Em có nghiên cứu vấn đề này rồi. Không dơn giản như thế đâu ạ!!
Nếu xét cho đến
tận cùng nghĩa của từ vượt thì:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa là:
Tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau.
Như vậy, việc 2 xe có sự thay đổi vị trí với nhau trên đường sẽ thuộc 2 trường hợp
- Xe A "vượt lên" (so với) xe B
- Xe B "tụt lại" (so với) xe A
Việc xác định chính xác thuộc trường hợp "vượt" hay "tụt lại" sẽ căn cứ vào bên chủ động thay đổi tốc độ. Tức là thế này:
Hai xe đang đi cùng 1 vận tốc:
- Nếu xe A tăng tốc, xe B giữ nguyên vận tốc làm vị trí của xe A lên trước so với xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi đó, xe A là bên chủ động thay đổi tốc độ (tăng lên) nên khẳng định chính xác là A vượt B. (Như cụ đã định nghĩa)
- Nếu xe B giảm tốc, xe A giữ nguyên vận tốc cũng làm cho vị trí của xe A lên trước xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi này, xe B là bên chủ động thay đổi tốc độ (giảm xuống) nên khẳng định chính xác là B tụt lại so với A.
Tuy nhiên, có những trường hợp ko có bên nào chủ động (như hai xe đều chuyển động với vận tốc là ko đổi nhưng vận tốc của xe A lớn hơn xe B nên khi gặp nhau xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) hay cả 2 bên đều chủ động (xe A tăng tốc đòng thời xe B giảm tốc làm xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) thì chịu. Không xác định được là "vượt lên" hay "tụt lại".
Vì vậy, khái niệm "vượt" là không rõ ràng. Và anh em ta phải chờ để có một quy định bổ sung vào Điều 14 là: Điều này chỉ áp dụng trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều.
Trong khi chờ quy định này, ta cứ cãi như các cụ đã làm là ổn.
TB: Em xin nhắc lại. Đây là phân tích cụ thể trên phương diện từ ngữ, phương pháp phân tích luật nên các cụ đừng đưa thực tiễn vào nhé!!!