nhé cụ. Thế nên em nghĩ là tiền đầu tư dự án của tay to chứ không phải tiền công đức đâu, còn anh Minh trọc là CEO đại diện thôi, chứ tầm đó anh mới tí tuổi đã có cái gì đâu ;))
View attachment 7324162
Vợ của đ/c rất to đầu tư, chứ quyên tiền của các đại gia thì chỉ có tiền mồm thôi, mà các đại gia cũng nợ đầm đìa 1000 tỏi và quá hiểu nhau rồi thì chẳng đại gia nào quyên tỏi nọ tỏi kia đâu. Dân thì ba cái đồng tiền lẻ thì bao giờ đủ 500 tỏi đc. Vậy tiền này chỉ có tiền của phu nhân thôi.
 

joienguyenvn

Xe hơi
Biển số
OF-462879
Ngày cấp bằng
20/10/16
Số km
146
Động cơ
202,372 Mã lực
Tuổi
34
Không phải Hình như mà chùa Bái Đính do một ông tư nhân xây, chùa Ba Vàng do bá tánh công đức xây nên, người góp của , người góp công. Nói ông tặng sắt thép xi măng có tâm hơn ông góp tiền nó kỳ kỳ sao đó.
Bây giờ con ngưoif cái gì cũng dùng tiền với sũy nghĩ Cho nó đơn giản, cho nhanh, ngưoif nhận thích thế, ngưoif nhận càm tiền mua gì thì mua... Rồi dần dần tiền thêm tiền tăng dần... Đến cả lì xì cho trẻ con cũng lạm phát và tăng mạnh theo. Và ngưoif cho ko cần bỏ tâm sức cho món quà... Tất nhiên đấy là quan điểm chỉ quan của tôi.

Dùng Tiền chỉ có ích với người tu đã có căn cơ vững và ngưoif tu đó đủ vững để lìa bỏ ái dục để dùng tiền đó đúng chỗ. Việc cúng dường tiền này có lẽ là được.

Tuy nhiên, nếu là cho người tu căn cơ còn chưa vững, nhất là nơi có nhiều ngưoif mới tu học tham sân si, luyến ái còn chưa dứt được thì tiền đến quá dễ dàng và nhiều như thế thì chỉ khiến ngưoif tu đó và ngưoif tu bên cạnh khởi lại tham sân si... tức là ngưofi công đức vô tình làm cản trở đưongf tu của họ, tức đã tạo nghiệp.

Chưa kể đến vì tiền có thể mua đc mọi thứ, và có quá nhiều lựa chọn nếu dùng tiền, nên người tu căn cơ kém sẽ dùng tiền sai mục đích.... Và có thể biến ngưoif tu trở lên toan tính hơn... Nên tịnh vật phù hợp sẽ giúp ích nhiều hơn. Đúng ngưoif, đúng vật.

Nên tôi nghĩ những chốn này nên là tịnh vật sẽ hữu ích và công đức lớn cho cả ngưoif công đức và ngưoif tu.

Tất nhiên đây là quan điểm chủ quan của tôi.
 

Quangthuytc

Xe máy
Biển số
OF-473801
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
62
Động cơ
199,409 Mã lực
Tuổi
46
Em vừa đọc bài này của sư Giới Đức (vị sư già dẫn đầu đoàn khất thực thường thực hiện vào Chủ Nhật ở Huế như ảnh dưới) thấy phải lẽ, chừng mực, đúng ngôn hạnh của tu sĩ, trích lại cho cụ nào vẫn quan tâm thì đọc tham khảo ạ.


