- Biển số
- OF-302370
- Ngày cấp bằng
- 20/12/13
- Số km
- 9,879
- Động cơ
- 73 Mã lực
Tất cả cũng đang chỉ là trên giấy thôi các cụ ạ
Chính trị - Xã hội Chính trị Việt Nam .
.
Cập nhật lúc 06:57, 18/12/2013
Các cường quốc giúp Việt Nam canh Biển Đông
(Chính trị Việt Nam) - Nhằm giúp Việt Nam tăng cường an ninh biển, nhiều quốc gia đã cung cấp cho Việt Nam các khoản viện trợ để mua sắm tàu tuần tra, đào tạo lực lượng cảnh sát biển...
Mỹ hỗ trợ Việt Nam 18 triệu USD Trong cuộc họp báo hôm 16/12 tại Hà Nội sau cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, 32,5 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải, và khẳng định hòa bình ở khu vực này là ưu tiên hàng đầu của Washington.
Gói tài trợ sẽ bao gồm việc đào tạo và cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho các lực lượng cảnh sát biển, hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong các hoạt động nhân đạo, kiểm soát và bảo vệ lãnh hải hiệu quả hơn.
Về chi tiết, thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay nước này dự kiến cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ mới cho Việt Nam nhằm tăng năng lực triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các hoạt động khác.
Sự hỗ trợ này sẽ bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân lực và cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng hành pháp trên biển của Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Không chỉ Mỹ mà hiện nay một số nước khác cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đảm bảo an ninh biển.
Cụ thể, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Tokyo ngày 15/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết hai bên đã đồng ý sẽ đàm phán về việc Nhật cung cấp tàu tuần tra cho VN:
“Quan hệ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam đã phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đó là sự thể hiện quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh là việc giữ gìn an ninh, trật tự đường biển và đường hàng không là lĩnh vực hợp tác quan trọng, và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực này rất quan trọng để đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực.
Trên quan điểm đó, chúng tôi nhất trí hai nước bắt đầu đàm phán nội dung cụ thể để cung cấp tàu tuần tra”.
Thông tin Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam đã được truyền thông Nhật đưa tin cách đây nhiều tháng.
Tờ Asahi Shimbun ngày 19/8 dẫn lời một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc cung cấp tàu tuần tiễu cho Việt Nam. Trong thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 7, Nhật Bản cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tiễu mới, loại 40m.
Tháng 9/2013, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khi ông này sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo về tiếng Nhật, tiếng Anh; hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển...
Ấn Độ cấp tín dụng cho Việt Nam mua sắm quốc phòng
Trước sự bất ổn trên Biển Đông gia tăng trong thời gian qua, hồi cuối tháng 11/2013 , Ấn Độ đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng 100 triệu USD để trang bị các sản phẩm quốc phòng.
Jane’s Defence Weekly tiết lộ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố, khoản vay này khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược và tăng cường lợi ích giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng bền chặt.
Tuy không có thông báo chi tiết về việc Hà Nội sẽ sử dụng khoản vay này để mua sắm vũ khí gì của New Dehli, nhưng theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông nước này, khả năng Việt Nam sẽ mua 4 tàu tuần tiễu của Ấn Độ.
Trong gói cho vay mua sắm này còn bao hàm cả kế hoạch Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đỡ huấn luyện và hiện đại hóa lực lượng an ninh và quân đội Việt Nam. Trước đây, các hợp đồng quốc phòng đã ký giữa 2 nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Ấn Độ cung cấp các trang, thiết bị, linh kiện cho các loại vũ khí kiểu Nga mà Việt Nam đang sở hữu, ví dụ như tàu hộ vệ lớp Petya và tàu cao tốc tên lửa lớp Osa II.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia vào rất nhiều dự án trang bị kiểu Nga khác của Việt Nam như: Linh kiện máy bay, tên lửa tầm ngắn… New Dehli còn giúp Hà Nội trong công tác huấn luyện thủy thủ và nhân viên tàu ngầm để họ có khả năng tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng 6 tàu ngầm Kilo mua của Nga.
Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh biển với New Zealand
Lễ ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng New Zealand Không chỉ tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, hiện này Việt Nam còn tăng cường giao lưu, hợp tác với New Zealand trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh trên biển. Mối quan hệ đó đã được khẳng định bằng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Jonathan Coleman cuối tháng 11/2013 vừa qua.
Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhất trí sẽ tăng cường tham vấn trên các diễn đàn đa phương và đối thoại song phương ở cả cấp chiến lược và cấp thừa hành. Hai bên mong muốn tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác đào tạo về nâng cao tiếng Anh và chuyên ngành các binh chủng, đặc biệt là giúp đỡ bồi dưỡng lực lượng Gìn giữ hòa bình của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng New Zealand về Hợp tác quốc phòng. Đây là một khung pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương giữa hai Bộ Quốc phòng, hai quân đội.
