Chắn cạ, tổ tôm thuộc bộ môn bài lá, tàu gọi là diệp tử. Về chơi bài lá (diệp tử hí) thì cụ Lê Quý Đôn (thời Trịnh Nguyễn) đã ghi trong Van đài loại ngữ là:"
Chơi bài lá có từ đời Tống, mỗi quân bài đều có tên, cách chơi khởi từ huyện Côn Sơn. Lúc đầu dùng tên các người vẽ trong truyện Thủy Hử. Môn chữ thập có 10 quân: vạn vạn là Tống giang, thiên vạn là Võ Tòng. Quân chữ vạn có 9 quân: cửu vạn là Lôi Hoành, bát vạn là sách siêu; môn chữ sách có 9 quân; môn chữ văn có 11 quân. Hai môn này khôgnó hình người."
Như vậy lối chơi chia thành bộ Văn, vạn, sách là có từ bên tầu, khởi từ vùng có thủy hử tức mạn Sơn Đông. Về sau hình vẽ có thể thay đổi nhưng chú ý rằng những hình này ta cứ nghĩ là Nhật nhưng nếu là trang phục thời Đường, Tống thì cũng có thể lắm vì hai thời này văn hóa phát triển, Nhật hay học theo. Ngay cái chùa cứ bảo chùa Nhật nhưng thực ra nó là cái tháp như tháp trên tay Thác tháp Lý thiên vương Lý Tịnh, quần áo cũng thế, phải khảo cứu thêm, thí dụ nhờ cụ gì Đức làm quyển nghìn năm áo mũ chả hạn.
Về chữ, chữu trên quân bài có phần bộ Văn, Vạn, Sách và phần chữ số Nhất, Nhị, Tam... thì nó chả có gì không phải chữ Tàu mà chính là chữ Tàu viết lối "kép" có thêm các phết, phẩy để chống giả mạo, thêm bớt nét theo lối ghi chép của ký lục, thư lại Tàu, thí dụ chữ nhất mà khôgn cso cái đuôi vểnh lên khóa thì ngời ta chữa thành nhị thành tam theo kiểu viết chữ đơn chả thể nào lần mò được. Đây ba chứ nhất nhị tam dễ thêm bớt nhất thì nhất có đuôi dài vểnh, nhị tam có thêm nét ngoặc khóa đầu không thể nhầm đợc.