Cái phim tài liệu này nó chỉ nói về thực trạng ở TQ đang hình thành các mega city, tức là các siêu đô thị do tình trạng đô thị hóa ồ ạt, dân quê ra tỉnh làm việc rất lớn, chen chúc trong các khu ổ chuột. Đây là thực trạng đang diễn ra ở cả TQ và Việt Nam chứ đây ko phải là tương lại của VN cụ ạ. Công nhận là thời điểm bây giờ thì việc có đất cho thuê rồi kiếm tiền từ đồng vốn là đúng. Nhưng cái thế giới TƯƠNG LAI mà cụ nói, trong đó chỉ có 2 tầng lớp thượng lưu với phần còn lại í, thì chưa chắc đất đai đã còn là tư liệu SX quý nữa rồi, vì:
1. KH kĩ thuật, AI đã quá phát triển, thậm chí cả nông nghiệp và công nghiệp cũng ko cần nhiều đất như thế.
2 Virtual reality khiến việc mua bán trên không gian ảo thịnh hành, cửa hàng thực tế chỉ là thứ yếu (Cái này cả FB, Google, Amazon đều đang thử nghiệm rồi, sắp tới FB cũng có thể giới thiệu tính năng cho phép thử quần áo trên cửa hàng ảo của họ, ngay cả mua bđs giờ cũng có 1 số trường hợp có thể dùng thực tế ảo để đi xem đất (chưa phải ở VN)
3. Dân số toàn cầu giảm, đây là thực tế chung của tất cả các nước phát triển, càng phát triển càng lười đẻ. Như vậy nhu cầu đất ở cũng ko còn quá cao. Nhật Bản là 1 ví dụ. Nhật Bản thậm chí còn nhiều ngôi làng bỏ hoang ko có người ở. Cách đây 2 chục năm sang Nhật Bản rất khó trở thành thường trú dân vì họ ko phải 1 đất nước cởi mở, nhưng bây giờ thì người VN bên đó rất nhiều và thành Resident cũng ko khó nữa vì họ cần lực lượng lao động.
4. Biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ khiến 1 số vùng đất ko thể sống được, sẽ xảy ra tình trạng di cư toàn cầu, như vậy thì việc nắm giữ bđs cũng ko còn quá quan trọng nữa.
Nói chung việc sau này có đồng vốn làm việc cho mình là đúng, nhưng đồng vốn đầu tư vào BĐS luôn thắng chưa chắc còn đúng.
cụ xem phim thì cũng có thể thấy được rằng trước đây TQ cũng như VN : ở các thành phố đa phần là nhà ngõ ngách nhưng bây giờ ở TQ toàn nhà cao tầng hoặc các khu đô thị được quy hoạch đạt chuẩn (đường 2 oto tránh chứ ko còn ngõ xe máy nữa): khi ấy kể cả chưa GPMB được thì trên sổ cũng bị cập nhật quy hoạch : lúc ấy nhà mất giá, bán cho khách cũng khó.. dần dần nhà nước và doanh nghiệp bds cũng thu hồi được thôi.
Tuy nhiên ông nào cứng thì vẫn đấu tranh: đây là hiện tượng "nhà đinh" rất phổ biến ở TQ:
Những ông này cũng khó tồn tại lâu vì bị cắt điện cắt nước .. cuối cùng cũng phải nhận tiền đền bù rồi lên chung cư tái định cư thôi (ai dính quy hoạch coi như số đen vì sẽ bị mất đi căn nhà/ mảnh đất thổ cư sổ lâu dài rồi chỉ được nhận lại căn chung cư hoặc căn nhà tái định cư sổ có thời hạn 70 năm)
Do vậy để bảo toàn tài sản đến đời con đời cháu thì nên đầu tư các loại BĐS "an toàn" tức là không bị di dời GPMB:
Trước đây TQ cũng giống VN bây giờ: bán đất thổ cư sử dụng lâu dài cho dân ;
giờ đây chính quyền TQ thấy thiệt quá, nên từ đó không cho quy hoạch thêm đất thổ cư nữa, tất cả bds đều là thuê 50-70 năm (dưới mỹ từ: "Sở hữu BDS có thời hạn") : hết 50-70 năm thu lại.
vì thế nên giá 1 căn hộ/ 1 ngôi nhà so với thu nhập mới rẻ hơn trước (vì giá nhà sử dụng lâu dài khác với giá thuê 70 năm)
Những người già ở TQ vẫn may mắn giữ được đất thổ cư từ thời xưa thì coi như sở hữu tài sản Kim Cương.
TQ hiện nay 100% các dự án nhà ở , chung cư, đất nền bán ra đều là thuê 50-70 năm.
còn VN cũng bắt đầu trộn lẫn loại chung cư 50
năm và đất dịch vụ , shophouse 50 năm bán cho dân rồi.
Những nhà đất thổ cư thuộc dạng "an toàn" sẽ là đất Kim Cương: đất kim cương vẫn giữ nguyên trạng thái, tuy nhiên càng ngày càng hiếm do quy hoạch nên phần lớn sẽ bị GPMB mỗi khi có dự án đè lên: khi ấy nhà nước tự động huỷ sổ.
khác với các thành phố ở VN có nhiều nhà ống trong ngõ ngách, nhà mặt phố: bên TQ những nhà đấy bị đập hết để thay bằng chung cư và khu đô thị hiện đại.
