[Thảo luận] Cùng định nghĩa về khái niệm "Vượt xe"

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Hehe sắp tới 90% ra đường vượt phải là OF roài :)) ............. :)
Thực tế chỉ có vài Quốc lộ/Cao tốc phân nhiều làn xe thì bất đắc dĩ có thể "vượt phải" bằng cách đi vào làn bên phải nên vẫn đúng luật chứ các Quốc lộ khác vượt phải là sai luật em cũng chả cổ vũ đâu ạ. Nếu ai đi chậm dưới tốc độ tối đa của làn đường cũng đi vào làn bên phải thì chả có ai phải "vượt phải" cả.
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Hehe sắp tới 90% ra đường vượt phải là OF roài :)) ............. :)
Cụ không nên comment châm biếm như thế!

Thói quen "tốt", em nói "tốt" vì dân VN đã quen như thế, là vượt về phía bên trái xe chạy cùng chiều! Tất cả đã quen như vậy nên sẽ dễ chịu hơn!
Tuy nhiên, với đường phân làn rõ ràng thì hoàn toàn có thể vượt qua xe trước tại làn riêng bên phải! Điều này giải quyết được 2 vấn đề:

1- Người muốn vượt thường chủ động hơn người bị xin vượt!
2- Các xe hoàn toàn có thể chạy ổn định trên từng làn đường riêng rẽ, đỡ phải chuyển làn nhiều nguy hiểm!

Vấn đề cốt lõi để phải vượt bằng làn bên phải là ý thức lái xe tại VN quá kém! Xe to nặng kềnh càng chạy không đủ tốc độ tối đa cho phép, kể cả trên đường thoáng không có chướng ngại vật, nhưng cứ cố tình bám lấy làn đường ngoài cùng gây cản trở giao thông và không chấp hành Luật cấm cản trở khi xe khác xin vượt!
Đáng buồn là xxx không có và không chịu tìm cách xử lý trường hợp này để răn đe giáo dục lái xe thiếu ý thức mà chỉ nhăm nhăm ép tội xe nào dễ bắt để phạt oan!!!
 

Ngoc Phan XLS

Xe container
Biển số
OF-33031
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
7,683
Động cơ
554,291 Mã lực
Hehe sắp tới 90% ra đường vượt phải là OF roài :)) ............. :)

Cụ không nên comment châm biếm như thế!

Thói quen "tốt", em nói "tốt" vì dân VN đã quen như thế, là vượt về phía bên trái xe chạy cùng chiều! Tất cả đã quen như vậy nên sẽ dễ chịu hơn!
Tuy nhiên, với đường phân làn rõ ràng thì hoàn toàn có thể vượt qua xe trước tại làn riêng bên phải! Điều này giải quyết được 2 vấn đề:

1- Người muốn vượt thường chủ động hơn người bị xin vượt!
2- Các xe hoàn toàn có thể chạy ổn định trên từng làn đường riêng rẽ, đỡ phải chuyển làn nhiều nguy hiểm!

Vấn đề cốt lõi để phải vượt bằng làn bên phải là ý thức lái xe tại VN quá kém! Xe to nặng kềnh càng chạy không đủ tốc độ tối đa cho phép, kể cả trên đường thoáng không có chướng ngại vật, nhưng cứ cố tình bám lấy làn đường ngoài cùng gây cản trở giao thông và không chấp hành Luật cấm cản trở khi xe khác xin vượt!
Đáng buồn là xxx không có và không chịu tìm cách xử lý trường hợp này để răn đe giáo dục lái xe thiếu ý thức mà chỉ nhăm nhăm ép tội xe nào dễ bắt để phạt oan!!!
 

hanvenza

Xe hơi
Biển số
OF-46496
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
143
Động cơ
462,989 Mã lực
Nhân tiện có thớt này, em xin hỏi thắc mắc của em đã lâu chưa được giải đáp. Theo luật hiện nay, 2B muốn vượt 4B cùng chiều phải vượt bên trái 4B. Nếu vậy trên QL1 ( không phân làn, 2B và 4B chạy chung), 2B muốn vượt 4B phải chạy ra giữa tim đường à ? Nếu như vậy quá nguy hiểm
 

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
592
Động cơ
478,290 Mã lực
Đáng nhẽ xxx phải bắt hết những xe tải, xe bus, xe cont đi trên làn dành cho xe con thì anh em ta khỏe.
XXX muốn kiếm mà, xe tải thì được bảo kê hết roài.