N.Phương
Chính trị - Xã hội Chính trị Việt Nam .
.
Cập nhật lúc 06:57, 18/12/2013
Các cường quốc giúp Việt Nam canh Biển Đông
(Chính trị Việt Nam) - Nhằm giúp Việt Nam tăng cường an ninh biển, nhiều quốc gia đã cung cấp cho Việt Nam các khoản viện trợ để mua sắm tàu tuần tra, đào tạo lực lượng cảnh sát biển...
Mỹ hỗ trợ Việt Nam 18 triệu USD Trong cuộc họp báo hôm 16/12 tại Hà Nội sau cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, 32,5 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải, và khẳng định hòa bình ở khu vực này là ưu tiên hàng đầu của Washington.
Gói tài trợ sẽ bao gồm việc đào tạo và cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho các lực lượng cảnh sát biển, hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong các hoạt động nhân đạo, kiểm soát và bảo vệ lãnh hải hiệu quả hơn.
Về chi tiết, thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay nước này dự kiến cung cấp 18 triệu USD hỗ trợ mới cho Việt Nam nhằm tăng năng lực triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và các hoạt động khác.
Sự hỗ trợ này sẽ bắt đầu bằng việc huấn luyện nhân lực và cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng hành pháp trên biển của Việt Nam.
Không chỉ Mỹ mà hiện nay một số nước khác cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đảm bảo an ninh biển.
Cụ thể, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Tokyo ngày 15/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết hai bên đã đồng ý sẽ đàm phán về việc Nhật cung cấp tàu tuần tra cho VN:
“Quan hệ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam đã phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đó là sự thể hiện quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh là việc giữ gìn an ninh, trật tự đường biển và đường hàng không là lĩnh vực hợp tác quan trọng, và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trong lĩnh vực này rất quan trọng để đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực.
Trên quan điểm đó, chúng tôi nhất trí hai nước bắt đầu đàm phán nội dung cụ thể để cung cấp tàu tuần tra”.
Thông tin Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam đã được truyền thông Nhật đưa tin cách đây nhiều tháng.
Tờ Asahi Shimbun ngày 19/8 dẫn lời một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc cung cấp tàu tuần tiễu cho Việt Nam. Trong thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 7, Nhật Bản cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tiễu mới, loại 40m.
Tháng 9/2013, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khi ông này sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo về tiếng Nhật, tiếng Anh; hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong hiện đại hóa trang thiết bị của lực lượng cảnh sát biển...
Ấn Độ cấp tín dụng cho Việt Nam mua sắm quốc phòng
Trước sự bất ổn trên Biển Đông gia tăng trong thời gian qua, hồi cuối tháng 11/2013 , Ấn Độ đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng 100 triệu USD để trang bị các sản phẩm quốc phòng.
Jane’s Defence Weekly tiết lộ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh công bố, khoản vay này khẳng định mối quan hệ hợp tác chiến lược và tăng cường lợi ích giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng bền chặt.
Tuy không có thông báo chi tiết về việc Hà Nội sẽ sử dụng khoản vay này để mua sắm vũ khí gì của New Dehli, nhưng theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông nước này, khả năng Việt Nam sẽ mua 4 tàu tuần tiễu của Ấn Độ.
Trong gói cho vay mua sắm này còn bao hàm cả kế hoạch Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đỡ huấn luyện và hiện đại hóa lực lượng an ninh và quân đội Việt Nam. Trước đây, các hợp đồng quốc phòng đã ký giữa 2 nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Ấn Độ cung cấp các trang, thiết bị, linh kiện cho các loại vũ khí kiểu Nga mà Việt Nam đang sở hữu, ví dụ như tàu hộ vệ lớp Petya và tàu cao tốc tên lửa lớp Osa II.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tham gia vào rất nhiều dự án trang bị kiểu Nga khác của Việt Nam như: Linh kiện máy bay, tên lửa tầm ngắn… New Dehli còn giúp Hà Nội trong công tác huấn luyện thủy thủ và nhân viên tàu ngầm để họ có khả năng tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng 6 tàu ngầm Kilo mua của Nga.
Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh biển với New Zealand
Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhất trí sẽ tăng cường tham vấn trên các diễn đàn đa phương và đối thoại song phương ở cả cấp chiến lược và cấp thừa hành. Hai bên mong muốn tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác đào tạo về nâng cao tiếng Anh và chuyên ngành các binh chủng, đặc biệt là giúp đỡ bồi dưỡng lực lượng Gìn giữ hòa bình của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng New Zealand về Hợp tác quốc phòng. Đây là một khung pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương giữa hai Bộ Quốc phòng, hai quân đội.
N.Phương