[Funland] Cùng đọc và suy ngẫm - Những câu chuyện đầy ý nghĩa !!!

Vitcon

Xe đạp
Biển số
OF-20333
Ngày cấp bằng
24/8/08
Số km
37
Động cơ
500,540 Mã lực
Cụ có thể cho e biết tên sách của Cụ với được ko?
CCarm ơn Cụ nhiều!
Cụ hỏi thế thì mợ 3G đâu còn được độc quyền nữa :D
Nhưng e đồ là mấy tập "Hạt giống tâm hồn" có phải không mợ 3G ơi? :-?
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,518
Động cơ
502,338 Mã lực
Nơi ở
VTC1
me3G nói:
Đã thế cứ tối em mới post thêm truyện mới :P
Mợ nài ác như con tê giác. Cứ tối tối 2 thằng F1 rúc 2 bên, đọc truyện nào liên quan đến bọn chúng là em cứ xay xè mắt ấy nhá! :D
 

emtimanh

Xe hơi
Biển số
OF-111454
Ngày cấp bằng
4/9/11
Số km
188
Động cơ
391,540 Mã lực
Trò chơi li dị


Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang. Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".

Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: "Chắc là để phơi quần áo đấy mà".

Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: "Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang".

Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách. Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ". Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố".

Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: "Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu".

Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".

Bố, một tay xách va ly, một tay xốc Củ Hành: "Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".

Me, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: "Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố". Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".

Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.

Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?".

Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy".

Cà Rốt lại hỏi: "Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?". Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha.

Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".

Cà Rốt xịu mặt: "Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?".

Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng". Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi. Giờ ra chơi, Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: "Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".

Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".

Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?", Cà Rốt dí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả". Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?". Cà Rốt gật đầu: "Ừ". Củ Hành cáu: "Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị". Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu ...

Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: "Hôm nay ở nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?".

Mẹ bảo: "Thôi, để tôi đưa cháu về luôn". Củ Hành tròn mắt: "Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?". Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.

(...)

*** Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá. Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn. Con bé nhìn em một cách bao dung: "Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ". Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới" "Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi, ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào". Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im.

Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: "Anh vào đi". Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường. Mẹ bảo: "Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng". Bố nói nhỏ: "Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ".

Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em". Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu. Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười. Hai vai bố như xệ hẳn xuống.

Bố nói mà không nhìn mẹ: "Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".

Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê. Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ. Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề? Chị không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần. Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị. Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người. Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại.

Mẹ chị khuyên: "Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy".Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp. Chị biết rõ mình không thể lướt quá mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghĩ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị chịu không nổi. Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng.

Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: "Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị , được không?".

Chị tàn nhẫn nhìn anh: "Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu". Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn kể từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.

Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được".

Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm. Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ. Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ" cho xem.

Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đó sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội. Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi". Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày.

Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khoẻ không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?". Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: "Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé".

Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: "Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau".

Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã "bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo, ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn. Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.

Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: "Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng". Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn. Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá, mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố. Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố? Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?... Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đó Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

*** Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc. Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bặm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.

Anh bảo: "Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?".

"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vạch như một thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.

Củ Hành bảo: "Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé". "Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa mỗi nơi?". "Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua, khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai, anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau". "Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi ...".

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả. Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: "Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả ..."

Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ hành lại thèm ...".

Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi, lại lại trên lầu. Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc ... Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức. Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.

Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: "Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khoẻ tồi tệ lắm ...".

Chị gắt: "Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa".

Mẹ dỗi: "Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu"

Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu ..., nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh. Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

*** Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: "Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em ...".

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lồng ngực, chị cứ nức nở, nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người. Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.

Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi".

Cà Rốt cười: "Thì về với mẹ và chị . Càng sướng".

Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đó chị muộn thế?".

Cà Rốt tròn xoe mắt: "Ừ nhỉ".

Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn loang loáng rọi vào.

Củ Hành reo: "Bố đến rồi".

Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ.

Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ".

Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm".
bài này hay quá nhưng ai đang ở hoàn cảnh thế nay nên nghĩ kỹ để gia đình không bị li tán
 

Me3G

Xe container
Biển số
OF-23456
Ngày cấp bằng
3/11/08
Số km
7,212
Động cơ
562,948 Mã lực
Nơi ở
Bald Club - OF
Hạnh phúc tìm ở đâu
Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: "Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?".

Một yêu tinh lên tiếng: "Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra".

Yêu tinh đầu đàn lắc đầu: "Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy".

"Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm..." - một yêu tinh khác nói.

"Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại", yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.

"Mang giấu ở một hành tinh khác vậy", một tiểu yêu tinh đề nghị.

"Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác", yêu tinh đầu đàn ngao ngán.

"Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...", một nữ yêu tinh chậm rãi nói.

Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.


Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
 

Z-yakuza-Z

Xe buýt
Biển số
OF-130382
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
641
Động cơ
381,035 Mã lực
Thớt này hay quá, em đang phổ biến thớt này bên nhà em.
 

học lái

Xe điện
Biển số
OF-682
Ngày cấp bằng
8/7/06
Số km
2,011
Động cơ
595,871 Mã lực
Tuổi
42
Các câu truyện đều có tính triết lý và giáo dục cao. Cảm ơn mợ.
 

học lái

Xe điện
Biển số
OF-682
Ngày cấp bằng
8/7/06
Số km
2,011
Động cơ
595,871 Mã lực
Tuổi
42
Bát mì của lòng tự trọng!!!