Đọc ý kiến các cụ mới thấy ách tắc giao thông VN ngoài lý do ý thức người tham gia giao thông, còn do người giám sát điều hành không công tâm. Xét cho cùng cũng là miếng cơm manh áo
 

Nguyen Van Ngoa

Xe hơi
Biển số
OF-34002
Ngày cấp bằng
25/4/09
Số km
157
Động cơ
477,252 Mã lực
khái niệm này được mệnh danh là mập mờ nhất cụ nhỉ
 

Đậu đại ka

Xe buýt
Biển số
OF-47676
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
542
Động cơ
464,888 Mã lực
Nơi ở
(.)(.) mẹ
Cụ nào thử chuột bạch đi làn giữa, nhanh hơn xe làn bên trái nhưng vẫn <=80km/h ở cầu vượt đường Thăng Long - Nội Bài đoạn qua khu CN xem ợ ? Thế trên cầu hay ở những nơi có biển cấm vượt mà có >= 2 làn xe chạy cùng chiều thì vẫn áp dụng được chứ ợ ?
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,604 Mã lực
Cụ nào thử chuột bạch đi làn giữa, nhanh hơn xe làn bên trái nhưng vẫn <=80km/h ở cầu vượt đường Thăng Long - Nội Bài đoạn qua khu CN xem ợ ? Thế trên cầu hay ở những nơi có biển cấm vượt mà có >= 2 làn xe chạy cùng chiều thì vẫn áp dụng được chứ ợ ?
Thưa Đậu sư phụ, em tuần nào cũng đi như vậy mà không bị sao hết, trước mặt xxx luôn.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,794
Động cơ
8,604 Mã lực
Thực tế chỉ có vài Quốc lộ/Cao tốc phân nhiều làn xe thì bất đắc dĩ có thể "vượt phải" bằng cách đi vào làn bên phải nên vẫn đúng luật chứ các Quốc lộ khác vượt phải là sai luật em cũng chả cổ vũ đâu ạ. Nếu ai đi chậm dưới tốc độ tối đa của làn đường cũng đi vào làn bên phải thì chả có ai phải "vượt phải" cả.
Thưa cụ, QL 3 hay QL 1 đều 1 làn, có cho vàng em cũng không dám vượt phải ạ.

Các cụ ơi, ở đại lộ Thăng Long, có xe đi làn ngoài với tốc độ cây chuối trên giờ, em chuyển sang làn giữa, xong em chuyển tiếp sang làn bên phải nữa rồi đi tốc độ <60km/h theo qui định và rồi xe em vượt lên trê. Thế là em bị vượt phải không vì em cách tay kia cả chục mét rồi nhể?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Cụ nào thử chuột bạch đi làn giữa, nhanh hơn xe làn bên trái nhưng vẫn <=80km/h ở cầu vượt đường Thăng Long - Nội Bài đoạn qua khu CN xem ợ ? Thế trên cầu hay ở những nơi có biển cấm vượt mà có >= 2 làn xe chạy cùng chiều thì vẫn áp dụng được chứ ợ ?
Cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì thì em thường xuyên đi như vậy, có cả Clip đã đăng ở thớt "vượt phải" nào đó, giờ tìm lại hơi khó. Nhưng em cũng khuyên các cụ ko nên cố tình, chẳng qua tình thế các xe đi quá chậm chiếm làn trái trong khi làn phải thông thoáng thì em chuyển làn để đi cho đỡ ách tắc giao thông thôi ạ.
 

thule6

Xe điện
Biển số
OF-24232
Ngày cấp bằng
15/11/08
Số km
3,210
Động cơ
523,365 Mã lực
Em tham gia giao thông đúng làn, đúng tốc độ, không đánh võng, không chèn ép, tạt đầu ai nên em ứ sợ XXX
Nếu bị vịn em quay phim, chụp ảnh và ghi âm luôn rồi phọt lên đây tích điểm cuối năm có cơ đổi rịu uống các cụ nhẩy :))
Chúc các cụ nái xe an toàn và thuộc nuật (b)
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Thưa cụ, QL 3 hay QL 1 đều 1 làn, có cho vàng em cũng không dám vượt phải ạ.