Vậy nên số lượng nhà đất Kim Cương giảm dần theo thời gian.
Chỉ những khu vực nào được quy hoạch bài bản ngay từ đầu thì sẽ được giữ lại (ví dụ như khu biệt thự pháp cổ phố Phan Đình Phùng, Chu Văn An; các khu đô thị Linh Đàm, Định Công (của HUD) ; Trung hoà nhân chính (của Vinaconex).. Gamuda, Louis, Parkcity, Nam Cường, Vinhomes, Splendora.. các khu phố cổ di sản như 36 phố phường và các khu đất đấu giá, giãn dân, tái định cư của nhà nước là được giữ lại: vì các khu ấy có đường oto tránh: đủ bề rộng lòng đường vỉa hè đảm bảo tiêu chuẩn giao thông động và tĩnh nên sẽ được giữ lại. còn các khu ngõ ngách cư dân tự phát thì không đạt tiêu chuẩn PCCC và các tiêu chuẩn đô thị khác nên sẽ bị quy hoạch thành khu đô thị mới. Đây chính là cách làm rất nhân văn và có tầm nhìn của chính quyền: bộ mặt thành phố và tiêu chuẩn sống của người dân sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
(ở TQ khu nhà cổ "tứ hợp viện" ở quận Tây Thành Bắc Kinh , các biệt thự ở khu "tô giới".. cũng được giữ lại , không bị GPMB- là tài sản truyền đời cho các gia đình)
Trong suốt chiều dài lịch sử những khu vực bds thua lỗ ko đến 1%, Hơn 99% là lãi. BĐS luôn luôn tăng giá so với tiền và thu nhập bình quân của người lao động vì bđs là tài nguyên hữu hạn, là tài sản đầu cơ. Đời ông đời cha không mua bds thì đời con đời cháu ăn cám.
Cụ chỉ tính đến việc dân số suy giảm nhưng ko tính đến sự hữu hạn của tài sản, nếu tính đến yếu tố hữu hạn thì kể cả không tạo ra dòng tiền thì tài sản vẫn tăng hơn so với tiền (vì tiền in ra được nên ko phải là thứ hữu hạn).
1- đồng bitcoin ko gửi ngân hàng hay kinh doanh có lãi được, giao dịch còn mất phí vậy tại sao giá tăng từ 1 cent lên 30000 usd? sau này có thêm nhiều đồng tiền ảo khác thì btc mới bị áp lực giảm giá do cạnh tranh.
2- cục vàng cất trong két ko mang lại dòng tiền nào, vậy tại sao trước đây vàng mấy trăm nghìn 1 chỉ giờ tăng lên 5 tr/ chỉ? Tuy là kim loại quý, có giá trị cho công nghiệp và trang sức nhưng bây giờ cũng cũng có nhiều kim loại và hợp kim thay thế được vàng, vì vậy giá vàng cũng khó lên quá cao
3- đất đai ko phải như btc hay vàng vì nó chẳng có cái gì khác thay thế được đấy. Bản chất của đất ko phải chỉ là cục đất, là thứ trừu tượng như bitcoin hay thứ có thể đào thêm được (hoặc chế tạo được bằng phản ứng hạt nhân như vàng) mà bản chất của đất là "không gian sống". Không gian sống là hữu hạn trừ khi con người đi lên sao hoả sống được thì đất ở địa cầu mới bị áp lực cạnh tranh. Trước giờ đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh vì các tài sản khác như oto, vàng bạc kim cương? hay chỉ toàn chiến tranh vì đất?
thời xưa tiêu chuẩn của dân thành thị là nhà tập thể 14m2 vệ sinh chung, thời cận đại là chung cư ông thản, nhà ngõ xe máy, tương lai sẽ là chung cư cao cấp, nhà liền kề đường rộng đủ 2 oto tránh nhau, xa hơn thì sẽ như Âu Mỹ: nhà có sân vườn & gara... mỗi thời mỗi khác, đất đai thì có hạn, nhưng nhu cầu của con người luôn tăng theo thời đại cụ ạ. càng có AI thì con người càng càn không gian sống: muốn phòng to hơn để chạy nhảy, có khoảng không để trồng hoa, có sân nướng BBQ..
Các BĐS cụ nói giảm giá ở Nhật đều ở nông thôn, dân chuyển lên thành phố thì bđs ở quê xuống giá, còn bds ở thành phố lớn lại tăng.
*** Ý của em ở đây là muốn khuyên mọi người mua những bds "an toàn" để sau này con cháu có chỗ dựa: đấy là đất thổ cư ở HN (vì SG sau 50 năm nữa sẽ bị ngập dưới nước biển) , đất thổ cư thuộc những dạng sau thì ko bị GPMB:
1- những khu phố cổ phố cũ thuộc dạng "di sản" như khu 36 phố phường, khu biệt thự pháp cổ
2-các khu đô thị , các khu đất đấu giá, đất giãn dân; đất tái định cư, đất phân lô: đạt chuẩn PCCC: có vỉa hè và lòng đường rộng đủ 2 xe cứu hoả tránh nhau sẽ ko bị GPMB. (tuy nhiên ko nên mua đất mặt phố nhỏ: vì sau này dễ bị GPMB do quy hoạch mở rộng thành "Đại Lộ")