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.



Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.


Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.



Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng./.

Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình.
Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người.
Truyện này đã đọc rồi nhưng đọc lại vẫn nhỏ lệ
 

MinhKhoi2007

Xe tăng
Biển số
OF-75957
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
1,091
Động cơ
531,194 Mã lực
Nhiều truyện cảm động và đáng phải suy ngẫm cho bản thân.
 

Me3G

Xe container
Biển số
OF-23456
Ngày cấp bằng
3/11/08
Số km
7,212
Động cơ
562,948 Mã lực
Nơi ở
Bald Club - OF
Mỗi chúng ta là một bản chính​


Đã bao giờ bạn nghĩ mình thật quá mờ nhạt trong con mắt mọi người xung quanh hay thậm chí ông trời thật quá bất công khi chẳng ban cho bạn một gương mặt xinh đẹp dù chỉ một tí. Nếu thế hãy cùng tôi đọc câu chuyện dưới đây để cùng tôi phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn của bạn nhé...

Nơi hoang mạc kia có một gia đình xương rồng nọ gồm xương rồng bố mẹ và một cô "xương rồng bé nhỏ " rất đáng yêu. Một hôm đang tấm táp cho bộ gai của mình dưới con nắng rực rỡ bỗng cơn gió bay qua và dừng lại chỗ "xương rồng nhỏ".

- Chào xương rồng!

- Chào gió! Chị vừa đi đâu về thế?

- Ta vừa thổi qua một thảo nguyên nơi phương Bắc xa xôi.Nơi ấy có rất nhiều hoa thơm cỏ lạ. Những bông hồng lộng lẫy vơí bộ cánh đỏ rực thơm dịu nhẹ, những đóa hoa cúc mảnh mai và ngây thơ như những cô bé mới lớn,cả những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi lá to như cái quạt. Thôi ta đi đây, còn rất nhiều thứ ta muốn ngắm nhìn!

Thế rồi làn gió bay đi để lại sau lưng xương rồng nhỏ đang trầm ngâm suy nghĩ:

- Ôi ta ước gì mình cũng trở nên xinh đẹp như những bông hoa kia. Mình cũng là cây nhưng nhìn xem những gì mình có chỉ là một thân hình mọng nước và những cái gai xấu xí.

Rồi cô bé cứ rầu rĩ mãi và ngày càng gầy đi khiến cho bố mẹ xương rồng vô cùng lo lắng.Thấy thế Mặt Trời liền xuống hỏi:

- Này xương rồng nhỏ ! Sao con lại buồn như thế?

Cô bé kể chuyện của mình cho Mặt Trời nghe và cầu xin:

- Ông ơi cháu hãy giúp cháu có được sắc đẹp như những loài hoa kia,cháu không thích mình xấu xí như thế này.

- Nhưng cháu sẽ phải trả giá rất đắt đấy bởi ta biết chúng không hợp với cháu ở nơi sa mạc này đâu.

Nhưng xương rồng cứ một mực cầu xin.Thế là Mặt Trời phải đồng ý.Một ánh sáng chói lọi loé lên khiến thân hình xương rồng bé lại như hoa cúc,những cái gai biến mất thay vào đó là những chiếc lá to như lá cổ thụ,trên ngọn mọc ra một bông hoa đỏ rực như hoa hồng. Xương rồng nhỏ sung sướng cảm ơn ông Mặt Trời, vẫy những cành lá mới của mình.

Từ đó cô bé trở thành sinh vật rực rỡ nhất trong sa mạc khiến những cơn gió bay ngang phải dừng lại để ngắm nhìn.

Nhưng rồi ngày qua ngày những cánh hoa xinh đẹp bắt đầu héo úa,những chiếc lá vàng vọt đi, thân cây bé nhỏ rũ xuống. Dưới cái nắng thiêu đốt của sa mạc khiến cô bé thấy khát cháy. Cô bé nhận ra sự sống đang cạn dần. Với những hơi thở cuối cùng cô bé thì thào gọi ông Mặt Trời.Ông Mặt Trời đỏ gay gắt hiện ra:

- Giờ thì cháu đã nhận ra sai lầm của mình chưa nào. Tạo hóa đã ban cho cháu một hình hài giúp cháu có thể sinh tồn và đây là cái giá mà cháu phải trả khi trái lại tạo hóa.

Khi Mặt Trời vừa dứt lời cũng là lúc cô bé trút hơi thở cuối cùng trong nỗi ân hận muộn màng...

Thật ra Xương rồng bé nhỏ không hề xấu xí như cô bé nghĩ,thậm chí cô còn có những vẻ đẹp riêng mà không một sinh vật nào có được. Đó là sức sống bền bỉ nơi hoang mạc nóng bỏng kia.Vẻ đẹp ấy không bộc lộ ra ngoài mà ẩn sâu bên trong cô bé.