Các cụ ơi, ở đại lộ Thăng Long, có xe đi làn ngoài với tốc độ cây chuối trên giờ, em chuyển sang làn giữa, xong em chuyển tiếp sang làn bên phải nữa rồi đi tốc độ <60km/h theo qui định và rồi xe em vượt lên trê. Thế là em bị vượt phải không vì em cách tay kia cả chục mét rồi nhể?
Vậy nên em mới đang rất mong muốn các Đại Ka định nghĩa giúp thế nào là "Vượt xe" (vì luật củ chuối của mình không định nghĩa mà chỉ quy định). Định nghĩa xong "Vượt xe" rồi thì chuyện thế nào là "vượt phải" sẽ rõ như ban ngày thôi mà.
 

thaptothanh13

Xe tải
Biển số
OF-58291
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
466
Động cơ
447,785 Mã lực
Em thử định nghĩa xem nhé: "Vượt xe là việc một xe cơ giới tăng tốc độ để vượt qua một xe cơ giới khác khi hai xe lưu thông trên cùng một làn đường". Nếu định nghĩa như này thì những xe bám sát đ.ít 1 xe đi phía trước cùng làn rồi lách ra tăng tốc, vượt lên và trở lại làn mới gọi là vượt, còn những xe di chuyển ổn định trên 1 làn đường (bất kể làn trái hay làn phải) mà xe đi làn bên cạnh chậm hơn và tụt lại thì không gọi là vượt. Mong các bác QH sớm sửa lại Luật GTĐB cho anh em được nhờ.
Em có nghiên cứu vấn đề này rồi. Không dơn giản như thế đâu ạ!!
Nếu xét cho đến tận cùng nghĩa của từ vượt thì:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa là: Tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau.

Như vậy, việc 2 xe có sự thay đổi vị trí với nhau trên đường sẽ thuộc 2 trường hợp
- Xe A "vượt lên" (so với) xe B
- Xe B "tụt lại" (so với) xe A
Việc xác định chính xác thuộc trường hợp "vượt" hay "tụt lại" sẽ căn cứ vào bên chủ động thay đổi tốc độ. Tức là thế này:
Hai xe đang đi cùng 1 vận tốc:
- Nếu xe A tăng tốc, xe B giữ nguyên vận tốc làm vị trí của xe A lên trước so với xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi đó, xe A là bên chủ động thay đổi tốc độ (tăng lên) nên khẳng định chính xác là A vượt B. (Như cụ đã định nghĩa)
- Nếu xe B giảm tốc, xe A giữ nguyên vận tốc cũng làm cho vị trí của xe A lên trước xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi này, xe B là bên chủ động thay đổi tốc độ (giảm xuống) nên khẳng định chính xác là B tụt lại so với A.

Tuy nhiên, có những trường hợp ko có bên nào chủ động (như hai xe đều chuyển động với vận tốc là ko đổi nhưng vận tốc của xe A lớn hơn xe B nên khi gặp nhau xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) hay cả 2 bên đều chủ động (xe A tăng tốc đòng thời xe B giảm tốc làm xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) thì chịu. Không xác định được là "vượt lên" hay "tụt lại".
Vì vậy, khái niệm "vượt" là không rõ ràng. Và anh em ta phải chờ để có một quy định bổ sung vào Điều 14 là: Điều này chỉ áp dụng trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều.

Trong khi chờ quy định này, ta cứ cãi như các cụ đã làm là ổn. :P

TB: Em xin nhắc lại. Đây là phân tích cụ thể trên phương diện từ ngữ, phương pháp phân tích luật nên các cụ đừng đưa thực tiễn vào nhé!!!
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em có nghiên cứu vấn đề này rồi. Không dơn giản như thế đâu ạ!!
Nếu xét cho đến tận cùng nghĩa của từ vượt thì:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa là: Tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau.

Như vậy, việc 2 xe có sự thay đổi vị trí với nhau trên đường sẽ thuộc 2 trường hợp
- Xe A "vượt lên" (so với) xe B
- Xe B "tụt lại" (so với) xe A
Việc xác định chính xác thuộc trường hợp "vượt" hay "tụt lại" sẽ căn cứ vào bên chủ động thay đổi tốc độ. Tức là thế này:
Hai xe đang đi cùng 1 vận tốc:
- Nếu xe A tăng tốc, xe B giữ nguyên vận tốc làm vị trí của xe A lên trước so với xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi đó, xe A là bên chủ động thay đổi tốc độ (tăng lên) nên khẳng định chính xác là A vượt B. (Như cụ đã định nghĩa)
- Nếu xe B giảm tốc, xe A giữ nguyên vận tốc cũng làm cho vị trí của xe A lên trước xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi này, xe B là bên chủ động thay đổi tốc độ (giảm xuống) nên khẳng định chính xác là B tụt lại so với A.

