[Funland] Cùng bàn về Gạc Ma và biển đảo

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến tận bây giờ cũng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc chiếm giữ, xây dựng các bãi ngầm thôi. 4 bên kia ko làm (được) như vậy.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
62
Và trong những năm đó Phi luật tân lấn chiếm bao nhiêu điểm, đảo?

Nhưng năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tên Tucay tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói. Như vậy trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,882
Động cơ
177,391 Mã lực
Hốt mà hốt được à? Không dễ đâu nhá.Hốt được thì nó k cần chờ mình tạo cớ mà nó tự tạo cớ luôn.
Khựa cũng chủ trương chiếm các đảo hoang chưa nước nào chiếm đóng để tránh xung đột quân sự. Nó tất nhiên chưa mạnh, chưa gian đến mức tạo cớ như vịnh Bắc Bộ hay lọ penexilin.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
62
Những kẻ đã đánh cướp Trường Sa từ 1956 đến 1975:

-Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr, nay là cư dân Viriginia, kể lại thì lính VNCH ở đảo Song Tử Tây đã để yên để cho Philippines chiếm 6 đảo nổi, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Tucay nói: "Họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. (1)

-Từ 1956 - 1975, quần đảo Hoàng Sao và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

-Trong năm 1970-71, Malaysia cũng tiến hành chiếm 6 đảo ở Trường Sa (5)
 

Sài Gòn Chợ Lớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508918
Ngày cấp bằng
8/5/17
Số km
2,753
Động cơ
199,427 Mã lực
Tuổi
33
Các cụ chưa có điều kiện ra ngoài đó 1 lần có thể chưa hình dung hết cảm giác "vượt trên sợ hãi" và điềm nhiên trước bọn giặc.

Em hiểu vì sao lính ta ko sợ. Cái chết hay nguy hiểm lúc đó ko còn là điều phải suy nghĩ nữa, máu là chiến thôi.

Vì em có may mắn 2 lần đc trải qua cảm giác này.
Cụ ra đảo nào v ?
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,932
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Làm đoạn ngắn mọi người dễ đọc hơn, dễ theo dõi hơn.

Copy paste cũng cần có tâm :)
Vâng chuẩn ạ, đôi khi là điểm nhấn hay lời bình kèm theo hay hơn. Chứ không quăng mẹ cái link lên thì còn nhanh hơn cả c&p.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
62
Kẻ cướp Hoàng Sa lần 1:
Năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa

Kẻ cướp Hoàng Sa lần 2:
-Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Việt Nam Cộng hoà có 74 binh sỹ hy sinh. "Phía VNCH có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau." (2)
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,882
Động cơ
177,391 Mã lực
Nghĩa là Khựa đủ sức chiếm thêm đảo sau 88 và có lựa chọn các vị trí chiến lược phục vụ mục đích phủ sóng lưỡi bò thay vì quanh quẩn trong ao vô ích.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
62
Những người bạn cháu ở tàu Trường Sa 01 trong những năm ấy nói tàu TQ thả hàng trăm thùng phi nửa chìm nửa nổi, cắm cờ TQ, trôi trên biển, mắc vào đảo chìm nào chúng ttuên bố là đất của chúng. Ta cũng làm y như vậy. Tàu Trường Sa 01 cùng một số tàu khác nữa vừa có nhiệm vụ thả phi, cắm cờ chủ quyền, vừa phải tìm các phi của TQ để bắn cho chìm. Cuộc chiến đó còn kéo dài đến 9 mấy mới dừng như hiện nay.

Thông tin về Thêm một kẻ cướp Trường Sa:
-"Năm 1988, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội Hải Quân Quân đội Nhân dân VN đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ, 64 thủy binh quân đội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ." (4). 6h sáng tại đảo Gạc Ma, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân" (5). Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.

Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
 

Sài Gòn Chợ Lớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508918
Ngày cấp bằng
8/5/17
Số km
2,753
Động cơ
199,427 Mã lực
Tuổi
33
Em chưa ạ. Bên em nhiều cụ theo tàu cá nhiều ngày ra đấy, em chưa đc nếm mùi :(
Em có người quen làm bên CRI từng ra Hoàng Sa 2 chuyến.
Theo lời kể thì trung quốc đang khuyến khích du lịch nhưng k hút được khách vì ra ngoài đó chả có gì chơi,
Bên chính phủ tặng vé du lịch free cho các cơ quan nhà nước du lịch, nhưng thật củng k phải gọi là du lịch, ra đó ăn uống ít hải sản, rồi chào cờ nghe thuyết minh về tam sa và cầm cờ chụp hình... rồi đi về
HẾT

Đây là video giới thiệu du lịch ở Hoàng Sa. Tour này cấm người nước ngoài


 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,567
Động cơ
582,518 Mã lực
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa. Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc.

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.

Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.

Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.

Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:

“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.

Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:

“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”

Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:

“Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”

Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:

“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.

Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.

Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.

Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:

“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”

Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:

“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.

Khi những quả đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước – hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:

“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”

Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:

“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.

Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:

“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.

Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:

“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.

Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước).

Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,567
Động cơ
582,518 Mã lực
Em có người quen làm bên CRI từng ra Hoàng Sa 2 chuyến.
Theo lời kể thì trung quốc đang khuyến khích du lịch nhưng k hút được khách vì ra ngoài đó chả có gì chơi,
Bên chính phủ tặng vé du lịch free cho các cơ quan nhà nước du lịch, nhưng thật củng k phải gọi là du lịch, ra đó ăn uống ít hải sản, rồi chào cờ nghe thuyết minh về tam sa và cầm cờ chụp hình... rồi đi về
HẾT
Theo cụ thì TQ nói HS là củ mình và đánh chiếm bằng vũ lực là có chính đáng không, hay là hành động đáng lên án?
 

tunggiang185

Xe tăng
Biển số
OF-12441
Ngày cấp bằng
4/1/08
Số km
1,932
Động cơ
539,140 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó ở Lào...
Khựa cũng chủ trương chiếm các đảo hoang chưa nước nào chiếm đóng để tránh xung đột quân sự. Nó tất nhiên chưa mạnh, chưa gian đến mức tạo cớ như vịnh Bắc Bộ hay lọ penexilin.
Còm trước còm sau của cụ vả nhau đôm đốp. Logic của cụ kém lắm đừng tranh luận thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top