Vậy còn chúng ta? Cũng thế thôi. Có lẽ bạn không xinh đẹp hay quá thông minh nhưng mọi người có thể yêu quí bạn bởi cách bạn sống và tin hay dù chỉ là một nụ cười của bạn mà thôi. Đừng bao giờ quên mỗi chúng ta là một bản chính chứ không phải một bản sao của ai cả.
 

JimBo

Xe tải
Biển số
OF-105615
Ngày cấp bằng
13/7/11
Số km
278
Động cơ
397,640 Mã lực
Cụ hỏi thế thì mợ 3G đâu còn được độc quyền nữa :D
Nhưng e đồ là mấy tập "Hạt giống tâm hồn" có phải không mợ 3G ơi? :-?
Ko đâu, cụ (hoặc mợ) ạ, e vưỡn đọc hết đầy đủ các câu chuyện của mợ me3G đấy, để e còn được đọc cả những kết luận của mợ ấy ở cuối trang chứ!
Cảm ơn mợ me3G nhiều nhiều nhé! Cảm on, Cảm ơn, Cảm ơn!!!!:D
P/S @Vịtccon: E hỏi tên sách với mục đích là lùng mua để cho/tặng, chẳng nhẽ lại cóp chuyện của mợ me 3G rồi in trên giấy a4 đi cho/tặng thì buồn cừi nhề:-|
 

haphan

Xe tải
Biển số
OF-54753
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
489
Động cơ
454,380 Mã lực
Những câu chuyện hay để đọc dần. Vodka cụ.
 

Quang1311

Xe đạp
Biển số
OF-35919
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
47
Động cơ
473,370 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Hà nội
Toàn chuyện hay cả! Cám ơn mợ chủ thớt. Em đánh dấu phát.
 

Me3G

Xe container
Biển số
OF-23456
Ngày cấp bằng
3/11/08
Số km
7,212
Động cơ
562,948 Mã lực
Nơi ở
Bald Club - OF
Tình thương vô điều kiện

Câu chuyện dưới đây xảy ra lâu lắm rồi bên Do Thái. một ngày kia, khi những viên chức chính phủ đang sữa chữa, xây cất một chuồng bò thì họ trông thấy trong góc nhà có một cái ổ chuột. Họ bèn dùng dùng khói đuổi mấy con chuột trong đó chạy ra. Một hồi sau quả thật có chuột chạy ra, từng con, từng con một...

Sau đó mọi người nghĩ rằng chuột đi hết rồi. Nhưng khi họ vừa mới bắt đầu dọn dẹp thì thấy hai con chuột nữa đang chen nhau ra khỏi miệng ổ. Sau một hồi cố gắng, cuối cùng hai con lọt ra được. Điều lạ là sau khi ra ngoài ổ, hai đứa không chạy đi liền mà đuổi nhau ở gần lối ra, dường như con này đang muốn cắn đuôi con kia.

Mọi người kinh ngạc lại gần coi thử, thì họ thấy một con bị mù, không thấy gì cả, còn con kia đang cố gắng để cho con mù cắn đuôi nó, để nó kéo con mù đi tẩu thoát.

Sau khi chứng kiến sự việc xảy ra, ai nấy đều xúc động, không nói nên lời. Tới giờ ăn, nhóm người ngồi quây quần và bắt đầu bàn luận về những gì xảy ra giữa hai con chuột.

Một viên chức La Mã nghiêm nghị nói:” Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó cũng giống như giữa vua và quan”. Những người kia nghĩ một hồi rồi nói:” Thì ra thế!” Viên chức La Mã rất lấy làm hãnh diện. Một người Do Thái khôn ngoan lên tiếng:” Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó giống như là vợ với chồng”. Mấy người kia ngẫm nghỉ một hồi nữa, ai cũng thấy có lý, đồng tán thành. Nói xong, mặt người Do Thái lộ vẻ mãn nguyện.

Một người Trung Hoa, quen với truyền thống rất mạnh mẽ ở Trung Hoa là hiếu thuận với cha mẹ, nói: "Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột kia cũng giống như tình nghĩa mẹ con". Những người kia lại nghĩ một hồi nữa, cảm thấy điều này có lý hơn. Họ tỏ ý tán thành lần nữa. Gương mặt người Trung Hoa bộc lộ nét khiêm tốn chuyên nghiệp.

Lúc đó, một người hay làm phúc, đầu óc đơn thuần đang ngồi dưới đất chống tay lên cằm, nhìn mấy người kia vẻ hoang mang:”Hai con chuột kia sao lại phải có quan hệ với nhau chứ?”

Thời gian bỗng nhiên dừng lại. Cả toán vẻ mặt sững sờ, nhìn về phía người kia, không nói một lời. Viên chức La Mã, người Do Thái, và người Trung Hoa, ba người lên tiếng lúc nãy đều cúi đầu xấu hổ, không dám trả lời.

Thật vậy, tình thương vô điều kiện không dựa vào lợi lộc, tình bạn, sự thủy chung hay huyết thống. Thật ra nó không cần một quan hệ nào cả.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top