Người Khất Thực
🌼
🌼
🌼
🌼

Mình là tu sĩ tầm thường
Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng
Có gì hãnh diện, khoe khoang?
Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời?
Xin ăn từng vá ơn người
Trú an hơi thở chẳng rời bước chân
Xả ly từng niệm tham sân
Thong dong y bát nẻo gần, lối xa
Thuở xưa, Phật cũng vậy mà
Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên
Cho tín tâm nở chợ triền
Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
Khởi tâm từ ái dịu dàng
Giữ tâm bình đẳng, hèn sang, giàu nghèo
Phủi buông bản ngã buộc đeo
Nhẹ như mây trắng, truông đèo thênh thang
Chiếc y là mảnh trăng vàng
Rạng ngời chánh pháp, đạo tràng sa-môn
Chút thanh khiết, chút tâm hồn
Nếp xưa, hạnh cũ, thiền môn giữ gìn!
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
Tôn giả Mahā Kassapa là con trai độc nhất của một gia tộc cự phú mà gia sản kim ngân không thua kém trưởng giả Cấp Cô Độc bao nhiêu. Trước khi xuất gia, chàng trai cùng người vợ thủ ước sống như vợ chồng nhưng giữ gìn phạm hạnh này – phải mất ba ngày mới bố thí hết gia sản, không giữ lại gì cho mình, rồi ra đi sống đời không nhà cửa lang thang tìm đạo. Sau khi gặp đức Phật, được ngài giác ngộ, tôn giả chọn nếp sống với 13 pháp đầu-đà khổ hạnh. Trên đường du phương hoằng pháp, tôn giả quan sát thấy rõ những kẻ cùng cực đói khổ trên đời này đều là do nhân nhiều đời kiếp với tâm keo kiệt bủn xỉn, chưa hề biết cho đi, san sẻ cho ai, giúp đỡ cho người vật dù một xu một cắc hay muỗng cháo, vá cơm. Hãy tạo duyên lành cho họ có cơ hội mở rộng tấm lòng, bố thí cúng dường cái gì đó để kiếp sau đỡ khổ hơn. Thế rồi, tôn giả tìm đến những xóm nhà lao động nghèo khổ, những gia đình Thủ-đà-la hay Chiên-đà-la để trì bình khất thực. Món cơm tấm trộn trấu cũng được. Món cháo siu nguội còn lại ngày hôm qua cũng được. Có lần đứng trước cửa nhà của một người nô lệ, căn nhà tồi tàn chỉ như chuồng bò xiêu vẹo. Một người đàn bà bước ra chào xá ngài với nước mắt: “Bạch ngài, con không có gì cả!” Tôn giả dịu dàng nói: “Không ai là không có gì, này nữ thí chủ!” Người đàn bà nói lời chân thật: “Mấy ngày hôm nay con chỉ xin được nước rửa gạo tấm của người hàng xóm để uống cần hơi”.Tôn giả mỉm cười nhẹ: “Thí chủ cầm hơi được thì ta cũng cầm hơi được mà!” Nghe nói vậy người đàn bà hối hả vào nhà, lấy “thực phẩm” ấy sớt vào bát cho ngài. Tôn giả trân trọng đón nhận rồi trải y hai lớp ngồi xuống và thọ dụng “vật thực” ấy ngay tại chỗ. Người đàn bà sung sướng, hoan hỷ quá, quỳ sập xuống, ràn rụa nước mắt. Lần thọ thực ấy của tôn giả là sau 7 ngày xuất diệt thọ tưởng định nên phước báu của người cúng dường được trổ quả tức khắc: Chư thiên xúc động, vua chúa xúc động, chư vị đại gia xúc động ai cũng muốn đến để chia phước. Kể tóm tắt là sau đó, người đàn bà thoát cảnh đói nghèo.
Tôn giả Subhūti là em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc, là một thương gia, là một triệu phú, sau khi gặp Phật, xuất gia, ông chọn núi rừng thanh vắng để ẩn cư, tu tập. Một lần nọ, tôn giả ôm bát đứng nơi một căn nhà nghèo khổ. Bên trong, người đàn bà Chiên-đà-la vừa chuẩn bị xong một bát cháo loãng định cho con ăn. Thấy tôn giả, bà nhìn quanh, đưa tay lục tìm chỗ này, chỗ nọ… Có lẽ thấy không còn vật thực nào khác nữa, bà bước ra, đổ hết bát cháo vào bát của ngài. Đứa bé khóc ngăn ngắt. Bàng hoàng cả người, tôn giả nói: “Thí chủ không còn gì! Cả cho mình và cho đứa trẻ. Thọ nhận thì ta đã thọ nhận rồi. Vậy hãy lấy cháo này cho trẻ nó ăn”. Nói ba lần như thế, người đàn bà cũng không chịu: “Thân phận con thấp hèn. Thấy ngài, được cúng dường gì cho ngài, con cảm giác như