Tuy nhiên, có những trường hợp ko có bên nào chủ động (như hai xe đều chuyển động với vận tốc là ko đổi nhưng vận tốc của xe A lớn hơn xe B nên khi gặp nhau xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) hay cả 2 bên đều chủ động (xe A tăng tốc đòng thời xe B giảm tốc làm xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) thì chịu. Không xác định được là "vượt lên" hay "tụt lại".
Vì vậy, khái niệm "vượt" là không rõ ràng. Và anh em ta phải chờ để có một quy định bổ sung vào Điều 14 là: Điều này chỉ áp dụng trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều.

Trong khi chờ quy định này, ta cứ cãi như các cụ đã làm là ổn. :P

TB: Em xin nhắc lại. Đây là phân tích cụ thể trên phương diện từ ngữ, phương pháp phân tích luật nên các cụ đừng đưa thực tiễn vào nhé!!!
Em đồng ý là phân tích theo ngôn ngữ, từ điển thì như cụ nói là đúng, nhưng các Văn bản Pháp luật đều cần và có định nghĩa lại những cụm từ mang tính chuyên ngành cho phù hợp với ngữ cảnh và phạm vi điều chỉnh của Pháp luật đó. Nếu vác nguyên cái giải nghĩa của từ điển vào Luật hoặc bỏ qua (cho rằng từ điển đã giải nghĩa đầy đủ) thì nó mênh mông quá và cuối cùng làm cho chúng ta đang phải tranh luận bất phân đúng sai ở đây và là cái cần câu cho xxx chém anh em LX.
 

thaptothanh13

Xe tải
Biển số
OF-58291
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
466
Động cơ
447,785 Mã lực
Em đồng ý là phân tích theo ngôn ngữ, từ điển thì như cụ nói là đúng, nhưng các Văn bản Pháp luật đều cần và có định nghĩa lại những cụm từ mang tính chuyên ngành cho phù hợp với ngữ cảnh và phạm vi điều chỉnh của Pháp luật đó. Nếu vác nguyên cái giải nghĩa của từ điển vào Luật hoặc bỏ qua (cho rằng từ điển đã giải nghĩa đầy đủ) thì nó mênh mông quá và cuối cùng làm cho chúng ta đang phải tranh luận bất phân đúng sai ở đây và là cái cần câu cho xxx chém anh em LX.
Cụ nói chính xác đấy ạ!!

Tuy nhiên, trong trường hợp này thì Luật GTDB chưa "định nghĩa lại" nên phải đưa định nghĩa gốc vào để giải thích Luật. Hành động này là chính xác và được sử dụng trong thực tiễn, cụ ạ!!
 

verybadrat

Xe hơi
Biển số
OF-53209
Ngày cấp bằng
19/12/09
Số km
192
Động cơ
453,910 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thử định nghĩa xem nhé: "Vượt xe là việc một xe cơ giới tăng tốc độ để vượt qua một xe cơ giới khác khi hai xe lưu thông trên cùng một làn đường". Nếu định nghĩa như này thì những xe bám sát đ.ít 1 xe đi phía trước cùng làn rồi lách ra tăng tốc, vượt lên và trở lại làn mới gọi là vượt, còn những xe di chuyển ổn định trên 1 làn đường (bất kể làn trái hay làn phải) mà xe đi làn bên cạnh chậm hơn và tụt lại thì không gọi là vượt. Mong các bác QH sớm sửa lại Luật GTĐB cho anh em được nhờ.
.

Lần này thì cụ Tribute chuẩn hơn lúc tranh luận bên thớt của cụ Dongkijote (chỗ chữ đỏ đấy ạ). Chừng nào mà Luật chưa sửa thì xxx vẫn có cớ để bắt lỗi vượt phải. Còn bây giờ thì cụ nào cãi thắng thì em mừng cho cụ đó. Chỉ mong các cụ theo trường phái vượt phải nhẹ chân ga trong phố một chút.

Hehe sắp tới 90% ra đường vượt phải là OF roài :)) ............. :)
Em dự là cụ Toy đùa chút cho vui thôi. Dưng mà em cũng đang lo là cụ Toy cười đúng đấy ạ.
 

