Đọc rất nhiều cm mà thấy của cụ này nghe hợp lý nhất. Nếu do cụ tự nghĩ ra thì em vô cùng nể với kiến thức vĩ mô thế này rồi.
Nhưng mà không đúng ạ
Lối chơi Tổ Tôm phong phú và hấp dẫn, đây đúng là nơi rèn luyện trí óc và sức bền tinh thần, có cao thấp rõ ràng và sau cùng, thú chơi Tổ Tôm đã được đi vào văn chương cùng ngôn ngữ dân tộc. Nếu cờ Tướng có bài thơ Đánh Cờ Người của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thì Tổ Tôm có loạt bài Phú Tổ Tôm (Văn Đàn Bảo giám) với các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ
Xa hơn nữa thì có cụ Hải Thượng Lãn Ông trong bài ký 1 lần vào thành cũng có nói chuyện các quan lớn bỏ bê việc nước chơi bài tổ tôm suốt ngày
Vậy là từ 17xx chứ không phải Nhật tàu đầu thế kỷ
Trong Quốc Văn Tùng Ký (tác giả mất năm 1883) có bài này:
Bài phú tổ tôm
(độc vận)
Trần văn Nghĩa
Bảy mảng trên tay
Ba hàng trước mắt;
Khi thừa nhàn giở cuộc
tụ tam
Trường đồng lạc vào hàng đệ nhất.
Hội gặp
thiên khai thái vận, gần xa đâu chẳng mừng ran
Cuộc chơi thượng đẳng trí cao, to nhỏ đều cùng vui thật.
Thuở ấy:
Rảnh việc thông mang,
Có chiều an dật.
Chuyện bất can nghe cũng nhàm tai,
Buổi vô sự ngủ đà chán mắt.
Khách đài các một mùi một lịch: chè sen, rượu cúc, tiệc hứng vui vầy.
Nhà phong lưu mỗi vẻ mỗi hay: nệm gấm, chiếu hoa, chỗ ngồi tươm tất.
Vậy mới:
Thử biết thấp cao.
Xét xem khoan nhặt.
Tiền mặt đem xuất thổ chất đầy,
Bài da nện trang kim tốt ngất.
Hình thế trăm hai mươi lẻ,
ăn xuyên, ghé bí, một quân hơn kém phải suy lường.
Tinh thần năm bảy hội liền,
chực rộng, ù thông, mấy nước dọc ngang cùng chiu chắt.
Trong khi chơi cũng có kinh quyền;
Cao thế đánh mới hay trí thuật.
Đen thời:
Đặt bỏ ngồi khêu,
Cầm bài ngủ gật;
Trôi chửa xong, đầu cánh lại tuôn thêm,
Ăn mà tốt tay trên liền
phỗng mất;
Gà vịt, chịu không dám đánh, đảo trăm cấp thấy đôi
ông lão, ôi liền ba ván cắn theo đuôi,