cọng cỏ khô mà hớp được một chút sương; như giữa sa mạc, một mầm xanh nhỏ nhoi lại được nhú lên! Ngài đừng lấy đi chút hy vọng cuối cùng của con trên cuộc đời này!” Thuở ấy, tôn giả đang còn phàm nên ngài đã chảy nước mắt và người đàn bà cũng chảy nước mắt. Quả thật, tôn giả đã không an tâm được khi nhận vật thực nơi những người quá nghèo khổ; ngài có cảm giác như tước đoạt hoặc bớt xén vào cái phần vật thực vốn đã quá ít ỏi của họ! Đức vua Bimbisāra nghe được chuyện, xúc động quá, tức khắc ông nói với quân hầu: “Các ngươi hãy tìm cho ra ngôi nhà của người nô lệ ấy. Trẫm sẽ ban thưởng xứng đáng, hậu hĩ; không chỉ là một giọt sương mà có thể là cả một cơn mưa rào!” Thế đấy, rồi người nữ nô lệ kia cũng thoát được cảnh khốn khổ.
Chuyện xưa là như vậy.
Nhiều năm nay, hễ đến ngày chủ nhật là chúng tôi đi trì bình khất thực. Thường thì tôi cùng chư sư, khi mười, mười hai, đôi khi mười tám, hai mươi vị ôm bát đi xin ăn khắp thành phố Huế, cả ngoại ô, kể cả một vài làng quê xa. Vật thực ngày nay, thời đại vật chất thịnh mãn này thì quá nhiều, quá sung mãn, và ai ai dường như cũng có khả năng đặt bát cúng dường cả. Không có cái cảnh“xót xa” như thuở trước. Chúng tôi không dám noi gương hai vị đại tôn giả ở trên – như vầng nhật nguyệt lồng lộng giữa trời cao - chỉ xin được như là hạt bụi dính trên đôi chân trần của quý ngài thôi. Chúng tôi là gì cơ chứ? Đời sống tu sĩ thời nay quá lợi dưỡng, quá đủ mọi thứ tiện nghi; và bản thân chúng tôi cũng vậy, thì một vài hôm sống theo hạnh xin ăn, chẳng lẽ lại không thực hiện nổi hay sao?
Chúng tôi, trên từng bước đi, ai cũng cảm nhận được rằng, khi đi trì bình khất thực như thế mình sẽ học được nhiều điều, và sự tu tập cũng khá hơn so với những lúc ở chùa với những công việc liên hệ bộn bề quanh năm. Và có một thông điệp rõ ràng là chúng tôi không thọ nhận tiền bạc đúng với giới điều quy định để phá bỏ hình ảnh xấu như ở những nơi khác đầy rẫy tu sĩ giả mạo kiếm ăn tà mạng.
Chúng tôi đều là tu sĩ còn lắm tham sân phiền não, xem việc đi trì bình khất thực là một pháp môn tu tập nên đã tự răn bảo mình những điều tâm niệm để luôn cố gắng thu thúc và hành trì.
Có mười điều tâm niệm như sau:
Điều một: Mình là một tu sĩ đi xin ăn, xin ăn cả “những người đi ăn xin” thì mình đúng là kẻ vô sản, bần hàn nhất trên thế gian. Vậy nếu có cơ sở chùa chiền, tu viện, tự viện, vàng bạc, tiền gởi ngân hàng… gì đó thì đều là của đàn-na tín thí, của Tam Bảo… chớ nào phải của mình đâu!
Điều hai: Mình là tu sĩ vô sản bần hàn như điều một, thì có gì đáng để tự hào, hãnh diện; chẳng có gì đáng để vênh váo, phô phang, kiêu căng, ngã mạn. Hãy học hạnh của tôn giả Sāriputta tự coi mình như miếng giẻ chùi chân, ai chùi chân bẩn chân dơ lên đấy cũng được cả.
Điều ba: Mình là tu sĩ đi xin ăn là thọ nhận tấm lòng quý kính, đức tin của mười phương đàn na tín thí – thì coi chừng, phải cẩn thận khi thọ dụng, nó là miếng sắt lửa địa ngục nung đỏ!
Điều bốn: Mình là tu sĩ đi xin ăn, khi nhận cái kẹo, cái bánh hay gói mì, hộp sữa thì đều phải trân trọng bình đẳng như nhau– vì đằng sau vật thực ấy là tấm lòng thành, là sự cung kính cúng dường của thập phương tín thí.
Điều năm: Mình là tu sĩ đi xin ăn thì đừng có “tâm viên, ý mã” mà phải thường trực chánh niệm, tỉnh giác; có thể tập trú năng lượng tâm từ, có thể tập trú tâm giải thoát cho thí chủ có phước mới xứng với phẩm hạnh của sa-môn.
Điều sáu: Mình là tu sĩ, mình là ông sư, mình là vị tăng, đại diện cho chư thánh phàm tăng ba đời – thì phải trang nghiêm, mẫu mực, sáu căn gìn giữ, phải lưu lại hình ảnh xuất trần tam y nhất bát như một biểu tượng thánh thiện và cao đẹp giữa lòng thế gian.