tuan dat

Xe tăng
Biển số
OF-6446
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
1,131
Động cơ
553,960 Mã lực
Nơi ở
BRD & Hà lội
Em thấy các cụ vượt phải mà cãi thắng là do luật GTDB ở nhà mình chưa được chặt chẽ thôi, ở nước ngoài (cụ thể là ở Đức) chỉ được phép vượt phải ở những chỗ mỗi làn đường đã được phân theo các hướng khác nhau, ví dụ chỗ có 3 làn thì làn trái dành cho xe rẽ trái, làn giữa đi thẳng, làn phải rẽ phải.
Nhưng trong luật cũng quy định: trên xa lộ nếu làn bên phải trống thì không được phép chạy làn trái, em có thằng bạn đã bị phạt trong trường hợp này rồi.
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,213
Động cơ
452,066 Mã lực
Cụ nào văn hay chữ tốt làm 1 bài báo hay 1 câu hỏi chi tiết các tình huống vượt xe gây tranh cãi hiện nay gửi lên văn phòng Cục CSGT và báo CAND để xem họ trả lời thế nào rồi căn cứ vào đó để XXX không phạt bậy tội " vượt phải " láo toét nữa!
 

ichbinminh

Xe buýt
Biển số
OF-32493
Ngày cấp bằng
27/3/09
Số km
516
Động cơ
483,834 Mã lực
Nơi ở
bẩn
Em có nghiên cứu vấn đề này rồi. Không dơn giản như thế đâu ạ!!
Nếu xét cho đến tận cùng nghĩa của từ vượt thì:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa là: Tiến nhanh hơn và bỏ lại phía sau.

Như vậy, việc 2 xe có sự thay đổi vị trí với nhau trên đường sẽ thuộc 2 trường hợp
- Xe A "vượt lên" (so với) xe B
- Xe B "tụt lại" (so với) xe A
Việc xác định chính xác thuộc trường hợp "vượt" hay "tụt lại" sẽ căn cứ vào bên chủ động thay đổi tốc độ. Tức là thế này:
Hai xe đang đi cùng 1 vận tốc:
- Nếu xe A tăng tốc, xe B giữ nguyên vận tốc làm vị trí của xe A lên trước so với xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi đó, xe A là bên chủ động thay đổi tốc độ (tăng lên) nên khẳng định chính xác là A vượt B. (Như cụ đã định nghĩa)
- Nếu xe B giảm tốc, xe A giữ nguyên vận tốc cũng làm cho vị trí của xe A lên trước xe B (hay xe B tụt lại so với xe A). Khi này, xe B là bên chủ động thay đổi tốc độ (giảm xuống) nên khẳng định chính xác là B tụt lại so với A.

Tuy nhiên, có những trường hợp ko có bên nào chủ động (như hai xe đều chuyển động với vận tốc là ko đổi nhưng vận tốc của xe A lớn hơn xe B nên khi gặp nhau xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) hay cả 2 bên đều chủ động (xe A tăng tốc đòng thời xe B giảm tốc làm xe A vượt lên so với xe B hoặc nói cách khác là xe B tụt lại so với xe A) thì chịu. Không xác định được là "vượt lên" hay "tụt lại".
Vì vậy, khái niệm "vượt" là không rõ ràng. Và anh em ta phải chờ để có một quy định bổ sung vào Điều 14 là: Điều này chỉ áp dụng trên đường chỉ có 1 làn đường cho mỗi chiều.

Trong khi chờ quy định này, ta cứ cãi như các cụ đã làm là ổn. :P

TB: Em xin nhắc lại. Đây là phân tích cụ thể trên phương diện từ ngữ, phương pháp phân tích luật nên các cụ đừng đưa thực tiễn vào nhé!!!
Khi nhìn thấy xe cụ mà xxx huy động lũ nơ ron chạy lạch bạch để check lần lượt các trường hợp này thì xe cụ về đến gara roài :D

Cụ nên vận dụng định nghĩa này để check ngược lại xxx lúc bi tuýt cho đầu các chú ý "bốc khói" & "treo" thôi :-|
 

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
592
Động cơ
478,290 Mã lực
Em thấy các cụ vượt phải mà cãi thắng là do luật GTDB ở nhà mình chưa được chặt chẽ thôi, ở nước ngoài (cụ thể là ở Đức) chỉ được phép vượt phải ở những chỗ mỗi làn đường đã được phân theo các hướng khác nhau, ví dụ chỗ có 3 làn thì làn trái dành cho xe rẽ trái, làn giữa đi thẳng, làn phải rẽ phải.
Nhưng trong luật cũng quy định: trên xa lộ nếu làn bên phải trống thì không được phép chạy làn trái, em có thằng bạn đã bị phạt trong trường hợp này rồi.
Các cụ OF có nói là vượt phải đâu, chỉ chạy trên làn của mình thôi. Tất nhiên trong trường hợp này phát sinh một vấn đề: nếu nói như các cụ OF khi đang vượt trái trên làn của mình (là so với cái xe đang chạy làn phải bên cạnh thôi) thì không cần xi nhanh trái làm gì có đúng không ạ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top