Điều bảy: Mình là tu sĩ thì đây là cơ hội cho mình an lạc trong từng bước chân, trong từng hơi thở tỉnh thức hiện tiền – vì khi ấy mình không tham sân si, không phiền não, không bị những hạt giống xấu ác nhiều đời ở trong tâm chi phối.
Điều tám: Mình là tu sĩ thì phải học hạnh của tôn giả Puṇṇā (Phú-lâu-na) như một thớt voi lâm trận, không sợ hãi bất kỳ một lằn tên mũi đạn nào từ những lời đàm tiếu, khinh thị, chê bai… kể cả sĩ nhục, chửi mắng của ngoại đạo, của ác kiến thế gian.
Điều chín: Mình là tu sĩ, trong lúc đi xin ăn, có thể bị xe tông, tai nạn hoặc cái chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào – thì mình sẽ mỉm cười đón nhận nhẹ nhàng và vô cùng thanh thản.
Điều mười: Mình là tu sĩ tầm thường, còn nhiều xấu ác, trước đây có lỡ phạm giới này, giới kia, nặng hay nhẹ thì ít nhất những thời gian ôm bát đi xin ăn như thế, tâm và trí mình cũng trắng bạch như vỏ ốc, mát mẻ, trong sáng và thanh tịnh dường bao!
Để kết luận, tôi xin tặng chư tăng khất sĩ mười phương bài thơ Người Khất Thực được làm tại chùa Như Ý, Nha Trang năm 1974 khi tôi ôm bát, đi chân đất từ Sài Gòn lang thang qua các tỉnh miền Trung:
bình bát, cơm ngàn nhà
thân chơi muôn dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua!
mây trắng đến miền xa
vui sao cảnh không nhà
bánh cơm ngoài cuộc thế
thong dong tháng ngày qua
con đường này muôn lối
đi nơi nào thì đi
dặm trần không tên tuổi
mây trời bay vô vi
hèn sang không hỏi nữa
bần phú, nước sông xanh
như chim ta ghé cội
như gió ta qua cành
con suối này ta ngủ
trăng vàng ta gối đầu
ưu tư là viên sỏi
rớt vào lòng biển sâu
hang núi ta ngồi chơi
nghe ve kêu mùa hạ
giặt y phơi cuối đồi
làm bài thơ trên đá
thức dậy giữa mờ sương
con trăng kia còn ngủ
ta ngồi quán vô thường
ta tập nghe hơi thở
nắng sớm đã lên rồi
hoa treo nhiều hạt ngọc
chim chóc hót um trời
ta đứng lên từ giã
như cô hạc ngàn năm
suối trong không tìm lại
như hoa nở một lần
thiên thu là hiện tại
nhất bất thiên gia phạn
cô thân vạn lý du
kỳ vi sinh tử sự
giáo hoá độ xuân thu!
mây trắng, cơm ngàn nhà
qua sông, gió đưa qua
mắt xanh xem người thế
lòng hồng thắm muôn xa
ta hỏi con chim nhỏ
dừng bên góc đồi sim
nơi nào suối nước uống
nơi nào bóng cây im
từ rừng ta xuống chợ
từ núi ta qua non
phố phường và đồng nội
ta đi, nẻo bụi mòn
gió hát ru ta ngủ
mây vàng đến đắp chăn
con sóc hiền đứng ngó
hạt đa rớt bên chân
lại thức dậy, lại đi
chân đưa ta về xóm
qua thắng cảnh núi sông
qua trăng tà, trăng lặn
miếu Bà, ta ngồi thiền
đền Ông, ta khất thực
ta nhận vật, không tiền
ta ăn chuối, ăn bánh
người thương cho ăn chay
người thương cho ăn mặn
trái hồng nở trên tay
phước hồng phô nhụy thắm
ta lại qua sông xanh
ta lại qua bến vàng
chân ta theo gió thổi
thong dong và lang thang
hoa trắng đơm ngàn nhà
vui chơi trăm dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua…

(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)


View attachment 7327588


View attachment 7327510
View attachment 7327509



View attachment 7327517
Ngài nói hay quá 🥰
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,080
Động cơ
313,296 Mã lực
Ông này thích chợi trội, mà trội quá thì dễ bị chìm lắm
 

hienhh.nguyen

Đi bộ
Biển số
OF-818319
Ngày cấp bằng
29/8/22
Số km
2
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
39
Em đi chùa ngày rằm cũng cúng dường vô chùa bằng tiền mặt. Mấy người này đưa tiền trực tiếp cho thầy thay vì lên chùa thả vào hòm công đức thì vẫn vậy thôi ah.
Anh ơi, em có inbox cho anh hỏi về việc thay khớp gối của mẹ anh, anh trả lời giúp em ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top